Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 1 (PHẦN 5)

Người dịch: Lê Thùy Dung
Biên tập: Đào Thu Hằng 

MỆNH LỆNH NĂNG LƯỢNG BẮT BUỘC:
100% TÁI TẠO NGAY BÂY GIỜ

CHƯƠNG 1: Không Có Lựa Chọn Nào Khác Ngoài Năng Lượng Tái Tạo (Phần 5)

1B. Nhận định sai lầm: Bản chất ngầm của tư duy truyền thống về năng lượng (tiếp theo phần trước)

Bảng số liệu dưới đây thống kê số lượng nhà máy được lắp đặt trong tương quan với điều kiện địa lí từng bang nước Đức. Kết quả thực sự đáng kể: số lượng nhà máy dao động từ cứ 5.6 km thì có một nhà máy ở bang Schleswig-Holstein cho đến 183.7 km mới có một nhà máy ở bang Bavaria. Tỉ trọng đóng góp của điện gió của các bang vào tổng tiêu thụ điện ròng của Liên bang Đức dao động từ 47% ở Saxony-Anhalt, 41% ở Mecklenburg West-Pomerania, gần 40% ở Schleswig-Holstein và 38% ở Brandenburg (Saxony-Anhalt và Brandenburg đều là những bang trong đất liền), cho tới chỉ 2% ở Hessen và 0.8% tại Bavaria và Baden-Wiirttemberg.

Những sự khác biệt này chỉ có thể lý giải theo yếu tố chính sách: những bang có mật độ nhà máy điện gió thấp nhất là những bang đang có những động thái ngăn cấm về chính trị đối với năng lượng tái tạo.

Bảng 1: Tiềm năng đóng góp hàng năm của các nhà máy điện gió (WPP) vào lượng tiêu thụ điện ròng (của Liên Bang Đức)

Bảng 1 - Imperative

Nếu trong những năm vừa qua, tất cả liên bang tiến hành những quy trình cấp phép giống như Saxony-Anhalt, nơi mà cứ mỗi 9.1 km có một nhà máy điện gió thì nước Đức đã có thể có 37 000 nhà máy vào năm 2009 thay vì con số hiện tại 21 164, với công suất lắp đặt tối thiểu (công suất trung bình 1.2 MW) sẽ là 44 000 MW. Tỉ trọng nhà máy điện gió đóng góp vào lượng tiêu thụ ròng có thể sẽ là 16% thay vì mức hiện tại 9%. Hơn thế nữa, nếu như trong 10 năm tới những trở ngại cho sự phát triển được tháo dỡ tại những vùng tụt hậu, và giả sử năng suất trung bình một nhà máy là 2.5 MW, năng lượng điện gió có thể đóng góp gần 50% nguồn cung cấp điện cho Đức.

Khi chúng ta cân nhắc về tiềm năng đang phát triển của điện mặt trời bên cạnh lượng điện sản xuất từ khí sinh học (biogas), năng lượng địa nhiệt, số lượng ngày càng nhiều những nhà máy điện gió cỡ nhỏ được lắp đặt ngay bên cạnh hoặc gắn vào những tòa nhà (cho sự phát triển theo hướng này, hàng loạt hệ thống công nghệ mới hiện đang dần ra mắt thị trường), và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là vai trò ngày càng lớn của những nhà máy thủy điện nhỏ, thì ý tưởng về gia tăng sự đóng góp của năng lượng tái tạo vào nguồn cung cấp điện từ 16% đến 60% trong vòng một thập kỉ không phải là viễn cảnh không tưởng, mà thực sự là một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được. Chỉ riêng những biện pháp này cũng đã giúp năng lượng tái tạo đóng góp cho tổng tiêu thụ điện từ mức hiện tại của nước Đức từ 10% lên đến hơn 40%.

Nếu điều này được đồng thời thực hiện cùng với sự tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng thêm khoảng 30% trong vòng 10 năm thì năng lượng tái tạo sẽ có thể đóng góp đến hơn 70%. Khi đó sự chuyển đổi hoàn hoàn của cả hệ thống cung cấp năng lượng điện vào năm 2030 có thể đạt được dễ dàng. Nỗ lực cần thiết này (cùng với việc áp đặt về thẩm mỹ cho các nhà máy điện gió) là ít hơn rất nhiều so với sự áp đặt lên xã hội nếu, thay vào đó, chúng ta vẫn tiếp tục phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân hoặc than đá.

