Qua hàng chục năm đối thoại giữa chính quyền Trung ương và địa phương, với rất nhiều các “cơ chế đặc thù” nhưng dường như các địa phương không chỉ không sáng tạo hơn, phát triển mạnh hơn, tự do hơn mà kết cục lại…xin cơ chế riêng nhiều hơn nữa. Nhưng đó mới là phần nổi của tảng băng.
Hà Nội đang đề xuất sửa Luật Thủ đô để “xây dựng, phát triển thành phố Hà Nội xứng tầm”. Ảnh: hanoimoi.com.vn
TTO – Báo cáo tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ Chính trị (2012 – 2022) nêu rõ đã có 37 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý đã bị xử lý hình sự, trong đó từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay là 21 cán bộ.
Từ trái qua, trên xuống: các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Văn Minh, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang đã bị xử lý hình sự – Ảnh ghép: LÊ HIỆP
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký báo cáo tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022, nhiệm vụ giải pháp thời gian tới.
Có thể nói tiêu cực là môi trường dung dưỡng cho tham nhũng nên phòng chống tiêu cực cũng chính là ngăn chặn từ xa mầm mống của tham nhũng.
Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng Ban.
Tuy nhiên, đấu tranh chống tham nhũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt quá trình phát triển, đó là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, thể hiện bản lĩnh và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta chống lại thói hư tật xấu của quyền lực.
Ban Nội chính TƯ phối hợp với Ban Tổ chức TƯ và các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Bộ Chính trị, BCH TƯ xem xét, quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Tuần Việt Nam trò chuyện với TS Nguyễn Xuân Trường – Vụ trưởng Vụ Địa phương 1, Ban Nội chính TƯ về nội dung này.
Chấm dứt ‘trên nóng dưới lạnh’
Ông đánh giá thế nào về chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, tiêu cực?
Qua gần 10 năm hoạt động của Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng (PCTN), công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, là dấu ấn nổi bật, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
TS Nguyễn Xuân Trường – Vụ trưởng Vụ Địa phương 1, Ban Nội chính TƯ
Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá, từ khi thành lập Ban chỉ đạo từ 2013-2021, Việt Nam tăng gần 30 bậc. Hiện nay yêu cầu về cả lý luận cũng như thực tiễn đều đỏi hỏi việc thành lập Ban chỉ đạo PCTN cấp tỉnh. Ví dụ năm 2021, các thành uỷ, tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo 698 vụ án, vụ việc.
Cá thể hoá trách nhiệm hay như kết luận của Bộ Chính trị nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu là cách tiếp cận khoa học và đúng đắn. Nó đã loại bỏ được cách nghĩ, cách làm kiểu “cha chung không ai khóc” hay sai phạm của “tập thể”.
Tháng 4/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 34 về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030. Nhiều nội dung quan trọng đã được nêu ra. Tuy nhiên, nội dung mới mang tính đột phá là khi cán bộ, đảng viên không đủ năng lực, uy tín thì sẽ phải miễn nhiệm, từ chức và trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Quang cảnh cuộc họp của Bộ Chính trị. Ảnh: TTXVN
Từ lâu trách nhiệm của người đứng đầu tuy được nhắc đến nhiều vẫn chưa được cụ thể hoá một cách chặt chẽ. Vì thế, tiêu cực tham nhũng xảy ra ở đơn vị mình, ngành mình nhưng không ai chịu trách nhiệm. Một thời gian dài, nhiều bộ ngành số vụ tham nhũng tiêu cực, số cán bộ phải vào vòng lao lý nhiều nhưng chưa thấy trách nhiệm của người đứng đầu. Có những bộ, ngành mà những yếu kém, tiêu cực cho đến nay vẫn chưa xử lý xong. Những dự án, công trình, nhà máy… thua lỗ kéo dài gây thất thoát tiền của của nhà nước. Những vụ chuyển đổi đất, thu hồi đất sai phạm gây thất thoát ngân sách, làm hàng nghìn người lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” khiếu kiện kéo dài vẫn chưa được quy trách nhiệm.
International Women’s Day is also a stark reminder that there’s still a very long road ahead to fulfilling the United Nation’s Sustainable Development Goals (SDGs), including SDG 5: “Achieve gender equality and empower all women and girls”, a cornerstone for making progress on the rest of the SDGs, including the goal to end poverty in all its forms, everywhere. Taking action to advance gender equality is therefore crucial.
