Monsanto, nhà sản xuất “Chất độc Da cam” mang GMO đến cho Nông nghiệp Việt Nam

Jeffrey Smith: “một cuộc diễu hành nguy hiểm rời xa chủ quyền quốc gia cho Việt Nam và nông dân Việt”

Đăng bởi Tin tức Nghiên cứu Toàn cầu

Global Research, ngày 14 tháng 4 năm 2015

Tháng 11 năm ngoái [năm 2014], Brian Leung, một nhà báo khu vực Đông Nam Á, đã quan sát vấn đề:

    “Việt Nam tiếp tục trải thảm đỏ cho những gã khổng lồ công nghệ sinh học nước ngoài, bao gồm cả cái tên Monsanto khét tiếng, để bán các giống ngô biến đổi gen (GMO) gây tranh cãi trong nước. Jeffrey Smith và các nhà phê bình khác nói rằng bằng cách chào đón Monsanto, Việt Nam đã quá tử tế đối với nhà sản xuất chính của Chất độc Da cam, chất diệt cỏ độc hại sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã để lại một di sản tàn phá vẫn tiếp tục gây thêm những nạn nhân ngày hôm nay.”

Theo tờ Just Means, một trang xuất bản trực tuyến của các tin tức về công ty trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững, năng lượng, y tế, giáo dục, công nghệ và đổi mới, đã thêm một bản cập nhật :

    Monsanto thấy một tiềm năng lớn tại Việt Nam như một thị trường chính của công ty, và có kế hoạch tăng đầu tư vào đất nước này trong tương lai. Juan Ferreira, phó chủ tịch của Monsanto cho biết đất nước này có một sự kết hợp của chất lượng đất tốt, quản trị tốt, và mời gọi sự ham muốn cho đầu tư, điều đó mở đường cho sự xâm nhập của các công nghệ tiên tiến.

Không đề cập đến GMO trực tiếp theo tên gọi – nhưng rất nhiều hoạt động để mở đường cho sự cho phép.

Ferreira cho biết, với công nghệ tiên tiến, có thể phát triển nông nghiệp bền vững bằng cách sử dụng nước và đạm (nitơ) với cùng một lượng tương tự hoặc ít hơn và đạt được năng suất cao hơn. Tên công nghệ không được nhắc đến. Cũng không nhắc đến kế hoạch của chính phủ Việt Nam năm 2006 (xem bài báo của Leung) để phát triển các loại cây trồng GMO như là một phần trong “Chương trình lớn cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.”

Vào tháng 8/2014 đã có thông báo chính thức rằng vụ mùa GMO đầu tiên của nước này sẽ được tiến hành vào năm 2015 và theo kế hoạch 30-50% đất nông nghiệp sẽ được canh tác với sinh vật biến đổi gen vào năm 2020. Bộ Nông nghiệp của nước này đã phê duyệt việc nhập khẩu bốn giống ngô biến đổi gen đủ điều kiện để làm thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc: MON 89034 và NK 603, sản phẩm của Việt Nam DeKalb (một công ty con của Monsanto-Hoa Kỳ), và GA 21 và MIR 162 của công ty Thụy Sĩ Syngenta. Bộ Môi trường Việt Nam đến nay đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho giống ngô MON 89034 và NK 603 của Monsanto và GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu canh tác thương mại hóa đại trà các vụ mùa biến đổi gen. Bộ đang xem xét cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho nhiều loại khác, ví dụ MIR 162. (1)

Việt Nam sẽ ném đi lợi thế lớn của đất nước như là một nhà sản xuất không biến đổi gen?

lúa bậc thangTheo New York Times, hiện đã có một sự đột biến trong phong trào người tiêu dùng từ chối của GMOs ở Mỹ, với các công ty thực phẩm tranh giành nhau để đảm bảo nguồn cung không biến đổi gen. Năm ngoái [2014], Trung Quốc đã từ chối không nhập 887 000 tấn ngô của Mỹ bởi vì nó là loại ngô MIR 162 của Syngenta (2) – một loại vừa được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Có thể nào những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở Mù Cang Chải, thuộc vùng đông bắc của Việt Nam [xem hình] lại bị lợi dụng cho kinh doanh nông nghiệp hoặc các hình thức khác của phát-triển-xấu?

GMOs trong tình trạng hiện tại không có gì để cung cấp giải pháp cho nạn đói ăn, giảm nghèo, hay tạo ra nông nghiệp bền vững, theo báo cáo của IAASTD.

lúa veterans

Các Đánh giá quốc tế về kiến thức nông nghiệp, Báo cáo Khoa học và Công nghệ cho Phát triển, một phân tích toàn diện về nông nghiệp và phát triển bền vững, kết luận rằng chi phí cao của các hạt giống biến đổi gen và các hóa chất, sản lượng không chắc chắn, và khả năng làm suy yếu an ninh lương thực địa phương đã khiến nó trở thành một lựa chọn rất tồi cho các nước đang phát triển trên thế giới. (3)

Như vậy sự giới thiệu ngô biến đổi gen của Monsanto và các thuốc diệt cỏ độc hại Roundup hay glyphosate được cài cắm để sử dụng cùng với các loại cây trồng của nó có thể có những hậu quả bi thảm, như chính những di sản của sản phẩm của Monsanto – Chất độc Da cam đã gây ra.

