Chuyện bé xé ra to

Chào các bạn,

Các bạn hẳn đã biết thành ngữ “chuyện bé xé ra to” và có lẽ đã thấy thực tế hàng ngày, tận mắt hay trên báo chi—chồng uống rượu về trễ, vợ đóng cửa không cho vào, chồng đốt nhà thiêu vợ; hai đám bạn trẻ “nhìn đểu” nhau trong quá cà phê, lấy dao dâm nhau túi bụi, hai ba người ngã chết.

Chân lý rất rõ: Chuyện chỉ nhỏ như hạt cám, chỉ cần cười xin lỗi nhau một tí là xong hết, nhưng các đương sự nhất định phải biến nó thành án mạng.

Nhưng, đây là điều các bạn không biết:

Đọc tiếp Chuyện bé xé ra to

Cộng đồng người Tây Nguyên trước năm 1954

Lâu nay nói đến lịch sử Tây Nguyên, chúng ta thường chỉ gặp những bài viết của các nhà khoa học người Kinh, cũng chưa hề có một sử liệu nào được coi là nguồn gốc chính mà hầu như chỉ là các phỏng đoán. Qua sự tìm kiếm của một ” nhà sử học Êđê tương lai”, tôi gửi đến các bạn bài viết của Yă Bloh một tác giả người dân tộc Tây Nguyên cư trú ở nước ngoài. Có lẽ đây là tư liệu đầu tiên do chính người thiểu số TN viết về mình. Cũng chỉ là tài liệu để tham khảo cho ” rộng đường dư luận” , bởi mỗi người một quan điểm, một cách nhìn. Cám ơn bạn Y. S đã gửi đến.

Linh Nga Niê Kdăm

Lãnh thổ miền trung Việt Nam, bao gồm cả vùng đồng bằng duyên hải và cao nguyên, chạy dài từ Quảng Bình đến địa phận Biên Hòa. Vùng đất này trước kia thuộc vương quốc Champa, được hình thành vào cuối thế kỷ thứ 2, mang nhiều ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ.

Sau khi giành được độc lập vào thế kỷ thứ 10, các vua chúa Đại Việt bắt đầu cuộc Nam Tiến, lãnh thổ của vương quốc Champa đã lần lượt bị mất dần và đến năm 1832 thì mất hẳn. Ngày nay, vương quốc Champa tuy không còn nữa nhưng dân tộc Champa vẫn còn. Hơn 800.000 người cư ngụ trên Tây Nguyên và 100.000 người Chăm sinh sống dọc vùng duyên hải Phan Rang, Phan Rí. Đó là chưa tính hơn 400.000 di dân Chăm đã đến Campuchia, khu vực Châu Đốc và Tây Ninh lập nghiệp.

Theo Hiệp ước Harmand mà người Pháp ký với triều đình Huế ngày 25-8-1883, các cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Bình Thuận và khu vực Đồng Nai (Chăm, Churu, Raglai Kaho, Stieng, Mạ, v.v.) trực thuộc vào chính quyền Pháp ở Nam Kỳ và được hưởng một chế độ đặc biệt, gọi là quy chế Harmand, theo đó mọi văn bản về thuế má, luật lệ và hành chánh đều được viết bằng tiếng Chăm và tiếng Pháp thay vì bằng chữ Hán.

Đọc tiếp Cộng đồng người Tây Nguyên trước năm 1954

Nữ sinh 9X được hai đời tổng thống Mỹ tặng bằng khen

Cô nữ sinh Nguyễn Thị Mỹ Ý (sinh năm 1996, quê Đà Nẵng) được hai đời Tổng thống Mỹ G.W.Bush và Barack Obama ký tặng bằng khen về những thành tích xuất sắc trong học tập.
Mỹ Ý là con của anh Nguyễn Phước Hòa (SN 1949) và chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, quê Đà Nẵng. Chúng tôi gặp khi gia đình nghỉ hè tại Đà Nẵng. Tiếp xúc với Mỹ Ý mới thấy hết được quá trình em học tập phấn đấu vươn lên không ngừng ở xứ người…
Nguyễn Thị Mỹ Ý và anh trai bên bố mẹ.

