Tag Archives: yêu đời

Cụ bà ca sĩ xóm

Từ lời khuyên độc đáo của bác sĩ lỡ quên tên, một cụ bà sống ở nội thành Buôn Ma Thuột đã bất đắc dĩ trở thành “ca sĩ xóm”. Ba năm cầm mic hát karaoke đều đặn sáng chiều mỗi ngày đã biến bà thành người vui vẻ khỏe mạnh bất ngờ, chuyên gia răng hàm mặt cũng hào hứng cổ vũ !

Bà Yến vui vẻ yêu đời nhờ ca hát
Bà Yến vui vẻ yêu đời nhờ ca hát

Continue reading Cụ bà ca sĩ xóm

Có một tâm hồn thơ mãnh liệt trong cơ thể nhiễm chất độc da cam

() – Một điều ít người tin nhưng là sự thật giữa TP.Biên Hòa: Bằng nghị lực và tình yêu mãnh liệt vào sự sống, cô gái nhỏ Đinh Thị Hoàng Loan (35 tuổi, ngụ ở P.Quang Vinh) đã khiến cả làng thơ tỉnh Đồng Nai phải “ngả mũ”.

Có một tâm hồn thơ mãnh liệt trong cơ thể nhiễm chất độc da camNụ cười “nhà thơ da cam” Đinh Thị Hoàng Loan.

Bởi, chị là một nạn nhân chất độc da cam, cuộc sống vốn chỉ gắn bó với bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 (TPHCM) và các y – bác sĩ, các loại thuốc tây, ta đủ loại từ khi mới lọt lòng… Continue reading Có một tâm hồn thơ mãnh liệt trong cơ thể nhiễm chất độc da cam

Cha tôi đã chọn sống để yêu thương

 
Câu chuyện thứ 180:

CANDTôi đã từng không gần gũi cha mình suốt cả thời ấu thơ cho dù sống chung dưới một mái nhà. Có thể con cái thường theo mẹ, và mẹ tôi là người đàn bà sắc sảo, thông minh, nên bà có cách để thu hút các con vây quanh bà hơn là vây quanh người cha hiền lành, thô mộc và ít nói như cha tôi. Cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi không mấy hợp nhau. 

song_de_yeu_thuong_837243616

Điều đó tôi lờ mờ cảm nhận từ ngày thơ bé, và rõ rệt hơn khi tôi lớn lên, và đã biết nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Cha tôi không có bằng cấp, học vị. Cha đi bộ đội về, phục viên và cũng nhờ mẹ lo lót mà cha được vào làm bảo vệ ở một cơ quan nơi mẹ làm việc. Công việc đã vất vả lại phập phù, lương bổng ít ỏi, đạm bạc.

Continue reading Cha tôi đã chọn sống để yêu thương

I Smile – Kirk Franklin

 

Chào các bạn,
just_smile_by_tomatokisses
Khi đời vui vẻ, không có gì để phàn nàn thì mình dễ cười, nhưng khi có chuyện gì đó xảy ra, mình khó mà nhoẻn miệng cười được. Thường là lúc đó mình sẽ đọc lại cuốn sách Tư duy tích cực – Thay đổi cuộc đời cùng Chuỗi bài Tư duy tích cực, và sau đó thì cười lên nào! Don’t cry because it’s over, smile because it happened – Đừng khóc vì nó hết rồi, mỉm cười vì nó đã xảy ra (Hãy mỉm cười vì nó đã xảy ra).

Dưới đây là bài I smile của Kirk Franklin, một nhạc sĩ người Mỹ. Anh còn được biết đến với việc chỉ huy các dàn hợp xướng phúc âm hiện đại như The Family, God’s Property và One Nation Crew (1NC), và đã giành được nhiều giải thưởng , trong đó có bảy giải Grammy. Continue reading I Smile – Kirk Franklin

Không có gì là không thể…

 
TNBị liệt hai chân nhưng anh là người mạnh mẽ, dám làm dám chịu, từng vượt qua không ít những xót xa, tủi hổ của cuộc đời.

