Tag Archives: kỹ năng lãnh đạo

Không phải bạn giỏi đến đâu mà là bạn làm việc với mọi người giỏi đến đâu

Chào các bạn,

Mọi chúng ta đều học cho giỏi một vài môn chính để làm việc như là vật lý, IT, sinh học, y học, kỹ thuật… và chúng ta yên tâm khi chúng ta đã có một hai môn giỏi như thế bỏ túi để sống với đời. Tuy nhiên có một môn quan trọng nhất trong đời sống là teamwork thì chúng ta không học, vì thực tế là chẳng có ai dạy.

Mình chẳng hiểu tại sao chẳng có trường trung học hay đại học nào dạy môn teamwork. Có lẽ từ ngàn xưa mỗi nông dân làm việc với một con trâu và một cái cày, và đến thời kỹ nghệ hóa thì mỗi công nhân trong một dây chuyền sản xuất chỉ thực sự làm việc một mình với một việc cực kì đơn giản, như vặn một con ốc trên một chiếc xe auto và vặn cả trăm hay ngàn con ốc như thế trong một ngày. Thiên hạ chẳng thấy teamwork đâu cả để mà dạy hay học. Continue reading Không phải bạn giỏi đến đâu mà là bạn làm việc với mọi người giỏi đến đâu

Lãnh đạo – Làm việc hòa thuận

Chào các bạn,

Vấn đề thường thấy nhất trong lãnh đạo, quản lý, và chính sách là người ta thường có ý kiến khác nhau về kế hoạch chung – kẻ thì muốn điều này, người muốn điều kia – không đồng ý với nhau được, và kế hoạch cuối cùng thường không được thi hành tốt, vì một nhóm ủng hộ thì có vài nhóm chống đối – hoặc là bất hợp tác hoặc là tích cực chống đối. Rốt cuộc, chính sách nào cũng thất bại vì không có cách để thi hành tốt. Chúng ta đã thấy hiện tượng này rất thường xuyên, khắp thế giới. Continue reading Lãnh đạo – Làm việc hòa thuận

Thực hành lãnh đạo

Chào các bạn,

Điều khác biệt có lẽ là duy nhất giữa lãnh đạo và người không lãnh đạo (người đi theo – follower, lính), là lãnh đạo thì có nhiều áp lực và người không lãnh đạo thì không có nhiều áp lực. Kiểu như bố mẹ và con cái – bố mẹ có đủ thứ áp lực trên đời, từ những vấn đề trong gia đình đến những vấn đề bên ngoài; con cái có áp lực của con cái, nhưng so với bố mẹ thì coi như chẳng có áp lực gì. Hay tướng và lính. Hay thầy cô và học trò. Tổng giám đốc và các nhân viên cấp dưới.

Thường là lãnh đạo lãnh hết mọi áp lực lớn và che chở mọi người khác dưới mình khỏi những áp lực đó. Continue reading Thực hành lãnh đạo

Don’t take it personal

Chào các bạn,

Trong tiếng Việt không có câu nào tương tự như “Don’t take it personal” (đôi khi là “Don’t take it personally” hay “Don’t get too personal”), dù là ta có thể dịch tạm là “Đừng xem đó là chuyện riêng”. Câu này trong tiếng Anh thường nghe trong các đối thoại như sau:

Tuần trước James và John cãi nhau. Hôm nay James và Steve nói chuyện với nhau về nhân sự:

Steve: We need to pick someone to be our executive vice-president.
James: Yeah.
Steve: I think John would be a good pick.
James: Well, John is a bit hard headed (John thì hơi cứng đầu)
Steve: Is that objective or you’re taking it personal? (Đó là khách quan hay vì you có tư thù?) Continue reading Don’t take it personal

Lấy đức mà trị

Chào các bạn,

Ngày nay các bạn học đại học khoa Quản trị kinh doanh (business management) hay Public administration (Hành chánh công quyền), mấy năm cử nhân, rồi thạc sĩ, rồi tiến sĩ. Học đủ thứ trên đời cho cái bằng. Nhưng các bạn chỉ dùm cho mình biết ai đã có những bằng cấp này và là lãnh đạo giỏi? Đương nhiên là có lãnh đạo giỏi, nhưng đó là số rất hiếm. Đa số mọi người có bằng chẳng biết lãnh đạo gì cả.

