Vietnam’s timber legality program not making a dent in risky wood imports – Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp

Vietnam’s timber legality program not making a dent in risky wood imports

Mongabay – by Carolyn Cowan on 2 February 2022

  • Despite new regulations to clean up Vietnam’s timber sector, importers continue to bring large volumes of tropical hardwood into the country from deforestation hotspots in Africa and Asia for use in products sold domestically.
  • In 2018, Vietnam signed a Voluntary Partnership Agreement with the EU to eliminate illegal timber from the country’s supply chains and boost access to the strictly regulated European markets.
  • However, importers say the new legality requirements introduced in 2020 to verify the legitimacy of timber brought into the country are “too confusing,” and customs data indicate few signs of a reduction in high-risk timber imports from countries including Cambodia, Cameroon, Gabon, Laos and Papua New Guinea.
  • Although Vietnamese authorities are taking steps to improve the situation, meaningful change is expected to take time; a switch by domestic consumers to products that use sustainable, locally grown timber instead of imported tropical hardwoods could solve many underlying problems, experts say.

Vast quantities of tropical hardwood from deforestation hotspots around the world continue to enter Vietnam, in spite of new regulations to clean up supply chains. In 2018, the country signed a deal with the European Union to reform its timber sector and, in return, boost access to the strictly regulated EU markets. But recently introduced mechanisms to eliminate illegal timber are failing, experts say.

“Basically, nothing has changed,” Phuc Xuan To, a senior policy analyst at Forest Trends, told Mongabay. “The authorities allow the importing companies to bring in high-risk timber … just as they did before.”

Thousands of enterprises import 5 million to 6 million cubic meters (177 million to 212 million cubic feet) of timber into Vietnam from more than 100 countries every year. At least one-third of this is tropical hardwood from locations such as Cambodia, Laos, Papua New Guinea and around 20 countries in Africa. The majority of these tropical imports are considered “high-risk” in terms of the legality of their source.

Given the range of sources and actors, “implementation to meet [the new EU-Vietnam legislative] requirements was always going to be a challenge,” Phuc said.

Forest in Massaha community forest in Gabon, one of Vietnam’s major timber-supply countries. Photo by ZB / Mongabay

The Vietnam-EU deal is a Voluntary Partnership Agreement under the EU’s Forest Law Enforcement, Governance and Trade (FLEGT) Action Plan. It represents a commitment to work together to clean up Vietnam’s domestic timber market to ensure its exports comply with EU timber regulations. When fully implemented, all Vietnamese timber exports to the EU will be issued certificates that assure legality of origin and production.

Following the signing of the agreement in 2018, legality requirements were incorporated into domestic legislation in October 2020 via the Vietnam Timber Legality Assurance System (VNTLAS). This framework applies to both export and domestic supply chains, essentially entailing that all timber imported into the country is clean.

Distant timber meets domestic demand

Most imported high-risk tropical timber is destined for Vietnam’s domestic market, according to Phuc, where demand for luxury hardwood furniture is high. Locally sourced wood used to suffice, but Vietnam’s 2016 blanket ban on domestic logging of natural forests forced manufacturers to look elsewhere. At the same time, significant supplies from neighboring Cambodia and Laos dwindled due to increased efforts in those countries to curtail exports of unprocessed timber.

To plug the supply gap, roughly 1.3 million m3 (46 million ft3) of timber enters Vietnam annually from more than 20 African countries, according to Forest Trends. Vietnam is now the second-largest importer of African timber in the world, behind China.

Cameroon is the principal supplier, providing roughly 60% of Vietnam’s tropical timber imports. Other major sources include Angola, the Democratic Republic of Congo, Gabon, Nigeria and Suriname, each of which exports more than 10,000 m3 (353,000 ft3) of logs and sawn wood to Vietnam each year.

