Category Archives: Kỹ năng lãnh đạo

Bài học ngoại giao 5 – Sắp xếp chỗ ngồi

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Sắp bàn ghế và chỗ ngồi cho một bữa ăn trong nhà hàng hay một cuộc họp trong phòng họp, thường là vấn đề lớn và khó khăn, đặc biệt là trong giới quan chức chính trị và đại gia kinh doanh.

Mình có anh bạn trước kia là “advance man” của tổng thống Carter, có nghĩa là Carter sắp đến đâu thì anh này đến trước một tuần hay vài ngày để sắp xếp phòng họp, an ninh (làm việc với Secret Service của tổng thống), chỗ ngồi, thức ăn, đội ngũ tiếp viên nhà hàng… Những điều mình học được là nhờ tổ chức một số sự kiện chung với anh này. Continue reading Bài học ngoại giao 5 – Sắp xếp chỗ ngồi

Bài học ngoại giao 4 – Chào

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Chào nhau thường là lúc mới gặp nhau và khi từ giã. Hiện tượng toàn cầu hóa ngày nay cho chúng ta một điều lợi là ta có nhiều cách chào của nhiều dân tộc khác nhau mà ta đều có thể dùng được tại bất kỳ lúc nào nơi nào. Điều này cho phép chúng ta sử dụng các cách chào một cách sáng tạo trong ngoại giao. Continue reading Bài học ngoại giao 4 – Chào

Bài học ngoại giao 3 – Không biết ngoại giao?

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Có nhiều người thường bị bạn bè chê là không biết ngoại giao. Vậy có nghĩa là gì?

Thường có nghĩa là làm cho người ta bực mình hay không thích.

Nhưng làm gì mà người ta bực mình hay không thích?

• Ai mới mở miệng nói gì là mình chê và phê phán ngay điều đó.

Ví dụ:

    – “Xem phim Tấm lòng của biển chưa?”

– “Rồi, dở quá dở.”

Continue reading Bài học ngoại giao 3 – Không biết ngoại giao?

Bài học ngoại giao 2 – Trong phòng họp

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Điều quan trọng nhất cho thành công của bạn trong đời sống – dù theo tiêu chuẩn của xã hội hay tiêu chuẩn của riêng bạn – là tĩnh lặng.

Tĩnh lặng có rất nhiều khái niệm chứa đựng trong đó. Đó là yên lặng trong tâm, làm việc từ tốn (có vẻ chậm rãi so với thiên hạ), luôn nhường nhịn, luôn dịu dàng… Nói ra rất giống ông ngoại làm việc. Nhưng sự thật đó là bí quyết làm việc lớn, đặc biệt là lãnh đạo khi bạn 30 tuổi mà dưới trướng bạn có một đoàn 40, 50 tuổi. Continue reading Bài học ngoại giao 2 – Trong phòng họp

Bài học ngoại giao 1 – Quan sát tranh luận

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

Đây là bài học ngoại giao dành cho các bạn đã đọc mình một thời gian. Mình định sẽ viết thêm thành một chuỗi bài “Bài học ngoại giao”. Nếu mình ngủ quên, nhờ các bạn nhắc.

Việc ngoại giao thông thường nhất là ngồi quanh một bàn với một nhóm bạn. Trong một bàn như thế, thường là mọi người nói chuyện ồn ào: Continue reading Bài học ngoại giao 1 – Quan sát tranh luận

Sợ người khác hiểu lầm mình

Chào các bạn,

Trong truyền thông, chúng ta học nói và học viết, với mục đích là làm người nghe và người đọc hiểu đúng ý mình. Mình nói một đường, thiên hạ hiểu một nẻo thì hỏng. Người ta thường nói 80% các vấn đề trong một công ty là vấn đề truyền thông – không hiểu đúng ý nhau. Cho nên khi nói phải nói rõ ràng. Đôi khi phải lập lại vài ba lần để chắc là người nghe hiểu đúng ý mình.

Đó là nói về công việc. Nhưng trong đời sống tâm linh thì sao? Chúng ta cần lo lắng người khác hiểu lầm ý mình không? Continue reading Sợ người khác hiểu lầm mình

Quan điểm

Chào các bạn,

“Quan điểm” hay “ý kiến” thường được dùng đồng nghĩa và có thể dùng thay nhau. Tiếng Anh cũng thế đối với point of view và opinion. Tuy nhiên, nói về kỹ thuật, thì quan điểm (point of view) có nghĩa sâu sắc hơn ý kiến (opinion) một chút.

Point of view là “điểm nhìn”, điểm là điểm, nhìn là quan, điểm nhìn là quan điểm.

Vậy quan điểm nghĩa là gì? Continue reading Quan điểm

The New Rules on Public Speaking: 6 Tips for Success

WisBar

Lawyers are public speakers. This article includes some new rules on public speaking. No fig leaves gentlemen, and ladies too.

Joe Forward

Joe Forward, Saint Louis Univ. School of Law 2010, is a legal writer for the State Bar of Wisconsin, Madison. He can be reached by email or by phone at (608) 250-6161.

women speaks to an audience

Aug. 17, 2016 – As a lawyer, your words matter. From the courtroom to the boardroom, from conferences to cocktail parties, words tell a story about you, and potential clients want to know your story. Are you credible? Are you a power player? Are you a leader?

