Serenata

Serenata hay serenade là một bản nhạc ngắn, nhẹ nhàng, tĩnh lặng, viết riêng cho một người nào đó. Serenata đến từ chữ sereno, có nghĩa là tĩnh lặng. Về sau này, serenate thường là một bản nhạc của một chàng hát riêng cho một nàng, vào buổi chiều tối, chàng đứng ngay dưới lan can phòng nàng (và nàng có thể ra cửa sổ nhìn xuống đường, hay trốn tiệt trong phòng 🙂 ), thường với chỉ một nhạc cụ giản dị như mandolin hay guitar. Vì vậy người ta thường nghĩ đến từ serenata như là một loại nhạc chiều lãng mạn, và tiếng Việt gọi là Dạ Khúc (khúc nhạc đêm).

Trong truyền thống nhạc cổ điển, có lẽ hai bản dạ khúc ngày nay chúng ta biết nhiều nhất là bản của Franz Schubert (1797-1828) và bản của Enrico Toselli (1883-1926).

Dạ Khúc

(Schubert)

Lời nhạc của anh cầu xin em
Cả đêm
Hãy vào khu rừng yên lặng
Em yêu, đến với anh!
Hàng cây thì thầm
Dưới ánh trăng
Đừng sợ em ơi
Chẳng ai thấy ta cả
Em có nghe tiếng sơn ca?
Ô, chúng van nài ta
Tiếng than ngọt ngào của chúng
Cầu xin em cho anh
Đọc tiếp Serenata

Phản xạ và tự do

Chào các bạn,

Đại đại đa số người trên thế giới sống bằng phản xạ: Đói thì ăn khát thì uống, khen thì vui chê thì giận, đồng ‎ý thì hớn hở chống đối thì thù hận, v.v… Tất cả chúng ta đều sinh ra như thế, tất cả mọi sinh hoạt của ta tự thuở đầu đều có tính cách phản xạ. Quan sát các em bé sơ sinh và loài vật ta đều thấy tích cách phản xạ tự nhiên này.

Nhưng giáo dục con người dạy cho chúng ta thêm phần chủ động và bớt phản xạ. Như là, thấy người khốn khổ đang đói, ta có thể nhịn ăn để cho người ấy phần ăn của mình; ai phê phán thì không tức giận mà còn có thể cảm ơn; ai ca tụng thì cũng không nhảy cởn lên mừng rỡ vì phải khiêm tốn… Nói chung, giáo dục chính là tiến trình đưa chúng ta ra khỏi phản xạ và lên một mức cao hơn của con người bằng cách chủ động một số hành động của mình.

Đọc tiếp Phản xạ và tự do

Đám cưới Mnông Rlâm

Người Mnông Rlâm là một trong những nhánh Mnông cư trú ở Đak lăk ( Mnông Gar, Mnông Biet, Mnông Kuênh…). Có ý kiến cho rằng : người Mnông Rlâm là sự kết hợp hôn phối giữa nhóm Mnông Gar và nhóm Êđê Bih. Căn cứ xác thực của luận điểm này, về mặt dân tộc học, chưa có sự kiểm chứng. Ngưòi Mnông Rlâm cũng theo chế độ mẫu hệ như người Mnông Gar và Êđê cùng cư trú trong tiểu vùng vùng quanh bờ hồ Lăk.

Hôn nhân của tộc ngưòi Mnông Rlâm quy định anh em trong cùng một bào hệ không được phép kết hôn với nhau (như ba họ Long Jing, Đăk Cắt, Buôn Krông là một dòng). Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các lễ thức cưới hỏi, có sự uyển chuyển hơn so với các dân tộc khác. Chàng trai được tự do đến nhà cô gái mình yêu thích để trò chuyện tìm hiểu nhau, nhưng nếu cô gái tỏ thái độ không ưng thuận, anh ta sẽ không lui tới nữa. Còn đến khi tình cảm hai bên đã thật sự gắn bó, nếu được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai cũng có thể đi hỏi vợ.

Đọc tiếp Đám cưới Mnông Rlâm

Những khoảnh khắc xúc động sau lũ miền Trung

Tác giả: Tuần Việt Nam (tổng hợp)

Phải trú ngụ trong hang đá vì nhà cửa đã bị lũ quét, các em nhỏ tiếc nuối với những trang sách đã vấy bùn, đồ dùng học tập bị cuốn mất, chân tay tím bầm…là những gì người dân miền Trung nói chung và nhân dân tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đang phải trải qua.

Nụ cười nở trên môi thủ đô bao nhiêu thì những giọt nước mắt rơi ở miền Trung bấy nhiêu. Bởi những con số thống kê sau trận lũ quá khắc nghiệt với 52 người thiệt mạng, 21 người mất tích và tổng thiệt hại lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Tiền của mất mát có thể được bù đắp và nỗi đau dần nguôi ngoai, nhưng người thân đã ra đi thì người ở lại sẽ còn nặng lòng mãi.

Tuần Việt Nam xin được chia sẻ nỗi đau này với nhân dân Miền Trung qua chùm ảnh ghi lại những khoảng khắc xúc động trong cơn lũ vừa qua.

Những ngôi nhà bị ngập chìm trong biển nước mênh mang ở Quảng Bình. Ảnh: NNVN

Đọc tiếp Những khoảnh khắc xúc động sau lũ miền Trung

Nhân sĩ Trung Quốc gửi thư đòi tự do báo chí

BBC


Công an Trung Quốc trong một lần bám theo các nhà báo trước tòa án ở Bắc Kinh

Một nhóm 23 nhân sĩ, trí thức và cựu quan chức cao cấp, gồm cả thư ký cũ của cố lãnh tụ Mao Trạch Đông, gửi thư ngỏ đề nghị Quốc hội bỏ chế độ kiểm duyệt “lỗi thời” ở Trung Quốc.

Sau khi nhà trí thức Lưu Hiểu Ba được trao Nobel Hòa bình vì các hoạt động thúc đẩy nhân quyền, lá thư là một nỗ lực tiếp theo nhắc đến tình hình kiểm duyệt hà khắc tại Trung Quốc, theo bản tin hôm 13/10 của AP.

Đọc tiếp Nhân sĩ Trung Quốc gửi thư đòi tự do báo chí