Thứ tư, 16 tháng 9 năm 2009

Bài hôm nay:

Âm nhạc của Đứa Con Của Chiến Tranh , Nhạc Xanh, Thơ, Trà Đàm, Văn Hóa, song ngữ, Video, anh Trần Đình Hoành.

Chào mừng Admin Kiêm Yến, Thông Tin, anh Trần Đình Hoành.

Does Vietnam needs bullet train?, English Discussion, and Trần Đình Hoành.

Thực hành từ bi , Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Kiêm Yến.

Đừng tổn hại ai, Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Kiêm Yến.

Lặng buồn cao nguyên, Thơ, anh Quan Jun.

Một kiếp dã tràng , Thơ, anh Hồng phúc.

Lời nguyện hòa bình , Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.

Những dấu gạch nối từ quá khứ, Trà Đàm, chị Đông Vy và anh Phậm Công Luận.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

LHQ lên án “tội pham chiến tranh” ở Gaza – Một tường trình của Liên Hợp Quốc lên án là cả Da Thái lẫn Palestine đã phạm các tội chiến tranh tại dãi Gaza. Do Thái đã dùng sức mạnh “quá mức” (disproportionate force) trong các cuộc chiến hồi tháng 12 và tháng 1 rồi. Tờ tường trình cũng lên án là Palestine đã bắn hỏa tiễn bừa bải trước, khởi động cuộc chiến.

Phóng viên Iraq ném giày vào tổng thống Bush ra tù – Muntadar al-Zaidi bị tòa tuyên án 3 năm, sau đó tòa chống án giảm xuống còn 12 tháng. Anh lại được giảm thêm 3 tháng do tác phong tốt trong tù. Vừa ra tù anh đã tố cáo là anh bị đánh đập bởi cán bộ cao cấp Irap khi ở trong tù. Anh yêu cầu xin lỗi.

Baghdad bị tấn công trong khi phó tổng thống Mỹ Biden thăm viếng – Một số hỏa tiễn đã bắn vào Vùng Xanh, là vùng căn cứ Mỹ. Vài hỏa tiễn nổ gần Tòa Đại Sứ Mỹ.

Nepal thiếu dê – Nhân viên chính phủ phải về vùng quê hẻo lánh tìm mua dê cho ngày lễ lớn của Ấn giáo sắp đến. Lý do là vì dê tăng giá và nhập cảng từ Trung Quốc sang ít hơn.

Video của tài tử Ashton Kusher, quay bằng iphone, về một em bé 13 tuổi chơi violin ở Philadelphia, biến em thành tin nóng trên Twitter – em Justus Rivera mới chơi violin 2 năm nay, và tự học, chẳng có thầy nào cả.
.

Tin sáng quốc nội, chị Kiêm Yến tóm tắt và nối links.

Dấn thân cho ước mơ – Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng thượng, những kế hoạch dài hơi cho chính bản thân mình. Vậy ước mơ là gì? Làm thế nào để nuôi dưỡng ước mơ?

Tỏa sáng trong nghiệt ngã – Gặp các bạn, trong đầu chúng tôi luôn vang vang câu hỏi: trong hoàn cảnh quá sức nghiệt ngã và bi đát, sao các bạn vẫn học được và thi đỗ cùng lúc nhiều trường đại học? Liệu chặng đường kế tiếp các bạn có vượt qua được không?…

Khám miễn phí các bệnh phổi mạn tính – Bác sĩ Nguyễn Đình Duy, phó Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cho biết vào ngày chủ nhật 27.9, từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, bệnh viện sẽ tổ chức chương trình khám chữa bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính miễn phí cho các bệnh nhân.

Để người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở – Là người ủng hộ mạnh mẽ chế định nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở, nhưng GS-TSKH Đặng Hùng Võ (ảnh), nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, Chủ nhiệm Bộ môn Địa chính, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là người đầu tiên không đồng tình với cách đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hiện nay vì cho rằng mang nặng yếu tố xin-cho.

Cổ tích về cô chủ nhỏ nhất Việt Nam – Đã 40 tuổi mà hình hài chị vẫn bé nhỏ như một đứa trẻ lên ba với chiều cao chưa đầy 60cm và nặng 13,5kg. Nhưng ở bên trong con người bé nhỏ ấy là cả một nghị lực sống phi thường, đã vượt qua bao gian khó. Điều kỳ diệu hơn thế, chị còn dám hỗ trợ, cưu mang những con người có số phận đáng thương, tật nguyền như mình. Để đến hôm nay mới có một cô chủ xưởng may “Vầng Trăng Khuyết” Vương Út Hậu, mà theo chúng tôi đó là cô chủ nhỏ bé nhất Việt Nam!

Bù rầy ai bán tôi mua – Cái chợ nhỏ nhếch nhác nơi triền núi lúc nào cũng nhộn nhịp cảnh mua bán bù rầy. Dân bản địa gọi đó là chợ bù rầy cũng không quá, bởi một ngày chợ đó tiêu thụ bù rầy với mức “khủng” cả chục ngàn con.

Gửi gắm những niềm tin – Sáng nay 15-9, tại hội trường Đại học Huế, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn và Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” ở Thừa Thiên – Huế năm 2009. 81 tân sinh viên nhận học bổng (4 triệu đồng/suất) là 81 cảnh đời éo le, nhưng họ đã vượt khó để ngày nay đang có mặt trên giảng đường đại học, cao đẳng.