Customs data compiled by Forest Trends indicate no signs of a reduction in high-risk timber imports since the VNTLAS regulations came into effect. Between January and October 2021, more than 400,000 m3 (14 million ft3) of wood entered Vietnam from Cameroon — around two-thirds of the total imported during the whole of 2020. Furthermore, the volume of timber from Laos and Cambodia during the same period had already exceeded figures for the whole of 2020.

Maintaining such imports “will continue to bring bad reputations to the Vietnamese timber industry, and could have unpredictable consequences for the timber industry,” says a recent Forest Trends report.

A critically endangered red-shanked duoc langur in Vietnam. Natural forests in the country are among the species’ last remaining habitats. Image by Rhett A. Butler for Mongabay

Complex framework obscures mitigation

The persist import of high-risk timber can be mostly attributed to poor implementation of new “due diligence” requirements. Under the new VNTLAS rules, Vietnamese importers must perform additional control measures when they deal with high-risk timber, such as compiling documentation that clearly proves the legality of the wood. But regulations in many supply countries are opaque and the necessary documents are challenging to procure and verify.

Importers say the due diligence process is “too complicated,” and they don’t know which authorities in supply countries issue the necessary paperwork, according to Phuc. In some cases, timber brokers in supply countries refuse outright to share information pertaining to harvest permits and concession permits because they are considered confidential.

“If you don’t know what the legality framework is in the source countries, then how can you know whether the import is legal?” Phuc said. “And if you are heavily relying on paper documents, how can you guarantee the legality? Paper can be bought.”

Phuc said further issues arise when importers buy wood from Chinese companies operating and liaising with harvesting, processing and transportation firms in many African supply countries. “The Vietnamese importers outsource that type of paperwork to the Chinese companies, who pass documents on, but they are not sufficient for the Vietnamese authorities or the VNTLAS requirements.”

Chinese timber companies operating in Africa have a murky track record. A 2019 investigation led by the Environmental Investigation Agency (EIA) uncovered claims of concessions obtained through bribery, along with allegations of tax evasion and overharvesting of trees in the Republic of Congo and Gabon. Meanwhile, Chinese traders in Cameroon reportedly incentivize the harvesting of African zebrawood (Microberlinia bisulcata), a hardwood species listed as critically endangered by the IUCN.

Reliance on paper documents and third parties to verify timber legality leaves room for malpractice: “[Importers] have to have additional mechanisms to make sure that the documents given to [them] are authentic,” Phuc said. “What is needed here is much more than documents.”

A 2021 Forest Trends report urges the Vietnamese government to do more to open bilateral dialogue with authorities in supply countries to find better ways to cooperate on timber legality issues.

Deforestation near Nam Et-Phou Louey National Protected Area. Image by Rhett A. Butler for Mongabay

Exporters exasperated by slow progress

The slow implementation of the VNTLAS controls has frustrated companies engaged in Vietnam’s lucrative export markets, according to Phuc. The relentless influx of high-risk timber for domestic products could jeopardize trade with not only the EU, but also the U.S., a market worth more than $7 billion in 2020.

Exporters were threatened with tariffs in October 2020, when the Office of the U.S. Trade Representative investigated allegations that illegally harvested or endangered timber was being imported into Vietnam in violation of its own laws, those of the source country and CITES regulations.

Although ultimately no tariffs were imposed, the investigation resulted in an agreement on illegal logging and timber trade between the U.S. and Vietnam in which the Vietnamese government committed to strengthening the VNTLAS and developing memorandums of understanding with high-risk timber-producing countries.

Consequently, in November 2021, Vietnam’s Ministry of Agriculture and Rural Development proposed MOUs with Cameroon, Laos and several other timber supply countries. Given that several of these countries already have Voluntary Partnership Agreements with the EU to address illegal logging, experts are hopeful they will be receptive to cooperation.

“Strengthening bilateral dialogue with Vietnam’s major supplying countries, and with Vietnamese importers, will be critical in allowing the government to make timely adjustments in policy implementation and improvements of its effectiveness,” the Forest Trends report says.