Đó là anh Phạm Văn Minh (28 tuổi), ở An Mỹ, Tuy An, Phú Yên. Anh đã vượt qua mọi mặc cảm số phận để thay đổi cuộc đời mình. Hiện anh là giám đốc một công ty chuyên về công nghệ thông tin.

Tật nguyền thì đã sao ?

Ngay từ lúc là học sinh, cứ mỗi dịp hè, anh Minh vẫn đều đặn vào Sài Gòn bán vé số để kiếm tiền trang trải chuyện học hành.


Anh Minh tại bàn làm việc ở công ty – Ảnh: Đức Tiến

Ban ngày lê lết dưới đường vì “thấy tội nghiệp người ta mới mua”, đêm về chen chúc trong căn phòng nhỏ hẹp để tìm cho mình giấc ngủ bình yên. Anh Minh nhớ lại: “Mười mấy người tàn tật như mình nằm trong phòng trọ nhỏ xíu. Lúc ấy thấy buồn tủi cho số phận của mình. Không lẽ cứ suốt ngày lê lết bán vé số? Không lẽ tật nguyền thì không thể làm ông này bà nọ như người bình thường?”. Continue reading Không có gì là không thể…

Chàng trai mù không bằng cấp kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng

 
Dân ViệtAnh là Nguyễn Tuấn (SN 1976) ở thành phố biển Nha Trang, một người mù, một ông chủ của hai cơ cở mát-xa có tiếng được nhiều khách ghé thăm.

Anh Tuấn hạnh phúc bên vợ và con gái

Anh Tuấn hạnh phúc bên vợ và con gái

Cuộc đời cho anh sự sống nhưng không cho anh đôi mắt để nhìn đời. Bất hạnh hơn khi nó cướp đi hai đấng sinh thành lúc anh còn rất nhỏ. Những tưởng bóng tối ấy sẽ vùi lấp đời anh vào nỗi tuyệt vọng. Nhưng anh đã tự thắp lên ánh sáng cho mình bằng chính niềm tin vào cuộc sống.  Continue reading Chàng trai mù không bằng cấp kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng

Tuổi già vui bóng cửa chiều quê

 

TPOKhi nắng chiều quê bớt bỏng rát, cũng là lúc chục cụ ông, cụ bà trong làng Xuân Bách (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), đến sân thể thao cạnh chợ chơi bóng cửa. 

 Các cụ già ở Sóc Sơn chơi bóng cửa chiều chiều. Ảnh: Xuân Tùng
Các cụ già ở Sóc Sơn chơi bóng cửa chiều chiều. Ảnh: Xuân Tùng.

 

Những buổi chiều “nảy lửa”

Các cụ già đến sân, mỗi người mang theo một vật dụng giống như chiếc búa gỗ, gọi là vồ. Họ xách theo túi nhỏ, bên trong đựng 10 quả bóng to như quả bi – a. Đây chính là những dụng cụ của môn bóng cửa, môn thể thao được xem như “đặc sản” của huyện Sóc Sơn. Continue reading Tuổi già vui bóng cửa chiều quê

Nụ cười trong Sad Angel – Igor Krutoy

 

Chào các bạn,
sm
Hôm nay mình mời các bạn xem clip Sad Angel của Igor Krutoy nhé. Tên clip là Thiên thần buồn nhưng mình xem xong thì thấy vui vui trong lòng.

Mình thích clip này. Có lẽ vì những hình ảnh trong clip gợi cho mình nhiều kỷ niệm. Có lẽ vì nụ cười của anh nhạc sĩ ngồi bên cửa sổ quán cafe thật đẹp, khiến mình bất giác cười theo. Mình cười theo nụ cười của anh nhạc sĩ và cười theo ánh nhìn của anh ấy với từng nhân vật trước ô cửa sổ.. Và mình thấy cuộc sống thật ngọt ngào và đáng yêu! Continue reading Nụ cười trong Sad Angel – Igor Krutoy

Cô gái bại liệt vẽ tranh, viết hơn 400 bài thơ…. bằng miệng

 
GiadinhNetVừa sinh ra đã bị liệt toàn thân nhưng với nghị lực của mình, chị đã khiến nhiều người phải nể phục khi có thể vẽ tranh và viết hơn 400 bài thơ bằng miệng. Chị là Nguyễn Thị Hồng, 33 tuổi, ở xóm Vỏ, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
 

Cô gái bại liệt vẽ tranh, viết hơn 400 bài thơ.... bằng miệng 1

Bài thơ và bức tranh chân dung của chị Hồng.

