Trái tim của thánh nhân

Chào các bạn,
sacredheartoftheworld
Nếu ta thấy hai con kiến tranh dành một con sâu và đánh nhau chí chóe, có lẽ ta sẽ mỉm cười tội nghiệp cho hai con kiến ngớ ngẩn không biết sống chung hòa bình.

Nếu ta lấy con mắt Phật (Phật nhãn) hay con mắt Chúa, đứng ở trên cao nhìn xuống, thấy con người tranh chấp về mọi quyền lợi, tài sản, danh tiếng, triết lý đúng sai, chính trị đúng sai, thì chúng ta cũng sẽ tội nghiệp cho sự ngớ ngẩn của loài người như thế.

Còn ở trong đối đãi, nhị nguyên, hai phía—đúng sai, thật giả, tốt xấu—là còn mê.

Vượt qua được vòng mê, thấy cái si mê, cái khổ, của con người—loài người là một biển mê lớn—thì đó là cái nhìn giác ngộ của Phật của Chúa.

Cái nhìn này thật là khó có. Nhưng cũng không thật là khó, nếu ta “nhìn” đời sống của con người với con mắt bình đẳng, không phân biệt ai đúng ai sai, ai tốt ai xấu, mà chỉ “nhìn” điều người ta làm, thì có lẽ một ngày nào đó ta có thể thấy được con người nói chung, kể cả chính ta, rất ngờ nghệch đến thế nào.

Nếu bạn biết tội nghiệp cho sự ngờ nghệch và khổ đau của chính mình, thì có lẽ bạn có thể tội nghiệp cho sự ngờ nghệch và khổ đau của toàn nhân loại. Và có lẽ nhờ đó bạn có thể yêu toàn nhân loại và không còn muốn thấy thế giới này còn bất kì loại tranh chấp nào.

Và đó là trái tim của Phật, của Chúa.

Chúc các bạn một trái tim rộng mở.

Mến,

Hoành

© copyright 2013
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 9 thoughts on “Trái tim của thánh nhân”

  1. Khi đang bị gia hình trên cây thập tự giá, Chúa Jesus đã nói: “Xin Cha hãy tha thứ cho những kẻ ấy, vì họ không hề biết những gì họ đang làm”.

    Có phải bài học ở đây là chúng ta cần học hỏi và thực hành như Chúa Jesus, tức là tha thứ những lỗi lầm, sai trái của người khác vì họ đã làm những điều ấy từ chỗ thiếu hiểu biết của họ trong phút giây đó ?

    Mọi người đều có Tâm Không như nhau. Nhưng còn là phàm nhân như chúng ta, do nhiều nghiệp duyên, tâm ai mà không bao giờ bị tam độc tham sân si xâm nhập, chi phối, điều khiển ? Bởi tất cả chúng ta đều đang sống trong biển mê và mấy ai mấy lúc được giác ?

    Vậy, xin mở rộng trái tim…mà dung mà thứ cho nhau.

    Thích

  2. Hôm nay mình thấy có điều mâu thuẫn, vì con người vừa thông minh hơn lại vừa mê hơn loài kiến rất rất nhiều lần (?).

    Loài kiến ít khi đánh nhau. Nếu có, thì vì lý do rất thiết thực, bức xúc, như phải tranh giành miếng ăn.

    Còn con người thì có vô số lý do để ghét nhau, dìm nhau, chưởi nhau, đánh nhau, giết nhau…Có rất nhiều lý do rất chi là trừu tượng, vô duyên…

    Nhiều người mê và không biết mình mê, bởi khi mê làm sao biết mình mê ? Nhiều người biết mình lúc tỉnh lúc mê hay tỉnh ít mê nhiều, họ đi tìm thuốc chữa mê, nhưng rồi lại tiếp tục ghét, chưởi, đánh, giết nhau, vì thuốc nầy thuốc kia…

    Mình trộm nghĩ, ít nhất là có một loại thuốc mà mình và nhiều người nên dùng ngay, có lẽ đó là thuốc “xả” chăng?

    Lại lảm nhảm, hay là mình đang mê ?

    Thích

  3. Anh Thảo không mê 🙂
    Anh Thảo nói rất đúng,đôi khi con người không nhu cầu ăn nhưng vẫn sát hại,ví dụ,săn bắn cho vui, ngồi tâm sự với người yêu bối rối nhổ hết cả túm cây cỏ …
    Theo em hiểu thì con người có đầy đủ các khả năng ,tiến hoá về ý thức hơn kiến rất nhiều,nên nhu cầu cũng phức tạp hơn 🙂
    Tuy nhiên,người có thể đi xuống thành thú, nhưng cũng thể thành Phật :),kiến thì mãi vẫn là kiến .

    Thích

  4. Anh Thảo,

    Có nhiều điều mâu thuẫn là đã đến gấn Bát Nhã. Tỉnh hay mê, đó là đối đãi, nhị nguyên.

    Tỉnh là mê, mê là tỉnh, đó là Bát Nhã.

    Hỏi răng tỉnh hay mê là bắt đầu bước vào Bát Nhã.

    Khi tâm tĩnh lặng hoàn toàn, không còn lệ thuộc vào ngôn từ và công thức, vượt lên cả tỉnh mê, thì đó là Bát Nhã–lây tâm tĩnh lặng mà sống, dù mình đang ngồi thiền hay đang chiến đấu trên chiến trường.

    Thích

  5. Dear Anh Hai

    Khi đề cập đến “Trái tim của thánh nhân” làm em nhớ đến lời của Thánh Paul: “Anh em hãy vui với người vui, hãy khóc với người khóc” nghĩa là phải có một trái tim biết sẵn sàng sẻ chia vui buồn với mọi người và của mọi người.

    Với trải nghiệm của bản thân em: Để có được trái tim như vậy đòi em phải biết tha thứ, phải có cái nhìn không xét đoán vì con người thường chú ý đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác, mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ.

    Và để luyện tập cho mình có được trái tim rộng mở bản thân em mỗi ngày phải học cho được:

    “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, em đừng quá chú trọng vào vết đen nhưng hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảnh sạch mà em còn có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.”

    Em cảm ơn Anh Hai với lời cầu chúc em hằng ấp ủ; “Chúc các bạn một trái tim rộng mở”

    Em M Lành

    Thích

  6. Cảm ơn Phong Lan và anh Hoành!

    Đọc chia sẻ của mattaxuanlanh mình thấy Thánh Paul nói đúng như lời Phật: “Anh em hãy vui với người vui” – chính là Hỷ – và “hãy khóc với người khóc” – chính là Bi.

    Có phải Phật hay Chúa đều dạy con người chúng ta những điều như nhau, chỉ là cách nói khác chút thôi?

    Thích

  7. Cám ơn Anh Hoành và cầu mong Anh luôn khỏe!
    @Chị Lành: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, em đừng quá chú trọng vào vết đen nhưng hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảnh sạch mà em còn có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.”
    Khi đọc chia sẻ của chị,e lại hình dung trong lúc nói chuyện với khách hàng hay điện thoại,có khi dùng 1 tờ giấy nháp đã chằng chịt trên đó rồi. Nhưng vẫn còn khoảng trống rất nhỏ để có thể ghi được thì vẫn cố gắng để dùng. Cũng để thấy rằng trên đời, mọi vật, mọi cỏ cây, sinh linh đều có ích với đời. Quan trọng mình có nhìn nhận thật khách quan hay không, mình có nhảy ra được khỏi cái tôi hay không. Mà tất cả ở “tĩnh lặng” như Anh Hoành vẫn thường chia sẻ.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s