Tag Archives: kỹ năng giao tiêp

Tác phong ứng xử trên Internet

Chào các bạn,

Hôm nay đọc bài Luật rừng trên mạng của Phạm Hải Chung nói về những bình luận của người Việt đến tài khoản mạng có tên ông trọng tài Iraq trong trận Việt Nam thua UAE mới đây, chửi bới xỉ vả ông này, thậm chí đe dọa, thậm tệ:

“Tôi đọc thấy hàng trăm bình luận khiếm nhã, đe dọa, chửi bới, thậm chí xúc phạm nặng nề ông Ali. Bênh VN đi để nước tao thắng; bắt cho chính xác không là xong đời đấy; tối nhớ bênh Việt Nam nha anh bạn, bắt ngu… Hàng chục câu chửi rất bậy, hàng chục tài khoản có tên Lan, Phú, Nguyễn đưa lên hình và video có ảnh ông trọng tài trước bát nhang với lời lẽ rất tệ. Tôi thực sự sốc.” Continue reading Tác phong ứng xử trên Internet

Tạo cho mình cá tính với Tây

Chào các bạn,

Ngày nay mọi giống dân trên thế giới làm việc chung với nhau thường xuyên và người ta có khuynh hướng nói tiếng Anh và ứng xử như người Âu Mỹ – trang phục, cách giao tiếp, cách làm việc… Đương nhiên vậy thì tốt và dễ hiểu cho mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn thông minh, bạn sẽ chẳng muốn copy Tây 100% mà nên tạo cá tính cho riêng mình. Khi có cá tính riêng, mình sẽ khác thiên hạ chỉ một xíu, đủ để thiên hạ để ý đến mình và nhớ mình. Ngoại giao / giao tiếp mà được người ta để ý và nhớ, thì đó là một thành công đáng kể. Continue reading Tạo cho mình cá tính với Tây

Communicate với sếp

Chào các bạn,

Communicate với sếp là điều quan trọng khi chúng ta làm việc. Communicate tốt là việc gì cũng hỏi ý kiến sếp, bàn bạc với sếp, chia sẻ mọi suy nghĩ của mình cho sếp…, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. 

Thường thì mọi người chỉ communicate với sếp chuyện lớn, còn những chuyện nhỏ thì không. Mà chuyện nhỏ mới là chuyện sống chết, các bạn ạ. Đai đen hơn đai trắng là nhờ đai đen trau chuốt các chi tiết hơn đai trắng, dù đai đen và đai trắng cũng đều tập một bài như nhau. Continue reading Communicate với sếp

Giao tiếp bằng nội tâm

Chào các bạn,

Nói đến giao tiếp có lẽ các bạn đã từng quen thuộc với hàng trăm nếu không là hàng nghìn bài học đủ kiểu – cách đi, cách đứng, cách ngồi, cách bắt tay, cách chào hỏi, cách nói chuyện, cách cười, cách đặt câu hỏi, cách làm người ta cười, cách làm người ta vui, cách sử dụng quyền lực, cách lấy uy, cách trang phục, cách để tóc, cách trang điểm… Đương nhiên là mỗi cách nào đó đều có hàng chục kiểu và hàng chục điểm để bạn nhớ. Chẳng biết bạn nào thuộc hết hàng trăm bài học như thế không. Mình thì chịu thua, từ nhỏ tới lớn mình chẳng quen học thuộc lòng bao giờ. Học bất kì môn nào phức tạp có cả hàng trăm thứ phải nhớ, mình luôn tìm cách thu chúng lại thành tối đa là 3 điểm để nhớ. Thông thường nhất là thu cả môn học thành chỉ một điểm để nhớ. Mình không học bằng cả trăm công thức được.

Giao tiếp và ứng xử cũng thế. Mình chẳng muốn nói về nhiều điều quá với các bạn. Mình muốn nói với các bạn chỉ một điều gốc rễ để nhớ. Và nếu bạn thực hành điều gốc rễ đó, bạn đã đạt được mọi thực hành mà cả trăm cuốn sách khác nói trong cả nghìn điều. Continue reading Giao tiếp bằng nội tâm

Don’t take it personal

Chào các bạn,

Trong tiếng Việt không có câu nào tương tự như “Don’t take it personal” (đôi khi là “Don’t take it personally” hay “Don’t get too personal”), dù là ta có thể dịch tạm là “Đừng xem đó là chuyện riêng”. Câu này trong tiếng Anh thường nghe trong các đối thoại như sau:

