Lưu trữ theo thẻ: Văn Hóa

Thánh ca Giáng Sinh Việt

Chào các bạn,

Hôm qua chi Huỳnh Huệ cho chúng ta nghe 13 bản nhạc Giáng Sinh quốc tế bất tử.  Đương nhiên là các bản này chúng ta cũng ca hát thường xuyên ở VN.  Hôm nay thêm vào nhạc xanh Giáng Sinh, mời các bạn nghe vài bản thánh ca Việt.  Các thánh ca này thường chỉ hát trong nhà thờ.

Dưới đây là bài

Hang Bê Lem, bản thánh ca Giáng Sinh số 1 của Việt Nam, của nhạc sĩ Hải Linh, do nhóm MTG trình bày. MTG có lẽ là các xơ Dòng Mến Thánh Giá.

Cao Cung Lên, do ca sĩ Mỹ Huyền và các bạn trình bày.

Mùa Đông Năm Ấy, của nhạc sĩ Hoài Đức, biểu diễn bởi các ca sĩ Mai Hậu và Xuân Trường, và các xơ Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi.

Sau đó là hai bản nhạc quốc tế lời Việt:

Đêm Thánh Vô Cùng, tức Silent Night, do Hoàng Châu hát.

Mùa Sao Sáng, tức bản dân ca nổi tiếng của Anh từ thế kỷ 16, Greensleeves.

Chúc các bạn một Giáng Sinh an lành.
.

Hang Bê Lem – Nhạc: Hải Linh, biểu diễn: Nhóm MTG

.

Cao Cung Lên – Mỹ Huyền

.

Mùa Đông Năm Ấy – Nhạc Hoài Đức, biểu diễn ca sĩ Mai Hậu & Xuân Trường trình bày, và các chị em Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi

.

Đêm thánh vô cùng – Ca sĩ Hoàng Châu

.

Mùa sao sáng (Greensleeves)

.

Hãy Để Ngày Nào Cũng Là Giáng Sinh

Lại một mùa Noel về trong tiết trời lanh giá nhưng ấm áp tình người trong nỗi rạo rực của hồn ta.
Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế không chỉ là với người tín hữu Ki Tô giáo, mà gần như với mọi người và những biểu tượng quen thuộc: cây thông Noel với những vòng dây kim tuyến, và quả châu, đèn màu lấp lánh, nến Giáng sinh, ông già Noel, quà tặng và thiệp chúc mừng…

Noel còn có ý nghĩa khác là tình yêu thương và bác ái, biết sẻ chia với người hoạn nạn, khó khăn. Đặc biệt trước hết là sự quan tâm, gắn bó và yêu thương những người gần gũi quanh ta: gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp, …Tinh thần của Noel đẹp như thế trong lời cầu nguyện cho vinh danh một đấng Nhân Lành trên trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Hai ngày nữa là Noel. Nhạc đã réo rắt, chuông đã ngân vang và thiệp mừng đã gửi. Cây thông Noel đã sáng lấp lánh và hang đá với máng cỏ xinh xắn đã ở trước nhà. Giáng sinh chưa qua, nhưng ước gì Giáng sinh với những trái tim yêu mở ra nỗi hân hoan chào đón tin lành và tình thương cứ ở mãi trong lòng người cho dù những quả châu, kim tuyến, đèn màu, đồ trang trí kia một hôm nào có bị tháo gỡ và cất đi.

Xin gửi tặng các bạn những câu danh ngôn về Giáng sinh với tình cảm ấy. Thân chúc tất cả các bạn Đọt Chuối Non một mùa Giáng sinh an hòa trọn vẹn trong yêu thương và chia sẻ với nhau để những niềm vui ấy sẽ lan tỏa và mãi cùng chúng ta cho đến mủa Giáng Sinh sau. Và ta lại có thể chúc mừng nhau.


Giáng sinh vẫy một chiếc đũa thần trên khắp thế gian, nhìn kìa, mọi thứ trở nên êm dịu và đẹp hơn.

Christmas waves a magic wand over this world, and behold, everything is softer and more beautiful.

~Norman Vincent Peale

.

Tặng phẩm đẹp nhất quanh bất cứ cây Noel nào là sự hiện hữu của một gia đình hạnh phúc – mọi người gắn bó với nhau.

The best of all gifts around any Christmas tree: the presence of a happy family all wrapped up in each other.

~Burton Hillis

Trái tim của chúng ta dịu ngọt với những kỷ niệm ấu thơ, và tình yêu gia đình, và tâm hồn chúng ta tốt đẹp hơn suốt cả năm, vì ta lại thành trẻ thơ vào mùa Giáng sinh.

Our hearts grow tender with childhood memories and love of kindred, and we are better throughout the year for having, in spirit, become a child again at Christmas-time.

~Laura Ingalls Wilder

Cầu cho An Hòa là tặng vật mùa Giáng Sinh của bạn và là hồng phúc suốt năm của bạn

May Peace be your gift at Christmas and your blessing all year through!

~Author Unknown

Tôi sẽ tôn vinh Giáng Sinh trong trái tim, và cố gắng giữ tinh thần ấy suốt năm

I will honor Christmas in my heart, and try to keep it all the year.

~Charles Dickens

Chính Giáng Sinh trong trái tim khiến Giáng Sinh lan tỏa nơi nơi.

It is Christmas in the heart that puts Christmas in the air.


~W.T. Ellis

Một ngọn nến Giáng sinh là một thứ đẹp đẽ
Nó không ồn ã,
Mà nhẹ nhàng cho đi chính nó

A Christmas candle is a lovely thing;
It makes no noise at all,
But softly gives itself away.

~Eva Logue

Giáng sinh – việc mở quà của ta không quan trọng bằng mở lòng ra

Christmas is not as much about opening our presents as opening our hearts.


~Janice Maeditere


Giáng sinh là mãi mãi, không chỉ một ngày, vì yêu thương, chia sẻ và trao tặng không phải như chuông, bóng đèn, và dây kim tuyến để cất đi vào hộp trên kệ.

Điều tốt lành bạn làm cho người khác là điều lành bạn làm cho chính mình.

Christmas is forever, not for just one day,
for loving, sharing, giving, are not to put away
like bells and lights and tinsel, in some box upon a shelf.
The good you do for others is good you do yourself…

~Norman Wesley Brooks, “Let Every Day Be Christmas,” 1976


Tôi nghe chuông nguyện Giáng Sinh
Thánh ca xưa ấy nhắc mình bên tai
An bình dịu ngọt lòng ai
Từng câu chữ đẹp còn dài tháng năm
An hòa thiện chí từ tâm
Mong sao tất cả tình thân bốn mùa

Mời các bạn và các em xem video PP nhạc chúc mừng Giáng sinh, bài Happy Christmas (War Is Over) do John Lennon sáng tác.

Các bạn click vào chữ Merry Christmas để xem hay download

Merry Christmas

Giáng sinh 2009

Huỳnh Huệ

</div

Thư cho bạn

    Gửi Cường của tôi


Lại một mùa giáng sinh nữa lại về. Bao nhiêu mùa đông rồi đi qua đời ta. Mưa rơi và gió lạnh. Song lòng ta vẫn là một mùa ấm áp, mùa Thiên Chúa vào đời, Chúa giáng sinh đêm nay mừng vui tiếng hát vang nơi nơi…

Đất nước bao cuộc thăng trầm, đời người mấy lần dâu bể. Duy một trông chờ không chịu thăng trầm, không chịu bể dâu, chờ một mùa đông cho lòng ấm lại. Ấy cái niềm tin đơn sơ để lòng an bình mừng đón Chúa:

Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao
Bình an dưới thế ân trạch cho loài người.