Vừa sinh ra đã bị liệt toàn thân nhưng với nghị lực của mình, chị đã khiến nhiều người phải nể phục khi có thể vẽ tranh và viết hơn 400 bài thơ bằng miệng. Chị là Nguyễn Thị Hồng, 33 tuổi, ở xóm Vỏ, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Continue reading Cô gái bại liệt vẽ tranh, viết hơn 400 bài thơ…. bằng miệng

“Tấm áo” ân tình

 
PNKhi con trai đưa người yêu về ra mắt gia đình, ông cụ thân sinh của anh Lê Trọng Thành giật mình. Ông biết rõ dòng họ nhà chị Lê Thị Quyên có tiền sử nhiều người mắc bệnh tâm thần. Khuyên con không được, ông thở dài: “Thôi kệ, phu thê như y phục. Biết đâu…”.

Anh Thành đang làm dịu cơn hốt hoảng của vợ

MƯỜI NĂM… XÍCH VỢ!

Căn nhà của anh Thành, chị Quyên ở tổ 8, ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước tường gạch, tuy không tô, nhưng sạch sẽ, tinh tươm. Chiếc chiếu trải giữa nhà đầy những chiếc thuyền giấy đang làm dở. Chị Quyên ngồi thu lu trong góc nhà, lấm lét nhìn chúng tôi. Anh Thành tay thoăn thoắt làm thuyền, miệng kể chuyện tình yêu của anh và vợ: “Hồi đó Quyên xinh lắm, lại rất hiền nên nhiều người đeo đuổi. Tôi “theo” Quyên từ Thanh Hóa, khi Quyên theo anh chị vào Đăk Nông, tôi bám suốt. Ai cản cũng không xong, nên cuối cùng mọi người phải cho mình cưới”. Continue reading “Tấm áo” ân tình

Chấp nhận số phận để vượt qua chính mình

 
SGTT.VN Trong giới mỹ thuật, tên tuổi của nhà điêu khắc Trần Tuy sớm được khẳng định qua các công trình tượng đài và hàng loạt tượng hoặc ký hoạ chân dung. Sau một cơn bạo bệnh, ông càng được biết đến với cánh tay trái tài hoa có thể sáng tác như tay thuận, nhờ nghị lực và lòng yêu nghề hiếm thấy.

 

Nhà điêu khắc Trần Tuy đang hoàn thành bức Thăng Long phi chiến địa. Ảnh do nhân vật cung cấp.

 

Cốc càphê định mệnh

Nhà ông nằm trong một ngõ nhỏ trên phố Hào Nam, bừa bộn với tranh tượng bày khắp nơi. Những tác phẩm vừa mới hoàn thiện cũng choán hết diện tích phòng ngủ kiêm phòng làm việc. Nơi đây chẳng hề có chút không khí bệnh tật nào. Thật khó tin suốt tám năm qua, nhà điêu khắc Trần Tuy vẫn là một bệnh nhân, và vẫn đang từng ngày “chiến đấu” với di chứng tai biến. Continue reading Chấp nhận số phận để vượt qua chính mình

Yodeling – Giai điệu luyến láy gọi mời

 

Chào các bạn,
yodeler
Hôm nay mình mời các bạn cùng nghe Yodeling – một thể loại nhạc luyến láy đặc biệt nhé.

