Mừng ngày Quốc khánh – Tuyên ngôn Độc lập

Chào các bạn,

Ngày 2 tháng 9 là Ngày Độc Lập của nước ta — ngày chúng ta tuyên bố độc lập khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Đây là độc lập mà nhân dân Việt Nam giành được từ tay những kẻ thống trị, chứ không phải được họ trao cho. Chúng ta phải hãnh diện về điều đó.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bản văn nói lên tiếng nói độc lập và tự trị của nước ta với thế giới. Nhân kỷ niệm ngày Tuyên Ngôn Độc Lập ra đời, hãy nghe lại Tuyên Ngôn trong video sau đây, do chính cụ Hồ đọc năm 1945. Sau video là bản Tuyên Ngôn Độc Lập tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh.

Kính mời!


Tuyên Ngôn Độc Lập

Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

.

Declaration of Independence

(SEPTEMBER 2, 1945)

“All men are created equal. They are endowed by their Creator with certain inalienable rights, among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness”

This immortal statement was made in the Declaration of Independence of the United States of America m 1776. In a broader sense, this means: All the peoples on the earth are equal from birth, all the peoples have a right to live, to be happy and free.

The Declaration of the French Revolution made in 1791 on the Rights of Man and the Citizen also states: “All men are born free and with equal rights, and must always remain free and have equal rights.” Those are undeniable truths.

Nevertheless, for more than eighty years, the French imperialists, abusing the standard of Liberty, Equality, and Fraternity, have violated our Fatherland and oppressed our fellow-citizens. They have acted contrary to the ideals of humanity and justice. In the field of politics, they have deprived our people of every democratic liberty.

They have enforced inhuman laws; they have set up three distinct political regimes in the North, the Center and the South of Vietnam in order to wreck our national unity and prevent our people from being united.

They have built more prisons than schools. They have mercilessly slain our patriots- they have drowned our uprisings in rivers of blood. They have fettered public opinion; they have practised obscurantism against our people. To weaken our race they have forced us to use opium and alcohol.

In the fields of economics, they have fleeced us to the backbone, impoverished our people, and devastated our land.

They have robbed us of our rice fields, our mines, our forests, and our raw materials. They have monopolised the issuing of bank-notes and the export trade.

They have invented numerous unjustifiable taxes and reduced our people, especially our peasantry, to a state of extreme poverty.

They have hampered the prospering of our national bourgeoisie; they have mercilessly exploited our workers.

In the autumn of 1940, when the Japanese Fascists violated Indochina’s territory to establish new bases in their fight against the Allies, the French imperialists went down on their bended knees and handed over our country to them.

Thus, from that date, our people were subjected to the double yoke of the French and the Japanese. Their sufferings and miseries increased. The result was that from the end of last year to the beginning of this year, from Quang Tri province to the North of Vietnam, more than two rnillion of our fellow-citizens died from starvation. On March 9, the French troops were disarmed by the lapanese. The French colonialists either fled or surrendered, showing that not only were they incapable of “protecting” us, but that, in the span of five years, they had twice sold our country to the Japanese.

On several occasions before March 9, the Vietminh League urged the French to ally themselves with it against the Japanese. Instead of agreeing to this proposal, the French colonialists so intensified their terrorist activities against the Vietminh members that before fleeing they massacred a great number of our political prisoners detained at Yen Bay and Cao Bang.

Not withstanding all this, our fellow-citizens have always manifested toward the French a tolerant and humane attitude. Even after the Japanese putsch of March 1945, the Vietminh League helped many Frenchmen to cross the frontier, rescued some of them from Japanese jails, and protected French lives and property.

From the autumn of 1940, our country had in fact ceased to be a French colony and had become a Japanese possession.

After the Japanese had surrendered to the Allies, our whole people rose to regain our national sovereignty and to found the Democratic Republic of Vietnam.

The truth is that we have wrested our independence from the Japanese and not from the French

The French have fled, the Japanese have capitulated, Emperor Bao Dai has abdicated. Our people have broken the chains which for nearly a century have fettered them and have won independence for the Fatherland. Our people at the same time have overthrown the monarchic regime that has reigned supreme for dozens of centuries. In its place has been established the present Democratic Republic.