Wood Truck removing a large emergent tree. District of Ebolowa, Cameroon. Image by Ollivier Girard for CIFOR via Creative Commons (CC BY-NC 2.0)

Progress to improve the system underway

Notwithstanding the current shortcomings, measures to improve the situation are underway. Vietnamese authorities, in cooperation with EU partners, are taking steps to review, clarify and reinforce the VNTLAS related legislation, including the regulations on imported timber, according to Bruno Cammaert, forestry officer at FAO’s regional office for Asia-Pacific and regional coordinator for the FAO-EU FLEGT Programme.

“During 2022 the Vietnam Administration of Forestry plans to evaluate implementation of VNTLAS Decree No 102 and other VNTLAS related legislation so far, which will likely lead to some adjustments to strengthen the Decree,” Cammaert told Mongabay in an email. He added that guidance on import controls has been developed in consultation with Vietnam’s customs and forest protection agencies and training programs are being rolled out nationally.

“A recent report found that in 2020 there were 4,500 enterprises and 1,690 other types of organizations and individuals involved in importing timber and timber products [into Vietnam],” Cammaert said. “It will obviously take some time and effort to build awareness, capacity and compliance amongst all these importers, as well as build the capacity of the large number of Customs Officers and Forest Rangers [but these] combined efforts should have a positive impact on the reinforcement of import related controls and due diligence in the coming period.”

Rainforest timber awaiting transport and processing in Indonesia where FLEGT licensing is operational. Image by Rhett A. Butler for Mongabay

Toward FLEGT licensing

The objective of the EU-Vietnam Voluntary Partnership Agreement is to introduce a licensing system, whereby Vietnam can issue EU FLEGT licenses to accompany verified legal timber exports into the EU. While there is still a long way to go until Vietnam’s timber legality assurance system fully complies with EU requirements, lessons can be learned from other countries’ experiences.

Of 15 countries that currently have VPAs with the EU, Indonesia is the only country to currently operate a FLEGT licensing system. Since the country signed a VPA in 2013 and began FLEGT licensing in 2016, annual deforestation rates have dropped by 56%. Nonetheless, “there are still many weaknesses” with the system, Deden Pramudiana, a campaigner for the Indonesian Independent Forest Monitoring Network (JPIK), told Mongabay.

Independent monitoring by JPIK in cooperation with Indigenous peoples and local communities in 2020 and 2021 uncovered multiple violations of Indonesia’s timber legality system. Many of the breaches echo those encountered in the nascent Vietnamese system. Violations ranged from logging companies cutting down trees outside their concessions, to woodworking shops manipulating delivery records to obscure timber origins, and exporters selling forged certificates.

Furthermore, critics of VPA implementation in Indonesia say strict enforcement of regulations disproportionately impacts micro, small and medium-size enterprises (MSMEs) that lack the financial resources to adapt to new international standards. “In Indonesia, the businesses benefiting from FLEGT licensed timber are mainly large-scale,” Phuc said. “The small, medium and micro operators are not benefiting.”

Woodworking shop in Vietnam. Photo by Katina Rogers via Creative Commons (CC BY 2.0)

Domestic focus could resolve many issues

To avoid similar outcomes in Vietnam, experts say the government should focus on building the capacity of MSMEs and domestic plantations, most of which are operated by smallholders. Vietnam produces more than 20 million m3 (706 million ft3) of plantation wood annually, but it is rarely used for furniture because plantation timber, such as acacia, is deemed inferior to hardwoods. Consequently, the majority is exported as woodchip.

According to Phuc, many problems that underly Vietnam’s timber sector could be solved simultaneously if domestic consumers would switch to products that use sustainable, locally grown timber instead of imported tropical hardwoods.

Such a consumer shift would boost opportunities for smallholder plantation growers and reduce transport-related delays and costs, thereby improving the resilience of domestic supply chains. It would also lower the risk of sanctions in lucrative export markets. And, crucially, it would mean Vietnam would no longer risk contributing to deforestation in other countries.

