Những tình khúc bất tử (6) – Träumerei (Schumann)

 

Trong số các nhạc sĩ cổ điển, Robert Schumann có lẽ là người có số phận …buồn thảm nhất.

Là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19 của nước Đức, Schumann lại là người không may mắn trong tình yêu và hôn nhân, ông tự sát không thành và phải đưa vào viện tâm thần sống nốt những ngày cuối đời.

Tác phẩm lớn nhất của Schumann là “Giao hưởng mùa Xuân” Toàn bộ “Giao hưởng mùa Xuân” là những cảm xúc tươi tắn, tràn đầy những hương sắc của khí trời và hoa cỏ. Hình thức giai điệu mới mẻ, hòa âm đẹp, mang vẻ độc đáo và đầy cá tính.

Schumann sáng tác Kinderszenen (“Thời thơ ấu”), Opus 15, năm 1838, để hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình. Tác phẩm này gồm 13 đoạn viết cho đàn piano. Lúc đầu ông viết tới 30 đoạn nhưng cuối cùng lựa ra chỉ 13 đoạn để xuất bản.

Trong 13 đoạn này, đoạn thứ 7, Träumerei (tức Rêverie), là đoạn hay nhất. Có thể nói đoạn này là một trong những bài cho piano nổi tiếng nhất từng được sáng tác trong nhạc cổ điển. Nhưng mình lại giới thiệu với các bạn danh cầm Joshua Bell với tiếng vĩ cầm hết sức mượt mà:

Đọc tiếp Những tình khúc bất tử (6) – Träumerei (Schumann)

Đọc Tư duy tích cực

Chào các bạn,

Gần đây có một đợt lớn của các bạn mới vào Vườn Chuối, và từ vài comments của các bạn mới, mình thấy là nhiều bạn chưa hiểu được Tư duy tích cực của ĐCN. Vì vậy mình viết bài này cho các bạn mới đó.

– Tư duy tích cực là tự tin vào chính mình, khả năng của mình, và thành công của mình?

Đúng, nhưng không hẳn như vậy.

– Tư duy tích cực là làm cho người khác thích mình, phục mình?

Đúng, nhưng không hẳn như vậy.

Đọc tiếp Đọc Tư duy tích cực

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8A)

Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com

Phần này ghi nhận các dữ kiện ngôn ngữ từ thư tịch Hán cổ cho thấy khả năng âm Thìn/Thần liên hệ đến phương Nam và chỉ là kí âm dùng chữ Hán. Dựa vào âm đọc Hán Việt/HV và phiên thiết, ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ của Thìn/Thần là *tran/tlan và các tương quan đến trăn, rắn, lươn, long, trình (chình) và thằn lằn (đơn âm hóa của tlan), thuồng luồng, xuồng luồng … Thành ra, nếu gọi chi thứ 5 trong 12 con giáp là *tran/tlan (đọc như trăn tiếng Việt) theo âm cổ hơn so với Thìn/Thần (âm Hán Việt khoảng thời Đường Tống) thì vấn đề nguồn gốc phương Nam (tiếng Việt cổ) sẽ dễ dàng nhận ra. Các cách nhìn từ góc độ văn hóa học như truyền thuyết, ca dao tục ngữ và khảo cổ học đã bàn qua trong bài “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8)” (gọi tắt là bài 8). Giọng Bắc Kinh/BK được ghi bằng hệ thống bính âm (pīnyīn) rất phổ thông hiện nay, cần phân biệt số chỉ thanh điệu (như số 3 trong zhen3 hay zhěn) và số phụ chú ghi ngay sau một chữ (như sau3). Dấu hoa thị (asterisk) đứng trước một âm là một dạng phục nguyên của âm cổ (reconstructed sound): như *tran/tlan/klan chẳng hạn. Các chữ viết tắt thường gặp trong bài là TQ (Trung Quốc), HV (Hán Việt), TV (Tập Vận, năm 1037/1067 SCN), TVi (Tự Vị/1615), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự, khoảng năm 100 SCN), QV (Quảng Vận/1008), ĐV (Đường Vận/751), LT (Loại Thiên/1039/1066), NT (Ngọc Thiên/543), VH (Vận Hội/1297), CV (Chánh Vận, hay Hồng Vũ Chánh Vận/1375), CTT (Chánh Tự Thông/1670), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), TCN (Trước Công Nguyên/BC), SCN (Sau Công Nguyên/AD).

Đọc tiếp Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp – Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8A)

Bàn giao thiết bị y tế hiện đại cho Trường Sa

TT – Sáng 23-12, lễ bàn giao trang thiết bị y tế cho bệnh xá đảo Trường Sa Lớn đã được tổ chức tại Bệnh viện 175 (TP.HCM).

Ông Dương Thanh, tổng thư ký Hội Golf TP.HCM (thứ ba từ phải), trao máy xét nghiệm sinh hóa bán tự động  cho thiếu tướng Nguyễn Phục Quốc, giám đốc Bệnh viện 175, đại diện tiếp nhận – Ảnh: Thanh Đạm

Đọc tiếp Bàn giao thiết bị y tế hiện đại cho Trường Sa

Những đứa trẻ ở Tả Lùng Thắng

TT – Gió thổi ù ù lạnh buốt, lớp học trống hoác, hơn 10 đứa trẻ ngồi túm tụm quanh hai chiếc bàn học lôi cơm trong túi ra ăn bữa trưa. Bữa ăn chỉ là cơm nguội cứng đơ, có đứa có thêm vài hạt lạc rang muối mặn…

Bữa trưa của các em chỉ có cơm trắng. Chút lạc rang, vài con cá kho mặn là của các thầy cô san sẻ cho học trò – Ảnh: Đ.Bình

Đọc tiếp Những đứa trẻ ở Tả Lùng Thắng