Continue Reading on CVD

Giản dị

Chào các bạn,

Các bạn có biết là cách viết và nói hay nhất là giản dị không?

Giản dị là:

– Viết từng câu ngắn, rõ ràng, chấm phết tử tế.

– Nên phân đoạn (paragraph, tức là xuống hàng) ngắn, vì ngắn thì dễ hiểu, lại không bị nhức mắt và nhức đầu với những đoạn dài như xe lửa. Continue reading Giản dị

Viết/nói bằng cảm xúc

Chào các bạn,

Dù rằng mình viết mỗi ngày một bài trà đàm, về cùng một hai điều mà thôi, nhưng mình thường có nhiều cảm xúc khi viết bài, và hy vọng rằng các bạn nhận ra điều đó khi đọc bài.

Thực sự đây là lần đầu tiên mình viết nhiều đến thế, hơn hai nghìn bài một loạt rồi. Trước khi mở ĐCN mình chẳng hề nghĩ đến chuyện này. Nếu nghĩ đến mỗi ngày một bài và lên đến hàng nghìn bài, thì chắc chắc là ĐCN đã chẳng ra đời, vì mình đã chạy dài vì sợ. Mình chỉ biết mở blog cho Tư duy tích cực, Mở xong rồi, tức là có blog trên Wordpess rồi, mình mới suy nghĩ cần viết thế nào. Vì mình chọn “Tư duy tích cực mỗi ngày” làm slogan, nên quyết định thầm là sẽ viết mỗi ngày một bài cho các bạn (nhưng lúc đó chẳng dám tuyên bố như thế, vì sợ nói ra rồi làm không được). Continue reading Viết/nói bằng cảm xúc

Nghệ thuật cho, một câu chuyện quản lý

Lê Duy An dịch

Tôi có một kỷ niệm xẩy ra vài năm trước, khi đang ngồi trong phòng sếp để tiến hành buổi đánh giá công việc thường niên. Sếp là người có tài ngoại giao và chia sẻ rằng sếp hài lòng với công việc và cách thức làm việc của tôi. Thế rồi sếp hỏi một câu” “Em có câu hỏi gì không?”. Là một kẻ háo hức luôn muốn cải thiện bản thân, tôi trả lời ngay “Anh có thể chia sẻ một số lĩnh vực mà anh thấy em có thể làm tốt hơn nữa để trưởng thành hơn không?” Continue reading Nghệ thuật cho, một câu chuyện quản lý

Học lãnh đạo

Chào các bạn,

Nếu các bạn học sách lãnh đạo, có khả năng lớn là bạn chẳng hiểu gì về lãnh đạo và chẳng học được gì. Từ xưa đến nay mình chưa may mắn đọc được một cuốn sách lãnh đạo mà đọc xong mình không cảm thấy vừa tốn tiền và vừa mất thời giờ vô ích. Sở dĩ thế vì lãnh đạo thực sự là một nghệ thuật cao độ mà các quý vị viết sách chưa chắc đã có cơ hội lãnh đạo để thực hành. Continue reading Học lãnh đạo

Sống Thiền

Chào các bạn,

Trong truyền thống võ đạo và kiếm đạo, Thiền là một yếu tố lớn. Võ sinh và kiếm sinh luôn được dạy tập trung tư tưởng (concentration) – không để tư tưởng chạy lung tung; luôn bình tĩnh đối phó với mọi tình huống (equanimity) – không hoảng hốt sợ hãi; luôn nhận thức được mọi chuyện xảy ra quanh mình (awareness); luôn nhìn tất cả mọi sự nhưng không dính mắc vào điều gì (vô chấp); linh hoạt hành động tùy theo mỗi đòi hỏi của tình huống (vô tâm, vô niệm). Đây là những điều mà Thiền sinh tập luyện hằng ngày. Continue reading Sống Thiền

Tâm bình đẳng

Chào các bạn,

Chúng ta nghe nói nhiều về tâm bình đẳng (Upekkha) trong văn hóa Phật giáo. Đây là một khái niệm rất sâu sắc trong tư duy, và là nền tảng cho một trái tim rộng mở và từ tâm.

Tâm bình đẳng là trái tim thấy mọi sự ngang nhau, mọi người ngang nhau, dù là vẫn có thể khác nhau. Tâm bình đẳng có thể thấy thiện, ác, người làm đúng, người làm sai, nhưng vẫn yêu thương tất cả mọi người như nhau vì thấy được mọi người ngang nhau – ai cũng đang ngụp lặn trong bể khổ tham sân si của cõi ta bà. Continue reading Tâm bình đẳng

Luyện tâm để lãnh đạo

Chào các bạn,

Trong bài Sao phải luyện tâm mình nói đến 3 lý do tâm linh:

– Bạn cần luyện tâm để được tĩnh lặng và an lạc, thoát khỏi vòng cương tỏa của tham sân si.

– Thế giới cần nhiều thầy để dạy mọi người tĩnh lặng.

– Thế giới cần nhiều thầy để tạo năng lượng tĩnh lặng cho thế giới.

Nhưng có một lý do nữa mà mình đã không nói, và dành riêng cho hôm nay, vì nó liên quan đến khả năng lãnh đạo: Bạn cần luyện tâm tĩnh lặng để là lãnh đạo giỏi. Continue reading Luyện tâm để lãnh đạo