Kiến thức là gì ?

Chào các bạn,

Kiến thức là hiểu biết về một vấn đề nào đó. Hiểu biết có thể là về một môn lý thuyết hoàn toàn như toán học, hoặc nửa lý thuyết nửa thực hành như kinh tế học, hoặc hoàn toàn thực hành như yoga.

Hầu như tất cả mọi việc liên hệ đến con người đều là môn thực hành: ngoại giao, nói chuyện, giao tiếp, quản lý, tình yêu, hôn nhân, nuôn con, dạy học, tư duy tích cực, Thiền…

Và môn thực hành thì điều chính là thực hành. Môn thực hành cũng có một tí xíu lý thuyết, nhưng tí xíu lý thuyết đó là để thực hành. Hiểu biết, kiến thức, chỉ có thể đến nhờ thực hành lâu năm.

Rất nhiều người chưa có con bao giờ, chưa lập cả gia đình, nhưng sẵn sàng dạy cho người khác cách nuôi con và dạy con; chưa tập tư duy tích cực một ngày nào cũng bình phẩm lung tung; chưa tập thiền ngày nào cũng phê phán phân tích thiền; chưa trực nghiệm Thánh kinh điều gì cũng chỉ trích ỏm tỏi; chưa tập yoga một lần nào cũng giải thích đủ điều… Có lẽ các bạn đã gặp nhiều người như thế rồi.

Và nếu bạn là người như thế thì nên bỏ thói xấu đó. Người như thế thì không thể tin được, vì những điều họ nói ta không thể tin là họ thực sự biết. Hơn nữa, không biết mà nói như biết là nói dối. Người như thế chẳng học gì ra hồn cả, vì họ không phân biệt được biết và không biết, lúc nào cũng tưởng mình biết cho nên không học. Nếu bạn là lãnh đạo bạn không muôn tuyển người như vậy vào làm việc.

Cho những môn về kỹ năng sống, các bạn nên làm 3 chuyện nếu chưa biết:

1. Hỏi người đã biết. 10%
2. Đọc sách. 10%
3. Thực tập thường xuyên. 80%

Hai mục đầu, mỗi mục chỉ quan trọng bằng 10% của vấn đề. Mục thứ 3, thực tập thường xuyên là cả 80% của vấn đề.

Cho nên các bạn, hãy cho chính bạn, một cơ hội nghiêm chỉnh để phát triển và trưởng thành—đừng nghĩ là mình biết điều gì cho đến khi mình đã thực hành nó một thời gian dài.

Và chưa biết thì hỏi, nhưng đừng nói như là đã biết. Đừng bao giờ bình phẩm lăng nhăng một môn học mà bạn chưa thực hành bao giờ.

Nền giáo dục từ chương thuộc lòng và nhồi sọ của chúng ta đào tạo rất nhiều đầu óc học thuộc như vẹt và tưởng đó là kiến thức, đó là hiểu biết. Và thích nói hơn là thích thực hành.

Hãy tôn trọng kinh nghiệm của chính mình. Kinh nghiệm là thầy của kiến thức.

Cho nên các bạn, nhớ câu Khổng tử nói: “Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Ấy là biết vậy”. Tri chi vi tri chi. Bất tri vi bất tri. Thị tri dã.

Chúc các bạn một ngày tri kiến.

Mến,

Hoành

© copyright 2012
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 4 thoughts on “Kiến thức là gì ?”

  1. em nghĩ rằng bản thân em nên có 2 cái miệng và 1 cái tai thì sẽ tốt hơn.

    nếu 2 cái miệng cùng nói thì 1 cái tai ko thể nghe kịp

    nếu 2 cái miệng chia nhau nói thì chắc là lời nói sẽ mâu thuẫn với nhau, câu trước câu sau là bị hớ và em sẽ tự cảm thấy xấu hổ mà ngậm miệng lại

    1 cái tai thì em sẽ tập trung để nghe được nhiều hơn

    mà khi tập trung nghe nhiều hơn thì miệng tự nhiên sẽ nói ít đi

    tội lỗi, tội lỗi…

    Thích

  2. nếu bạn cho rằng bất cứ thứ gì cũng cần phải có trải NGHIỆM MỚI CÓ THỂ HƯỚNG dẫn người khác thì quả thật là một sai lầm. Bởi mỗi người có khả năng cảm nhận và suy nghĩ riêng, có thể họ chưa từng trải qua những cách họ xử lý nó trong suy nghĩ còn hợp lý hơn những người kinh nghiệm. và kể cả những người có kinh nghiệm ấy họ cũng cần có người khác hướng dẫn để có thể vượt qua thử thách, vậy liệu số người đủ kinh nghiệm để hướng dẫn có đử hưỡng dẫn cho những người đang vướng mắc hạy không?

    Thích

  3. Cô bé tinh nghịch nói chuyện như một cô bé tinh nghịch. Nếu em chưa hiểu giá trị kinh nghiệm là gì thì em nên đợi em bị đời vật cho xây xẩm mày mặt 20 năm, và 20 năm sau em sẽ hiểu bài này.

    Kinh nghiệm thì ai cũng phải học và phải trả giá. Người thông minh thì trả giá rẻ, người kém thông minh thì trả giá đắt. Em cứ tự do trả giá em muốn trả nhé. 🙂

    Đã thích bởi 2 người

  4. bạn hãy học từ sai lầm của người khác. bởi bạn không sống đủ lâu để phạm tất cả sai lầm- không đủ thời gian để trải nghiệm và rút ra kinh nghiệm.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s