Người xưa dạy lãnh đạo chỉ dạy có một câu “Lấy đức mà trị.” Ai cũng thuộc câu đó, đa số người cũng chẳng bao giờ thực hành. Nhưng ai thực hành thì thành lớn. Continue reading Lấy đức mà trị

Làm việc với đúng người

Chào các bạn,

Mình luôn khuyên các bạn, nếu phải chọn một nghề, một việc nào, thì hãy chọn loại việc mình thích nhất. Follow your heart. Lý do rất dễ hiểu, bạn yêu việc gì (như là điêu khắc, hội họa, luật…) thì bạn sẽ luôn làm một cách rất vui vẻ và không hề biết mệt. Nó là môn giải trí của bạn hơn là công việc, vì làm mà vui và không mệt thì đó là giải trí. Cho nên bạn càng làm nhiều thì càng vui và càng thấy khỏe. Làm việc như thế thì không thành công sao được?

Tuy nhiên có một cách khác để làm việc mà mình thấy còn quan trọng hơn là làm công việc mình thích. Đó là “làm việc với người mình thích”. Những người Việt làm kinh doanh gia đình ở Mỹ – vợ chồng con cái xúm vô làm, luôn thành công lớn, vì mọi người yêu nhau. Bạn bè hai ba người cực thân làm chung gì đó, cũng thường thành công lớn.

Tại sao? Continue reading Làm việc với đúng người

Bạn, tế bào chất xám

Chào các bạn,

Nếu bạn là người trí thức, định nghĩa như là người sống bằng đầu óc hơn là tay chân, thì bạn là một tế bào chất xám của tổ quốc. Nghĩa là, bạn ở trong thành phần định hình tư duy của đất nước. Điều này cực kỳ quan trọng cho người trí thức để nhớ, vì rất thường xuyên chúng ta thấy nhiều người trí thức làm việc như thợ sửa xe, chỉ biết lấy một đồ phụ tùng mới thay vào đồ phụ tùng cũ, hay tệ hơn thì một số người có thêm công việc dưới gầm bàn như những kẻ trộm cướp hạng cao cấp. Continue reading Bạn, tế bào chất xám

Lãnh đạo – Leadership

Chào cả nhà,

Bà xã mình nhặt được đoạn này không tên bài và không tên tác giả. Mình cho thêm tên bài, chỉnh một từ, và dịch sang tiếng Việt, gửi đến các bạn.

Chúc các bạn luôn lãnh đạo tốt.

Mến,

Hoành

 

Lãnh đạo

Biết tại sao làm điều gì, ấy là khôn ngoan.
Biết làm cách nào, ấy là kỹ năng.
Biết khi nào làm, ấy là quyết đoán.
Cố gắng làm tốt nhất, ấy là tận hiến.
Làm vì lợi ích người khác, ấy là phụng sự.
Giúp đỡ người khác, ấy là từ ái.
Làm âm thầm, ấy là khiêm cung.
Làm xong việc, ấy là thành đạt.
Hỗ trợ người khác làm mọi điều này, ấy là lãnh đạo

(TĐH chuyển ngữ) Continue reading Lãnh đạo – Leadership

Tự do lựa chọn

Chào các bạn,

Sự phát triển của các hệ thống quản lý kinh tế chính trị đều nhằm mục đích, nói đến tận cùng, là tự do lựa chọn cho mỗi người.

Khi nghèo thì ta chỉ có 5, 7 món ăn để chọn lựa cả năm. Khi giàu thì có cả hàng trăm món để lựa chọn.

Trang phục, xe cộ, trường học… cũng thế. Đó là chưa nói đến lựa chọn nhà cửa, nơi giải trí, nơi nghỉ hè… Continue reading Tự do lựa chọn

Làm thế nào để sáng tạo

Chào các bạn,

Mỗi người chúng ta thường có một cách để sáng tạo khác nhau. Có người thì đi bộ quanh công viên, có người thì ngồi nhìn sông nước, có người thì ngồi uống cà phê, có người thì nằm nghe nhạc nhẹ… Dù mọi người khác nhau trong cách tìm ý tưởng mới, tất cả mọi người đều có một điểm giống nhau là: tìm ý tưởng mới. Continue reading Làm thế nào để sáng tạo

Smart what? Thông minh cái gì?