Bạn dấu yêu! Giờ ở đất Sài thành xa xôi, mệt phờ long đong thân cầu thực, ngày 24 tháng 12 bạn có khép nép mừng Chúa giáng sinh ở một góc giáo đường lộng lẫy?

Mùa Noel cũng là mùa của ta, của bạn, của những kỉ niệm tuổi thơ. Đôi ta như hai cây thông non trồng bên máng cỏ.. Ta rất yêu giọng bạn đọc thi ca trong trẻo, trong như lòng thành con trẻ kính dâng:

Chúng con muốn tình yêu không vị kỉ
Tình yêu không gò bó bởi hư danh
Tình yêu không bị vật chất dỗ dành
Con nhận lãnh từ tình yêu cứu Chúa.

Giáng sinh năm nào ta bạn tung tăng, giáo đường chật không chứa nổi tâm tình con trẻ. Bữa cơm chung những tháng năm còn nghèo còn đói, mình nhường cho nhau một lát thịt quay với một mẩu bánh mì. Ôi giáo đường ấm áp hoang sơ.

Từ bao giờ ta đã đi qua mấy mươi mùa đông, giáo đường chừ khang trang bề thế, đêm Noel đèn điện khoe màu sang trọng mà nhớ hoài ổ rơm ngày xưa. Chờ đêm giáng sinh, mình đi chặt lá đùng đình kết vòng trang trí, những chiếc bong bóng thổi to thổi nhỏ làm những quả thông màu, đơn sơ như máng cỏ. Mình vừa mải mê việc làm vừa rộn ràng ca hát “ nơi hang Bê Lem con quỳ thiết tha, xin Chúa nhân hiền xuống ơn chan hòa”.

Bạn ơi! Ta đã lớn lên bằng niềm tin đơn sơ như thế đó, và bằng niềm tin, ta làm người thành thật, thanh thản chấp nhận những thua thiệt ở đời như một chợp mắt trần thế, mà có hề chi, Thiên Chúa từng rời bỏ nước Trời!

Bạn ơi! Giáng sinh này nữa đã là bốn mươi bốn mùa đông. Lòng ta se một chút giá băng khi nhớ người bạn cũ. Nhớ một mùa đông xa bạn ốm đau, ta đã đọc thư bạn trong chan hòa nước mắt: Ái ơi, giá mà có Ái ở bên mình!

Rồi từ đó trong mùa ấm áp lòng khôn nguôi trống vắng là từ buổi hai ta lớn khôn vào đời. Giã từ ấu thơ, giã từ niềm vui tuổi nhỏ. Mỗi một tháng ngày là một dần xa ngày xưa dấu ái.

Ngày tập tễnh làm người lớn, cô bé nào dắt ta xa bạn.
Ngày tập tễnh làm người lớn, cô bé nào dấu bạn khỏi mắt ta.
Chao ôi! Mỗi một kiếm tìm là mỗi một đánh rơi!

Yêu dấu! Giờ mình đã là cha của những đứa con. Hãy nhớ và truyền cho con trẻ niềm tin và tình yêu thuở nhỏ. Trong vườn hồn ngút ngái của ta có một thửa đất mang tên bạn. Mong sao con ta cũng tìm được trong đức tin mình một tình bạn như ta.

Bạn yêu, ta gửi tặng bạn tấm thiệp giáng sinh thật đẹp, những chú mục đồng nơi hang Bết Lê Hem. Bạn tìm thử xem gương mặt nào là của ta, của bạn?

Nguyễn Tấn Ái

Giêsu trong Thánh Kinh Koran của Hồi giáo

Chào các bạn,

Với lịch sử đánh nhau đẫm máu giữa Hồi Giáo và Thiên chúa giáo, và các cuộc thánh chiến Hồi giáo đang xảy ra trên thế giới ngày nay, đa số người trên thế giới không biết là hai tôn giáo này là anh em. Đó là một đại họa cho hòa bình thế giới, tạo ra bởi chẳng mấy ai chịu đọc cả Thánh Kinh và Kinh Koran.

Nhân dịp Giáng Sinh, chúng ta nên suy tư về thảm trạng này một tí, và nhớ rằng chiến tranh Hồi giáo trên thế giới ngày nay sẽ không chấm dứt cho đến khi có sự đối thoại anh em giữa khối Hồi giáo và khối Thiên chúa giáo. Và đối thoại đó khộng có nghĩa là các chính trị gia chơi trò chính trị với nhau quanh bàn tròn, mà là sự hiểu biết và tương kính giữa các dân tộc của hai khối.

Kinh Koran gọi Giêsu (Eesa trong tiếng Ả-rập) là Messiah (Đấng Cứu Thế), cùng danh xưng với Messiah Muhammad, giáo chủ Hồi giáo. Theo Kinh Koran, Giêsu là một trong những tiên tri lớn nhất của Thượng đế.

Bản Kinh Koran tiếng Anh tại website Hồi giáo http://islamworld.net cho thấy Kinh Koran nhắc đích danh tên Jesus (Giêsu) tổng cộng 28 lần, không phải chỉ một hai lần.

Và website Thiên chúa giáo http://www.ways-of-christ.net/topics/islam.htm nói những dòng sau đây về Giêsu trong Kinh Koran của Hồi giáo:

Giêsu Kitô trong Kinh Koran

Kinh Koran chấp nhận Giêsu là một tiên tri, và là người truyền tin của Thượng Đế, và là “Lời” Thượng đế, và là “thánh linh của Thượng đế”, được tạo ra như Adam. Các điều này còn nhiều hơn các điều được một số các nhà thần học Thiên chúa giáo ngày nay chấp nhận, vì các nhà thần học này chỉ xem Giêsu như là một nhà cải cách xã hội.

Duy chỉ có điều Giêsu là Con Thượng Đế – như người Thiên chúa giáo thời Muhammad tưởng tượng một cách rất rõ ràng về thể xác – trong tín điều Một Chúa Ba Ngôi của Thiên Chúa Giáo, là không được Kinh Koran chấp nhận.

Theo Kinh Koran, Giêsu có nói đến việc Ngài sẽ sống lại, nhưng có lẽ đó là Kinh Koran nói về việc Giêsu sẽ trở lại lần thứ hai trong Ngày Phán Xét, khi tất cả mọi tín đồ đều sống lại, như được nhắc đến thường xuyên trong Kinh Koran. Kinh Koran nói là Giêsu đã được đưa về với Thượng đế khi còn sống. Khác với niềm tin của tín đồ Thiên chúa giáo là Giêsu đã chết, sau đó sống lại, và về trời với Thượng đế.

Cả Kinh Koran và Thánh Kinh đều đồng ý là có Ngày Phán Xét khi tất cả tín đồ được sống lại và Giêsu sẽ đến để phán xét.“

(TĐH dịch và tóm lược)

Nói chung là chỉ với vài tí ti khác biệt đó, chúng ta đã có bao nhiêu cuộc chiến đẫm máu trong vòng mấy trăm năm.

Sự điên rồ đã đến, đang đến, và sẽ tiếp tục đến, nếu người ta thích mặc áo tôn giáo, nhưng không nghe lời dạy của chính người mình gọi là thầy, là Chúa: “Hãy yêu cả kẻ thù của con.”

Thế giới của chúng ta đang đối diện với những thảm họa chiến tranh lớn. Và những khủng hoảng về môi trường, khí hậu, tài nguyên thiên, và những bất bình đẳng giàu nghèo quá lớn trên thế giới, sẽ làm cho những cuộc chiến tranh chấp tôn giáo, tranh chấp văn hóa, và tranh chấp kinh tế, có cơ hội phát triển dữ dội hơn.

Hãy suy niệm về những điều này, và hiệp lòng cầu nguyện cho sự mở rộng của đầu óc và trái tim con người, và cho hòa bình thế giới.