Từ Vịnh Bắc Bộ tới Hoàng Sa – Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của nhóm tác giả Dương Danh Huy – Lê Minh Phiếu như một góc nhìn riêng để tham khảo. Bài viết này cũng đã được đọc tại Hội thảo hè tháng 8/2009.
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Emmanuel Jal–Âm nhạc của Đứa Con Của Chiến Tranh

Click vào đây để xem bài nói chuyện, bài thơ và nhạc, trong bài sau đây

Tôi chỉ muốn nói tên tôi là Emmanuel Jal. Và tôi đã đi một đoạn đường dài. Tôi vẫn đang kể lại một câu chuyện rất đau đớn cho tôi. Đó là một hành trình khó khăn cho tôi, đi vòng thế giới, kể chuyện đời tôi trong một quyển sách. Và kể như tôi đang kể. Và cách dễ nhất là kể bằng âm nhạc.
emmanueljal
Vậy tôi đã tự gọi tôi là “đứa con của chiến tranh.” Tôi làm những điều này vì một bà cụ trong làng tôi, đã mất hết con cái. Không có tờ báo nào nói lên nỗi đau của bà, và bà muốn thay đỗi xã hội. Và tôi làm những điều này cho một người đàn ông trẻ muốn tạo ra thay đổi nhưng không biết cách nào để lên tiếng vì anh ta không biết viết. Và không có Internet, như Facebook, MySpace, YouTube, để họ nói.

Và ly’ do khác để tôi tiếp tục đẩy câu chuyện này, những câu chuyện đớn đau này ra, là những giấc mơ tôi có. Đôi khi giống như tiếng của người chết bảo tôi, “Đừng bỏ cuộc. Cứ gắng đi.” Vì đôi khi tôi muốn ngừng và không muốn làm nữa. Bởi vì tôi không biết tôi đang đưa mình đi đâu.

Tôi sinh ra vào thời khó khăn nhất, khi nước tôi đang có chiến tranh. Tôi thấy làng tôi cháy. Cả thế giới đầy y’ nghĩa của tôi, tôi thấy nó biến mất trước mắt tôi. Tôi thấy cô tôi bị hãm hiếp khi tôi chỉ 5 tuổi. Mẹ tôi chết vì chiến tranh. Các anh chị của tôi thất lạc tứ tán. Và cho đến ngày nay, tôi và ba tôi xa lạ nhau và tôi vẫn còn vấn đề với ông.

Không chỉ thế, năm lên 8 tôi trở thành một chiến binh trẻ con.

Tôi chẳng biết chiến tranh để làm gì. Nhưng một điều tôi biết là một hình ảnh tôi thấy vẫn nằm trong đầu. Khi ở trong trại huấn luyện tôi nói: “Tôi muốn giết càng nhiều người Hồi giáo và càng nhiều người Ả rập càng tốt.” Chương trình huấn luyện chẳng dễ dàng gì. Nhưng đó là động lực. Tôi chỉ muốn trả thù cho gia đình. Tôi muốn trả thù cho làng tôi.

May mắn thay, nhiều điều đã thay đổi và tôi khám phá ra sự thật. Cái giết chúng tôi không phải là Hồi giáo, không phải Ả rập. Mà là ai đó ngồi nơi nào đó lũng đọan hệ thống, và dùng tôn giáo để lấy được cái họ muốn rút ra từ chúng tôi—dầu lửa, kim cương, vàng và đất. Biết được sự thật cho tôi một vị thế lựa chọn, tôi nên tiếp tục hận thù, hay buông xả?

Tôi chọn tha thứ. Và ngày nay tôi ca hát với người Hồi giáo. Tôi múa với họ. Tôi còn có được một cuốn phim ra đời tên War Child (Đứa con của chiến tranh) do người Hồi giáo tài trợ. Vậy đau đớn đã ra đi. Nhưng câu chuyện của tôi rất lớn. Vậy bây giờ tôi đi theo cách khác. Dễ hơn cho tôi. Tôi sẽ đọc cho các bạn nghe một bài thơ tên là “Sức mạnh của tội ác.” Trong album “War Child” của tôi. Tôi kể câu chuyện đời tôi. Trong một chuyến đi của tôi khi tôi bị cám dỗ muốn ăn thị bạn mình vì chúng tôi không có thực phẩm và chúng tôi có 400 người. Chỉ 16 người sống sót chuyến đó. Vậy tôi hy vọng các bạn sẽ nghe điều này.
sudanese1
Những giấc mơ của tôi như cấu xé. Hàng phút giây.
Tiếng người vang trong đầu, tiếng của các bạn tôi đã bị giết.
Bạn như Lual chết bên cạnh tôi,
Chết đói. Trong rừng cháy, và nền sa mạc.
Kế đó là lượt tôi, nhưng Giêsu nghe tiếng tôi khóc
Khi tôi muốn ăn thịt rửa nát của bạn tôi
Chúa an ủi tôi
Chúng tôi tấn công làng mạc, cướp gà, dê, cừu
Cái gì cũng được.
Tôi biết vậy là tồi. Nhunưg chúng tôi cần thực phẩm.
Và vì vậy tôi bị bắt phải phạm tội,
Phải phạm tội để sống
Phải phạm tội để sống
Đôi khi ta phải thua để thắng
Đừng bỏ cuộc. Đừng bỏ cuộc.
Xa nhà từ hồi mười một
Năm sau, sống với cây AK-47 lủng lẵng bên hông
Ngủ mở một mắt
Chạy, lủi, giả chết và trốn
Tôi đã thấy dân tộc tôi chết như ruồi
Nhưng tôi chưa bao giờ thấy xác chết
Ít ra là xác chết do tôi giết
Nhưng ngay cả khi tôi thắc mắc, tôi không xuội
Súng nổ như sấm sét
Khi đứa bé rất nhỏ và hiền dịu
Những lời không thể quên được, tôi vẫn nhớ
Tôi thấy người trung sĩ chỉ huy giơ cao tay
Không rút lui, không đầu hàng
Tôi bị mắc trong vòng cháy của bi kịch
Đức con của chiến tranh, không mẹ
Vẫn chiến đấu cho câu chuyện đời mình
Nhưng trong cuộc chiến mới này tôi không chỉ một mình trong vở kich
Không ngồi, không ngừng, đi đến đỉnh
Tôi hoàn toàn hiến dâng như cảnh binh yêu nước
Tôi chiến đấu ngày đêm
Đôi khi tôi sai và các bạn khác sửa lại
Như là tôi đang sống trong mơ
Lần đầu tiên tôi cảm thấy được là người
A! Những đứa bé của Darfur
Những cái bụng đói cho TV, và đó là lý đo tôi đang chiến đấu
Tôi bỏ nhà. Không biết ngày trở lại
Quê hương tôi rách nát vì chiến tranh
Nhạc tôi thường nghe là bom và tiếng súng
Nhiều người chết quá đến nỗi tôi không khóc nữa
Hỏi Chúa, tôi sinh ra để làm gì?
Và tại sao đồng bào tôi nghèo quá?
Và tại sao, tại sao khi mọi trẻ em học đọc và viết
Tôi học đánh nhau
Tôi ăn ốc, diều hâu, thỏ, rắn, và bất cứ cái gì cựa quậy
Tôi sẵn sàng ăn
Tôi biết đó là xấu hổ. Nhưng trách ai?
Đó là câu chuyện của tôi sẻ chia như bài học.