Đọc tiếp Nữ sinh 9X được hai đời tổng thống Mỹ tặng bằng khen

9 người Việt ‘bị tội giết người’ ở Dubai

BBC

Dubai
Có khoảng 20.000 người Việt ở UAE

Truyền thông ở Dubai đưa tin chín công dân người Việt bị cáo buộc tội giết một người đàn ông Ấn Độ và có mưu toan giết một người khác đi cùng tại một nhà thổ.

Đọc tiếp 9 người Việt ‘bị tội giết người’ ở Dubai

Cách học hay nhất là dạy

Chào các bạn,

Các bạn đã có kinh nghiệm “kèm” các bạn học cùng lớp về môn gì đó mà mình giỏi hơn, đều đã nhận được chân l‎y’ là “cách học hay nhất là dạy người khác về điều mình mới học.” Mới học xong được phương trình bậc hai, chưa nắm vững lắm, nhưng nhờ phải giảng lại cho anh bạn cùng lớp chậm hiểu hơn, cho nên mình phải thấu triệt toàn bộ bài học.

Khi giảng cho người khác ta phải cố hiểu rõ vấn đề để giảng và phải tìm ra ngôn ngữ mà người kia có thể hiểu được để dùng trong khi giảng. Nhờ vậy mà ta nắm rất vững điều ta giảng. Người Việt ta có câu “Tao dạy mày để tao ôn bài của tao.”

Đọc tiếp Cách học hay nhất là dạy

Sinh viên chính quy hay dự thính?

Hồ sơ nhập học của SV H. không đầy đủ – Ảnh: Nguyên Mi
(TNO) Học bốn năm đại học (ĐH), đến khi không được nhận bằng tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh H. mới biết mình là sinh viên (SV)… dự thính. H. đòi bằng ĐH và khẳng định “tôi hoàn toàn không biết mình là SV dự thính vì tôi chưa từng làm đơn, hồ sơ xin học dự thính”.

Trung Quốc đầu tư nhà máy điện ở Việt Nam

BBC

Nhà máy nhiệt điện đang xây

Chính phủ Trung Quốc vừa phê duyệt 1,75 tỷ đôla cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng giai đoạn 1, dự án đầu tư lớn nhất của nước này ở Việt Nam.

Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin Uỷ ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng Việt Nam giai đoạn 1 do Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc đầu tư.

Đọc tiếp Trung Quốc đầu tư nhà máy điện ở Việt Nam

Tập trung tư duy tích cực

Chào các bạn,

Nếu chúng ta quan sát các loại nghệ thuật trình diễn–dù đó là âm nhạc, hội họa, võ thuật hay bất kì môn nào–thì chúng ta sẽ nhận ra ngay là mỗi nghệ sĩ có một hay hai món nghề nào đó và nhờ đó mà họ thành công lớn—một loại nhạc cụ, một loại bài hát, một trường phái vẽ, một đường quyền hay cước sở trường… Dĩ nhiên là mỗi nghệ sĩ đã được học qua tất cả các điều về nghệ thuật của mình, và có thể trình diễn tất cả mọi thứ, nhưng chỉ có một hai món nghề là cái thực sự làm họ trở thành vô địch.

Bản chất của thành công là thành vô địch trong một hai món nghề nhỏ, chứ không phải là tuyệt vời trong mọi điều.

Đọc tiếp Tập trung tư duy tích cực

Không có chức mà vẫn có quyền

Tác giả: Trần Trọng Thức
tuanvietnam.net

Một nhà đầu tư nước ngoài sau nhiều năm lăn lộn làm ăn ở nước ta đã nhận xét:”bên cạnh một chính phủ đang điều hành đất nước bằng công cụ luật pháp, còn có một thành phần vô chính phủ hoạt động song hành tuy không có chức mà vẫn có quyền, nhờ có mối quan hệ gắn bó với nhiều nhân vật có thế lực”. Mời đọc bài viết của nhà báo Trần Trọng Thức bàn về vấn nạn này.

Đọc tiếp Không có chức mà vẫn có quyền