Bình an của Thượng đế ở cùng tất cả chúng ta.

Mến,
Hoành

Lời nguyện Giáng Sinh

Hỡi Chúa Hài Đồng,

Tạ ơn Người đã đến
và sống giữa chúng con
để sẻ chia với chúng con nhân tính của chúng con
và an bình của Người.
Hãy ban bình an cho chúng con.
Hãy làm sạch quả tim của chúng con.
Làm sạch trí óc của chúng con.
Làm sạch linh hồn của chúng con.
Làm sạch tâm linh của chúng con.
Hãy làm lành quả tim của chúng con.
Làm lành trí óc của chúng con.
Làm lành linh hồn của chúng con.
Làm lành tâm linh của chúng con.
Hãy xua khốn khổ đi khỏi thế giới này,
khỏi hành tinh của chúng con, khỏi quả tim của chúng con.
Hãy mang chúng con vào tình yêu vô biên của Người.
Hãy nắm các quả tim của chúng con trong tay Người
và ban phúc cho chúng với bình an vô tận của Người.
Amen

Trần Đình Hoành (nguyên tác Anh ngữ, và Việt dịch)


Dear little Jesus,

Thank you for coming
and living among us
to share with us our humanity
and your peace.
Grant us peace.
Cleanse our hearts.
Cleanse our minds.
Cleanse our souls.
Cleanse our spirits.
Heal our hearts.
Heal our minds.
Heal our souls.
Heal our spirits.
Drive miseries off this world,
off our planet, off our hearts.
Bring us all into your infinite love.
Hold our hearts in your hands
and bless them with your everlasting peace.
Amen

Quê Hương trường ca – đoạn 1

Ôi, Quê hương! Quê hương
Quê hương gầy, quê hương xanh xao
Quê hương không có rặng dừa thơ mộng của ca dao
Quê hương không có cánh cò xa, không có bản tình ca thôn dã
Mây trắng. Mặt trời. Gió trùng dương. Đất. Đá
Quê hương cằn khô, nóng bức, nghèo nàn.
Quê hương buồn. Quê hương yêu thương
Quê hương em lũ trẻ con chơi bẩn
Những bà mẹ gầy còm, cụ già râu trắng
Những cô gái quê ánh nặng áo vai sờn
Quê hương có lũ dê, đàn trâu dưới nắng khỏa thân
Có bé mục đồng chiều hôm không buồn nghêu ngao tiếng hát.

Là quê hương em
Lịch sử đi qua bỏ lại cõi đất im lìm
Với mảnh vụn chuyện hoang đường cóp nhặt
Với làng xa nơi tận cùng trái đất
Nơi cuộc sống như ngủ yên
Lịch sử đi qua như là lịch sử đã bỏ quên
Dù quê hương em còn những bàn tay vạm vỡ
Còn những trái tim cháy lửa
Của đám thanh niên.

Là quê hương em
Quê hương em không biết đâu bến bờ tương lai, quá khứ
Em không nhớ đâu là truyền kỳ, đâu là lịch sử
Thời gian quên và không gian cũng quên
Thời gian thì những tháng những năm
Không gian thì cánh đồng chỏng chơ, ngọn đồi mưng mủ
Những tên đất, tên người xa mờ cõi nhớ
Gió tháng Năm thổi xơ hóa vai mềm.

Là quê hương em
Quê hương để lại cho em con đường bóng tối
Gia tài còn hai bàn chân, trái tim nóng hổi
Ôi trái tim em bé bỏng diệu kì
Chính nơi này dòng máu cha ông trở về và ra đi
Làm nhịp đập rộn ràng cho hơi thơ lớn dậy
Trái tim tôi muốn hôn lên hôm qua hôm nay và mãi mãi
Để cháy rực hồn tôi ngọn lửa cuộc đời.

Là quê hương em
Dù sáu đỉnh Chà Bang nắng hè khô khốc
Dù vụ lúa năm này ruộng nẻ chân chim
Nhưng làm sao quên
Ánh mắt nhìn quen, khuôn mặt mới quen
Tiếng nói đơn sơ, nụ cười đơn giản
Kho kí ức của tuổi thơ – những năm, những tháng
Trận đòn sau buổi tắm sông
Những ngày mưa dài hay những đêm trăng
Cả buổi đầu đến trường bở ngỡ
Làm sao cho khỏi nhớ
Quê hương?

INRASARA

Ông Tàu Vui Tính

Ai đi trong các Phố Tàu ở Mỹ đều thấy ảnh tượng một ông mập mang một bao vải. Thương nhân Trung Hoa gọi ông ấy là Ông Tàu Vui Tính hay Ông Phật Cười.

Ông Hotei này sống thời nhà Đường. Ông chẳng muốn ai gọi mình là thiền sư hoặc tụ tập học trò đông đúc quanh mình. Thay vì vậy, ông đi đọc đường phố với một bao lớn trong đó ông mang các món quà như kẹo, trái cây, bánh ngọt. Đây là quà ông cho các em bé thường chơi đùa với ông. Ông tạo ra lớp vườn trẻ trên đường phố.

Lúc nào gặp một thiền nhân ông cũng xòe tay và nói: “Cho tôi một xu.”

Có một lần ông đang sửa soạn chơi/làm-việc, một thiền sư khác đi ngang và hỏi: “Yếu tính của thiền là gì?”

Hotei vất ngay bao vải xuống đất, trả lời thầm lặng.

“Vậy,” vị thiền sư hỏi tiếp, “thế nào là đạt được Thiền?”

Ông Tàu Vui Tính lập tức xách bao mang lên vai và đi tiếp.
.

Bình:

• Hotei chính là Phật Di Lặc, và có nhiều tên khác nhau như Phật Mập, Phật Cười, Phật Vui, Phật Tình Yêu, Phật Phát Tài…

Theo kinh sách thì Phật Di Lặc là Phật tương lai, Phật cuối cùng của thế giới ta bà này, có lẽ phải khoảng 30 ngàn năm nữa mới đến.

Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian thì Bố Đại Hòa Thượng thời nhà Đường là hóa thân của Phật Di Lặc, như trong truyện này.

• Yếu tính của Thiền là gì?

Là không vướng mắc, không vướng bận, không chấp. Như Hotei vất bao xuống đất.

• Thế nào là đạt được Thiền?

Là sống, là làm mọi điều mình vẫn làm thường ngày, với tâm không vướng mắc. Như Hotei mang bao quà đi chơi/dạy con nít.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

Happy Chinaman

Anyone walking about Chinatowns in America will observe statues of a stout fellow carrying a linen sack. Chinese merchants call him Happy Chinaman or Laughing Buddha.

This Hotei lived in the T’ang dynasty. He had no desire to call himself a Zen master or to gather many disciples around him. Instead he walked the streets with a big sack into which he would put gifts of candy, fruit, or doughnuts. These he would give to children who gathered around him in play. He established a kindergarten of the streets.

Whenever he met a Zen devotee he would extend his hand and say: “Give me one penny.”

Once as he was about to play-work another Zen master happened along and inquired: “What is the significance of Zen?”

Hotei immediately plopped his sack down on the ground in silent answer.

“Then,” asked the other, “what is the actualization of Zen?”

At once the Happy Chinaman swung the sack over his shoulder and continued on his way.

#12

Giới thiệu bài hát: Hotel California

Tất cả chúng tôi đến Los Angeles vào đêm, không có ai từ California cả, và nếu bạn lái xe ở Los Angeles vào ban đêm, bạn chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng tỏa ra từ một chân trời ánh đèn điện phía trước, trong đầu bạn vụt qua hình ảnh về Hollywood và những giấc mơ.

Hotel California đã ra đời khi nhóm The Eagles lần đầu tiên đến Los Angeles và sau khi phát hành trong album cùng tên năm 1977, bài hát nhanh chóng đứng trong top những bài hát được biết đến nhiều nhất trong thời kì này.