.

.

Điều cho tôi sức mạnh và thúc đây tôi đi là âm nhạc của tôi. Tôi chẳng bao giờ gặp được ai để kể chuyện để họ tư vấn hay chữa tôi. Vì vậy âm nhạc là thuốc chữa. Tôi đã đến được nơi tôi thấy thiên đàng. Nơi tôi có thể vui, có thể là một đứa bé trở lại, trong vũ, trong nhạc. Một điều tôi biết vê âm nhạc, là âm nhạc là điều duy nhất có thể vào các tế bào của bạn, tâm trí, quả tim của bạn, ảnh hưởng linh hồn bạn và tinh thần bạn, và có thể ảnh hưởng ngay cả cách sống của bạn mà bạn chẳng biết. Âm nhạc là điều duy nhất có thể kéo bạn ra khỏi giường và làm chân bạn nhịp, kể cả khi không muốn. Âm nhạc mạnh đến nỗi tôi thường so sánh âm nhạc và sức mạnh của tình yêu. Các bạn biết không, nếu bạn yêu một con cóc, vậy là xong.

Một minh chứng cho lời nói của tôi về sức mạnh của âm nhạc là lúc tôi còn là một chiến binh tôi ghét người miền bắc. Nhưng tôi lại không ghét âm nhạc của họ. Vì vậy chúng tôi liên hoan và nhảy múa với nhạc của họ. Và điều làm tôi giật mình là một ngày nọ một người nhạc sĩ Ả rập đến và hát cho binh sĩ. Và tôi nhảy muốn gãy cả chân. Nhưng tôi thắc mắc về điều đó. Và bây giờ tôi viết nhạc, tôi biết âm nhạc mạnh đến thế nào.

sudanese2
Vậy chuyện gì đang xảy ra. Tôi đang trên một hành trình nhức nhối. Hôm nay là ngày thứ 233 tôi chỉ ăn tối. Không ăn sáng và trưa. Và tôi đang khởi động một chiến dịch gọi là “Mất để Thắng”. Tôi đang mất để tôi có thể thắng cuộc chiến tôi đang chiến đấu. Vì vậy tôi tặng buổi ăn sáng và trưa của tôi cho một tổ chức từ thiện mà tôi thiết lập vì tôi muốn xây một trường học ở Sudan.

Và tôi làm việc này vì dân tôi ở nước tôi thường xuyên làm thế, mọi người chỉ ăn một bữa ăn một ngày. Ở trời Tây này, tôi cũng chọn không ăn. Để trong làng tôi, đám nhỏ, thường nghe BBC hay radio, và chúng nó đang đợi để biết, ngày nào Emmanuel ăn sáng có nghĩa là anh ấy đã tìm được đủ tiền để xây trường cho chúng ta. Vì vậy tôi đã hứa “Tôi không ăn sáng.” Tôi tưởng là tôi đã nỗi tiếng đủ để tìm đủ tiền trong một tháng, nhưng tôi đã được làm cho khiêm tốn lại.

Vì vậy mà tôi đã tốn 232 ngày. Và tôi nói, “Không ngừng cho đến khi có đủ tiền.” Và trên Facebook, MyySpace, người to cho 3 đôla. Số tiền nhỏ nhất là 20 cents. Ai đó cho 20 cents trên mạng. Tôi không hiểu làm sao người ta làm được. Nhưng điều đó làm tôi rất cảm động.

Và giáo dục quan trọng cho tôi đến nỗi tôi sẵn sàng chết cho giáo dục. Tôi bằng lòng chết vì nó. Bởi vì tôi biết giáo dục có thể làm gì cho đồng bào tôi. Giáo dục soi sáng đầu óc, cho bạn nhiều cơ hội, và bạn có thể sống sót. Dân tộc tôi đã bị què quặt. Quá nhiều năm chúng tôi phải sống nhờ viện trợ. Bạn có thể thấy các gia đình 20, 30 tuổi trong trại tị nạn. Họ chỉ sống nhờ thực phẩm từ trên trời, do Liên Hợp Quốc thả xuống.

Vì vậy bạn sẽ giết cả thế hệ nếu bạn chỉ cho họ thực phẩm viện trợ. Nếu ai muốn giúp đỡ, đây là điều chúng ta cần. Cho chúng tôi vật dụng. Cho nông dân vật dụng. Đó chính là mưa. Phi châu rất phì nhiêu. Họ có thể trồng trọt. Đầu tư vào giáo dục. Giáo dục để chúng tôi có các định chế mạnh có thể gây nên cách mạng để thay đổi mọi sự. Bởi vì chúng tôi có những người lớn tuổi đang gây chiến ở Phi Châu. Họ sẽ chết sớm. Nhưng nếu các bạn đầu tư vào giáo dục thì các bạn có thể thay đổi Phi Châu. Đó là điều tôi đang hỏi nhờ các bạn.

Để làm được chuyện đó tôi đã lập một tổ chức gọi là Gua Africa. Chúng tôi đưa các em vào trường. Và bây giờ, chúng tôi có Kaplan University. Chúng tôi có 40 em, cựu chiến binh, cùng với bất cứ ai chúng tôi muốn giúp đỡ. Tôi nói, “tôi sẽ thực hành.” Và với những người đang đi theo tôi và giúp đỡ tôi. Đó là điều tôi muốn làm để thay đổi, để tạo nên một thế giới mới.