“Some say that it would incentivize clearing natural forest to grow plantation timber, but domestic policy and implementation can be there to make sure that doesn’t happen,” Phuc said. On the other hand, “if you continue to allow tropical high-risk timber imports as an alternative, then you are a source of deforestation to another country.”

***

Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp

27/02/2022

BVR&MT – Năm 2018, Việt Nam ký Hiệp định Đối tác Tự nguyện với EU nhằm loại bỏ gỗ bất hợp pháp khỏi chuỗi cung ứng sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, theo dữ liệu hải quan, ít có dấu hiệu cho thấy Việt Nam giảm nhập khẩu gỗ có rủi ro cao về nguồn gốc hợp pháp.

Năm 2018, Việt Nam đã ký một thỏa thuận với Liên minh châu Âu nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận các thị trường được quản lý chặt chẽ của EU. Nhưng các cơ chế được áp dụng gần đây để loại bỏ gỗ bất hợp pháp, theo đánh giá của các chuyên gia lâm nghiệp, là chưa hiệu quả. Một lượng lớn gỗ cứng nhiệt đới từ các điểm nóng về phá rừng trên thế giới tiếp tục được nhập khẩu vào Việt Nam, bất chấp các quy định mới nhằm làm sạch chuỗi cung ứng.

Theo ông Tô Xuân Phúc, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao của Tổ chức Forest Trends thì các công ty nhập khẩu vẫn đang nhập gỗ có rủi ro cao như trước.

Hàng nghìn doanh nghiệp nhập khẩu từ 5 triệu đến 6 triệu mét khối gỗ vào Việt Nam từ hơn 100 quốc gia mỗi năm. Ít nhất 1/3 trong số này là gỗ cứng nhiệt đới từ các quốc gia như Campuchia, Lào, Papua New Guinea và khoảng 20 quốc gia ở Châu Phi. Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu nhiệt đới này được coi là có “rủi ro cao” về nguồn gốc pháp lý.

Thỏa thuận Việt Nam-EU là một Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện trong Kế hoạch Hành động Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm nghiệp (FLEGT) của EU. Đó là cam kết phối hợp nhằm làm sạch thị trường gỗ nội địa của Việt Nam, đảm bảo việc xuất khẩu sang EU tuân thủ các quy định của thị trường này. Khi được thực hiện đầy đủ, tất cả gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được cấp giấy chứng nhận đảm bảo nguồn gốc và sản xuất hợp pháp.

Sau khi ký kết thỏa thuận vào năm 2018, các yêu cầu về tính pháp lý đã được luật hóa vào tháng 10 năm 2020 thông qua Hệ thống Đảm bảo Tính hợp pháp của Gỗ Việt Nam (VNTLAS). Hệ thống này áp dụng cho cả chuỗi cung ứng xuất khẩu và nội địa, yêu cầu tất cả gỗ nhập khẩu vào Việt Nam là gỗ có nguồn gốc hợp pháp.

Thị trường nội địa sính gỗ nhập khẩu

Một xưởng sản xuất đồ gỗ (Ảnh: Katina Rogers)

Theo TS. Phúc, hầu hết các loại gỗ nhiệt đới có rủi ro cao được nhập khẩu đều dành cho thị trường nội địa của Việt Nam, nơi có nhu cầu cao về đồ nội thất bằng gỗ cứng cao cấp. Trước kia, gỗ trong nước đủ đáp ứng nhu cầu này, song lệnh cấm khai thác rừng tự nhiên năm 2016 của Việt Nam đã buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm thị trường bên ngoài. Đồng thời, nguồn cung đáng kể từ các nước láng giềng Campuchia và Lào giảm do các quốc gia này nỗ lực hạn chế xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến.