Lời của bài hát mô tả sự xa hoa của một khu nghỉ dưỡng nơi mà “bạn có thể rời bất cứ lúc nào bạn thích, nhưng [thực tế là] bạn sẽ không bao giờ rời được”. Bài hát là một ví dụ cho đời sống xa hoa, hưởng thụ ở California, Mỹ cuối những năm 1970. Don Henley gọi đó là “sự diễn tả đời sống ăn chơi của Los Angeles”, và sau này cũng nhắc lại rằng bài hát này ám chỉ giấc mơ Mỹ cũng như và sự giàu có, thừa thãi trong đời sống Mỹ lúc bấy giờ.

Bản đầu tiên The Eagles phát hành do Henley hát và kết thúc bằng một đoạn nhạc guitar điện rất tuyệt vời do Felder và Joe Walsh trình bày.

Mời các bạn cùng thưởng thức Hotel California với một chút dư vị của “đời sống Mỹ” những năm 1970 nhé.

.

Bản do The Eagles trình bày:

.

Bản phối theo flamenco do Gypsy Kings trình bày bằng tiếng Tây Ban Nha

.

Hòa tấu guitar

Lời bài hát:

On a dark desert highway, cool wind in my hair
Warm smell of colitas, rising up through the air
Up ahead in the distance, I saw a shimmering light
My head grew heavy and my sight grew dim
I had to stop for the night
There she stood in the doorway;
I heard the mission bell
And I was thinking to myself,
�this could be heaven or this could be hell�
Then she lit up a candle and she showed me the way
There were voices down the corridor,
I thought I heard them say…

Welcome to the hotel california
Such a lovely place
Such a lovely face
Plenty of room at the hotel california
Any time of year, you can find it here

Her mind is tiffany-twisted, she got the mercedes bends
She got a lot of pretty, pretty boys, that she calls friends
How they dance in the courtyard, sweet summer sweat.
Some dance to remember, some dance to forget

So I called up the captain,
�please bring me my wine�
He said, �we haven�t had that spirit here since nineteen sixty nine�
And still those voices are calling from far away,
Wake you up in the middle of the night
Just to hear them say…

Welcome to the hotel california
Such a lovely place
Such a lovely face
They livin� it up at the hotel california
What a nice surprise, bring your alibis

Mirrors on the ceiling,
The pink champagne on ice
And she said �we are all just prisoners here, of our own device�
And in the master�s chambers,
They gathered for the feast
The stab it with their steely knives,
But they just can�t kill the beast

Last thing I remember, I was
Running for the door
I had to find the passage back
To the place I was before
relax,� said the night man,
We are programmed to receive.
You can checkout any time you like,
But you can never leave!

Không trộm được mặt trăng

Thiền sư Ryokan sống cuộc đời đơn giản nhất trong một căn chòi nhỏ dưới chân núi. Buổi tối nọ một tên trộm vào chòi chỉ để khám phá ra là chẳng có gì trong đó để trộm.

Ryokan trở về, bắt gặp tên trộm, “Có lẽ anh đã đi một quãng đường dài để thăm tôi,” thiền sư nói với tên trộm, “và anh không nên về không. Vậy hãy nhận áo quần của tôi làm quà tặng.”

Tên trộm sửng sốt. Hắn nhận áo quần và lẩn đi.

Ryokan ngồi trần truồng, ngắm trăng. “Tội nghiệp,” thiền sư nghĩ thầm, “Ước gì mình có thể cho anh ta mặt trăng đẹp đẽ này.”

Bình:

• Gặp trộm thì la hét, đánh đập, chưởi bới. Đó là phản ứng của đại đa số người. Đại đa số được “lập trình” như thế, và các phản ứng như vậy chỉ là lập trình máy móc như robot. “Phản ứng” là bị động. “Phản ứng theo lập trình” là nô lệ của lập trình.

Thiền sư hoàn toàn chủ động tâm mình. Xử với mọi người như khách quý, dù hắn là ai. Đó là một tâm thức hoàn toàn tự do, hoàn toàn do chính mình làm chủ.

Thiền sư cũng chẳng buồn hỏi “Tại sao anh làm thế?” để nghe giải thích hợp lý như là “Con tôi đang bị bệnh, cần tiền mua thuốc.” Mọi người là khách quý của thiền sư, thế thôi—không điều kiện, không ràng buộc. Một tâm thức hoàn toàn tự do.

• Cũng như vị linh mục trong Les Miserables của Victor Hugo, dùng tình yêu và ân cần mà xử với kẻ trộm, có thể làm cho người đó sửng sốt đến độ sẽ không muốn làm sai nữa và chỉ muốn làm điều thiện.

• Còn cái đáng giá hơn cả bộ áo quần của thiền sư cả muôn nghìn lần—cái đẹp hiền dịu của ánh trăng và những phút giây hạnh phút nhìn ngắm nó. Đó mới là quà quý để tặng khách. Nhưng đương nhiên là không được.

• Thực ra, anh trộm cũng đã có mặt trăng rồi, và cũng đã có thể ngắm trăng sung sướng rồi. Nhưng nếu anh không biết ngắm trăng thì đành chịu. Người khác không thể cho anh mặt trăng và sự ngắm trăng.

• Mặt trăng là biểu tượng của tâm tĩnh lặng, tâm trong sáng, tâm giác ngộ, tâm Phật—ai cũng đã có hết rồi. Thấy được hay không, hưởng nó được hay không, là do chính mình. Chẳng ai có thể giúp mình làm được điều đó.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

The Moon Cannot Be Stolen

Ryokan, a Zen master, lived the simplest kind of life in a little hut at the foot of a mountain. One evening a thief visited the hut only to discover there was nothing in it to steal.

Ryokan returned and caught him. “You may have come a long way to visit me,” he told the prowler, “and you shoud not return emptyhanded. Please take my clothes as a gift.”

The thief was bewildered. He took the clothes and slunk away.

Ryokan sat naked, watching the moon. “Poor fellow, ” he mused, “I wish I could give him this beautiful moon.”

#9

Đạo khả đạo phi thường đạo

Chào các bạn,

Ai đó đã nói “Một phương pháp bất di bất dịch thì không phải là một phương pháp.” Bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng hiểu được câu này, dù đó là ca sĩ, văn sĩ, họa sĩ, thi sĩ hay chi chi sĩ… Đó nghĩa là, tất cả mọi định nghĩa, mọi công thức, mọi phương pháp, mọi lề luật, cứng ngắc, về bất cứ điều gì trên đời, đều không dùng được cho người bậc thầy, bậc “sĩ”. Chúng chỉ có thể dùng cho môn sinh nhập môn, hàng “sinh” mà thôi.

Lão tử gói ghém đời sống và nghệ thuật sống như thế trong hai câu đầu tiên của Đạo Đức Kinh, vang vọng qua hơn 25 thế kỷ của triết lý‎ Đông phương:

Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh

Tạm dịch:

Đạo có thể coi là đạo thì không là đạo vĩnh viễn
Tên có thể gọi là tên thì không là tên vĩnh viễn

“Đạo” của Lão tử là nguyên lý tối hậu, Sự Thật tối hậu, của vũ trụ–tương tự như “Không” của nhà Phật, hay Thượng đế của Thiên chúa giáo.

Đạo mà có thể nói rõ ra được Đạo là gì, thì Đạo không còn là Đạo nữa. Cũng như nếu ta có tả rõ được Thượng đế thế nào thì không còn là Thượng đế nữa, hoặc nói được Không là gì thì Không không là Không nữa.

