Bài thơ Dear Matefete Peinam

Chào các bạn,

Dưới đây mình giới thiệu một bài thơ rất hay và xúc động vừa được trình bày ngày 23/9/2014 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Nhà thơ Kathy Jetnil-Kijiner đến từ đảo Marshall – Republic of Marshall Island đã có bài phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại New York. Kathy đã được lựa chọn từ 500 ứng cử viên dân sự được đề cử bởi Liên hợp quốc. Đọc tiếp Bài thơ Dear Matefete Peinam

Cải tổ đất nước

Chào các bạn,

Thỉnh thoảng có vài bạn, có vẻ như bạn trẻ, comment trên ĐCN về các vấn đề xã hội, với cách tư duy làm cho mình sốc. Nó chứng tỏ các bạn không hiểu gì về công lý, công bằng, pháp quyền, lạm quyền… cả. Nói chuyện như các quan chức ngu dốt ở cấp xã ấp.

Khi người trẻ nói năng như thế, mình rất quan tâm.

Quan chức cấp thấp nói dốt như bò và lớn như ông trời là chuyện đương nhiên. Khi mình về Việt Nam, mình không tranh luận với các quan về luật lệ gì cả, vì mình biết các quan muốn nhốt mình lúc nào là nhốt, đến lúc mình nói chuyện được với Mặt Trời để các quan làm đúng luật và thả mình ra thì, với các cố gắng làm chậm mọi sự của các quan, mình có lẽ đã được nhốt một tháng rồi, và mình không có thời giờ để tranh luận với các quan, đặc biệt là các quan cấp ấp xã, kiểu đó. Đọc tiếp Cải tổ đất nước

Đi khám tai

Chào các bạn,

Mỗi lần nói chuyện với mẹ Hreng, mình thấy nặng lòng vì không biết giúp mẹ Hreng như thế nào cho tốt nhất.

Gia đình mẹ Hreng hiện có ba mẹ con: Mẹ Hreng cùng với em Hreng con gái lớn, năm nay mười chín tuổi đã nghỉ học sau bốn năm học lớp Hai và em Kim Cương năm nay mười sáu tuổi học lớp Năm (em Kim Cương được mình nhắc đến trong bài viết “Bò trai – Bò gái”).

Tuy gia đình chỉ có hai người con, nhưng mẹ Hreng đau ốm hoài nên được xã hỗ trợ xây cho một căn nhà ở theo chính sách 134. Có nhà ở ổn định, có một ít ruộng vườn đủ để trồng cấy mỗi năm hai vụ lúa và trồng được một ít bắp, mì đủ nuôi sống ba mẹ con. Đọc tiếp Đi khám tai

Bài học lớn từ những người thầy nhỏ tuổi

Nụ Lê

Chào các bạn!

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn những bài học quý giá mà mình học được từ chính các bạn nhỏ quanh mình.

1. Bài học thứ nhất: Cách quản lý thời gian

Mình vốn là một cô giáo mầm non. Năm đó mình được phân công dạy lớp 5 tuổi. Trước mỗi giờ chơi tự do, mình thường quy định thời gian chơi với các con. Việc này nhằm giúp các con nhớ được tốt hơn cách đọc đồng hồ và rèn tính tự giác cho các con. Chẳng hạn: “Bây giờ là 10h30, chúng ta sẽ được chơi đến 11h, sau đó chúng ta sẽ dọn đồ chơi và đi rửa tay để ăn trưa.” Đọc tiếp Bài học lớn từ những người thầy nhỏ tuổi

Doanh thu SGK ngàn tỉ vẫn không trả tác quyền

() – Số 223 HOÀNG LÂM – 7:13 AM, 24/09/2014

Năm học 2014-2015, NXB Giáo dục đã in và phát hành 97 triệu bản sách giáo khoa (SGK) phục vụ cho học sinh các cấp học. Lấy đơn giá trung bình của một cuốn SGK (ví dụ như cuốn Tiếng Việt lớp 3) có giá bìa 11.500 đồng, thì có thể tính ra doanh thu của NXB Giáo dục về SGK không dưới 1.000 tỉ đồng mỗi năm.

Nói một cách khác, hằng năm, các phụ huynh phải bỏ ra khoảng 1.000 tỉ đồng mua SGK. Thế nhưng, chính những tác giả có các tác phẩm được in trong SGK lại không hề nhận được một đồng tiền tác quyền.

Bài thơ “Quê hương” đã xuất hiện trên hàng chục triệu bản in hơn 20 năm qua, nhưng tác giả vẫn không có… nhuận bút. 

Đọc tiếp Doanh thu SGK ngàn tỉ vẫn không trả tác quyền

Bài học nào từ vụ án cá tra ở Nga?