Tuần trước James và John cãi nhau. Hôm nay James và Steve nói chuyện với nhau về nhân sự:

Steve: We need to pick someone to be our executive vice-president.
James: Yeah.
Steve: I think John would be a good pick.
James: Well, John is a bit hard headed (John thì hơi cứng đầu)
Steve: Is that objective or you’re taking it personal? (Đó là khách quan hay vì you có tư thù?) Continue reading Don’t take it personal

Bài học ngoại giao 6 – Nói chuyện với người nước ngoài

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

“Người nước ngoài” là người không nói tiếng Việt, và có lẽ chúng ta phải nói tiếng Anh với họ, vì đa số người trên thế giới ngày nay dùng tiếng Anh như ngôn ngữ phổ thông. Bài này mình bàn về nói chuyện với người nước ngoài, nhưng những nguyên lý ở đây cũng là nguyên lý khi nói chuyện tiếng Việt với người trong nước.

Thường là khi nói chuyện với người nước ngoài, nhiều người Việt không biết vì lý do gì mà nói quá nhanh. Mình nói tiếng nước ngoài, giọng của mình lạ đối với họ, mình lại tăng tốc nữa, thì cơ hội để họ không hiểu được mình là rất cao. Và người ta không hiểu thì nhiều khi người ta cũng không hỏi, chỉ ừ ừ ào ào, mỉm cười, gật đầu, nên mình có thể cũng không biết là người ta không hiểu. Các bạn cần nhớ là người một nước, nhưng khác tỉnh, cũng có thể khó hiểu nhau. Khác nước, dù cùng tiếng Anh, vẫn rất khó hiểu nhau hơn. Khác nước mà lại khác ngôn ngữ thì càng khó hiểu nhau hơn nữa. Continue reading Bài học ngoại giao 6 – Nói chuyện với người nước ngoài

Bài học ngoại giao 5 – Sắp xếp chỗ ngồi

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Sắp bàn ghế và chỗ ngồi cho một bữa ăn trong nhà hàng hay một cuộc họp trong phòng họp, thường là vấn đề lớn và khó khăn, đặc biệt là trong giới quan chức chính trị và đại gia kinh doanh.

Mình có anh bạn trước kia là “advance man” của tổng thống Carter, có nghĩa là Carter sắp đến đâu thì anh này đến trước một tuần hay vài ngày để sắp xếp phòng họp, an ninh (làm việc với Secret Service của tổng thống), chỗ ngồi, thức ăn, đội ngũ tiếp viên nhà hàng… Những điều mình học được là nhờ tổ chức một số sự kiện chung với anh này. Continue reading Bài học ngoại giao 5 – Sắp xếp chỗ ngồi

Bài học ngoại giao 4 – Chào

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Chào nhau thường là lúc mới gặp nhau và khi từ giã. Hiện tượng toàn cầu hóa ngày nay cho chúng ta một điều lợi là ta có nhiều cách chào của nhiều dân tộc khác nhau mà ta đều có thể dùng được tại bất kỳ lúc nào nơi nào. Điều này cho phép chúng ta sử dụng các cách chào một cách sáng tạo trong ngoại giao. Continue reading Bài học ngoại giao 4 – Chào

Bài học ngoại giao 3 – Không biết ngoại giao?

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Có nhiều người thường bị bạn bè chê là không biết ngoại giao. Vậy có nghĩa là gì?

Thường có nghĩa là làm cho người ta bực mình hay không thích.

Nhưng làm gì mà người ta bực mình hay không thích?

• Ai mới mở miệng nói gì là mình chê và phê phán ngay điều đó.

Ví dụ:

    – “Xem phim Tấm lòng của biển chưa?”

– “Rồi, dở quá dở.”

Continue reading Bài học ngoại giao 3 – Không biết ngoại giao?

Bài học ngoại giao 2 – Trong phòng họp

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Điều quan trọng nhất cho thành công của bạn trong đời sống – dù theo tiêu chuẩn của xã hội hay tiêu chuẩn của riêng bạn – là tĩnh lặng.