Chúng ta vẫn thường chỉ nhìn các thảm họa như những sự kiện cần phải đối phó mà không còn thấy một trong những nguyên nhân sâu xa, đó là sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế.
Bản Tủ thuộc xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) gần như bị “xóa sổ” sau cơn lũ vào tháng 7. Nguồn ảnh news.zing.vn
Tính đến nay, trong năm 2018 đã có hơn 75 người bị thiệt mạng hoặc mất tích ở Việt Nam vì nguyên nhân mà người ta vẫn gọi là “thiên tai”. Tổn thất về con người thực sự đau đớn và những cộng đồng bị ảnh hưởng phải đối mặt với khó khăn và bất lợi chồng chất bởi sự tàn phá nhà cửa, ruộng đồng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ gây ra.
Trong những tháng còn lại của năm nay, khả năng cao là Việt Nam sẽ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều cơn bão khủng khiếp hơn nữa – và điều này đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là một dấu hiệu cho một hiện tượng thảm khốc sẽ xảy ra định kì.
Bài báo thứ nhất trong loạt bài này đã đề cập và tìm hiểu vì sao thuật ngữ “thiên tai” không chính xác và dễ gây hiểu nhầm; đồng thời đưa ra lập luận rằng luôn luôn tồn tại trách nhiệm của xã hội và chính trị trong “thiên tai”.
Người dân Việt Nam xứng đáng nhận được một lời giải thích từ các cơ quan chức năng về các quyết định kinh tế, chính trị và môi trường đã gây ảnh hưởng tới họ và đẩy họ vào tình trạng như hiện nay. Tuy nhiên những điều này đến nay hầu như vẫn chưa được công bố rộng rãi. Chúng ta vẫn được ấn định nhìn vào các thảm họa như những sự kiện cần phải đối phó thay vì thấy rằng đó là biểu hiện của sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế.
Kết luận 14 của Bộ chính trị (BCT) ban hành ngày 22/9/2021 đã nhắm vào một trong những vấn đề nóng bỏng của nền quản trị quốc gia hiện nay. Đó là bảo vệ cho những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, vì sự thịnh vượng của đất nước.
Trong thời gian qua, tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, an phận thủ thường đang ngự trị ở trong không ít các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Chúng ta ai cũng thấy, tình trạng công việc bị đình trệ mà không ai dám quyết đáp. Cấp xã đùn đẩy công việc cho cấp huyện, cấp huyện-cho cấp tỉnh, cấp tỉnh- cho cấp Trung ương. Gần đây hàng ngàn tỷ đồng vốn ODA cho đầu tư công đã được phân bổ, nhưng lại bị một số bộ, ngành trả lại cho Chính phủ. Phải chăng đã không ai ở đó có đủ quyết đáp để thúc đẩy công việc và triển khai các dự án thành công? Điều đáng nói là trong lúc dịch Covid đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế. Quý ba năm 2021 GDP nước ta đã tăng trưởng âm trên 6%; hàng triệu lao động đang mất việc làm. Đầu tư công được coi là cứu cánh của nền kinh tế. Làm sao đầu tư công có thể trở thành cứu cánh được, nếu như các bộ, ngành lại trả lại các khoản đầu tư phát triển lớn như vậy?! Đọc tiếp Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm: Tư duy lập pháp→
(PLVN) – Thời chiến tranh chống Mỹ, già Ksor H’Lâm (SN 1945, làng Krong, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, Gia Lai) là một nữ chiến sỹ gan dạ. Thời bình, với vai trò già làng, bà đã giúp đồng bào mình phát triển kinh tế, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu.
Già làng Ksor H’Lâm của làng Krong, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, Gia Lai.
GDVN– Vụ việc của ông Nguyễn Quang Tuấn liên quan đến sự xuống cấp đạo đức cán bộ hay chỉ là hậu quả của chuyện biến một nhà khoa học giỏi thành một nhà quản lý tồi?
Ông Nguyễn Quang Tuấn. (Ảnh: VOV)
Gần đây, không ít nhà khoa học, nhà giáo làm công tác quản lý bị kỷ luật Đảng, bị cơ quan chức năng truy tố, bị bắt tạm giam hoặc cho tại ngoại.