For these reasons, we, members of the Provisional Government, representing the whole Vietnamese people, declare that from now on we break off all relations of a colonial character with France; we repeal all the international obligation that France has so far subscribed to on behalf of Vietnam and we abolish all the special rights the French have unlawfully acquired in our Fatherland.

The whole Vietnamese people, animated by a common purpose, are determined to fight to the bitter end against any attempt by the French colonialists to reconquer their country.

We are convinced that the Allied nations which at Tehran and San Francisco have acknowledged the principles of self-determination and equality of nations, will not refuse to acknowledge the independence of Vietnam.

A people who have courageously opposed French domination for more than eighty years, a people who have fought side by side with the Allies against the Fascists during these last years, such a people must be free and independent.

For these reasons, we, members of the Provisional Government of the Democratic Republic of Vietnam, solemnly declare to the world that Vietnam has the right to be a free and independent countryÑand in fact it is so already. The entire Vietnamese people are determined to mobilise all their physical and mental strength, to sacrifice their lives and property in order to safeguard their independence and liberty.

_____

Source: Ho Chi Minh, Selected Works (Hanoi, 1960-1962), Vol. 3, pp. 17-21.

* Note, the Democratic Republic of Vietnam has been renamed The Socialist Republic of Vietnam.

Một suy nghĩ 9 thoughts on “Mừng ngày Quốc khánh – Tuyên ngôn Độc lập”

  1. Dear Anh Hai

    Em cảm ơn anh Hai đọc bài này em hiểu được phần nào cái giá chúng ta phải trả để có được nền tự do đôc lập vì vậy em rất tâm đắc hưởng ứng lời mời gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

    Em M Lành

    Thích

  2. Em cảm ơn anh Hoành với bài viết mừng ngày Quốc khánh!

    Cũng nhân đây, em mong anh Hoành và các bạn ở Đọt Chuối Non có thể chia sẻ với em về việc Dạy và Học Lịch sử được không?

    Em là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử. Lịch sử rất hay, nhưng để dạy hay môn sử thật không dễ. Em vẫn thường trăn trở giữa viêc dạy để trò biết và yêu lịch sử, với việc dạy để trò làm bài thi, điều đó rất khác nhau đấy ạ. Với cách thức thi môn Lịch sử như hiện nay thì buộc học trò “phải học”, nên nhiều trò không thích môn sử cũng đúng thôi!

    Các Anh Chị Em trong Đọt Chuối Non nhà mình nghĩ gì về việc Dạy và Học Lịch sử, và ai có đóng góp giúp em/các thầy, cô giáo dạy môn sử tốt hơn vui lòng chia sẻ được không ạ?

    Chúc anh Hoành và cả nhà Đọt Chuối Non tuần làm việc hiệu quả! 🙂

    Thích

  3. Hi Na Xanh,

    Lịch sử là một câu truyện, và các dữ kiện rời rạc liên kết với nhau thành một tiểu thuyết rộng lớn. Nếu em giúp cho các học trò thấy được các liên kết đó, do chính tư duy của em hoặc, hay hơn, và tư duy của học trò, thì học trò sẽ thích học.

    Tuy nhiên, ở VN chúng ta có thêm một vấn đề, là Đảng ta chỉ thích giải thích lịch sử một chiều kiểu của Đảng, không muốn học trò suy luận tự do và cũng không muốn học trò biết các dữ kiện có thể trái với tư duy của Đảng. Điều này thì anh không có giải pháp, trừ khi Đảng đổi tư duy.

    Thích

  4. Dear chị Na Xanh và anh Hoành,

    Chủ đề về môn học Lịch sử này rất thiết thực ạ, hiện tại sau 12 năm tốt nghiệp PTTH em mới trở nên vô cùng yêu Lịch sử và say sưa đọc các tài liệu về những chuyện xảy ra trong Thế chiến I, Thế chiến II và nguyên nhân, Lịch sử VN và những tư tưởng từ Phan Châu Trinh cho đến Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, tư tưởng trong cách mạng giai cấp, cải cách ruộng đất và nguyên nhân thất bại của hợp tác xã, lý do tại sao phải chuyển sang kinh tế thị trường, và “định hướng XHCN” nghĩa là gì…

    Những điều này trái ngược hoàn toàn với em của ngày phổ thông chán ngán trong những tiết học Lịch sử. Bởi vì những tiết học đó chỉ bắt em học về những “bài học đã được rút ra trong lịch sử dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Cách Mạng”, đã tìm ra con đường đúng đắn đi lên CNXH như thế nào, và sự sụp đổ của Xô Viết là do “một số sai lầm trong khi áp dụng lý thuyết Mac Lê”, và Việt Nam đã linh động như thế nào khi tìm ra con đường “quá độ lên CNXH” cách riêng của VN.