Tĩnh lặng có rất nhiều khái niệm chứa đựng trong đó. Đó là yên lặng trong tâm, làm việc từ tốn (có vẻ chậm rãi so với thiên hạ), luôn nhường nhịn, luôn dịu dàng… Nói ra rất giống ông ngoại làm việc. Nhưng sự thật đó là bí quyết làm việc lớn, đặc biệt là lãnh đạo khi bạn 30 tuổi mà dưới trướng bạn có một đoàn 40, 50 tuổi. Continue reading Bài học ngoại giao 2 – Trong phòng họp

Bài học ngoại giao 1 – Quan sát tranh luận

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Đây là bài học ngoại giao dành cho các bạn đã đọc mình một thời gian. Mình định sẽ viết thêm thành một chuỗi bài “Bài học ngoại giao”. Nếu mình ngủ quên, nhờ các bạn nhắc.

Việc ngoại giao thông thường nhất là ngồi quanh một bàn với một nhóm bạn. Trong một bàn như thế, thường là mọi người nói chuyện ồn ào: Continue reading Bài học ngoại giao 1 – Quan sát tranh luận

Viết/nói bằng cảm xúc

Chào các bạn,

Dù rằng mình viết mỗi ngày một bài trà đàm, về cùng một hai điều mà thôi, nhưng mình thường có nhiều cảm xúc khi viết bài, và hy vọng rằng các bạn nhận ra điều đó khi đọc bài.

Thực sự đây là lần đầu tiên mình viết nhiều đến thế, hơn hai nghìn bài một loạt rồi. Trước khi mở ĐCN mình chẳng hề nghĩ đến chuyện này. Nếu nghĩ đến mỗi ngày một bài và lên đến hàng nghìn bài, thì chắc chắc là ĐCN đã chẳng ra đời, vì mình đã chạy dài vì sợ. Mình chỉ biết mở blog cho Tư duy tích cực, Mở xong rồi, tức là có blog trên Wordpess rồi, mình mới suy nghĩ cần viết thế nào. Vì mình chọn “Tư duy tích cực mỗi ngày” làm slogan, nên quyết định thầm là sẽ viết mỗi ngày một bài cho các bạn (nhưng lúc đó chẳng dám tuyên bố như thế, vì sợ nói ra rồi làm không được). Continue reading Viết/nói bằng cảm xúc

Nhạy cảm trong truyền thông

Chào các bạn,

Truyền thông (communication) là từ chỉ đến tất cả mọi cách mà hai người thông tin cho nhau – nói, ra dấu, ngôn ngữ của cơ thể, nhìn, nghe, bắt tay, vỗ vai, chạm nhẹ, sờ…

Trong mọi cách truyền thông thì mắt và tai là quan trọng nhất – nhìn, quan sát, và nghe để hiểu được người đối diện.

Miệng và tay ít quan trọng hơn, chỉ cần khi mình nói hay chạm nhẹ tay chẳng hạn, nhưng thường thì nói rất ít, nói ít nhưng người kia có thể thấm nhiều, hoặc chạm ít nhưng người kia cảm nhiều, như khi nắm bàn tay chẳng hạn.

Bên dưới các công việc này có hai điều khác quan trọng hơn nhiều để các bạn có thể nhạy cảm với người đối diện: Continue reading Nhạy cảm trong truyền thông

Lễ giáo forum và blog

Chào các bạn,

Nếu nhà bạn tự nhiên có một người hoàn toàn lạ mặt, bước từ ngoài vào, và phê phán cái bàn này xấu, tấm ảnh này không đúng kiểu, bình hoa này thiếu thẫm mỹ, tấm màn này không hợp thời… thì bạn nghĩ thế nào? Anh chàng này bất lịch sự? Hay anh này bị bệnh tâm thần?

Nhưng hiện tượng này xảy ra rất thường xuyên trên Internet, các bạn có biết không? Continue reading Lễ giáo forum và blog

Các kỹ năng giao tiếp

Chào các bạn,
bowing
Chúng ta thi thoảng có các bài về kỹ năng giao tiếp như bắt tay, chào hỏi, nói chuyện với đám đông, kỹ thuật interview… Nhưng các bạn có thể nhận thấy ĐCN không có nhiều các bài về kỹ năng giao tiếp như các bài về trái tim.

Không phải là chúng ta không xem nặng các kỹ năng giao tiếp, nhưng vì khi Tâm ta có nội lực mạnh thì ngôn ngữ thân thể của ta và aura của ta sẽ tự động làm cho những hành vi giao tiếp của ta có sức mạnh của một vị thầy. Chỉ cần đọc một ít về các kỹ năng giao tiếp là được.

Continue reading Các kỹ năng giao tiếp