Chào các bạn,
Bạn mình nói là sau khi bạn nhân viên mới đó trao đổi trò chuyện với sếp phụ trách trực tiếp và với giám đốc thì mọi người quyết định cho bạn nghỉ việc. Tức là trước khi cho nghỉ việc thì bao giờ cũng nói chuyện rõ ràng với nhau về tình hình và lý do chứ không phải là đánh rụp một cái nói “ngày mai em nghỉ việc”.
Và sau khi nghỉ việc bạn email lại cho công ty một email dài lằng ngoằng giải thích, trách móc phân bua.
Bạn mình nói là cảm thấy lo lắng cho bạn đó và cho các bạn trẻ đang đi tìm việc nhiều hơn là cho công ty. Và tất nhiên công ty không ai có thời gian email qua lại để mà đi phân bua với bạn.
Mình có đọc qua email của bạn nhân viên thử việc và kết luận là cho nghỉ việc là đúng!
Điều đầu tiên là thái độ khiêm tốn. Khi bước vào một môi trường mới dù lớn nhỏ, chưa biết ngang dọc ra sao, công ty cho nghỉ việc mà lại nói công ty, tổ chức là abc nọ kia, cty cần phải thay đổi và muốn làm theo ý của mình. Điều này đương nhiên bị cho thôi việc là hợp lý.
Khi mới bước vào môi trường mới, thái độ khiêm tốn quan sát học hỏi là số một. Bất kể bạn có bao nhiêu kinh nghiệm, bằng cấp gì ở đâu. Mình làm việc với các bạn từ sinh viên cho đến thạc sĩ, tiến sĩ trong các loại công việc thì khiêm tốn học hỏi là thái độ đầu tiên mình học tập được từ các bạn mình để làm việc cùng nhau tốt và lâu dài.
Thế nên thái độ khiêm tốn, quan sát học hỏi sẽ giúp cho người mới tiếp cận nắm bắt môi trường mới rất nhanh. Vừa tiết kiệm thời gian cho mình và cho công ty, tổ chức.
Nếu được góp ý trong quá trình làm việc thì đó là điều đáng mừng vì thường cty tổ chức, lớn hay nhỏ rất ít có thời gian dành cho nhân viên mới mà góp ý chi tiết. Nếu vì lý do nào đó được cho nghỉ việc thì hãy lấy đó làm kinh nghiệm học tập. Rất nhiều khi không liên quan nhiều đến năng lực bằng cấp kinh nghiệm mà vì không phù hợp với môi trường làm việc hay với công việc. Nếu khi được góp ý chỉ một tẹo mà nhảy dựng lên thì rất cần phải thực hành thêm nhiều về thái độ khiêm tốn.
Kể cả khi được cho nghỉ việc, thái độ khiêm tốn, học hỏi tiếp nhận góp ý sẽ giúp cho bạn có nhiều cơ hội làm việc và kết bạn tiếp theo kể cả không làm việc tiếp cùng nhau.
Nói về việc góp ý khi làm việc với nhau, có những khi các Thầy hay các bạn làm việc chung với mình tranh luận, góp ý nảy lửa kịch liệt nhưng mình luôn biết thực chất là chỉ để có một mục đích là để cho mình khá lên. Nếu mình không nhận ra điều đó thì đương nhiên là rất khó và hay gần như chẳng bao giờ có bạn tốt và thầy giỏi để làm việc chung.
Các bạn làm việc cùng mình cũng vậy. Những bạn làm việc giỏi xuất sắc luôn là người bị hay được mình góp ý, thậm chí mắng mỏ nhiều nhất. Ai không chịu được và hiểu nhau thì sẽ khó làm việc được với nhau lâu dài để ngày càng tốt lên.
Và mình vẫn phải nhắc lại về việc góp ý chân tình với ý định tốt giúp nhau khá lên, giúp nhau phát triển khác với tiêu cực chửi bới.
Mình cảm thấy rất cần nói và chia sẻ thêm rất nhiều với các bạn trẻ vì môi trường làm việc rất cạnh tranh ngày nay không có chỗ cho người vừa chưa giỏi vừa thiếu khiêm tốn.
Và cũng rất tình cờ mình đang viết bài này thì anh Hoành đã có bài: Dạy và học lãnh đạo.
Chúc các bạn khiêm tốn và làm việc giỏi.
Thu Hằng
Chị Hằng nói rất phải ạ. Em cám ơn chị.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Đúng vậy đó Hằng. Người nào giỏi teamwork thì đi đến nơi nào mới cũng làm học trò và tìm cách hòa mình vào team. Những người không rành teamwork, thường theo ý riêng của mình, bất cần team đang làm gì, hoặc đôi khi còn cãi lại team, muốn chỉ cho team cách “hay” của mình.
Những người yếu teamwork, cuộc đời của họ thường rất lận đận, vì họ luôn luôn đi một mình và không có team nào hỗ trợ.
ThíchThích
Anh nhớ lại là về sau này anh rành teamwork nhờ hai điều:
– Mẹ ạnh: Mẹ anh không có khái niệm gì về teamwork, nhưng lại rất giỏi teamwork.. Các bà bạn có kinh nghiệm hơn, rủ mẹ anh đi buôn, mẹ anh luôn nghe lời các bạn, và nếu bạn chia phần hơn cho bạn, mẹ anh không thắc mắc, cho rằng bạn biết mọi sự nên thế nào.
– Jesus: Anh yêu Jesus và học tính khiêm tốn của Jesis, người khiêm cung thì luôn teamwork giỏi (mặc dù anh là luật sư tranh tụng và là thầy dạy võ thuật chiến đấu (không phải võ thuật thể thao trình diễn) nên thường rất không khiêm cung, nhưng anh thích Jesus và con dường hèn mọn của Jesus.
Chiến binh khiêm cung là điều rất khó, nhưng anh muốn đi con đường đó,
ThíchĐã thích bởi 1 người
Em cảm ơn anh Hoành và chị Hằng đã chia sẻ!
E. Ngọc
ThíchThích