Tối sắp hết giờ. Vậy tôi sẽ hát một bài. Tôi sẽ hỏi các bạn đứng dậy để ca ngợi cuộc đời của một nhân viên từ thiện Anh quốc tên Emma McCune, người đã làm tôi có thể đứng ở đây. Tôi sẽ hát bài này để gợi hứng cho các bạn về việc Emma đã làm sao để tạo nên thay đổi. Chị đã đến nước tôi và biết tầm quan trọng của giáo dục.

Chị nói cách duy nhất để giúp Sudan là đầu tư vào phụ nữ, giáo dục họ, giáo dục trẻ em. Để họ có thể đến và tạo nên một cuộc cách mạng trong xã hội phức tạp này. Cuối cùng chị còn lấy một người chỉ huy của SPLA (Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Sudan). Chị giải cứu hơn 150 chiến binh trẻ em. Một trong số những đứa bé đó là tôi. Và lúc này tôi muốn mời các bạn cùng với tôi vinh danh Emma. Các bạn đã sẵn sàng chưa?

Bài này cho Emma McCune
Thiên thần từ trời Tây đến một chiều
Tôi có đây vì chị đã cứu tôi
Tôi hãnh diện được là di sản của chị
Cám ơn. Chúa chúc lành cho chị. Hãy yên nghĩ.
Tôi có thể đã là gì? Tôi!
Nếu Emma không cứu tôi? Tôi có thể đã là gì?
Tôi có thể đã là gì? Tôi! Một người tị nạn đói. Tôi có thể đã là gì?
Tôi có thể đã là gì? Tôi!
Nếu Emma không cứu tôi? Vâng!
Vâng! Vâng!
Bạn có thể đã thấy mặt tôi trên TV
Bụng ỏng, đói
Ruồi bu trên mắt, đầu quá lớn cho thân
Chỉ là một đứa bé đói
Chạy ở Phi Châu, sinh ra để man dại
Cảm ơn Chúa, cảm ơn Đấng Quyền Năng
Đã gửi thiên thần cứu tôi
Tôi có l‎y’ do để sống trên Trái Đất
Vì tôi biết hơn nhiều người là một mạng người giá bao nhiêu
Tôi phải có công việc và đứng vững
Tôi đi qua núi, nhảy và phi
Tôi không là thiên thần, nhưng hy vọng là tôi sẽ thành thiên thần
Và nếu là thiên thân, tôi mong được như Emma McCune
Tôi! Tôi có thể đã là gì? Tôi!
Nếu Emma không cứu tôi?
Tôi có thể đã là gì?
Tôi có thể đã là gì? Tôi!
Một người tị nạn đói
Tôi có thể đã là gì?
Tôi có thể đã là gì? Tôi!
Nếu Emma khôgn cứu tôi?
Vâng, vâng!
Tôi có thể đã chết đói
Hay chết gì bệnh gì đó
Tôi có thể đã lớn lên vô giáo dục
Chỉ là một người tị nạn
Tôi đứng đây vì có người lo
Tôi đứng đây vì có người dám làm
Tôi biết có nhiều Emma ngòai kia
Đang đợi và cố để cứu một đứa bé
Tôi có thể đã là gì? Nếu Emma không cứu tôi?
Tôi có thể đã là gì? Tôi có thể đã là gì?
Một người tị nạn đói
Tôi nhớ khi còn nhỏ
Tôi không biết đọc biết viết
Bây giờ tôi lớn, tôi có học
Trời cao là giới hạn và ly tôi tràn đầy
Tôi đã cầu nguyện cho ngày này đến
Và cầu rằng thế giới có khôn ngoan
Và giúp một đứa bé cần giúp
Thay vì chống lại
Vâng, thay vì chống lại, vâng!
Ngồi và đợi chính trị giải quyết vấn đề
Điều đó sẽ chẳng xảy ra
Họ chỉ ngồi trên mông
Nổ nắp sâm banh và chà đạp chúng dân
Tôi đã là chiến binh trẻ em
Nhưng tôi vẫn còn nhân phẩm
Tôi phải nói lần nữa
Nếu Emma không cứu tôi?
Tôi có thể đã là một xác chết trên bình nguyên Châu Phi
Có ai ở đây ngồi phía sau, tình yêu
La tên Emma, các bạn
Vâng tôi đang điên
Tôi có thể đã là gì?
Nếu Emma không cứu tôi?
Tôi có thể đã là gì?
Một người tị nạn đói
Tôi có thể đã là gì?
Nếu Emma không cứu tôi?
Vâng, vâng
Vâng, có thể tôi đã chết đói
Hay chết vì bệnh gì đó
Tôi có thể đã lớn lên vô giáo dục
Chỉ là một người tị nạn
Cảm ơn
Hãy đi cứu một em bé

.


.

I just want to say my name is Emmanuel Jal. And I come from a long way. I’ve been telling a story that has been so painful for me. It’s been a tough journey for me, traveling the world, telling my story in form of a book. And also telling it like now. And also, the easiest one was when I was doing it in form of a music.

So I have branded myself as a war child. I’m doing this because of an old lady in my village now, who have lost her children. There is no newspaper to cover her pain, and what she wants to change in this society. And I’m doing it for a young man who want to create a change and has no way to project his voice because he can’t write. Or there is no Internet, like Facebook, MySpace, YouTube, for them to talk.

Also one thing that kept me pushing this story, this painful stories out, the dreams I have. Sometimes is like the voices of the dead, that I have seen would tell me, “Don’t give up. Keep on going.” Because sometime I feel like stopping and not doing it. Because I didn’t know what I was putting myself into.

Well I was born in the most difficult time, when my country was at war. I saw my village burned down. The world that meant a lot to me, I saw it vanish in my face. I saw my aunt in rape when I was only five. My mother was claimed by the war. My brothers and sisters were scattered. And up to now, me and my father were detached and I still have issues with him. Seeing people die every day, my mother crying, it’s like I was raised in a violence. And that made me call myself a war child.

And not only that, when I was eight I became a child soldier.

