Đỗ Hồng Thuận gặp Đại Sứ Tây Ban Nha

 

Hà Nội (21/3/2013)

Từ phải: Ứng cử viên Đại sứ Du lịch Đỗ Hồng Thuận, Đại sứ Tây Ban Nha Fernando Curcio, Bí thư thứ nhất Laura Oroz Vlibarri
Từ phải: Hồng Thuận, Đại sứ Tây Ban Nha Fernando Curcio, Bí thư thứ nhất Laura Oroz Vlibarri

Hôm nay, Ứng cử viên Đại sứ Du lịch Đỗ Hồng Thuận và trợ lý Phạm Thu Hương đã gặp Đại sứ Tây Ban Nha Fernando Curcio và Bí thư thứ nhất, chị Laura Oroz Vlibarri, chuyên trách về mảng văn hóa, để bàn về hợp tác và trao đổi văn hóa. Buổi thảo luận dài 45 phút đã diễn ra trong không khí thật là thân thiện.

Đại sứ Curcio cho biết Đại Sứ Quán có các hoạt động quảng bá văn hóa Tây Ban Nha thường xuyên với Bộ VHTT, các trường Đại Học, và tổ chức văn hóa của Việt Nam.

Đọc tiếp Đỗ Hồng Thuận gặp Đại Sứ Tây Ban Nha

Em đi giữa biển vàng

 

Chào các bạn,
1351771114_cotrang
Quê mình vẫn thường được gọi là quê lúa. Khắp nơi toàn trồng lúa. Những cánh đồng lúa xanh rì hay vàng ươm nhìn thật thích mắt. Xung quanh là những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ, những chị cò trắng thong thả bay ngang qua, khói bếp lam nhạt nhà ai bay lên từ xa xa.. Nhắc đến tên quê là mọi người thường bảo, à, “chị Hai năm tấn, quê ở Thái Bình” đó à?! 🙂

Nhưng mình ít khi được về quê. Nên có một bài hát mà mỗi lần mình nghe, mình lại nhớ quê lúa của mình.

Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay…

Đọc tiếp Em đi giữa biển vàng

Muốn vào được nước thiên đàng…

Chào các bạn,
nguoiduatin-tre-em
Muốn vào được nước thiên đàng, thì hãy như trẻ em. Câu này Chúa Giêsu nói và ai cũng biết. Nhưng chẳng mấy ai thực hành, vì chẳng mấy ai tin vào nó. Mà nếu có ai thực hành thì họ thường phá câu đó bằng cách thêm vào chữ “nhưng”–Muốn vào được nước thiên đàng, thì hãy như trẻ em, nhưng…

Mình rất không ưa chữ “nhưng” trong những vấn đề tâm linh, vì nó thường làm cho các tư duy tuyệt vời trở thành tầm thường và vô dụng.

Đọc tiếp Muốn vào được nước thiên đàng…

Dành sữa cho em

 

Chào các bạn,
anh9
Trong nhà Lưu Trú Buôn Hằng năm học NK 2012 – 2013 là năm học đầu tiên các em đến ở, vì là nhà mới nên cũng còn thiếu nhiều thứ, hơn nữa trong Buôn Làng lại không có dịch vụ mang thức ăn đến tận nhà như ở phố, nên mình sắm một tủ đông đá hai ngăn: một ngăn đông lạnh và một ngăn đông đá để đựng thực phẩm dự trữ, và mình dạy cho các em cách sử dụng cũng như bảo quản để các em có thể tự do sử dụng.

Khi về nhận phụ trách Lưu Trú Buôn Hằng mình được toàn quyền quyết định về việc nhận các em cũng như các chi phí các em cần đóng khi các em vào ở nhà Lưu Trú, và trước khi mình đến, một số bạn bè đề nghị mình nên để các em đóng góp mỗi tháng 200.000 đồng phụ thêm, như vậy mình sẽ bớt lo hơn trong việc nuôi các em. Nhưng khi vào ở trong Buôn, mỗi ngày chứng kiến cảnh khó khăn thiếu thốn của mọi gia đình, trong gia đình của họ bữa đói nhiều hơn bữa no, con cái bố mẹ ăn mặc nhếch nhác… thêm vào đúng năm hạn hán mất mùa, lại biết xã mình là xã nghèo nhất tỉnh Đăklăk, nên mình quyết định nuôi không các em để bớt gánh nặng cho gia đình và các em có thể an tâm học hành. Đọc tiếp Dành sữa cho em

Đưa dân vũ lên trung tâm tâm thần

 
(TNO) Ngày 16.3, lần đầu tiên cán bộ, nhân viên y tế và đặc biệt là nhiều bệnh nhân tại Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) được tiếp cận những bài múa dân vũ vui nhộn, mới lạ.

