Hinech Yafa

Chào các bạn,

Dưới đây là bài Hinech Yafa (dựa trên Nhã ca Solomon) được ban nhạc Ánh sáng ở Babylon trình diễn trên đường phố Istanbul.

Đường phố Istanbul – thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ – là nơi trú ẩn cho muôn vàn tài năng và kỹ năng khác nhau. Một con đường của Đại lộ Độc lập Istiklal Caddesi chính xác là nơi như vậy. Trong nhiều năm, con đường này trở thành nhà của những người có gốc gác dân tộc khác nhau cùng nhau thổ lộ linh hồn âm nhạc của họ cho khoảng 2 triệu người người đi ngang qua. Trên con đường này, vào năm 2010, Ánh sáng ở Babylon rọi xuyên qua, mang 3 con người của những nền dân tộc khác nhau đến truyền một ngôn ngữ vào tai chúng ta: ngôn ngữ âm nhạc.

8: Political map of Turkey and location of Istanbul [10] | Download  Scientific Diagram
Thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ (vòng tròn màu đỏ) Continue reading Hinech Yafa

Người đi dây

Chào các bạn,

Hình ảnh sống như người nghệ sĩ đi dây lần đầu tiên mình gặp trong triết lý là của Friedrich Nietzsche trong cuốn Thus Spoke Zarathustra. Đọc lâu lắm rồi và mình chẳng bao giờ đọc lại, vì không thích lắm – hình như vì trong đó Nietzche nói về đời sống của con người như siêu nhân (superman) và nói rằng “God đã chết”, con người phải tự lo cho con người. Nietzsche được xem là ông tổ lớn của triết lý hiện sinh (existentialism).

Mình cũng phục Nietzsche về tính can đảm và khai phá một dòng triết ý cận đại về human centric philosophy (triết lý lấy con người làm trung tâm), nhưng không thích ý kiến gạt bỏ God và thánh thần ra ngoài đời sống. Thuở đi học dù còn nhỏ mình vẫn cảm thấy điều đó không đúng, và bây giờ thì mình biết điều đó là sai lầm lớn. Triết lý lấy con người làm trung tâm thì Phật Thích Ca đã có từ 25 thế kỷ trước rồi, với một tính cách sâu sắc, khiêm cung và từ bi nhân ái, chẳng với tính cách mà mình có cảm tưởng là hàm hồ và nông cạn như Nietzsche. Continue reading Người đi dây

Những đồng tiền “bẩn thỉu và đẫm máu” đẩy Campuchia vào tình thế khó lường trong xung đột Mỹ – Trung – America’s debt diplomacy in Cambodia

Hồng Anh | 08/07/2021 07:08 soha

Những đồng tiền "bẩn thỉu và đẫm máu" đẩy Campuchia vào tình thế khó lường trong xung đột Mỹ - Trung

Hình ảnh minh họa.

Chính phủ Campuchia coi khoản nợ Mỹ từ thời Tướng Lon Nol là bất hợp pháp và đã nhiều lần thúc giục Washington xóa nợ.

Giữa Mỹ và Campuchia vẫn còn một “món nợ lịch sử” chưa được giải quyết: Đó là khoản vay 278 triệu USD từ thời chính quyền Tướng Lon Nol, nay cộng thêm lãi đã lên đến gần 700 triệu USD (theo thông tin của truyền thông Campuchia).

Chính phủ Campuchia coi khoản nợ này là bất hợp pháp, và đã nhiều lần thúc giục Washington xóa nợ vì đối với Phnom Penh, Mỹ còn nợ người dân Campuchia món nợ tinh thần to lớn.

Trong bài bình luận dưới đây, nhà báo chính trị David Hutt của tờ Asia Times đã phân tích về khoản tiền Campuchia nợ Mỹ từ thời Lon Nol và những được-mất cùng điều kiện để Washington xóa nợ hoặc giảm nợ cho Phnom Penh.

Continue reading Những đồng tiền “bẩn thỉu và đẫm máu” đẩy Campuchia vào tình thế khó lường trong xung đột Mỹ – Trung – America’s debt diplomacy in Cambodia

Kỷ niệm 70 năm ngân hàng Việt Nam (6-5-1951 – 6-5-2021) – Con đường thứ 5 (4 bài)

***

Kỷ niệm 70 năm ngân hàng Việt Nam (6-5-1951 – 6-5-2021) – Con đường thứ 5 – Bài 1: Ngân hàng không khóa

SGGP Thứ Hai, 3/5/2021 07:0

LTS: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, có 5 con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam, đó là: Đường mòn Hồ Chí Minh, Đường ống xăng dầu Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển, Đường mòn Hồ Chí Minh trên không, và con đường thứ 5 không hình, không dạng với những câu chuyện gắn với “binh chủng tiền”. Kỷ niệm 70 năm Ngân hàng Việt Nam (6-5-1951 – 6-5-2021) là dịp nhắc nhớ về con đường thứ 5 này.

Đội vận chuyển tiền C100-đơn vị vận tải của đoàn 559 - Bộ Quốc phòng chuyển tiền và hàng vào Nam trên đường Trường Sơn huyền thoại. Ảnh: Ngân hàng Nhà nước cung cấp

Đội vận chuyển tiền C100-đơn vị vận tải của đoàn 559 – Bộ Quốc phòng chuyển tiền và hàng vào Nam trên đường Trường Sơn huyền thoại. Ảnh: Ngân hàng Nhà nước cung cấp

Khi có mặt ở Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội vào một ngày tháng 4-2021, tôi đã nghĩ, những câu chuyện về “binh chủng tiền” ngày ấy cần được kể lại thật tỏ tường để thế hệ ngày nay hiểu và cảm nhận được. Nhưng, khi nghe một chuyên viên tại đây cho biết, phần lớn các nhân chứng lịch sử hồi ấy đều đã mất, các bác còn sống cũng già yếu lắm rồi, tôi thấy lòng mình đầy nuối tiếc…

Continue reading Kỷ niệm 70 năm ngân hàng Việt Nam (6-5-1951 – 6-5-2021) – Con đường thứ 5 (4 bài)