    Bởi vì cách dạy học đó khiến em tưởng rằng không còn cần xem lại lịch sử để rút ra bài học gì nữa cả, chiến tranh là tất yếu, quân đội là tất yếu, cách mạng là tất yếu, con đường CNXH là đúng đắn nhất rồi, cứ thế mà “đi lên” thôi! Bởi vậy em đã không có động lực để học, vì học để làm gì nếu không cần tìm kiếm điều gì từ lịch sử cho hiện tại cả?

    Nhưng bây giờ em vô cùng yêu Lịch sử, bởi vì Lịch sử là Sự thật, những gì đã xảy ra là Sự thật khách quan, và tùy cách nhìn nhận nông sâu đối với nguyên nhân của các vấn đề xã hội đã xảy ra đó, phân biệt giữa người thông thái và kẻ khờ dại. Việc học Lịch sử là để tìm hiểu Lịch sử đúng như những gì đã xảy ra, dưới những góc nhìn cởi mở, trung thực và bình luận sâu sắc. Chiến tranh đã vẫn còn tiếp diễn cho đến hôm nay, chứng tỏ rằng con người đã chưa học được điều gì từ Lịch sử cả!

    Em chia sẻ vài cảm nghĩ của mình ạ
    Em Hường

    Thích

  5. Hi chị Na Xanh và cả nhà,

    Em cũng rất yêu môn lịch sử từ hồi đi học. Có điều em luôn thích và học tốt lịch sử thế giới hơn VN, vì em cảm thấy cách dạy lịch sử VN có gì không ổn em không học được. Và em tự học, tự tìm hiểu nhiều hơn là học được ở trường vì em không nhớ gì cả :D. Học thuộc đi thi rồi quên. Bây giờ nhìn lại thì thấy một lý do lớn như anh Hoành có đề cập.

    Em thấy có 1 link này học về lịch sử thế giới rất thú vị sinh động, mời cả nhà cùng tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=oPf27gAup9U&list=PLBDA2E52FB1EF80C9&index=10

    Thích

  6. Hi chị Na Xanh và anh Hoành,

    Em cũng có chung suy nghĩ với anh Hoành, nhưng một phần cũng từ kinh nghiệm dạy học của mình. Để làm cho một bài học lịch sử sinh động thì người giáo viên ngoài việc sâu chuỗi các sự kiện thành một câu chuyện logic, sâu sắc và thú vị, thậm chí là kịch tính ( mà chính bản thân người giáo viên cũng rất yêu thích) thì còn có các hoạt động để học sinh trở nên hào hứng hơn trong lớp học ví dụ:

    – Đưa học sinh đi đến các bảo tàng lịch sử, di tích lịch sử, tìm hiểu, viết một bài văn ngắn về những nơi này. Học sinh được tự mình chạm tay, sờ, đọc, hỏi, ghi chép và tìm hiểu từ thực tế không thông qua sách vở.

    – Đóng kịch: học sinh có thể tự sáng tạo ra một vở kịch với các nhân vật lịch sử và bối cảnh lịch sử trên lớp học

    – Hát: lồng các bài hát về lịch sử trong từng giai đoạn với vở kịch ngắn mà học sinh dựng nên, hoặc đơn giản, một bài hát trong giờ nghỉ giữa giờ có thể giúp học sinh kích thích trí tưởng tượng, lời bài hát đôi khi giúp học sinh có thể tăng thêm lòng yêu nước

    -Gặp gỡ nhân vật lịch sử: tổ chức các buổi gặp gỡ với các nhân vật lịch sử những người đã từng tham gia cuộc chiến và hiện tại vẫn còn sống. Đưa học sinh đi gặp những nhân vật lịch sử này để nói chuyện, đặt câu hỏi và tìm hiểu thêm từ nhân chứng sống.