Theo Forest Trends, để khỏa lấp khoảng trống này, hiện có khoảng 1,3 triệu m3 gỗ hàng năm nhập khẩu vào Việt Nam từ hơn 20 quốc gia châu Phi, biến Việt Nam thành nước nhập khẩu gỗ châu Phi lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc.

Cameroon là nhà cung cấp chính, khoảng 60% lượng gỗ nhiệt đới nhập khẩu của Việt Nam. Các quốc gia xuất khẩu quan trọng khác bao gồm Angola, Congo, Gabon, Nigeria và Suriname, mỗi nước xuất khẩu hơn 10.000 m3 gỗ tròn và gỗ xẻ sang Việt Nam mỗi năm.

Dữ liệu hải quan do Forest Trends tổng hợp cho thấy không có dấu hiệu giảm nhập khẩu gỗ có rủi ro cao về nguồn gốc hợp pháp kể từ khi quy định của VNTLAS có hiệu lực. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021, hơn 400.000 m3 gỗ đã được nhập khẩu vào Việt Nam từ Cameroon – chiếm khoảng 2/3 tổng lượng nhập khẩu trong cả năm 2020. Ngoài ra, lượng gỗ từ Lào và Campuchia trong cùng thời kỳ đã vượt quá con số cho cả năm 2020.

Việc duy trì nhập khẩu như vậy “sẽ tiếp tục mang lại tiếng xấu cho ngành gỗ Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khó lường cho ngành công nghiệp này”, báo cáo gần đây của Forest Trends nhận định.

Rừng cộng đồng Massaha ở Gabon, một trong những nước cung cấp gỗ chính của Việt Nam. Ảnh: ZB / Mongabay

Hệ thống phức tạp gây khó cho việc giảm thiểu rủi ro

Việc tiếp tục nhập khẩu gỗ có rủi ro cao chủ yếu là do còn hạn chế trong việc thực hiện các yêu cầu mới về thẩm tra nguồn gốc gỗ. Theo quy định của VNTLAS, các nhà nhập khẩu Việt Nam phải thực hiện các biện pháp kiểm soát bổ sung với gỗ có rủi ro cao, chẳng hạn như lập hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của gỗ. Tuy nhiên, các quy định ở nhiều quốc gia cung cấp gỗ là không rõ ràng và các tài liệu cần thiết rất khó để đáp ứng và xác minh.

Theo TS. Phúc, các nhà nhập khẩu cho biết quy trình thẩm định quá phức tạp và họ không biết cơ quan chức năng nào ở các nước xuất xứ cấp các thủ tục giấy tờ cần thiết. Trong một số trường hợp, các nhà môi giới gỗ ở các nước cung cấp từ chối chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến giấy phép khai thác và giấy phép nhượng quyền vì coi chúng là tài liệu mật.

Ông Phúc cho biết, vấn đề còn phát sinh khi các nhà nhập khẩu mua gỗ từ các công ty trung gian của Trung Quốc với Châu Phi: “Các nhà nhập khẩu Việt Nam giao phó các loại thủ tục giấy tờ đó cho các công ty Trung Quốc để họ thực hiện và chuyển sang, song các chứng từ này là không đủ đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng Việt Nam và VNTLAS.”

Trong khi đó, các công ty gỗ Trung Quốc hoạt động ở châu Phi có một hồ sơ hoạt động mờ ám. Một cuộc điều tra năm 2019 do Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) thực hiện đã phanh phui các cáo buộc về nhượng quyền thông qua hối lộ, cũng như trốn thuế và khai thác quá mức ở Congo và Gabon. Các thương nhân Trung Quốc ở Cameroon cũng được báo cáo là đã thúc đẩy khai thác gỗ ngựa vằn châu Phi (Microberlinia bisulcata), một loài gỗ cứng được IUCN liệt kê là cực kỳ nguy cấp.

