No Woman, No Cry – Không chị, đừng khóc

500 Greatest Songs of All Times

Chào các bạn,

Khi đi qua các lễ hội đồ ăn, chợ giời và sân chơi đá bóng kiểu dân dã ở Mỹ vào mùa hè, ta rất dễ nhận ra giai các điệu nhạc Latin Jazz từng bừng 🙂

Giai điệu Latin Jazz rạo rực và nóng bỏng như một lễ hội Châu Mỹ Latin, tức là Nam Mỹ. Giai điệu làm những hoạt động đang diễn ra đầy hào hứng và ngẫu hứng 🙂 Còn nhớ, bọn mình từng chơi đá bóng ở một công viên ở Vermont, và anh Jeffrey lần nào cũng mang chiếc đài chơi đĩa Latin Jazz ra. Như thế, trận cầu trôi qua rất nhanh trong hòa bình 🙂

Reggae là một loại nhạc chậm, đến từ vùng Jamaica. Có thể nói Raggea là một loại Latin Blues, Latin Jazz chậm. Có thể Raggea là từ chữ “rag” là rách rưới mà ra. Đây là nhạc chậm, có âm hưởng trộn lẫn giữa nhạc Blues của Jazz và âm hưởng Latin truyền thống của Jamaica. Raggae chậm, đều, chỏi nhịp, nghe có vẻ hơi lê thê rách rưới, sâu thẳm, đôi khi khóc than, phản kháng.

Hôm nay chúng ta cùng nghe một bài hát Reggae nổi tiếng nhé, bài hát “No woman, no cry” do Bob Marley sáng tác.

Bài hát là lời an ủi và trấn an đối với một cô gái. “No woman no cry” ở nguyên bản tiếng Jamaica là “No woman nuh cry” và có nghĩa là “No, woman, don’t cry”. Chàng trai đang sắp đi và nói là khu nhà ổ chuột sẽ không quá tệ đâu, và đừng khóc. Sân của chính phủ ở Trenchtown trong bài hát nói đến một dự án nhà công của chính phủ Jamaica vào những năm 1950s, nơi Bob Marley sống.

Bài hát này được viết bởi Bob Marley và ban The Wailers. Bài hát ra đời lần đầu năm 1974, với album Natty Dread, ghi âm trong phòng thu. Phiên bản nhạc sống được phát hành trong album 1975 Live! là phiên bản nổi tiếng nhất. Phiên bản này được đem vào tuyển tập các bài hát nổi tiếng Legend (the greatest hit compilation Legend) và được thu hình tại Lyceum Theatre ở London ngày 19/7/1975 như là một phần của tour trình diễn Natty Dread Tour của Bob Marley.

Phiên bản nhạc sống này của No woman, No cry được báo nhạc Rolling Stone xếp hạng 37 trong 500 Bản nhạc hay nhất trong mọi thời đại.

Sau đây là 3 video bài hát do Bob Marley, Joan Baez và Bonney M thể hiện.

Hôm nào các bạn tổ chức party, nhớ bật nhạc Reggae nhé. 🙂

Hiển.

Không, chị, đừng khóc

(Bob Marley)

Không, chị, đừng khóc (lặp lại 4 lần)

Nói nói
Nói rằng em nhớ, khi chúng ta từng ngồi
Trong sân chính quyền ở Trenchtown
Quan, quan sát bọn đạo đức giả
Khi bọn chúng trà trộn với những người tốt chúng ta gặp
Những bạn tốt chúng ta đã có, ồ những bạn tốt chúng ta đã mất trên đường đi
Trong tương lai tươi sáng chị không thế quên được quá khứ của chị
Vậy hãy lau khô nước mắt đi, em nói vậy

Không, chị, đừng khóc
Không, chị, đừng khóc
Ồ chị nhỏ bé của em, đừng rơi nước mắt
Không, chị, đừng khóc

Đọc tiếp No Woman, No Cry – Không chị, đừng khóc

Đối thoại thế nào?