Sự bi quan cố hữu của chuyên gia

Việc những công nghệ mới đón nhận những đánh giá sai lầm ban đầu mà về sau những đánh giá này nghe rất khó tin là chuyện không có gì lạ. Đó là một phần của lịch sử phát triển công nghệ, kinh tế, chính trị của chúng ta, và là sự thể hiện của tính bi quan đặc trưng của bộ phận chuyên gia gắn với quan điểm đánh giá truyền thống.

Năm 1878, Western Union, sau này là công ty viễn thông lớn nhất nước Mỹ đã tuyên bố: “Chiếc điện thoại có quá nhiều hạn chế nghiêm trọng để sử dụng như một phương tiện truyền thông. Mẫu thiết bị này, theo đúng bản chất, thật không giúp ích được gì cho chúng ta”. Năm 1895, Lord Kelvin, sau này là Chủ tịch Hiệp hội Hoàng gia Anh, giải thích rằng không ai có thể chế tạo ra những máy bay nặng hơn không khí. Nói về việc thêm tiếng động vào cho phim, năm 1927, Hary M. Warner, nhà sản xuất phim lớn ở Mỹ, từng hỏi: “Đứa quái nào lại muốn nghe lời diễn viên nói cơ chứ?”.

Kel Olsen, người đứng đầu Tập đoàn thiết bị điện tử DEC, một trong những công ty lớn đầu tiên sản xuất máy vi tính của nước Mỹ phát biểu năm 1977: “Chẳng có lí do gì để mỗi cá nhân phải có một chiếc vi tính tại nhà cả”. Năm 1982, IBM, sau này là công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, quyết định từ chối mua Microsoft vì thương vụ được đánh giá là không đáng giá đến 100 triệu đô như giá chào bán. Tại thời điểm đó IBM đã sai lầm tin rằng tương lai của máy tính nằm ở bộ vi xử lý tập trung.

Năm 1980, khi đang thực hiện dự án với công ty truyền thông khổng lồ AT&T tại Mỹ, tập đoàn tư vấn toàn cầu McKinsey dự đoán sẽ chỉ có khoảng 0.9 triệu chiếc điện thoại được đưa vào sử dụng tại Mỹ vào năm 2000, nhưng con số thực tế vào thời gian đó là 109 triệu. Không một công ty xe hơi nào nhận ra vai trò quan trọng của xe hơi điện mãi cho đến năm 2000, họ mới bắt đầu gấp rút sản xuất hàng hoạt xe hơi điện càng nhanh càng tốt.

Những sai lầm trên là kết quả của lối tư duy cứng nhắc, xu hướng suy nghĩ hạn hẹp của các chuyên gia có tiếng, là sự thất bại trong việc thấu hiểu nhu cầu con người. Và, cuối cùng nhưng rất quan trọng, những điều đó cũng là hệ quả của việc đánh giá thấp động lực của thị trường cho các công nghệ mới, thị trường không chỉ dựa vào một vài người mua độc quyền mà hơn hết đó là thị trường được vận hành bởi đông đảo cá nhân người tiêu dùng, những người luôn nhận ra giá trị cho chính họ.

(còn tiếp)

© 2014 copyright Verlag Antje Kunstmann GmbH

Permission granted for translating into Vietnamese and publishing solely on dotchuoinon.com for non-commercial purposes.

Bản quyền bản dịch:  dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc – CHƯƠNG 1 (PHẦN 5)”

  1. Em đồng ý với anh Hoành. Và không dễ để vượt qua điều này trong mọi lĩnh vực ở khắp nơi. Nếu Scheer không cương quyết swept away những cynical và sự bi quan cố hữu thì sẽ không thể có thành tựu ngày này.

    Hôm trước anh Hoành nói vụ kiên với AT&T, em đã nhớ ngay là đến đoạn này Scheer sẽ nói về AT&T 🙂

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s