Nguyên lý vận hành vũ trụ là thế, cho nên mọi sự trên đời cũng đều là thế. Ví dụ “tên” Hằng. Hằng là một cô gái ai cũng biết. Nhưng hỏi mọi người biết Hằng, ghi xuống giấy Hằng thế nào, thì mỗi người sẽ có một danh sách các đặc tính của Hằng, và chẳng danh sách nào giống danh sách nào. Có những danh sách còn chỏi nhau dữ dội nữa là khác—như là thiên thần một bên và bên kia là phù thủy.

Tức là cùng người tên Hằng, nhưng ý ‎ nghĩa đối với mỗi người thì khác nhau. Cho nên nếu ta dùng một danh sách “chuẩn” kể ra mọi thứ về Hằng và nói “đây là Hằng”, thì tất nhiên sẽ có người đọc và nói “Đây không phải là cô Hằng tôi biết.” Tức là, “Tên có thể gọi là tên thì không là tên vĩnh viễn.”

Tên Hằng có thể tạm dùng được với mọi người mà không gây tranh cãi nếu ta cứ để chữ Hằng mù mờ như thế, đừng định nghĩa nó quá rõ, và hiểu nó theo nghĩa tương đối thôi—tức là mỗi người hiểu khác một tí, chẳng ai đúng chẳng ai sai.

Đó là: Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh.

Nhưng, mấy câu tiếng Hán rắc rối hai ngàn năm trăm tuổi này có liên hệ gì đến tư duy tích cực của chúng ta?

Thưa, có rất nhiều: Chúng muốn nói, Đừng lệ thuộc vào ngôn từ, công thức, luật lệ cứng ngắc để phán đoán và chia cách nhau.

Tất cả các thứ đó đều không chính xác, và dùng chúng cứng ngắc là phản lại nguyên lý sống, phản lại “Đạo” sống.

Ví dụ: Thằng này Đảng viên đừng chơi vói nó. Anh kia Công giáo, nguy hiểm. Ông này là thiền sư, tin được. Tên này chống cộng, phản động nguy hiểm. Tên nầy thân Mỹ, không tin được. Tên này theo Tàu, đáng nghi.

Hay là: Chuyện này để nhà nước lo. Dân không nên bàn chuyện này. Vấn đề này nhậy cảm không bao giờ nên nói.

Nếu chúng ta sống với các nhãn hiệu và công thức như thế, dòng sông sáng tạo của chúng ta sẽ tuôn chảy tươi mát như sa mạc Sahara. Và chúng ta sẽ chia năm xẻ bảy về những vấn đề lớn của xã hội, cũng như trong liên hệ giữa các cá nhân chúng ta.

Sống lệ thuộc vào “danh”, lệ thuộc vào nhãn hiệu như thế , nhà Phật gọi là “chấp vào danh sắc”, tức là ôm cứng vào tên và hình bên ngoài.

Và trong Thánh Kinh Thiên chúa giáo có chuyện này. Bà nọ bị bắt về tội ngoại tình, theo luật Do Thái thời đó, bà ta phải bị tử hình bằng ném đá (Ngày nay vài nơi theo Hồi giáo trên thế giới vẫn còn luật ném đá này. Somali mới tử hình bằng ném đá một phụ nữ bị tố cáo ngoại tình, tháng 11/2009 vừa rồi). Các giáo sĩ Do Thái, có lẽ muốn gài Chúa Giêsu vào tội phá luật, bèn hỏi, “Ngài nghĩ nên làm gì với bà này?” Sau một lúc yên lặng, Giêsu nói, “Ai là người không có tội trong số các vị, xin hãy ném viên đá đầu tiên.” Mọi người lần lượt bỏ đá ra về.

Chúng ta thấy mọi người hành xử dã man theo nhãn hiệu và công thức: Có tội, bị ném đá, ta vô tội ta ném đá. Nhưng nếu suy nghĩ sâu một tí vào tâm ta, thì ta biết ta cũng có khối tội chẳng hơn gì ai cả, đâu có tốt lành gì hơn đâu mà kiêu căng hợm hĩnh, đáng để ném đá ai.

Nhãn hiệu, công thức, tự cao tự đại, cái tôi lớn… là những bức màn vô minh che tối tâm thức con người. Chúng ta phải vượt qua chúng.

Nói thế không có nghĩa là chúng ta bỏ hết ngôn từ, tên và công thức. Ngôn từ, tên và công thức làm nên cuộc đời. Chỉ là, ta cần uyển chuyển dùng chúng với một con tim khiêm tốn yêu ái và một tâm thức sáng láng. Chạy xe thì phải biết thắng, biết rồ ga. Nhưng khi nào thắng khi nào rồ ga, đó là nghệ thuật. Người lái giỏi, người lái dở, là ở đó.

Và đừng nên dùng suy tư của ta mà kết án người khác. Dùng lòng mình mà đo lòng người khác, hầu như là 100 lần thì sai hết 99 lần. Nếu có hai cách kết luận khác nhau về một người nào đó—một tốt một xấu– kết luận tốt về người đó thường là đúng hơn là kết luận xấu, vì kết luận tốt thường phù hợp với suy nghĩ sâu sắc trong lòng người đó hơn.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright 2009
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Cây Giáng Sinh trên thế giới

Chào cả nhà,

Giáng Sinh đã gần kề. Khắp mọi nơi đèn đã giăng, hang đá đã sáng, và cây Giáng Sinh đã rực. Mình mới làm xong file PPS này về các cây Giáng Sinh nổi tiếng trên thế giới, để chia sẻ không khí Giáng Sinh tưng bừng với Vườn Chuối.

Nhạc nền là The Drummer Boy và Silent Night for Josh Groban trình bày.

Mời các bạn click vào ảnh dưới đây.

Chúc cả nhà một mùa Giáng Sinh tràn đầy ơn thánh!

Bình an & Sức khỏe, 🙂

Túy-Phượng
.


.

Hoành viết: Hôm nay 19.12.09 tuyết nhiều quá nên mình chụp môt tấm ảnh gởi đến các bạn. Tuyết vẫn đang rơi ngoài trời. Nghe nói có thể lên gần 2m. Tiện thể gởi tấm ảnh tuyết đầu mùa hôm 6.12.09 luôn.

Tuyết đầu mùa 6.12.09 Một góc vườn thiền mà mình, và nhà hàng xóm phía sau


.

Tuyết 19.12.09 Đường đi và nhà đối diện nhà mình (Đứng trong nhà, chụp qua cửa kiếng, vì lạnh quá, không ra ngoài. Hai cây thông trước ảnh là đường cửa nhà mình đi ra.)

Từ Chuyện Cây Bàng Trong Sân Trường

Sân trường tháng muời hai luôn đặc biệt bởi những chiếc lá bàng. Cây bàng không biết từ lúc nào đã tự nhuộm mình thành đỏ ối như một ngọn đuốc khổng lồ, cứ thầm lặng cháy trong trời đông xám lạnh. Mỗi ngày, ngọn đuốc ấy lại hao mòn đi một ít sắc đỏ vì những chiếc lá rụng.

Tháng mười hai Tây Nguyên cũng đã bắt đầu mùa gió, nên vừa rời cành lá bàng đã được gió đón lấy, nâng trên đôi cánh của mình mà đưa đi tít xa. Có những chiếc lá không theo gió, chỉ chao nhẹ đáp xuống rồi nằm thảnh thơi trên mặt đất, làm nên một tấm thảm màu nâu đỏ, đẹp đến ngỡ ngàng.

