Cry Me a River

Ella Jane Fitzgerald (April 25, 1917 – June 15, 1996), được biết đến như là Đệ nhất Công nương Của Các Ca Khúc (First Lady of Song) và Công nương Ella (Lady Ella), là ca sĩ nhạc Jazz của Mỹ, có giọng ca 3 quãng tám (3 octaves từ Db3 đến Db6), và là giọng ca Jazz nữ của mọi thời đại.

Cry Me a River là một bản nhạc blues, tức là jazz chậm, buồn, do Arthur Hamilton viết năm 1953 cho Ella Fitzgerald hát, nhưng phải đợi đến năm 1961 Ella mới phát hành một đĩa nhạc có bản này. Trước đó, năm 1955, ca sĩ Anh Julie London đã thu âm bản này ở Anh và bán đến hàng triệu đĩa ở Anh và Mỹ. Cho đến ngày nay, Cry me a River đã được vô số ca sĩ trên thế giới thu âm, và viết lại thành nhiều thứ tiếng.

Diana Krall (sinh 1964) là ca nhạc sĩ Jazz của Canada, đã thắng 3 Grammy và 8 Juno, và là giọng ca Jazz nữ được nhiều người trên thế giới biết đến nhiều nhất ngày nay. Tuy nhiên, Diana Krall thường hát Jazz Standard, trong khi đó Ella Fitzgerald là nữ hoàng muôn thuở Jazz chính thống.

Hôm nay chúng ta nghe cả Ella Fitzgerald và Diana Krall trong bản Cry Me a River.

Khóc Cho Tôi Cả Dòng Sông

Bây giờ anh nói anh cô đơn
Anh khóc cả đêm
Tốt, anh có thể khóc cả dòng sông cho tôi
Khóc cả dòng sông cho tôi
Tôi đã khóc cả dòng sông vì anh

Bây giờ anh nói anh ân hận
Vì đã không chân thật
Tốt, anh có thể khóc cả dòng sông cho tôi
Khóc cả dòng sông cho tôi
Tôi đã khóc cả dòng sông vì anh

Đọc tiếp Cry Me a River

Tạo năng lượng tích cực cả ngày

Chào các bạn,

Hôm qua, trong bài Cuộc Chiến Của Các Năng Lượng, chúng ta đã nói đến cách nhận ra khi nào ta bị một năng lượng tiêu cực tấn công, và cách để giữ vững năng lượng tích cực đồng thời dùng năng lượng tích cực để xóa tan năng lượng tiêu cực đang tấn công. Hôm nay chúng ta chúng ta nói đến cách để tạo ra năng lượng tích cực cho mình cả ngày.

Khi thực hành các cách sau đây, bạn có thể nhận ra một năng lượng tích cực vừa được bạn tạo thành khi bạn cảm thấy vui vẻ, phấn khích, yêu đời, lên tinh thần… Khi ta tạo ra năng lượng tích cực ta nhận thấy ngay, khỏi cần máy dò.

Đọc tiếp Tạo năng lượng tích cực cả ngày

‘Con đường Gốm sứ’ được trao kỷ lục Guinness

Sáng 5/10, đoạn tranh “Hoa văn Việt Nam trong dòng chảy lịch sử” dài 810m đã được trao chứng nhận “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới”, trong sự vui mừng của người dân thủ đô.
>Cận cảnh ‘Con đường gốm sứ’ lập kỷ lục Guiness

Tại buổi lễ, bà Beatriz Garcia Fernandez, Giám đốc Pháp chế của Tổ chức kỷ lục Guinness cho biết, đến ngày 4/10, kỷ lục bức tranh ghép gốm thế giới vẫn thuộc về một tác phẩm ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với diện tích 1.494m2.

* Ảnh trao tặng các danh hiệu cho ‘Bức tranh Gốm sứ

“Nhưng bây giờ, tôi khẳng định rằng, chỉ đoạn tranh của Con đường Gốm sứ dài 810m, từ cửa khẩu An Dương tới cửa khẩu Tân Ấp, đã có tổng diện tích 1.570m2. Điều đó có nghĩa là kỷ lục Guinness thế giới mới đã được xác lập hôm nay, tại Hà Nội”.

Đọc tiếp ‘Con đường Gốm sứ’ được trao kỷ lục Guinness

“Cụ” Cua bỗng dưng… thành sao!

Vượt qua cả hoa hậu, siêu mẫu nóng bỏng, “cụ” Cua đã soán ngôi trở thành sao “hot” nhất hôm qua (04/10) khi chiếm trọn 5/8 top các bài đọc nhiều nhất của mục Văn hóa trên Báo mới.

Không những vậy, “cụ” còn ngự trị trên không ít bảng mới nóng, đọc nhiều nhất của hàng loạt tờ báo trực tuyến. Bí quyết nào đã khiến một cụ Cua vốn sống ẩn dật bao năm bỗng dưng trở nên nổi như cồn?

Đọc tiếp “Cụ” Cua bỗng dưng… thành sao!

Việt Nam thông cảm cách xử lý của Nhật trong vụ căng thẳng với Trung Quốc

Nhật được Việt Nam ‘thông cảm’

BBC

Lãnh đạo các nước tại Asem
Lãnh đạo các nước đã có tiếp xúc bên lề hội nghị Asem tại Brussels

Thủ tướng Naoto Kan nói sau cuộc tiếp xúc với ông Nguyễn Tấn Dũng rằng Việt Nam “thông cảm” về cách thức xử lý của Nhật trong vụ căng thẳng với Trung Quốc.

Đọc tiếp Việt Nam thông cảm cách xử lý của Nhật trong vụ căng thẳng với Trung Quốc

Mỹ ủng hộ Bộ Quy tắc Ứng xử về Biển Đông

BBC

Hàng không mẫu hạm của Mỹ thăm Việt Nam 8/2010Trung Quốc phản đối sự tham gia của “bên ngoài” vào các vấn đề khu vực

Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc và các nước Asean cần nỗ lực chuyển Tuyên bố về cách ứng xử (DoC) ký năm 2002 thành Bộ quy tắc Ứng xử về Biển Đông (CoC).

Đọc tiếp Mỹ ủng hộ Bộ Quy tắc Ứng xử về Biển Đông