Chương trình này do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức. Chương trình diễn ra trong khuôn viên Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định (ấp Vườn Ươm, xã Tân Định, huyện Tân Uyên, Bình Dương).

Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định hiện có 181 cán bộ, nhân viên đang chăm sóc, điều trị cho gần 1.500 bệnh nhân tâm thần. Do nằm xa khu dân cư nên điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí tại trung tâm còn thiếu thốn. Vì vậy, chương trình nói trên được nhiều cán bộ, nhân viên và bệnh nhân nhiệt tình hưởng ứng.

Đọc tiếp Đưa dân vũ lên trung tâm tâm thần


Những chuyên viên huấn luyện của Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam hướng dẫn bài múa dân vũ “Chú khỉ vui vẻ”
 

Nỗi niềm “lên núi” phổ cập mầm non

GD&TĐ
(GD&TĐ) – Trong một chuyến đi cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) trẻ 5 tuổi tại huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, được lắng nghe những tâm sự và chia sẻ của những người giáo viên mầm non (GVMN) nơi đây, chúng tôi mới thấu hiểu được sự vất vả, gian khổ của những người GV làm công tác phổ cập và giảng dạy tại các vùng miền núi khó khăn.

Vừa làm phổ cập, vừa làm tư vấn hôn nhân – pháp luật

Qua thực tế nhiều năm trực tiếp đến từng thôn, bản xã Sơn Thượng (huyện Sơn Hà) làm công tác phổ cập, cô Cao Thị Trường – giáo viên Trường Mẫu giáo Sơn Thượng chia sẻ: “Có trường hợp vì hoàn cảnh gia đình nên các em phải chuyển chỗ ở qua nhiều nơi khác nhau. Khi mới sinh ra cháu ở với bố mẹ mang tên này, nhưng khi cháu được vài tuổi vì cha mẹ ly hôn, hay đi làm ăn xa phải gửi cháu đi tới ở với ông bà nội. Một thời gian sau cháu lại qua ở với ông bà ngoại nên công tác điều tra, cập nhật số liệu và nắm bắt các thông tin gặp rất nhiều khó khăn”.

Hầu hết giáo viên mầm non mong muốn Nhà nước có chế độ đãi ngộ xứng đáng và quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường lớp

Đọc tiếp Nỗi niềm “lên núi” phổ cập mầm non

Lỗi chính tả tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

20/03/2013 10:50

(TNO) Những tấm biển báo tiếng Anh đầy lỗi chính tả và dịch thuật xuất hiện ngay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

Ngay tại địa điểm được cho là nơi sử dụng thứ ngôn ngữ quốc tế này nhiều nhất, du khách có thể phát hiện khá nhiều… lỗi.

Lỗi chính tả ở sân bay Tân Sơn Nhất

Tấm biển “Thông tin” tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được viết sai chính tả phần tiếng Anh là “Infomation”, thay vì “Information”. Sau khi được báo giới và cộng đồng mạng phản ánh, phần hướng dẫn tiếng Anh đã được bôi trắng vào hôm 19.3. Tuy nhiên, đó chưa phải là lỗi duy nhất trong cụm biển hướng dẫn này

Đọc tiếp Lỗi chính tả tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Làm rõ ‘sở hữu toàn dân’ về đất đai

VietnamNet
Chọn chế độ sở hữu đất đai phải xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Sở hữu toàn dân hay đa sở hữu đều mang tính tương đối, không phải hình thức nào cũng vạn năng.

>> Hành chính hóa ‘đẻ’ ra luật Đất đai rườm rà
>> Sửa luật Đất đai: Thu hẹp quyền nhà nước
PSG.TS Nguyễn Quang Tuyến (ĐH Luật Hà Nội) nêu quan điểm tranh luận trên tại tọa đàm góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 liên quan sở hữu đất đai do báo Quân đội nhân dân tổ chức chiều 21/3 tại Hà Nội.

Đâu phải đũa thần kỳ

Ông Tuyến, người có thâm niên nghiên cứu về Hiến pháp của các nước trên thế giới, khẳng định chắc rằng không có hình thức sở hữu nào ưu tuyệt đối hoặc nhược tuyệt đối.

Ngay ở các nước chọn hình thức đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân thì vẫn có vai trò của Nhà nước quản lý, điều tiết. Ở Việt Nam, chọn chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thì dường như quyền sử dụng đất của người dân cũng có tương đồng lớn so với sở hữu tư nhân (12-13 quyền).

Ông Nguyễn Quang Tuyến (thứ 3 từ trái sang)

Đọc tiếp Làm rõ ‘sở hữu toàn dân’ về đất đai