Cô giáo dạy văn mê đắm lá bàng, cứ ngẩn người xuýt xoa không ngớt trước vẻ xao xác của sân trường mùa lá rụng. Rồi tiếc nuối hụt hẩng khi thấy học trò của mình quét sạch lá rụng…
Không chỉ quét lá rụng, học trò còn leo lên cây tuốt hết những chiếc lá đã chín màu nâu đỏ, tuốt cả những chiếc lá mới chỉ vương chút nâu vàng… Lá bàng bị cưỡng bức rụng ào ào xuống sân trường.
Rồi trong chốc lát, tất cả những chiếc lá như những mảnh màu ấm áp tuyệt đẹp, đã bị dồn hết vào trong bao tải. Học trò mang những bao lá bàng ra để ở một góc đường, xe rác sẽ đến và mang chúng đi…

Thầy giáo phụ trách cơ sở vật chất của trường không thích lá bàng rụng, không thích màu sắc quá chói gắt của lá bàng trong mùa đông, không thích sự bay tung, sự sóng soãi, sự rực cháy của nó trên sân trường. Sân trường đầy lá rụng, trông chẳng giống sân trường một chút nào, trông cứ luộm thuộm như một công viên hay một góc rừng… Thầy muốn sân trường phải thật sạch sẽ thật nghiêm trang như một ông giáo mặc veston trong ngày khai giảng!

Cho học sinh tuốt sạch lá bàng! Không để cho cây bàng tự do sống đời sống của nó!
Không để cho tụi học trò ngớ ngẩn dạo qua dạo lại trong sân trường, nhặt mấy chiếc lá đỏ, lật đi lật lại trên tay mà ngắm nghía, mà xuýt xoa!
Không để cho cô giáo dạy văn đang giảng bài chợt sững người nhìn chiếc lá bàng vừa bay vào lớp. Rồi nhặt chiếc lá mà liên hệ với học trò về sự hữu hạn của mỗi đời sống trong vô hạn của thời gian. Sự cần thiết phải nỗ lực của mỗi con người, để có thể đi qua cuộc đời một cách lương thiện, đoàng hoàng, đẹp đẽ. Như chiếc lá bàng đã sống trọn đời với màu xanh trên cành làm nên bóng mát, rồi chọn một cái chết đẹp, với màu sắc rực lên, cháy đến tận cùng, dâng hiến đến tận cùng cho mùa đông, làm nên một đốm lửa ấm áp sưởi ấm không gian lạnh lẽo trước khi tan biến vào cát bụi đất đai!

Cô giáo dạy văn nhớ bài thơ Mùa lá rụng của Ôn ga Bec gôn với lời đề dẫn: Mùa thu ở Matxcơva người ta treo những tấm biển trên các đại lộ với dòng chữ: Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng… Và tiếc rằng, thầy giáo phụ trách cơ sở vật chất của trường, có thể không biết bài thơ đó. Không biết rằng ở nhiều nơi những chiếc lá vàng óng kia, đang được bảo vệ cẩn trọng như những báu vật.

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả…
Matxcơva, lại đã thu rồi!
Bao khu vườn như lửa chói ngời
Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ
Những tấm biển treo dọc theo đại lộ
Nhắc ai đi ngang dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trên đời
“Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng”



Bảo vệ từng chiếc lá cây trong mùa cây rụng lá, hoặc leo lên cây tuốt sạch hết lá vàng, hoặc bẻ đến kỳ hết những chùm trái bằng lăng khô khốc .. Đó không chỉ là những hành xử của con người với cây cỏ thiên nhiên. Đó còn là biểu hiện quan điểm của mỗi người về cái đẹp. Trong môi trường sư phạm, đó còn là quan điểm về vấn đề giáo dục cái chân, cái thiện, cái mỹ cho mỗi học sinh.

Nhưng làm sao có thể trách được người không biết. Mà vẻ đẹp kỳ diệu trong từng chiếc lá rụng, có phải ai cũng nhận biết hết cả đâu. Đâu phải ai cũng có thể tưởng tượng rằng ngày xưa, cái ngày xưa Thơ Mới đó, Xuân Diệu cũng đã từng choáng ngợp trước cây bàng lá đỏ mà viết:

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Những cây bàng trong sân trường giờ đã trơ trụi lá, nhưng vẫn đẹp một vẻ rất riêng. Cành nhánh trên thân cây khẳng khiu trông như những cánh tay dang rộng, phả lên bầu trời cái màu khói sương bãng lãng.

Rồi ít lâu sau, bàng sẽ nhú lộc. Những mầm non đỏ tươi đậu chi chít trên cành như minh chứng cho sự trẻ trung, cho sức sống cuồn cuộn rạo rực chảy tuôn sau lớp vỏ dày nứt nẻ.
Rồi lá bàng sẽ to ra dựng đứng như tai thỏ.
Rồi lá bàng sẽ nhanh chóng lớn nữa, xoè rộng, tạo nên một vòm bình yên với tầng tầng lớp lớp lá non xanh như ngọc.
Rồi đến lúc tiếng ve báo hè vang dậy, dưới những tán lá bàng sẽ có những cô cậu học trò ngồi học bài.. Họ hái chiếc lá bàng ghi vài câu thơ vào đó, có khi tặng bạn, có khi ngần ngại ép vào cuốn sách mang về…
.


Xã hội càng hiện đại, những khoảnh khắc xúc cảm lãng mạn như vậy, phải chăng càng cần thiết? Phải chăng nhờ vào đó, bao tâm hồn của thế hệ trẻ sẽ có cơ hội cân bằng trước những xơ cứng của máy móc, của thao tác nhấp chuột tìm bạn bè, tìm trò chơi, tìm thông tin trên net?
Cũng như vò trong tay một lá cỏ hăng hắc, nghe bên tai lảnh lót một tiếng chim, phải chăng là một cách di dưỡng tinh thần, để con người chúng ta bớt cằn cỗi với café uống liền, trà xanh chai nhựa, nước trái cây đóng lon, cùng bao nhiêu sản phẩm đóng hộp khác, nhan nhãn trong xã hội hiện thời?

Vì vậy, hạnh phúc thay cho những ngôi trường có khuôn viên rộng, có nhiều cỏ cây, có bóng mát, mùi hương và tiếng chim. Để thiên nhiên, bậc thầy kỳ diệu, dạy cho những học sinh, những tâm hồn bé bỏng tình yêu cái đẹp, cái thiện…
Học sinh sẽ tự nhận biết trong mỗi cành cây ngọn cỏ, bài học về sự cho đi và nhận được, sự có mặt và khuất lấp, sự mạnh mẽ vươn dậy của những tạo vật mỏng manh.

Học sinh sẽ tự nhận biết thời gian đi qua, bốn mùa đi qua, không chỉ trên những tờ lịch, những con số đếm ngày đếm tháng vô hồn, mà còn trong sự luân chuyển đâm chồi, ra hoa, rụng lá của cây cối..

Yêu cái đẹp cái thiện học sinh sẽ biết hành xử hướng tới cái đẹp cái thiện. Nâng niu một chiếc lá, học sinh sẽ biết nâng niu một số phận, Ngắm nhìn một bông hoa, học sinh sẽ biết trân trọng, ngưỡng mộ một tài năng. Đứng trước một chùm quả, học sinh sẽ phải suy ngẫm về việc cần nghiêm túc, cần nỗ lực trong học tập, trong lao động để có được những thành công thực sự trong đời…

Yêu cây cỏ trong sân trường, học sinh sẽ còn thấy gắn bó hơn với thầy cô, bè bạn, những giờ học, giờ chơi, những hồn nhiên của lứa tuổi mình đang sung sướng được sống.
Và từ lòng yêu cây cỏ, gia đình, mái trường, thầy cô bè bạn, những học sinh, những công dân tương lai của đất nước, sẽ ý thức rõ hơn, nuôi dưỡng sâu xa hơn trong lòng họ tình yêu tổ quốc.
Để khi tổ quốc cần, họ biết nỗ lực bảo vệ hoặc dựng xây. Bởi vì, như nhà văn I li a Ê ren bua đã viết: Lòng yêu tổ quốc bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng trước cửa nhà, yêu con đường nhỏ dẫn ra bờ sông, yêu mái nhà tranh, yêu đồng lúa chín…

Đinh Thị Như Thúy

Sóng Lớn

Vào đầu thời Minh Trị Thiên Hoàng có một võ sĩ đánh vật tên là O-nami, tức là Sóng Lớn.