Theo Chemical Concern 2015.

Chú thích của người dịch:

(1) Hiện tại Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của nông nghiệp GMO, trong khi phong trào non-GMO và canh tác hữu cơ đang rất mạnh trên thế giới. Mỗi loại cây trồng biến đổi gen để có thể được trồng thương mại hóa tại VN cần có hai loại giấy phép: (i) giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi từ Bộ Nông nghiệp và (ii) giấy chứng nhận an toàn sinh học từ Bộ Tài nguyên Môi trường. Nhà nước Việt Nam cho biết Việt Nam đã âm thầm nhập ngô, đậu nành và các sản phẩm GMO hơn chục năm nay. Loại MIR 162 của Syngenta mới có giấy chứng nhận của Bộ NN&PTNT hồi tháng 8/2014, hiện tại chỉ đang chờ giấy chứng nhận an toàn sinh học của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Sơ lược về tiến trình cấp phép của các giống GMO đầu tiên:

Ngày 13/08/2014 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát cấp Giấy chứng nhận cho 4 loại ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/cho-phep-su-dung-ngo-bien-doi-gen-lam-thuc-pham-747253.tpo

Ngày 06/11/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 2 sản phẩm ngô biến đổi gen là sản phẩm GA21 của Công ty Syngenta Việt Nam và NK603 của Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto-Hoa Kỳ) để tiến tới nhân rộng trồng các sản phẩm này trong năm 2015.
http://www.vietnamplus.vn/cap-giay-chung-nhan-an-toan-sinh-hoc-cho-san-pham-ngo-bien-doi-gen/290013.vnp

Ngày 12/3/2015 Ba giống ngô BĐG đầu tiên được thương mại hóa của Cty Syngenta bao gồm NK66 Bt (mang sự kiện chuyển gen Bt11 kháng sâu đục thân); NK66 GT (mang sự kiện chuyển gen GA21 kháng thuốc trừ cỏ) và NK66 Bt/GT đã được Bộ NN-PTNT đặc cách công nhận giống cho các vùng trồng ngô trên cả nước.
http://nongnghiep.vn/chinh-thuc-thuong-mai-giong-ngo-chuyen-gen-post140215.html

(2) Vụ việc đình đám này đã khiến những nông dân của Hoa Kỳ thiệt hại ít nhất 1 tỷ USD và Syngenta đã phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện vì đã không thông tin đầy đủ về quá trình cấp phép tới nông dân gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề. Loại ngô biến đổi gen MIR 162 (tên thương mại Viptera) của Syngenta được Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 2010, bắt đầu ra thị trường vào năm 2011. Tuy nhiên năm 2013-2014 khi Trung Quốc khi phát hiện ra loại này mới đã không chấp nhận. Tàu chở ngô GMO này sau đó đã chuyển hướng sang Việt Nam. http://www.reuters.com/article/2014/02/06/china-corn-cancellation-idUSL2N0LB14G20140206

Sau đó nông dân Hoa Kỳ đã kiện Syngenta về thiệt hại này.
http://www.thonline.com/news/iowa-illinois-wisconsin/article_fcfbdd88-9297-5b5e-891d-40facd993b9f.html

Vụ kiện vẫn chưa có kết quả cuối cùng theo Reuters.
http://www.reuters.com/article/2015/02/13/syngenta-seed-counterclaims-idUSL1N0VN1FA20150213

(3) Một ví dụ lớn nhất cho việc “GMO làm suy yếu an ninh lương thực địa phương đã khiến nó trở thành một lựa chọn rất tồi cho các nước đang phát triển trên thế giới” là trường hợp của nông dân Ấn Độ. Giá cả tăng vọt của hạt giống cây bông biến đổi gen (Bt-cotton) cùng với sự phụ thuộc vào hóa chất, và năng suất không cao như hứa hẹn đã đẩy hàng trăm nghìn nông dân vào cảnh nợ nần, tuyệt vọng và tự tử. Năm 2012 các Bộ trưởng Ấn Độ lần đầu tiên thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa hạt giống biến đổi gen và tình trạng tuyệt vọng của nông dân Ấn Độ. (Ministry blames Bt cotton for farmer suicides).

Từ những sự việc ngày càng nghiêm trọng và sự liên kết giữa việc tự tử của nông dân Ấn Độ với GMO, chính phủ các bang đã lần lượt ra lệnh cấm hoàn toàn hạt giống biến đổi gen: Bt-cotton đã bị cấm tại bang Maharashtra vào năm 2012. Và bang Karnataka cũng cấm sự lưu hành hạt giống bông biến đổi gen Bt-cotton của công ty Mahyco-Monsanto vào năm 2014.