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta hãy cùng chia sẻ về nghệ thuật đối thoại. Làm thế nào để có một đối thoại mang đến nhiều lợi ích cho mình?

Đối thoại nhiều lợi ích nhất là đối thoại mang đến đồng cảm, khi xong cuộc đối thoại cả hai người thấy hiểu nhau hơn và gần nhau hơn.

– Tranh luận sùi bọt mép vì anh thích A tôi ghét A không phải là đối thoại (hay ít ra thì cũng không phải là đối thoại ta nên có).

– Ngồi giả vờ ừ ừ dạ dạ nhưng chẳng nghe chữ nào, và đầu thì đang ở cách đó 200km, không phải là đối thoại.

Đọc tiếp Đối thoại thế nào?

Cựu giảng viên bị bắt vì ‘hoạt động lật đổ chính quyền’

VnExpress

Kết quả điều tra của Bộ Công an xác định, ông Phạm Minh Hoàng (55 tuổi) đã từ Pháp về nước làm giảng viên đại học để phối hợp các lực lượng chống đối trong và ngoài nước nhằm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.

Ngày 29/9, Cục An ninh điều tra, Bộ công an cho biết đã có kết luận về hành vi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” của Phạm Minh Hoàng (55 tuổi, quốc tịch Pháp và Việt Nam) trong tổ chức Việt Tân.

Phạm Minh Hoàng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Quốc Thắng.

Theo cơ quan điều tra, năm 1998, ông Hoàng được Nguyễn Thị Thanh Vân và Nguyễn Ngọc Đức lôi kéo tham gia vào tổ chức Việt Tân tại Pháp. Đến năm 2000, thực hiện kế hoạch “sang sông” của tổ chức này, ông Hoàng đã hồi hương về Việt Nam, xin làm giảng viên hợp đồng cho Đại học Bách khoa TP HCM. Trong thời gian này, ông Hoàng đã có những hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam.

Đọc tiếp Cựu giảng viên bị bắt vì ‘hoạt động lật đổ chính quyền’

Lý Công Uẩn “mất tích” trong “đường tới thành Thăng Long”

Tác giả: Nhà văn Trần Thị Trường
tuanvietnam.net

“Lý Công Uẩn: đường tới thành Thăng Long” cho giới nghiên cứu, văn nghệ sĩ, kinh doanh…một bài học lớn về nghệ thuật thứ 7, để hiểu rằng, tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc chẳng phải là điều dễ động chạm.

>> Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?
>> Sau “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long”, sẽ là gì?

Bộ phim “Lý… Triển Chiêu”?

Sau khi xem những trailer bộ phim “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long”, tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao người ta lại có thể để công làm một bộ phim như thế này. Cho người Việt xem? Và để người Việt hiểu như vậy về Lý Công Uẩn và một thời lịch sử? Chỉ có thể lừa những người Việt “mù” văn hóa. Còn để chiếu ở Trung Quốc và ở các nơi khác trên thế giới? Thì đừng (và không nên) chiếu ở Việt Nam với sự cho phép (có nghĩa là tán đồng) của cơ quan chức năng.

Đọc tiếp Lý Công Uẩn “mất tích” trong “đường tới thành Thăng Long”

Việt Nam thí nghiệm cải cách dân chủ

BBC

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng Cộng sản
Reuters cho rằng đang có tín hiệu cải cách trong nội bộ Đảng Cộng sản VN

Hãng thông tấn Reuters nhận xét Việt Nam đang tăng cường thí nghiệm cải cách chính trị, có thể mở đường cho một sự minh bạch hơn về trách nhiệm trong giới lãnh đạo ở Hà Nội.

Tuy nhiên giới chuyên gia nói rằng các thay đổi được bàn đến trước Đại hội XI không có nghĩa Đảng Cộng sản chịu từ bỏ độc quyền trong quyền lực chính trị đã ghi trong Điều 4 Hiến pháp Việt Nam.

Đọc tiếp Việt Nam thí nghiệm cải cách dân chủ