Yodeling, hay yodel là một thuật ngữ có thể hiểu như là một cách hát chuyển từ giọng trầm sang giọng cao, luyến láy một cách liên tục, tạo nên những âm thanh trầm bổng bất ngờ chỉ trong một thời gian rất ngắn. Yodeling từ lâu đã là một kĩ thuật khó, mà chỉ những ai có tài năng bẩm sinh và miệt mài luyện tập mới thành công.

Những người dân sinh sống ở dãy núi Apls – Thụy Sỹ đã sử dụng yodeling như một cách giao tiếp phổ biến khi gọi đàn gia súc của họ hay khi gọi nhau từ làng này sang làng khác bởi âm thanh vang vọng đi rất xa của nó.

Continue reading Yodeling – Giai điệu luyến láy gọi mời

Chuyện của NSND Lệ Thủy

 
CANDTôi năm nay 65 tuổi, mà khán giả còn thương còn bắt đóng Tô Ánh Nguyệt, cô Hạnh, cô Kim Anh, … của cách đây mấy chục năm về trước. Cuối mùa nhan sắc rồi, đâu có giống như ngày xưa nữa. Mà khán giả cải lương cũng ngộ lắm, thương ai là thương chết người đó.

 Đời tôi bình thường lắm, không có sóng gió gì dữ dội, mà hễ gặp khó khăn thì cũng lướt lướt mà qua. Tôi nổi lên từ những vai đào thương, chắc tại hay ca những bài sầu bi, ai oán nên người ta cứ nghĩ, thôi rồi, đời bà này chắc khổ lắm mới hát nghe thê lương đến vậy.

Mà thiệt tình đâu có phải. Giống như con bìm bịp, người ta nhìn nó rồi phán, mắt nó đỏ ké vầy không khóc hoài sao được, tiếng kêu của nó tha thiết, vời vợi như vầy thì đời nó không buồn sao được. Mà thiệt tình, có ai biết đời con bìm bịp nó vui hay là nó buồn đâu. Tôi hát nghe vậy đó, chớ đời tôi thì vui lắm.

Continue reading Chuyện của NSND Lệ Thủy

Những mảnh đời có H không đơn độc

 

 Kỳ 1: Anh thợ máy vui vẻ

 

TT – Sau khi nghe câu chuyện một thợ bảo trì máy bị nhiễm HIV qua lời kể của phó giám đốc một công ty may mặc tại quận Tân Phú (TP.HCM), chúng tôi tìm cách liên lạc với anh.

Hiện nay không ít doanh nghiệp đã có chính sách nhân đạo nhằm tiếp nhận những đối tượng lao động nhiễm HIV – Ảnh: Minh Họa

Tại lễ tổng kết dự án “Hỗ trợ việc làm và dự phòng HIV nơi làm việc cho người có nguy cơ cao tại VN” do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ (gọi tắt là dự án HIV nơi làm việc) diễn ra ở Hà Nội ngày 20-6, bà Phạm Hoài Giang, giám đốc dự án, vui mừng thông báo qua năm năm thực hiện chương trình, 1.200 người sống chung hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV tại VN đã tìm được việc làm ổn định hoặc đạt được ước mơ tự kinh doanh. Continue reading Những mảnh đời có H không đơn độc

Làng phong xoay xở mưu sinh: Những mối tình lặng lẽ

NLD – Làng phong Quy Hòa có 255 căn nhà của nhiều tổ chức từ thiện xây dựng cho bệnh nhân. Mỗi căn chỉ rộng khoảng 40 m2, phần lớn đổ nát nhưng vẫn là mái ấm yên bình cho những người yêu thương nhau bất chấp bệnh tật
 

Trước hiên một căn nhà mái đã sụp nát hướng ra biển Ghềnh Ráng, anh Lương Thành Tân và vợ – chị Lê Thị Thu – ngồi bên nhau vá lưới, chuẩn bị cho buổi đánh bắt ban đêm. Trước sân, cu Bin – 6 tuổi, con trai của anh chị – chơi bắn bi một mình.

 

Vợ chồng anh Lương Thành Tân và chị Lê Thị Thu luôn bên nhau Continue reading Làng phong xoay xở mưu sinh: Những mối tình lặng lẽ