Người dịch: Phạm Thu Hường

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Monsanto, nhà sản xuất “Chất độc Da cam” mang GMO đến cho Nông nghiệp Việt Nam”

  1. Hi Thu Hường

    Cảm ơn những chia sẻ của Hường. Sáng Chúa nhật (12/ 5) mình nghe các mẹ trong Buôn Làng kể: “Ruộng lúa Buôn Làng mình năm nay nhiều cỏ có những người phải bỏ luôn.” Mình không tin và các mẹ đã dẫn mình ra xem và đúng như vậy.

    Những ruông lúa chỉ phun thuốc diệt cỏ một lần còn có thể nhổ nổi còn những ruông được phun thuốc diệt cỏ hai hoặc ba lần như những đám ruộng của gia đình Ba Tó thì cỏ nhiều và lên cao thành nguyên đám cỏ, đành phải bỏ ruộng!

    Mình đã xem những loại thuốc diệt cỏ anh em Buôn Làng dùng mình dùng thấy toàn công ty VN sản xuất. không hiểu những chuyện này có liên quan gì với ở đây không?

    Matta Xuân Lành

    Đã thích bởi 1 người

  2. Dạ chị Lành ơi,

    Việc cỏ nhiều và lên cao sau khi phun thuốc diệt cỏ nhiều khả năng là do loại cỏ đó đã tiến hóa kháng lại thuốc diệt cỏ đó ạ. Vấn đề này gặp phải ở cả nông nghiệp truyền thống sử dụng thuốc trừ sâu – diệt cỏ ở mức độ thông thường và nông nghiệp GMO quy mô lớn – sử dụng Glyphosate với lượng lớn và cũng đã phải đối mặt với vấn đề siêu cỏ dại-siêu côn trùng kháng thuốc. Hiện tại công nghiệp GMO của Hoa Kỳ đã thông qua một loại thuốc diệt cỏ mới mạnh hơn, 2,4-D là một thành phần chính của Chất độc Da cam, cho nên đã tạo ra một làn sóng phản đối dữ dội tại Mỹ. Nói chung nếu đã dùng thuốc diệt cỏ thì dù là GMO hay không đều rất phụ thuộc và bị tăng liều lượng theo thời gian.

    Vì thế mà em tin rằng hướng nông nghiệp bền vững phải không được phụ thuộc vào các loại hóa chất này – thuật ngữ hiện đại gọi là nông nghiệp hữu cơ – không GMO, không hóa chất, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không thuốc kích thích, không hormone tăng trưởng, v.v.. Chắc là sắp tới ĐCN sẽ giới thiệu nhiều hơn về hướng này đó chị ạ.

    em Hường

    Đã thích bởi 1 người

  3. Hi Thu Hường

    Cảm ơn comment của Hường cho mình hiểu phần nào về những vấn đề tương đối lạ đối với mình.

    Ngộ thiệt, cỏ mà cũng kháng thuốc diệt cỏ giống hệt như người vậy hể 😀

    Matta Xuân Lành

    Đã thích bởi 1 người

  4. Dạ đúng rồi chị, giống như người uống nhiều kháng sinh bị kháng thuốc đó ạ 🙂 Cách giải thích giống nhau luôn vì đều là hệ thống sống: thuốc diệt cỏ/ thuốc trừ sâu/ thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt đến 99.9% cỏ dại, côn trùng hoặc vi khuẩn, nhưng 0.1% sống sót có khả năng chống chịu và phát triển và có thể tạo ra những thế hệ sau thậm chí còn kháng thuốc mạnh hơn. Và đây cũng chính là luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hóa của Darwin về cơ chế đấu tranh sinh tồn ạ.

    (Tuy vậy lý thuyết của Darwin thì hoàn toàn không nhắc đến tâm linh ^^)

    em H

    Đã thích bởi 1 người

  5. Tình trạng Kháng kháng sinh đang ở mức báo động đỏ, vì không đâu như ở VN, ra hiệu thuốc muốn mua Kháng sinh rất dễ dàng không cần kê dơn của Bác sỹ. Việt nam là miếng mồi béo bở cho các công ty Dược đa quốc gia, Ân độ, Trung Quốc…Vì sự đễ dãi, luật pháp mình chưa rõ ràng, tạo kẻ hở cho các công ty Dược.

    Ở những nơi có nguy cơ nhiễm trùng và kháng kháng sinh cao như Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU), bỏng, phòng bệnh nặng, phòng mỗ. Tỷ lệ kháng thuốc rất cao, mang tầm quốc tế mà tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã báo động: Thuốc Kháng sinh chúng ta đã đi sau sự đột biến của vi khuẩn. Thật đáng lo ngại!!

    Đã thích bởi 1 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s