O-nami rất mạnh và giỏi về nghệ thuật đánh vật. Trong những trận đấu riêng, O-nami thắng cả thầy của mình, nhưng khi ra trước đám đông O-nami lại quá rụt rè đến nỗi chính học trò của anh cũng vật anh được.

O-name nghĩ là mình nên tìm một thiền sư giúp đở. Hakuju, một thiền sư lang thang, đang dừng chân tại một chùa gần đó, nên O-nami đến gặp và kể về khó khăn lớn của mình.

“Sóng Lớn là tên của anh,” thiền sư tư vấn, “vậy thì ở lại chùa tối nay. Tưởng tượng anh là những ngọn sóng lớn đó. Anh không còn là võ sĩ đánh vật hay sợ nữa. Anh là những đợt sóng vĩ đại quét sạch tất cả những gì đứng trước mặt, nuốt sạch tất cả những gì sóng đi qua. Tưởng tượng thế và anh sẽ là võ sĩ đánh vật siêu đẳng nhất nước.”

Vị thầy lui về. O-nami ngồi thiền cố gắng tưởng tượng mình là sóng. Anh nghĩ đến rất nhiều chuyện. Rồi dần dần cảm giác là sóng tăng thêm. Càng về đêm những lọn sóng càng lớn hơn. Sóng cuốn trôi những cánh hoa trong các lọ hoa. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập nước. Trước khi trời hừng đông, cả ngôi chùa chẳng còn là gì nữa ngoại trừ sóng lên sóng xuống của đại dương.

Sáng ra vị thầy thấy O-nami vẫn còn thiền định, với nét cười thoáng hiện trên mặt. Thiền sư vỗ vai chàng võ sĩ. “Bây giờ chẳng còn điều gì có thể làm phiền anh,” thầy nói. “Anh là những đợt sóng đó. Anh sẽ quét sạch mọi thứ trước mặt anh.”

Ngày đó O-nami thi đấu và thắng. Từ đấy, không còn ai ở Nhật có thể thắng O-nami.

Bình:

• Tất cả các võ sư đều biết rằng, khi đấu, nếu tài và sức chỉ hơn nhau một 8 một 10, thì quyết tâm và bình tĩnh quyết định thắng bại đến 70%, 20% là may rủi, và 10% là tài và sức.

Đa số mọi phấn đấu của ta về mọi vấn đề trên đời cũng đều như thế.

• O-nami ra trước đám đông bị “cái lo” về đám đông làm tư tưởng không tập trung được—Không biết họ có cười mình mập quá không? Hay là họ chê mình đấu dở?

• Thiền sư chỉ O-nami cách tập trung tư tưởng vào MỘT điều duy nhất—hình ảnh các đợt sóng. Đây là bước căn bản đầu tiên của thiền định–tập trung vào MỘT điều duy nhất: hơi thở, hay bước đi, hay các hành động rửa bát, hoặc quét nhà, v.v… Tư tưởng tập trung vào một điều sẽ không chạy tán loạn.

• Dùng hình ảnh Sóng Lớn ở đây để tập trung tư tưởng còn có thêm hai điều lợi. Thứ nhất, đây là tên của O-nami, rất quen thuộc với anh, dễ tập trung tư tưởng. Thư hai, đây là hình ảnh mạnh mẽ chiến thắng. Tốt cho võ sĩ xông trận. Vị thiền sư này đúng là thầy rất giỏi về thiền định, nên cho bài học một công hai ba chuyện.

• Ngồi thiền thường là như thế: Ban đầu cứ “nghĩ đến rất nhiều chuyện”, rồi tư tưởng mới tập trung vào hình ảnh mình đang “quán” từ từ, càng lâu càng mạnh và càng rõ.

• Ảnh hưởng đổi đen thành trắng trong chỉ một đêm như ở đây, thì hơi hiếm. Thông thường ta cần nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm… tùy theo vấn đề, mức độ, và cơ duyên.

• Việc O-nami “quán” mình thành sóng đánh trôi hoa trên bàn thờ và nhận chìm luôn cả tượng Phật là một căn bản triết l‎ý rất quan trọng của Phật học: Phật ở trong ta, không có Phật ở ngoài. Câu của ngài Lâm Tế “phùng Phật sát Phật” (gặp Phật giết Phật) có nghĩa là thế: Không có Phật ngoài ta. (Nếu có vị Phật sống đi ngoài đường thì điều đó cũng chẳng quan trọng và ăn nhập gì tới mình cả).

Phật sống còn không có ngoài ta, huống chi là tượng Phật. Tượng để thờ tự chỉ là tượng gỗ giúp ta tập trung tư tưởng thôi, chẳng nghĩa lý gì cả. Thiền tổ Đơn Hà bảo một vị sư chẻ tượng Phật làm củi sưởi ấm, là để đánh đổ cái “chấp” vào tượng của sư.

Đừng hướng ý ra tượng ảnh hay Phật ở ngoài. Phật là tâm ta. Hướng vào tâm ta để tâm thanh tịnh thành Phật.

• Giác ngộ như là một cơn sóng thần dánh dạt tất cả vướng mắc trong tâm–hoa trên bàn thờ, tượng Phật, chùa chiền, đền đài lăng tẩm, tất cả thế giới, tất cả vũ trụ…

Không một mảy may vướng mắc sót lại. Tâm rỗng lặng hoàn toàn.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

.

Great Waves

In the early days of the Meiji era there lived a well-known wrestler called O-nami, Great Waves.

O-nami was immensly strong and knew the art of wresting. In his private bouts he defeated even his teacher, but in public was so bashful that his own pupils threw him.

O-nami felt he should go to a Zen master for help. Hakuju, a wandering teacher, was stopping in a little temple nearby, so O-nami went to see him and told him of his great trouble.

“Great Waves is your name,” the teacher advised, “so stay in this temple tonight. Imagine that you are those billows. You are no longer a wrestler who is afraid. You are those huge waves sweeping everything before them, swallowing all in their path. Do this and you will be the greatest wrestler in the land.”

The teacher retired. O-nami sat in meditation trying to imagine himself as waves. He thought of many different things. Then gradually he turned more and more to the feeling of waves. As the night advanced the waves became larger and larger. They swept away the flowers in their vases. Even the Buddha in the shrine was inundated. Before dawn the temple was nothing but the ebb and flow of an immense sea.

In the morning the teacher found O-nami meditating, a faint smile on his face. He patted the wrestler’s shoulder. “Now nothing can disturb you,” he said. “You are those waves. lYou will sweep everything before you.”

The same day O-nami entered the wrestling contests and won. After that, no one in Japan was able to defeat him.

#8

Lời nguyện Giáng Sinh

Chào các bạn,

Còn một tuần nữa là Giáng Sinh, nhưng mùa Giáng Sinh đã bắt đầu từ hôm Lễ Tạ Ơn ngày 26 tháng 11.

Để không khí mùa tình yêu thấm đượm Vườn Chuối, hôm nay chúng ta hãy cũng chia sẻ hai lời nguyện Giáng Sinh, một của thi sĩ lớn của thế giới người Scotland, Robert Louis Stevenson, và bài kia là của Martin Luther, vị linh mục ly khai, khởi xướng luồng tư tưởng mới trong Thiên chúa giáo ở thế kỷ 16, lập nên nhánh Thiên chúa giáo mới, gọi là Tin Lành ngày nay. Nhánh Tin Lành trực tiếp đến từ Martin Luther là Lutheran. Mình đã dịch hai bài này sang tiếng Việt.