    – Đặt ra các bài văn nghị luận nhỏ, yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin và sưu tầm các nguồn thông tin mà học sinh có: sách, báo, đài, internet. Internet là một kho dữ liệu khổng lồ thời nay và học sinh có thể tìm bất cứ lúc nào.

    – Tạo các cuộc tranh luận về một chủ đề, học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau cho cùng một sự kiện dưới cảm nhận của riêng mình. ( Điều này đòi hỏi giáo viên phải làm người moderator rất tốt và chuyển hướng theo hướng tích cực và xây dựng) …

    – Giao cho học sinh về nhà tìm hiểu nhân vật, sự kiện mà học sinh yêu thích, sau đó trình bày trước lớp. Học sinh có thể tận dụng mọi khả năng của mình ( powerpoint, tranh, ảnh, âm nhạc) để làm cho bài trình bày hấp dẫn và bài trình bày sẽ dựa trên số vote của các bạn trong lớp…

    V.v….
    Tạm thời em có vài ý tưởng như vậy.
    Chúc chị Na Xanh có nhiều bài dạy và học môn lịch sử trở nên thú vị hơn.
    E.Thuận

    Thích

  7. Hi chị Na Xanh và cả nhà,

    Em cám ơn chị đã chia sẻ những trăn trở trong việc dạy và học lịch sử. Em cũng xin góp ý một tí.

    Em bắt đầu yêu thích lịch sử từ khi được đọc các tiểu thuyết lịch sử. Chẳng là hồi học Đại học, tình cờ em được đọc tiểu thuyết Đất Việt Trời Nam – bộ 3 tập của tác giả Đan Thành, nói về nước Việt thời Trần. (Chị có thể xem phần giới thiệu bộ sách ở đây ạ).

    Nhờ đọc bộ tiểu thuyết này mà em có được một chút hình dung về thời Trần. Những nhân vật lịch sử vô hồn được thay thế bằng những con người đầy tâm tư và cảm xúc; những số liệu khô khan được thay thế bằng những câu chuyện sinh động và tiếp nối. Em cảm thấy mình học được rất nhiều qua các tiểu thuyết như vậy.

    Còn về lịch sử VN và lịch sử thế giới thời cận đại (1858-1945) và hiện đại (1945-2000) thì em đang tìm hiểu dựa vào những liên kết mà anh Hoành có nói, những bài viết, comment của chị Hường, anh Kiệt, anh Hoành và các anh chị em khác trong ĐCN. Nếu chị muốn dạy học trò biết và yêu lịch sử thì em nghĩ đây là hướng nghiên cứu rất hay.

    Chúc chị có nhiều học trò yêu lịch sử.

    Thích

  8. Hi các Anh Chị Em ĐCN nhà mình,

    Em xin cảm ơn những chia sẻ của cả nhà về việc dạy và học Lịch sử.

    Em rất mừng khi được mọi người chia sẻ những kinh nghiệm, những quan điểm về dạy, học, nghiên cứu, tiếp cận lịch sử như anh Hoành, chị Hường, chị Hương, chị Hằng, chị Thuận đã nêu. Em chưa có tầm nhìn lớn và sâu sắc như anh Hoành được nhỉ (em nể anh quá :))

    Em cũng thích đọc các tiểu thuyết lịch sử như là chị Hương đã giới thiệu đấy, như thế lịch sử sinh động và hay hơn bao nhiêu 🙂

    Chị Thuận cũng là giáo viên dạy sử ạ? Những kinh nghiệm chị chia sẻ thiết thực và rất thú vị, nếu áp dụng được sẽ dạy và học lịch sử hay hơn. Theo em thấy, với sinh viên ĐH, CĐ thì các cách dạy/học đó dễ áp dụng, còn với bậc phổ thông thì em thấy có nhiều yếu tố chi phối (chương trình học, thời lượng môn học, đề thi …) nên có thể khó thực hiện hơn ạ.

    Link chị Hằng giới thiệu là một cách tiếp cận/dạy/học lịch sử rất thú vị (dù em chỉ xem hình ảnh và đoán/hiểu chút ít, chứ em không nghe được vì họ nói tiếng Anh, – khoản tiếng Anh này thì em xấu hổ quá !! ).

    Đây là những gợi mở rất hay cho em, em cảm ơn cả nhà ạ!

    Chúc cả nhà theo dòng lịch sử khám phá được nhiều điều hay! 🙂

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s