Chỉ trong vòng 05 năm đã có gần một chục Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, một số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều đáng nói là trong số đó có những người thực sự giỏi về chuyên môn, được dư luận trong ngoài nước đánh giá cao như GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội.
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ tố tụng các vụ án kinh tế tham nhũng lớn điều tra, xét xử năm 2020, chúng ta có thể nhận diện được các chiêu thức, thủ đoạn điển hình mà các đối tượng đã sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là thủ đoạn cấu kết tinh vi giữa doanh nghiệp với những quan chức có thẩm quyền trong việc đấu thầu, chỉ định thầu, ký quyết định mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… gây thất thoát tài sản Nhà nước hàng nghìn tỉ đồng.
Đồng thời, cũng phát hiện ra nhiều lỗ hổng của pháp luật, từ thiếu những quy định về cơ chế giám sát cơ quan quản lý thầu, nhà thầu… đến bất cập trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu… và quy định thiếu minh bạch trong việc giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất không sát giá thị trường… đã tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, trục lợi. Từ đây, đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cơ quan chức năng cấp thiết bịt những lỗ hổng pháp luật về đất đai, đấu thầu, đấu giá…
Nhiều vụ đất công, tài sản nhà nước “rơi” vào tay tư nhân với giá rẻ mạt nhờ sự “tiếp tay” của quan chức
“Có lần chúng tôi gặp một sự cố nhỏ về môi trường. Một phóng viên gọi đến dọa rằng không ký hợp đồng 100 triệu thì “phang” bài” – Đây là một chuyện không hiếm gặp qua lời kể của một đại diện truyền thông một tập đoàn lớn.
LTS: Một bộ phận phóng viên, đơn vị báo chí phần lớn nhũng nhiễu doanh nghiệp, cơ quan đơn vị là câu chuyện đáng tiếc là có thật. Thậm chí có ý kiến cho rằng, dịp đại hội đảng bộ các cấp là “mùa” làm ăn của những phóng viên, đơn vị báo chí này. Nhiều cách thức được thực hiện nhưng mục đích cuối cùng lại không phải là những thông tin hay đưa ra sự thật nhằm đấu tranh với những việc làm sai trái, những biểu hiện tiêu cực mà là hợp đồng truyền thông, quảng cáo, là lợi ích vật chất bất chính của một số cá nhân.
Bài thứ hai trong loạt bài phản ánh về câu chuyện này góp phần lý giải phần nào thực trạng nêu trên.
Là quận đầu tiên phát thuốc kháng viêm, kháng đông cho F0 tự điều trị tại nhà dù chưa có hướng dẫn của Sở Y tế, Bí thư quận 6 Lê Thị Hờ Rin chia sẻ đây là quyết định phải làm.
Phương pháp “không coi F0 là người bệnh”, đưa thuốc Đông y vào sử dụng từ rất sớm đã giúp Củ Chi điều trị khỏi nhiều ca bệnh rất nhanh, và đặc biệt không có trường hợp tử vong.
TTCT – Khi nói về việc thể thao Việt Nam trắng tay tại Olympic Tokyo, lý do đầu tiên thường được nêu ra là “tiền đâu?”.
Nhà nước chỉ nên dừng lại ở việc hỗ trợ các liên đoàn thể thao thực thụ. Ảnh: VNplus
Tôi xin thuật lại một cuộc trò chuyện ngắn với ông Phạm Văn Tuấn, nguyên tổng cục phó Tổng cục TDTT, ngay sau lễ bế mạc Olympic Tokyo: Theo ông, ngân sách nhà nước chi cho thể thao nhiều hay ít? Trả lời: “Quá ít”!
Thưa ông, kinh phí từ ngân sách cho thể thao không nên chỉ tính một khoản chi cho Tổng cục TDTT mà phải tính cả gần 800 trung tâm TDTT quận huyện cùng 63 sở thể thao (nằm chung với văn hóa hoặc cả du lịch) tỉnh thành và hai ngành công an, quân đội (ví dụ tiền nuôi Ánh Viên phần lớn từ quân đội chi, và đó cũng là tiền ngân sách)?
Trả lời: “Ồ, nếu tính như vậy thì không ít chút nào. Thậm chí phải nói là rất lớn!”.