Chào các bạn,

Các kế hoạch dễ làm nhất, và có lẽ là ngu dốt nhất, thường do các cụ ngồi trong văn phòng vẽ ra, và bắt mọi người làm theo. Kiểu như kế hoạch chỉ một con của Trung quốc, tạo ra biết bao nhiêu thảm sát cho các bào thai và các bé sơ sinh gái, cùng bao nhiêu bất hạnh cho các bé lỡ được sinh ra sau em bé đầu tiên. Hay kế hoạch xây dựng dự án mới của các quý vị phe ta tạo ra bao cuộc biểu tình chống đối về đất đai của người dân, hay phá hủy rừng nguyên sinh và môi trường sinh thái của các loài động vật và thực vật quý hiếm nhiều nơi trong nước. Continue reading Smart what? Thông minh cái gì?

Làm việc cho người

Chào các bạn,

Bản chất của công việc (job) ta làm hằng ngày, ngày nay đã bị hiểu lầm quá xa làm cho rất nhiều người chán ngán công việc. Hỏi anh làm nghề gì. Kỹ sư, vậy là anh làm việc với computers. Luật sư, vậy là anh ra vô tòa. Tiếp thị, vậy là anh lo bán hàng. Bác sĩ vậy là anh lo giải phẫu.

Các bạn có thấy gì thiếu trong cách giải thích công việc bên trên không? Continue reading Làm việc cho người

Bình thản

Chào các bạn,

Chúng ta đã nói nhiều làm sao có thể cầm gì đó trong tay – tiền, tài, tình, tiếng – mà khi mất đi ta không hề bị stressed một chút nào. Hay là muốn điều gì đó mà không stressed, không bị dính cứng vào ý muốn đó.

Đây là việc khó làm. Thường là khi ta muốn đạt được gì, ta cố gắng đạt nó, và khi ta không đạt được, ta có thể bị stressed, như chúng ta vẫn thấy các vận động viên thua cuộc và khóc. Hoặc khi ta đã có gì trong tay rồi, như là chức vụ và danh tiếng, bỗng gặp gì đó mà mất tất cả, như cựu tổng thống Hàn quốc Roh Mu-hyun chỉ vì bị điều tra tham nhũng mà tự tử. Bình thản mỉm cười trong mọi tình huống chẳng dễ chút nào. Continue reading Bình thản

Làm phụ bếp: Khiêm tốn, tập trung và học làm việc nhóm

Chào các bạn,

Vừa rồi mình đi phụ bếp cho bạn mình, là đầu bếp chuyên nghiệp, để nấu phở và một số món Việt Nam cho khoảng 80 người ở một social kitchen ở Lisbon – tạm gọi là bếp cộng đồng. Sau bữa ăn, khách đến ăn đều rất happy.

Chia sẻ với các bạn một chút về social kitchen này. Đây là một bếp ăn và “nhà hàng” với ý tưởng tạo cơ hội cho ai cũng có thể là bếp trưởng để nấu các món ăn cho cộng đồng. Từ người bình thường cho đến các đầu bếp mới ra trường hay các đầu bếp nổi tiếng đều có thể và từng đăng ký nấu ăn ở đâu.

Continue reading Làm phụ bếp: Khiêm tốn, tập trung và học làm việc nhóm

Bài học ngoại giao 6 – Nói chuyện với người nước ngoài

Chuỗi “Bài học ngoại giao”

Chào các bạn,

“Người nước ngoài” là người không nói tiếng Việt, và có lẽ chúng ta phải nói tiếng Anh với họ, vì đa số người trên thế giới ngày nay dùng tiếng Anh như ngôn ngữ phổ thông. Bài này mình bàn về nói chuyện với người nước ngoài, nhưng những nguyên lý ở đây cũng là nguyên lý khi nói chuyện tiếng Việt với người trong nước.

Thường là khi nói chuyện với người nước ngoài, nhiều người Việt không biết vì lý do gì mà nói quá nhanh. Mình nói tiếng nước ngoài, giọng của mình lạ đối với họ, mình lại tăng tốc nữa, thì cơ hội để họ không hiểu được mình là rất cao. Và người ta không hiểu thì nhiều khi người ta cũng không hỏi, chỉ ừ ừ ào ào, mỉm cười, gật đầu, nên mình có thể cũng không biết là người ta không hiểu. Các bạn cần nhớ là người một nước, nhưng khác tỉnh, cũng có thể khó hiểu nhau. Khác nước, dù cùng tiếng Anh, vẫn rất khó hiểu nhau hơn. Khác nước mà lại khác ngôn ngữ thì càng khó hiểu nhau hơn nữa. Continue reading Bài học ngoại giao 6 – Nói chuyện với người nước ngoài