I didn’t know what was the war for. But one thing I knew was an image that I saw that stuck in my head. When I went to the training camp I say, “I want to kill as many Muslims, and as many Arabs, as possible.” The training wasn’t easy. But that was the driving force. Because I wanted to revenge for my family. I wanted to revenge for my village.

Luckily now things have changed because I came to discover the truth, What was actually killing us wasn’t the Muslims, wasn’t the Arabs. It was somebody sitting somewhere manipulating the system, and using religion to get what they want to get out of us. Which is the oil, the diamond, the gold and the land. So realizing the truth give me a position to choose, should I continue to hate, or let it go?

So I happened to forgive. Now I sing music with the Muslims. I dance with them. I even had a movie out called “War Child,” funded by Muslim people. So that pain has gone out. But my story is huge. So I’m just going to go into a different step now. Which is easier for me. I’m going to give you poem called “Forced to Sin.” Which is from my album “War Child.” I talk about my story. One of the journey that I tread when I was tempted to eat my friend because we had no food and we were like around 400. And only 16 people survived that journey. So I hope you’re going to hear this.

My dreams are like torment. My every moment.
Voices in my brain, of friends that was slain.
Friends like Lual who died by my side,
of starvation. In the burning jungle, and the desert plain.
Next was I, but Jesus heard my cry
as I was tempted to eat the rotten flesh of my comrade.
He gave me comfort.
We used to raid villages, stealing chickens, goats and sheeps.
Anything would cut it.
I knew it was rude. But we needed food.
And therefore I was forced to sin, forced to sin to make a living.
Forced to sin to make a living.
Sometimes you gotta lose to win.
Never give up. Never give in.
Left home at the age of seven.
One year later, live with an AK-47 by my side.
Slept with one eye open wide.
Run, duck, play dead and hide.
I’ve seen my people die like flies.
But I’ve never seen a dead body,
at least one that I’ve killed.
But still as I wonder, I won’t go under.
Guns barking like lightning and thunder.
As a child so young and tender,
Words I can’t forget I still remember.
I saw sergeant command raising his hand,
no retreat, no surrender.
I’m caught in the burn of the drama.
War child, child without a mamma,
still fighting in the saga.
Yet as I wake this new war I’m not alone in this drama.
No sit or stop, as I reach for the top
I’m fully dedicated like a patriotic cop.
I’m on a fight, day and night.
Sometime I’m do wrong and other to make things right.
It’s like I’m living a dream.
First time I’m feeling like a human being.
Ah! The children of Darfur.
Your empty bellies on the telly and it’s you that I’m fighting for.
Left home. Don’t even know the day I’ll ever return.
My country is war-torn.
Music I used to hear was bombs and fire of guns.
So many people die that I don’t even cry no more.
Ask God, question what am I here for.
And why are my people poor.
And why, why when the rest of the children were learning how to read and write,
I was learning how to fight.
I ate snails, vultures, rabbits, snakes, and anything that had life.
I was ready to eat.
I know it’s a shame. But who is to be blamed?
That’s my story shared in the form of a lesson.

(Applause) Thank you. (Applause)

What energized me and kept me going is the music I do. I never saw anybody to tell my story to them so they could advise me or do therapy. So the music had been my therapy for me. It’s been where I actually see heaven. Where I can be happy, where I can be a child again, in dances, through music. So one thing I know about music, music is the only thing that has power to enter your cell system, your mind, your heart, influence your soul and your spirit, and can even influence the way you live without even you knowing. Music is the only thing that can make you want to wake up your bed and shake your leg, without even wanting to do it. And so the power music has I normally compare to the power love when love doesn’t see a color. You know, if you fall in love with a frog, that’s it.

One testimony about how I find music is powerful is when I was still a soldier back then. I hated the people in the north. But I don’t know why I don’t hate their music. So we party and dance to their music. And one thing that shocked me is one day an Arab musician to come and entertain the soldiers. And I almost broke my leg dancing to his music. But I had this question. So now I’m doing music so I know what the power of music is.

So what’s happening here? I’ve been in a painful journey. Today is day number 233 in which I only eat dinner. I don’t eat breakfast. No lunch. And I’ve done a campaign called Lose to Win. Where I’m losing so that I could win the battle that I’m fighting now. So my breakfast, my lunch, I donate it to a charity that I founded because we want to build a school in Sudan.

And I’m doing this because also it’s a normal thing in my home, people eat one meal a day. Here I am in the West. I choose not to. So in my village now, kids there, they normally listen to BBC, or any radio, and they are waiting to know, the day Emmanuel will eat his breakfast it means he got the money to build our school. And so I made a commitment. I say, “I’m gonna not eat my breakfast.” I thought I was famous enough that I would raise the money within one month. But I’ve been humbled. (Laughter)

So it’s taken me 232 days. And I said, “No stop until we get it.” And like it’s been done on Facebook, MySpace. The people are giving three dollars. The lowest amount we ever got was 20 cents. Somebody donated 20 cents online. I don’t know how they did it. (Laughter) But that moved me.

And so, the importance of education to me is what I’m willing to die for. I’m willing to die for this. Because I know what it can do to my people. Education enlighten your brain, give you so many chances, and you’re able to survive. As a nation we have been crippled. For so many years we have fed on aid. You see a 20-years-old, 30-years-old families in a refugee camps. They only get the food that drops from the sky, from the U.N.

So these people, you’re killing a whole generation if you just give them aid. If anybody want to help us this is what we need. Give us tools. Give the farmers tools. It’s rain. Africa is fertile. They can grow the crops. (Applause) Invest in education. Education so that we have strong institution that can create a revolution to change everything. Because we have all those old men that are creating wars in Africa. They will die soon. But if you invest in education then we’ll be able to change Africa. That’s what I’m asking. (Applause)

So in order to do that, I founded a charter called Gua Africa. Where we put kids in school. And now we have Kaplan University. We have like 40 kids, ex-child soldiers mixed with anybody we feel like we want to support. And I said “I’m going to put it in practice.” And with the people that are going to follow me and help me do things. That’s what I want to do to change, to make a difference in the world.