Việc phụ thuộc vào các tài liệu giấy tờ và bên thứ ba để xác minh tính hợp pháp của gỗ có thể xảy ra sơ suất. Theo TS. Phúc, các công ty nhập khẩu cần có các cơ chế bổ sung để đảm bảo rằng các tài liệu cung cấp cho họ là xác thực, mặc dù vấn đề không chỉ nằm ở giấy tờ. Một báo cáo năm 2021 của Forest Trend kêu gọi Chính phủ Việt Nam mở ra các cuộc đối thoại song phương với các cơ quan chức năng của các nước cung cấp gỗ nhằm tìm ra cách thức hợp tác tốt hơn, giải quyết vấn đề nguồn gốc hợp pháp của gỗ.

Các nhà xuất khẩu bất mãn về tiến độ thực hiện VNTLAS

Theo ông Phúc, việc chậm triển khai các biện pháp kiểm soát của VNTLAS đang làm nản lòng các công ty tham gia vào thị trường xuất khẩu béo bở của Việt Nam. Dòng chảy không ngừng của các loại gỗ có rủi ro cao để sản xuất đồ gỗ nội địa có thể gây nguy hiểm cho thương mại không chỉ với EU mà còn với Hoa Kỳ, một thị trường trị giá hơn 7 tỷ USD vào năm 2020.

Các nhà xuất khẩu bị đe dọa áp thuế vào tháng 10 năm 2020, khi Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ điều tra các cáo buộc cho rằng gỗ khai thác bất hợp pháp hoặc gỗ có nguy cơ tuyệt chủng được nhập khẩu vào Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam, luật của nước xuất xứ và các quy định của Công ước CITES.

Mặc dù cuối cùng không bị áp đặt thuế quan, cuộc điều tra đã dẫn đến một thỏa thuận về vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong đó, Chính phủ Việt Nam cam kết củng cố VNTLAS và xây dựng các biên bản ghi nhớ với các nước sản xuất gỗ có rủi ro cao.

Theo đó, tháng 11 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã đề xuất bản ghi nhớ với Cameroon, Lào và một số quốc gia cung cấp gỗ khác. Một số quốc gia trong số này đã có Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện với EU để giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp.

Báo cáo của Forest Trends cho biết: “Tăng cường đối thoại song phương với các nước cung cấp chính của Việt Nam và với các công ty nhập khẩu của Việt Nam, là rất quan trọng nhằm giúp Chính phủ thực hiện các điều chỉnh kịp thời về thực thi và nâng cao hiệu quả chính sách.

Xe tải chở một cây gỗ lớn ở Ebolowa, Cameroon. Ảnh: Ollivier Girard for CIFOR

Quá trình cải thiện hệ thống đang được thực hiện

Bất chấp những bất cập hiện tại, các biện pháp để cải thiện tình hình đang được tiến hành. Các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp với đối tác EU đang tiến hành các bước để rà soát, làm rõ và củng cố các quy định liên quan VNTLAS, bao gồm cả quy định về gỗ nhập khẩu.

Bruno Cammaert, Điều phối viên khu vực cho Chương trình FLEGT của FAO-EU cho biết: “Trong năm 2022, Tổng cục Lâm nghiệp có kế hoạch đánh giá việc thực hiện Nghị định số 102 về VNTLAS và các luật khác liên quan đến VNTLAS cho đến nay, điều này có thể sẽ dẫn đến một số điều chỉnh để cải thiện Nghị định”.

Cũng theo Cammaert, hướng dẫn về kiểm soát nhập khẩu đã được xây dựng với sự tham vấn của các cơ quan hải quan và kiểm lâm của Việt Nam và các chương trình đào tạo đang được triển khai trên toàn quốc.

Năm 2020, Việt Nam có 4.500 doanh nghiệp và 1.690 tổ chức và hộ cá thể tham gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng nhận thức, năng lực và sự tuân thủ của tất cả các công ty nhập khẩu này, cũng như năng lực của cán bộ Hải quan và Kiểm lâm. Những nỗ lực này sẽ tác động tích cực đến tăng cường các biện pháp kiểm soát liên quan đến nhập khẩu và thẩm định trong giai đoạn tới, theo đánh giá của Cammaert.

