Những phiên bản của “Triệu bông hồng…”

 

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao những bản tình ca lãng mạn luôn được mọi người yêu thích? Có phải do cuộc sống chúng ta đã …hết lãng mạn rồi chăng? 😀

Ví dụ như bài hát: Triệu bông hồng thắm (Миллион алых роз) của R.V. Pauls, chẳng hạn.

Khi mới ra đời, bài hát nhanh chóng được yêu thích vì giai điệu rộn ràng tươi vui nhưng lại phảng phất nỗi buồn. Và người nghe đã quá quen thuộc với câu chuyện chàng họa sĩ, đã bán tất cả những gì mình có, kể cà…ngôi nhà, chỉ để mua tặng cô ca sĩ hàng triệu bông hồng 😀

Chúng ta đọc lại bài thơ của Voznesensky qua bản dịch của Thái Bá Tân:

Đọc tiếp Những phiên bản của “Triệu bông hồng…”

Từ ngôn ngữ đến cảm xúc và thái độ.

Chào các bạn,

Chúng ta có thể nói về tình yêu như thế này: Yêu là nhớ thương, quan tâm, chăm sóc, nhịn nhục, hỗ trợ… Ai đọc cũng có thể hiểu được các từ đó. Đọc như thế là kiến thức của tình yêu ở mức ngôn ngữ. Mức này chỉ là các từ, hoặc các tư tưởng mường tượng trong đầu.

Ai trong chúng ta cũng biết, các tư tưởng như thế vẫn chưa có nghĩa là ta biết tình yêu là gì, cho đến lúc ta biết yêu, tức là lúc ta bắt đầu yêu một người thật, với những cảm xúc dào dạt trong lòng, nhớ nhung quay quắt, luôn nghĩ về nhau, chăm sóc lo lắng cho nhau từng tí… Đó là lúc ta thực sự có cảm xúc về tình yêu, và sống từng giây trong ngày với một thái độ yêu thương trân trọng với người mình yêu. Đó mới là yêu. Và đó mới là biết yêu là gì.

Đọc tiếp Từ ngôn ngữ đến cảm xúc và thái độ.

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy giật sập bức tường này – Ronald Reagan

 

Các bạn thân mến,

Tuần này, chúng ta tìm hiểu về sự hình thành và chấm dứt của “Bức Tường Berlin” – một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức – thông qua bài diễn văn của tổng thống Mỹ Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy giật sập bức tường này”.

Năm 1945, chiến tranh thế giới 2 chấm dứt, nước Đức bị chia cắt thành 4 khu vực dưới quyền quản lý của Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ. Và thủ đô Berlin cũng bị chia cắt thành 4 khu vực tương ứng. Berlin nằm lọt trong khu vực chiếm đóng của Liên Xô, do đó, các nước Tư Bản chỉ có thể đến khu vực của mình trong Berlin bằng cách đi qua khu vực chiếm đóng của Liên Xô.

Các nước chiếm đóng cùng nhau thoả thuận sẽ tái thiết và thống nhất nước Đức trở lại.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành, các mâu thuẫn về đường lối kinh tế, chính trị phát sinh ngày càng lớn, các khối bắt đầu xây dựng nước Đức theo cách mình muốn.

Các nước Tư Bản hợp nhất khu vực của mình lại thành Tây Đức (West Germany) trong khi đó khu vực của Liên Xô trở thành Đông Đức (East Germany).

Với sự xa cách và thù địch của 2 khối, ranh giới của 2 nước Đức trở nên càng lúc càng quan trọng, vì nó còn là ranh giới của Tư Bản và Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN), của khối NATO và khối Vác-Sa-va (Warszawa), của EC (cộng đồng kinh tế châu Âu) và SEV (hội đồng tương trợ kinh tế XHCN). Biên giới này không người dân nào có thể vượt qua vì được bảo vệ cực kỳ cẩn thận.

Đọc tiếp Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy giật sập bức tường này – Ronald Reagan

Chiến thắng căng thẳng tâm lý: Bí quyết về đích trong mùa thi đại học

 

Đối với hầu hết thí sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp và mùa thi ĐH, các em đều chuẩn bị cho mình một tâm thế “chạy nước rút” cho chặng đua về đích, vì thế các em luôn trong tâm trạng căng thẳng, với một áp lực đậu – rớt cao  đối với cả học sinh và phụ huynh …  từ đây nhiều vấn đề tâm lý nãy sinh,

Những vấn đề tâm lý trong khi học bài thi

Trong khi học thi các em nên hiểu :

Việc học bài trong luyện thi ĐH là một cuộc đua maratông, đích đến cuối cùng là kết quả đậu vào một trường ĐH  mà các em mơ uớc, chính vì vậy việc học ôn, làm bài tâp là chuyện được sắp xếp trong suốt quá trình học dài hơi nhiều ngày tháng; để bền sức và giữ cho đến phút về đích cuối cùng, chúng ta không học dồn dập trong  thời điểm gần thi, cách học mà đa số thí sinh đã làm là “nhồi nhét” kiến thức, và không ít bạn đã chọn lựa cách “học tủ” để ăn may, vấn đề này đã phần nào được hóa giải bằng kiểu thi trắc nghiệm,

Đọc tiếp Chiến thắng căng thẳng tâm lý: Bí quyết về đích trong mùa thi đại học

‘Chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa là bất di bất dịch’

 

vnexpress
Làm việc với lãnh đạo huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sáng 13/4, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, ngư dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm ăn, đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc lãnh hải quốc gia.
> Gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt ngóng tin người thân/ Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân Việt Nam

Tàu cá Lý Sơn (Quảng Ngãi) trên đường ra khơi. Ảnh: Trí Tín.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là bất di bất dịch, không thể chối cãi. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có thể làm ăn, đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc lãnh hải quốc gia. Đối với vụ việc 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt khi đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa và đòi tiền chuộc, các cơ quan cấp cao Việt Nam đang giải quyết bằng công tác đối ngoại, yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện hai tàu cá và người sớm trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Đọc tiếp ‘Chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa là bất di bất dịch’

Trung – Philippines dập tắt nguy cơ vũ lực ở Biển Đông

vnexpress
Manila và Bắc Kinh hôm nay thể hiện thái độ tích cực trong việc giải quyết căng thẳng sau vụ chạm mặt của các tàu hai nước ở vùng nước tranh chấp trên Biển Đông.
> Philippines, Trung Quốc tìm cách gỡ bí
> Soái hạm Philippines ‘đụng’ tàu Trung Quốc

Lính hải quân Philippines khám xét ngư dân và tàu cá Trung Quốc hôm 10/4. Bức ảnh này được hải quân Philippines chụp và được Bộ Ngoại giao nước này công bố. Ảnh: AFP

Philippines và Trung Quốc đồng ý đặt những phản đối ngoại giao sang một bên nhằm giảm căng thẳng, AP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.

Đọc tiếp Trung – Philippines dập tắt nguy cơ vũ lực ở Biển Đông