Well now, my time is going. So I want to sing a song. But I’ll ask you guys to stand up so we celebrate the life of a British aid worker called Emma McCune that made it possible for me to be here. I’m gonna sing this song. Just to inspire you how this woman has made a difference. She came to my country and saw the importance of education.

She said the only way to help Sudan is to invest in the women, educating them, educating the children. So that they could come and create a revolution in this complex society. So she even ended up marrying a commander from the SPLA. And she rescued over 150 child soldiers. One of them happened to be me. And so at this moment I want to ask to celebrate Emma with me. Are you guys ready to celebrate Emma?

Audience: Yes!

Emmanuel Jal: All right.

♫ This one goes to Emma McCune ♫
♫ Angel to the west came one afternoon ♫
♫ I’m here because you rescued me ♫
♫ I’m proud to be part of your legacy ♫
♫ Thank you. Bless you. R-I-P ♫
♫ What would I be? Me! ♫
♫ If Emma never rescued me? What would I be? ♫
♫ What would I be? Me! ♫ ♫ Another starving refugee ♫ ♫ What would I be? ♫
♫ What would I be? Me! ♫
♫ If Emma never rescued me? Yeah! ♫
♫ Yeah! Yeah! ♫
♫ You would have seen my face on the telly ♫
♫ Fat hungry belly ♫
♫ Flys in my eyes, head too big for my size ♫
♫ Just another little starving child ♫♫
♫ Running around in Africa, born to be wild ♫
♫ Praise God, praise the Almighty ♫
♫ for sending an angel to rescue me ♫
♫ I got a reason for being on this Earth ♫
♫ ‘Cause I know more than many what a life is worth ♫
♫ I better get a job and stand my ground ♫
♫ I’m going over mountains, leaps and bounds ♫
♫ I ain’t an angel, hope I’ll be one soon ♫
♫ And if I am, I wanna be like Emma McCune ♫
♫ Me! What would I be? Me! ♫
♫ If Emma never rescued me? ♫
♫ What would I be? ♫
♫ What would I be? Me! ♫
♫ Another starving refugee ♫
♫ What would I be? ♫
♫ What would I be? Me! ♫
♫ If Emma never rescued me? Yeah! Yeah!♫
♫ Yeah, Yeah! ♫
♫ I would have probably died from starvation ♫
♫ Or some other wretched disease ♫
♫ I would have grown up with no education ♫
♫ Just another refugee ♫
♫ I stand here because somebody cared ♫
♫ I stand here because somebody dared ♫
♫ I know there is a lot of Emmas out there ♫
♫ Who is waiting and trying to save a life of a child ♫
♫ What would I be? Me! ♫ ♫ If Emma never rescued me? ♫
♫ What would I be? ♫ ♫ What would I be? ♫
♫ Another starving refugee ♫
♫ I remember the time when I was small ♫
♫ When I couldn’t read or write at all ♫
♫ Now I’m all grown up, I got my education ♫
♫ The sky is the limit and the cup is running over ♫
♫ How I prayed for this day to come ♫
♫ And I pray that the world find wisdom ♫
♫ To give the boy in need some assistance ♫
♫ Instead of putting up resistance, Yeah ♫
♫ Sitting and waiting for the politics to fix this ♫
♫ It ain’t gonna happen ♫
♫ They’re all sitting on they asses ♫
♫ Popping champagne and scrunching up the masses ♫
♫ Coming from a refugee boy-soldier ♫
♫ But I still got my dignity ♫
♫ I gotta say it again ♫
♫ If Emma never rescued me ♫
♫ I’d be a corpse on the African plain ♫
♫ Is there anybody who’s here in the back, some love ♫
♫ Big scream for Emma everybody ♫
♫ Yeah! I’m gonna get crazy now ♫
♫ What would I be? ♫
♫ If Emma never rescued me? ♫
♫ What would I be? ♫
♫ Another starving refugee ♫
♫ What would I be? ♫
♫ If Emma never rescued me? ♫
♫ Yeah, Yeah ♫
♫ Yeah, I would have probably died from starvation ♫
♫ Or some other wretched disease ♫
♫ I would have grown up with no education ♫
♫ Just another refugee ♫
(Applause) Thank you. (Applause)
Go save a life of a child. (Applause)

Chào mừng admin Kiêm Yến

Chào các bạn,

Chị Kiêm Yến đã làm mọi việc của một admin lâu rồi và mọi đọc giả của ĐCN đã biết chị Yến rồi. Khỏi phải dài dòng văn tự. Chỉ thông báo với các bạn là chị Kiêm Yến là admin chính thức của ĐCN. Có chuyện gì cần liên lạc với admin, các bạn có thể liên lạc với chị Yến hoặc một trong những admin khác.
kiemyen
Chị Yến nửa Quảng Nam nửa Sài Gòn–bố người Quảng Nam, mẹ người Sài Gòn. Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, học cấp 2 và cấp 3 ở Gia Long. Tốt nghiệp Đại Học Y Tây Nguyên, làm việc tại tỉnh Daklak sau khi ra trường, rồi về lại Sài gon. Hiên chị đang làm trong ngành bảo hiểm ở Sài Gòn.

Ngay từ lúc mới làm quen với ĐCN, chi Yến đã rất nhiệt tình vun xới cho khu vườn này thêm sức sống mỗi ngày. Công sức và nhiệt huyết đó mọi người đều thấy. Và mình tin rằng chị Yến sẽ giúp ĐCN phát triển mạnh thêm mỗi ngày.

Cám ơn Kiêm Yến đã đổ vào ĐCN nhiều công sức và nhiệt huyết. Khu vườn này sung túc một phần là nhờ bàn tay vun xới của Yến mỗi ngày.

Chúc Yến và các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Does Viet Nam need bullet train? — English Discussion

Dear everyone,

Do you think Vietnam should spend 38 billion USD now for a bullet train?

Have a great day!

Hoanh

.

Ý kiến khác nhau về dự án tàu cao tốc 38 tỷ USD

bullettrain
(Dân trí) – Đoàn nghiên cứu cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA) khẳng định, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam ngốn chi phí 38 tỷ USD nhưng không có tính khả thi nếu vận hành từ năm 2026. Tuy nhiên, đại diện phía Việt Nam lại đưa ra cái nhìn khác.