Chúc các bạn và gia đình một mùa Giáng Sinh an hòa.

Mến,

Hoành

.

Lời Nguyện Giáng Sinh của Robert  Louis Stevenson

Hỡi chúa từ nhân, giúp chúng con nhớ ngày sinh của Chúa Giêsu
để chúng con có thể cùng hát ca với các thiên thần,
cùng mừng vui với những mục đồng,
và cùng thờ phụng với các hiền triết.
Hãy đóng cánh cửa thù hận
và mở cánh cửa tình yêu khắp thế giới.
Hãy cho nhân ái đến với mỗi món quà và thiện tâm đến với mỗi lời chúc tụng.
Hãy cứu chúng con khỏi sự dữ bằng hồng ân Chúa Kitô mang đến,
và dạy chúng con biết sướng vui với quả tim tinh khiết.
Xin buổi sáng Giáng Sinh sẽ làm chúng con mừng vui được là con của Chúa,
và đêm Giáng Sinh đưa chúng con vào giường với tâm ý tạ ơn,
thứ tha, và được tha thứ,
vì danh chúa Giêsu.
Amen

(Trần Đình Hoành dịch)

A Christmas Prayer by Robert Louis Stevenson

Loving God, Help us remember the birth of Jesus,
that we may share in the song of the angels,
the gladness of the shepherds,
and worship of the wise men.
Close the door of hate
and open the door of love all over the world.
Let kindness come with every gift and good desires with every greeting.
Deliver us from evil by the blessing which Christ brings,
and teach us to be merry with clear hearts.
May the Christmas morning make us happy to be thy children,
and Christmas evening bring us to our beds with grateful thoughts,
forgiving and forgiven, for Jesus’ sake. Amen.

Robert Louis Stevenson

Lời Nguyện Giáng Sinh của Martin Luther

Ô Giêsu dấu yêu, con thánh,
Hãy làm giường ngài sạch và êm
Trong tim con để tim trở thành
Phòng tĩnh lặng cho ngài ngày đêm

Tim con nhảy với từng niềm vui
Môi con không còn yên được nữa
Con phải hát với lời vui sướng
Bài hay nhất từ thuở nghìn xưa

Vinh danh Chúa trên các tầng trời
Giao hài nhi cho người trần trế
Thiên thần ca thánh hạnh muôn nơi
Năm mới vui cho toàn thế giới

(Trần Đình Hoành dịch)

Christmas Dinner prayer by Martin Luther

Ah, dearest Jesus, holy Child,
Make thee a bed, soft, undefiled,
Within my heart, that it may be
A quiet chamber kept for Thee.

My heart for very joy doth leap,
My lips no more can silence keep,
I too must sing, with joyful tongue,
That sweetest ancient song,

Glory to God in highest heaven,
Who unto man His Son hath given
While angels sing with pious mirth.
A glad new year to all the earth!

Nghệ sĩ mù vẽ tranh – John Bramblitt

Khoảng 17 học sinh lớp 3 của trường tiểu học Lee ngồi bịt mắt xung quanh bàn trong lớp học vẽ ngày thứ 5. Trước mặt các là những tờ giấy trắng với 4 cốc sơn – đỏ, vàng, xanh da trời, và trắng. Mỗi mầu có tính chất riêng nên học sinh có thể cảm nhận được sự khác biệt khi chúng vẽ.

Trước khi bị bịt mắt, các học sinh chọn một tờ giấy trắng hoặc một bức tranh đã có vài đường phác họa. Chúng bắt đầu cười rúc rích khi bắt tay vào vẽ:

Tớ thấy cái này kì cục quá”

“Cái này như cát ý”

“Tớ đang dùng màu gì thế này?”

“Cái này cứng quá”

“Dừng lại”, cô giáo của lớp, Ann Mehr nói. Nhưng cô không mắng. Cô chỉ muốn chúng sử dụng các giác quan của mình. “Các em có nghe thấy tiếng vòi nước chảy không?”, cô hỏi, “Các màu khác nhau thì cảm nhận thế nào?”.

Các học sinh của cô Mehr đang học cách cảm nhận màu sắc mà không cần nhìn, giống như nghệ sĩ John Bramblitt làm mỗi ngày. Sau khi bị mù vì chứng epilepsy, Bramblitt, 37 tuổi, đã chính thức mù vĩnh viễn từ năm 2001. Kể từ đó, nghệ sĩ từ Denton, Texas này đã phát triển một thị lực khác. Các bức tranh của anh đã giúp anh có được sự chú ý trên cả nước, và anh đến thăm Columbia tuần này để phát biểu trong hội thảo và nói chuyện với các nghệ sĩ khuyết tật.

“Vẽ tranh đang giúp tôi nhìn”, Bramblitt nói sau khi làm việc với các học sinh của cô Mehr. “Thế giới này có nhiều màu sắc [hơn thế], và khi thời gian trôi đi, chúng càng sáng lên dần dần”.

Trong buổi hội thảo với các lớp của cô Mehr, Bramblit giải thích cho các sinh viên vì sao anh bị mù và điều đó đã thay đổi cuộc đời anh và nghệ thuật như thế nào.

“Tất cả các bạn dùng mắt để nhìn”, anh nói với lũ trẻ, “Tôi cũng làm như vậy, nhưng tôi làm với đôi bàn tay”.
Để vẽ được một tranh, Bramblitt bắt đầu phác thảo bằng việc dùng loại sơn cứng dành cho vải vẽ. Khi sơn này khô đi, anh có thể cảm nhận được các đường hoạc của bức tranh với các ngón tay. Anh nói rằng vì các loại sơn dầu mầu khác nhau sẽ có các kết cấu khác nhau và tính dính khác nhau. Anh có thể xác định được các màu sơn chỉ bằng cách sờ lên chúng. Trong buổi họp báo ngày thứ 4 với các giáo viên, Bramblitt nói màu anh thích dùng nhất khi vẽ là màu xanh da trời sáng, là hỗn hợp của màu trắng và xanh đậm.

“Nó như kem vậy”, anh nói, “cảm giác mềm như da người, mượt và thật thú vị”

Vào ngày thứ 5, sau khi nghe về các phương pháp, học sinh bị bịt mắt lại và yêu cầu dùng các giác quan của mình để vẽ tranh. Mỗi màu tranh có một chất phụ gia, như là cát hay là bột, vì để học sinh có thể phân biệt được.

Praise Tyler, một học sinh lớp 3 thiết kế một hệ thống khác để phân chia các màu của mình thành 4 điểm của chiếc la bàn.

“Màu đỏ là ở phía bắc, nên em biết nó ở đâu”, Praise nói, “và màu xanh bên cạnh nó”

Sau khi Praise đã vẽ xong tranh của mình, em nói “Em rất vui vì anh ấy đã dạy chúng em cái này. Em muốn vẽ một bức nữa”.

Bramblitt là một trong số những người đã làm thay đổi lịch sử nước Mỹ và các học sinh đã được biết đến những người làm thay đổi lịch sử là người khuyết tật.

“Điều đó cho thấy rằng tất cả chúng ta đều có thể tạo nên sự khác biệt, dù là khuyết tật như thế nào”, cô Mehr nói sau lớp học ngày thứ 5. “Chắc chắn là có anh John ở đây là một kinh nghiệm thực tế cho các em học sinh thây rằng mỗi người đều có thể tạo nên một sự khác biệt”.

Sau đây mời các bạn xem một clip ngắn về anh John Bramblitt xem anh đã dùng tay để cảm nhận và vẽ như thế nào nhé.

Chúc các bạn một ngày thật sáng,

Hoàng Khánh Hòa, dịch từ Bramblitt.net