3 thoughts on “Diễn giải sự thật”

  1. Hi anh Du, anh Du có biết câu này nói trong ngữ cảnh nào không vậy? Em thấy hơi khó hiểu chút. Ví dụ, Việt Nam có 84 triệu dân, đây là fact mà. Còn diễn giải có thể là so với Mỹ thì chỉ dân số Việt Nam ít hơn, so với Lào thì dân số Vn nhiều hơn.

    E Hòa

    Like

  2. Hi Khánh Hòa,

    Friedrich Nietzsche là triết gia hiện sinh người Đức, tác giả quyển Thus Spoke Zarathustra, trong đó có câu “Thượng đế đã chết” làm nền tảng cho triết lý hiện sinh cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

    Vì là triết gia nói cho nên có lẽ chữ “fact” nên hiểu là “sự thật” (truth) như Du dịch, hơn là “dữ kiện” như Hòa dùng. Mà “sự thật như nó là” (the truth as it is) thì chẳng ai biết, chúng ta chỉ biết các diễn giải của sự thật qua cái nhìn của mỗi người mà thôi.

    Đây là một ý niệm rất quen thuộc trong triết học–sự thật thật sự thì chẳng ai biết hết được, mỗi người chúng ta chỉ nhìn được 1 phần của sự thật qua cái nhìn của ta thôi.

    Neitszche viết tiếng Đức. Có lẽ khi dịch sang tiếng Anh dùng chữ fact thì chính xác hơn chữ truth.

    Trên ngôn từ triết lý, chữ “fact” sâu sắc hơn chữ truth, vì fact còn chỉ đến “vật thể” tức là cái mà ta có thể nhìn bẳng mắt. Tuy vậy mỗi người vẫn có một ấn tượng khác nhau về một vật thể, và cái hình ảnh “thực” của vật thể thì không ai biết, vì cái nhìn của mỗi người đều phiến diện.

    Nhưng đây không phải là điều lạ. Tư tưởng này có từ thời Plato, người được xem là cha đẻ của triết lý Tây Phương. Tí tí khác nhau là Plato nói cái “sự thật” của vật thể có (chứ không phải không có như Neitszche nói), chỉ là cực kỳ trửu tượng không ai nắm bắt được mà thôi.

    Vì vậy Plato nói là có God (Sự Thật Tuyệt Đối không ai nắm bắt được), trong khi Neitzche nói không có God (God đã chết, vì không có sự thật tuyệt đối).

    Tí xíu tư tưởng để em thấy một hai vạch chính của tư tưởng triết lý Tây Phương qua 3000 năm. 🙂

    Like

  3. Cảm ơn anh Hoành đã giải thích :), nhờ anh Du em lại học được thêm một chút kiến thức về triết học thật hay 🙂

    Hai anh khỏe nhé 🙂

    E Hòa

    Like

Leave a comment