“Phương án nào cũng thiếu khả thi”

Theo báo cáo mới nhất của Đoàn nghiên cứu cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA), dự án toàn tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam dài 1.570km, ga đầu mối là Hà Nội và TPHCM. Tốc độ khai thác dự kiến là 300km/h. Chi phí xây dựng là 38 tỷ USD (không tính đầu máy toa xe, chi phí dự phòng và thuế). Như vậy, tổng vốn đầu tư theo con số tính toán mới nhất của JICA cao hơn 5 tỷ USD so với con số 33 tỷ USD đưa ra vào năm 2008.

Theo dự kiến, hành trình giữa Hà Nội và TPHCM của đoàn tàu sẽ được rút ngắn xuống còn 5h30’ (hiện tại mất khoảng 30 giờ bằng đường sắt thường).     Một trong những tính toán của JICA liên quan đến đường sắt cao tốc Bắc Nam

Vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt chính là tính khả thi của dự án tỷ đô này.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản khẳng định, theo “Kịch bản phát triển toàn tuyến”, nếu tuyến đường sắt cao tốc được đưa vào khai thác từ năm 2026 như dự kiến sẽ không đảm bảo lợi ích kinh tế vì khả năng thu hồi vốn thấp. Chẳng hạn, vào năm 2030 nếu giá vé cao nhất bằng giá vé máy bay, lượng hành khách đi tàu cao tốc Bắc Nam là 146 nghìn người/ngày. Nếu giá vé thấp nhất còn bằng 1/4 giá vé máy bay, lượng hành khách đạt 248 nghìn người/ngày.

Các phương án này đều không có tính khả thi, nghĩa là doanh thu từ vé khả năng “sáng sủa” nhất cũng chỉ đủ bù đắp chi phí khai thác, không tính chi phí xây dựng. “Kể cả trong trường hợp giảm giá vé tàu bằng một nửa giá vé máy bay tuyến Hà Nội – TPHCM; tăng tối đa số ghế thương gia có giá vé cao thì việc thu hồi vốn thông qua bán vé vẫn không khả thi”, ông Iwata Shizuo, trưởng JICA cho biết.

Phương án khác được đề cập tới là “Kịch bản phát triển từng đoạn” gồm các đoạn Hà Nội – Vinh, TPHCM – Nha Trang và Hà Nội – Thanh Hóa. Theo tính toán của JICA, có thể gần hoặc trên mức khả thi về kinh tế vào năm 2020 với điều kiện phải thúc đẩy phát triển đô thị dọc đường sắt cao tốc. Điều này cho thấy đường sắt cao tốc có thể cạnh tranh trong cự ly trung bình, còn cự ly toàn tuyến Hà Nội – TPHCM thì hàng không chiếm ưu thế hơn.

Đoạn tuyến Huế – Đà Nẵng cũng không mang nhiều tính khả thi.

Phải tính đến lợi ích xã hội lâu dài

Trong khuôn khổ Hội thảo về đường sắt cao tốc Bắc Nam được tổ chức vào ngày 15/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức khẳng định, đây là một trong những dự án lớn, được Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Chính phủ đã bố trí vốn ngân sách để lập và thẩm tra báo cáo đầu tư cho dự án và xem xét để trình Quốc hội vào tháng 5/2010. Ngoài ra, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

(Ảnh minh hoạ)

Một lãnh đạo của Bộ GTVT cũng cho biết, Việt Nam hoàn toàn đủ cơ sở để tin vào tiến độ dự án này bởi có được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Phía Việt Nam cũng đã thống nhất áp dụng công nghệ Shinkansen của Nhật Bản cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã ký hợp đồng nghiên cứu đầu tư liên doanh giữa Việt Nam và ba đối tác Nhật Bản. “Rõ ràng, ngoài tính toán về kinh tế, Việt Nam phải tính đến những lợi ích xã hội mang tính lâu dài”, vị lãnh đạo này khẳng định.

Ông Nguyễn Hữu Bằng – TGĐ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, theo tính toán, đường sắt cao tốc sẽ giảm tai nạn giao thông đường bộ đến 26%, tiết kiệm được chi phí khai thác phương thức vận tải 57%, tiết kiệm chi phí thời gian đi lại là 17%. “Với lợi ích xã hội như vậy, tôi đề nghị JICA sửa lại kết luận của báo cáo”, ông Bằng nói.

Tuy nhiên, trao đổi bên lề hội thảo, ông Bằng cũng nghiêng về phương án có thể triển khai từng đoạn tuyến thay vì triển khai toàn tuyến như ý kiến ông đưa ra trước đây.

TPHCM sẽ có 6 tuyến metro trước năm 2020   Theo kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị của TPHCM, trước năm 2020 TP sẽ hoàn tất 6 tuyến metro đã đăng ký với Chính phủ.   Hiện tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang được triển khai bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng từ Ngân sách TP. Dự kiến công trình sẽ được khai thác vào năm 2014.   Tuyến số 2 (Bến Thành – Tham Lương), dự kiến hoàn thành vào năm 2015.   Tuyến số 3, được đề xuất tách thành 2 tuyến: Tuyến số 3a (Bến Thành – Bến xe Miền Tây) và Tuyến số 3b (Bến Thành – Hiệp Bình Phước); Dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2016.Các tuyến số 4, 5 và 6 đang lập dự án đầu tư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Dự kiến xây dựng hoàn thành cả 3 tuyến trước năm 2020. (Tùng Nguyên)

Phúc Hưng

Một Kiếp Dã Tràng

datrang1

Thương thay một kiếp dã tràng
Một đời xe cát miên man không dời.
Một cơn sóng biển tơi bời
Công trình trôi dạt hởi ơi còn gì.

Dã tràng không quản hiểm nguy
Một đời xe cát kiên trì gắng công.
Dẫu cho tay trắng về không
Lưu muôn hậu thế, nhớ công dã tràng.