Hướng tới cấp phép FLEGT

Mục tiêu của Hiệp định Đối tác Tự nguyện EU-Việt Nam là áp dụng một hệ thống theo đó Việt Nam có thể cấp giấy phép FLEGT của EU và xuất khẩu gỗ hợp pháp đã được xác minh vào châu lục này. Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi VNTILAS hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của EU, song có một số bài học từ các nước khác mà Việt Nam có thể tham khảo.

Trong số 15 quốc gia hiện có VPA với EU, Indonesia là quốc gia duy nhất hiện đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT. Kể từ khi quốc gia này ký VPA vào năm 2013 và bắt đầu cấp phép FLEGT vào năm 2016, tỷ lệ phá rừng hàng năm đã giảm 56%. Tuy nhiên, “vẫn còn nhiều điểm yếu” với hệ thống này, theo đánh giá của Deden Pramudiana, một nhà vận động cho Mạng lưới Giám sát Rừng Độc lập Indonesia (JPIK).

Giám sát độc lập của JPIK với sự hợp tác cùng người bản địa và cộng đồng địa phương vào năm 2020 và 2021 đã phát hiện ra nhiều vụ vi phạm hệ thống gỗ hợp pháp của Indonesia, tương tự những vi phạm đã gặp ở Việt Nam. Các hành vi vi phạm bao gồm từ việc các công ty khai thác gỗ chặt hạ cây ngoài khu vực được nhượng quyền, đến việc các cửa hàng chế biến gỗ thao túng hồ sơ giao hàng để che giấu nguồn gốc gỗ và các nhà xuất khẩu bán chứng chỉ giả mạo.

Những người chỉ trích việc thực thi VPA ở Indonesia còn cho rằng việc thực thi nghiêm ngặt các quy định kiểm soát gỗ hợp pháp đang tác động không cân xứng lên các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) vốn thiếu nguồn lực tài chính để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mới. TS. Phúc cũng đánh giá: “Tại Indonesia, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ gỗ được cấp phép FLEGT chủ yếu có quy mô lớn. Các nhà khai thác nhỏ, vừa và siêu nhỏ không được hưởng lợi.”

Chuyển hướng nhu cầu nội địa có thể giải quyết nhiều vấn đề

Để tránh những kết quả tương tự ở Việt Nam, các chuyên gia cho rằng chính phủ nên tập trung vào việc xây dựng năng lực của các MSME và các đồn điền trong nước, vốn hầu hết được vận hành bởi các nông hộ nhỏ.

Việt Nam sản xuất hơn 20 triệu gỗ rừng trồng hàng năm, nhưng gỗ này ít khi được sử dụng làm đồ nội thất vì gỗ trồng, như keo chẳng hạn, được coi là kém chất lượng hơn các loại gỗ cứng. Do đó, phần lớn gỗ trồng được xuất khẩu dưới dạng dăm gỗ.

Theo TS. Phúc, nhiều vấn đề của ngành gỗ Việt Nam có thể được giải quyết đồng thời nếu người tiêu dùng trong nước chuyển sang sử dụng các sản phẩm gỗ bền vững, từ cây trồng nội địa, thay vì gỗ cứng nhiệt đới nhập khẩu.

Sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng theo hướng đó sẽ thúc đẩy cơ hội cho những người trồng rừng quy mô nhỏ, giảm sự chậm trễ và chi phí liên quan đến vận tải, do đó cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước.

Điều này cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị trừng phạt ở các thị trường xuất khẩu lợi nhuận cao. Và, quan trọng hơn, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ không còn nguy cơ góp phần vào nạn phá rừng ở các nước khác.

Bạch Dương/Theo Mongabay

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s