Vẫn luôn thách thức biển ngàn
Nghìn năm biển cuốn. Dã tràng lại xây.
Biết rằng hạnh phúc thoáng bay
Còn hơn trống rổng tháng ngày hư vô.

Hồng Phúc

Lời nguyện hòa bình

Lạy chúa

Xin cho chúng con biết
Yêu Mẹ Việt Nam
Và yêu thương nhau
Trong tình yêu Mẹ
green_landscape
Xin cho chúng con biết sống hòa bình
Kể cả khi chúng con bất đồng

Xin cho tổ quốc chúng con khôn lớn
Vì chúng con là con cái chúa
Khôn lớn trong tình yêu
Và thánh linh hiền từ của chúa

Xin cho chúng con biết
Mang hạt giống yêu thương và hòa bình
Từ trong tim
Gieo trồng trên khắp quê hương
Để đất nước khô cằn
Có được vựa xanh bóng mát
Và Mẹ Việt Nam
Có được nụ cười
Nở trên môi.

Amen

Những dấu gạch nối từ quá khứ

Có lần, tôi đọc được trên Internet một tin ngộ nghĩnh. Một phụ nữ người Ba Lan tên là Agat Czemierys đã đăng một quảng cáo với nội dung: “Chúng tôi muốn nhận nuôi một ông hay bà, người sẽ sống, tận hưởng các kỳ nghỉ hè và đi mua sắm cùng chúng tôi suốt đời. Không ràng buộc về tiền bạc, chỉ có tình thương”. Kết quả là Agat đã nhận được hàng nghìn thư trả lời từ các cụ già trên khắp Ba Lan, mong được làm ông bà cho các con của cô.
bàcháu1
Câu chuyện đó làm tôi nhớ bà ngoại của mình quá đỗi. Tôi nhớ những ngày ngồi gọt cau với bà, lấy vỏ cau kết thành những chiếc thuyền thúng nhỏ xinh xinh. Bên thềm nhà, tôi gối đầu trên đùi bà, mắt lim dim ngủ trong làn gió mát thổi từ vườn và tiếng bà êm êm kể chuyện thời con gái. Những khuôn phép về đạo đức và tính cách của dòng họ, những quy tắc ứng xử hàng ngày được truyền đạt qua những buổi trưa êm, bằng giọng thì thầm rỉ rả của bà, mưa dầm thấm lâu như vậy.

Nhà văn Louisa May Alcott viết rằng: “Mỗi ngôi nhà cần có một người bà trong đó”. Tại sao vậy? Tại sao mỗi khi nhớ về thời ấu thơ, ký ức về ông bà luôn là những ký ức êm đềm nhất? Tại sao khi đến tuổi dậy thì con cái thường cãi lời cha mẹ nhưng lại sẵn sàng nghe lời ông bà? Tại sao cũng đều xuất phát từ yêu thương, nhưng cha mẹ thường trách mắng còn ông bà lại có thể bao dung? Tại sao có những chuyện ta không thể kể với ba mẹ, nhưng sẵn sàng tâm sự với ông Nội hay Bà ngoại?

Có khi nào em tự hỏi mình điều đó?
ong ba ngoai
Mỗi thế hệ đều có vai trò của mình. Có lẽ ông bà không còn bị sức ép trực tiếp của cuộc mưu sinh hàng ngày như cha mẹ chúng ta, cũng không bị sức ép bởi trách nhiệm phải dạy dỗ chúng ta nên người. Ông bà có sự thông thái và kiên nhẫn trải nghiệm. Sự nhẫn nại và dịu dàng của người đi qua quãng đường dài. Luôn luôn có một đoạn đường mà cha mẹ chúng ta chưa đi qua. Và ông bà ở đó, để yêu thương chúng ta, nuông chiều chúng ta, làm hư hỏng chúng ta, với một tình yêu vô điều kiện.

Đôi khi, có những mâu thuẫn xảy ra giữa cách giáo dục nghiêm khắc của ba mẹ, và sự chiều chuộng của ông bà. Nhưng rồi khi lớn lên, em nhìn lại thời ấu thơ và sẽ hiểu rằng: nhân cách của mình đã được hình thành nhờ cả hai điều đó, nhờ sự cân bằng của cả hai. Quả thật, ai có được cha mẹ nghiêm khắc và ông bà nuông chiều thì quả là hạnh phúc lớn lao.

Do cuộc sống bận rộn, không có thời gian chăm sóc thế hệ già nên người Nhật đã chế tạo robot Snuggling Ifbot có khả năng nói chuyện như một đứa cháu lên 5 tuổi để bầu bạn với người già. Nhưng chỉ sau một tháng, sản phẩm này đã trở nên ế hàng. Bởi ông bà của chúng ta không cần một người máy giúp họ “kích thích não hoạt động và tránh được bệnh hay quên”. Robot không biết lắng nghe, không biết hỏi chuyện ngày xưa, cũng không biết vòi vĩnh và đón nhận tình yêu từ ông bà. Trong khi, đó mới chính là cái mà ông bà cần ở những đứa cháu.

Ông bà của chúng ta chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là một dấu gạch nối giữa chúng ta với quá khứ. Thế hệ ông bà cũng như cái rễ cây vậy. Em không nhìn thấy rễ cây, nhưng em biết rằng rễ luôn hiện hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Vì vậy hãy kính trọng ông bà. Dù em gặp ông bà ở đâu, trong gia đình hay viện dưỡng lão, hay thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường, dù là ông bà của bất cứ ai, cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi đầu chào. Với lòng biết ơn./.

Đông Vy và Phạm Công Luận

Lặng Buồn Cao Nguyên

cao nguyên 3
Cao nguyên gió cuốn lưng đồi
Sương mai xa khuất bóng người tha hương
Non cao in dấu nghìn thương
Xa xăm nỗi nhớ vấn vương đợi chờ

Bước chân kiếp bạc mây mờ
Lặng buồn phố núi tiễn người quan san
Nẻo xưa heo hút nắng vàng
Mặc chiều nghiêng bóng gọi hồn cao nguyên.

Quan Jun