Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Khúc Nhạc Muôn Đời” (“Domino”), thể loại Bal Musette, của Louis Ferrari, Jacques Plante, Don Raye, Hương Huyền Trinh.
Bal Musette là một thể loại âm nhạc và vũ điệu của người Auvergnats ở Pháp được phổ biến đầu tiên tại Paris trong thập niên 1880s.
Rất đông người Auvergnats (Auvergne – vùng Trung Nam nước Pháp) đến định cư tại các districts 5th, 11th, 12th, 19th của Paris trong thế kỷ 19th, họ chuyên mở các quán café và bar dành cho khách ưa thích khiêu vũ bằng những bước nhanh theo nhịp điệu rộn rả của tiếng kèn cabrette (“bellows-blown bagpipe”) thường được dân địa phương gọi là “musette”. Tất cả những nhạc sĩ phong cầm người Pháp và người Ý học theo thể loại này rồi trở thành những nhạc sĩ chuyên nghiệp trình diễn trong các quán café và bar của người Auvergnats trong vùng, đặc biệt là ở district 19th tại Paris.
Khi các nhạc sĩ người Ý bắt đầu giới thiệu những thể điệu mới như waltz và polka vào thể loại nhạc truyền thống rồi chơi bằng đàn phong cầm hybrid thì gặp phải những đối nghịch nên hai thể loại của người Ý và người Auvergnats phải tách đôi. Đến cuối thế kỷ 19th, có 3 loại bals musette được thành lập:
– bal des familles – Auvergnat
– bal musette populaires – Italian
– bal de barrière hay guinche – Bohemians.
Những nơi này thường là nơi luôn được giới thượng lưu người Pháp thường xuyên tới tìm bầu không khí sôi động sống bất chấp ngày mai của giới bình dân nghèo khó thường bị cộng đồng thượng lưu bạc đãi. Thỉnh thoảng còn có nơi dàn dựng các cuộc bố ráp của cảnh sát giả cho lợi ích của khách hàng. Những nghệ sĩ trình diễn trong thời kỳ này gồm có: Antoine Bouscatel, Émile Vacher, Martin Cayla, Charles Péguri, và Gus Viseur.
Điệu vũ Musette hình thành từ những người thích sự dễ dàng, bước nhanh, cùng những bước quyến rũ cũng như không cần đòi hỏi một sàn khiêu vũ lớn.
Thể loại Musette được hình thành nhiều loại vũ điệu phổ biến gồm có:
– tango-musette
– paso-musette
– valse-musette, với phiên bản đặc biệt còn được gọi là “la toupee” (“the top”), dành cho các vũ công thích nhảy gần ôm sát nhau và quay vòng tròn.
Đồng thời một loại nhạc điệu Musette truyền thống cũng đã xuất hiện được biết đến với tên “Java”.
Nhiều nơi cho khách hàng vào cửa tự do, nhưng các vũ công đều phải mua tokens tại quày bán. Những tokens này làm bằng kim loại với nhiều hình thể khác nhau rồi được đóng dấu tên của sàn nhảy vào một cạnh. Khoảng giữa bản khiêu vũ, người quản lý của sân khiêu vũ đi xuyên kẻ giữa các vũ công với một cái bao thu gom tokens của các vũ công bỏ vào.
Đến năm 1945, Bal Musette trở thành nhạc điệu khiêu vũ phổ biến nhất ở Pháp và những ngôi sao lớn trong thể loại này đồng loạt nổi tiếng khắp cả nước. Sự phổ biến của Bal Musette khởi sự tuột dốc khủng khiếp đầu thập niên 1960s. Một phong trào tái sinh cho Bal Musette bắt đầu, đặc biệt là trong các thành phố lớn, và một thể loại mới của Musette lại được ra đời từ đó.


Louis Ferrari (1910–1988) là một nhạc sĩ phong cầm người Ý chuyên về thể loại Musette và là nhà soạn nhạc hoạt động tích cực ở Pháp từ đầu thập niên 1930s. Ông thành lập nhóm “Ferrari & Son Ensemble” và họ thường trình diễn ở các câu lạc bộ của người Pháp ở Paris. Ông là anh em họ của nhạc sĩ phong cầm Tony Muréna chuyên về nhạc jazz.
Nhạc phẩm “Domino” do ông sáng tác với lời Pháp của Jacques Plante và lời Anh của Don Raye rất nổi tiếng với nhiều danh ca quốc tế trình diễn, trong số này có Bing Crosby, Doris Day, Tony Martin và Andy Williams.
Don Raye (March 16, 1909 – January 29, 1985) tên thật là Donald MacRae Wilhoite, Jr, sinh ra tại Washington DC; là một vaudevillian người Mỹ và nhà viết ca khúc, nổi tiếng với các bài hát ông viết cho The Andrews Sisters như: “Beat Me Daddy, Eight to the Bar”, “The House of Blue Lights”, “Just for a Thrill”…
Ông còn viết lời cho “You Don’t Know What Love Is”, soạn hòa âm cho “(That Place) Down the Road a Piece”, một bài có nhịp điệu boogie tempo. Bài này ông soạn cho Will Bradley Orchestra, được ban này thu âm năm 1940, nhưng bản nhạc vốn mang số phận của “rock and roll” được thu âm bởi The Rolling Stones, Chuck Berry, Jerry Lee Lewis, Foghat, Amos Milburn, Harry Gibson, và còn nhiều nghệ sĩ khác không thể đếm.
Năm 1940, ông viết lời cho bài nhạc yêu nước “This Is My Country”.
Năm 1951, ông viết lời Anh cho tác phẩm “Domino” của Louis Ferrari, Jacques Plante.
Năm 1985, ông được ghi danh vào đại sảnh “Songwriters Hall of Fame”.

Là một big hit ở Pháp và khắp Âu Châu, “Domino” được ca sĩ nổi tiếng người Pháp, André Claveau thu âm và phát hành trước tiên. Cùng lúc nó cũng được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác thời đó thu âm và phát hành, trong số này có Patachou, Lucienne Delyle…
Phiên bản của ca sĩ Tony Martin cùng với “Henri René and His Orchestra” được thực hiện ở Hollywood ngày 2 tháng 10 năm 1951, và được RCA Victor Records phát hành. Phiên bản này vượt lên vị trí #9 trên bảng sắp hạng “Billboard Magazine Best Seller” ngày 26 tháng 10 năm 1951 và nằm liên tục tại vị trí này suốt 12 tuần.
Phiên bản của ca sĩ Bing Crosby do Decca Records phát hành, đã chiếm giữ vị trí #15 trên bảng sắp hạng “Billboard Magazine Best Seller” ngày 26 tháng 10 năm 1951, và nằm liên tục tại vị trí này suốt 6 tuần.
“Domino” du nhập vào Việt Nam thập niên 1950s được nhạc sĩ Hương Huyền Trinh đặt lời Việt dưới tựa đề “Khúc Nhạc Muôn Đời”.
Nhạc sĩ Hương Huyền Trinh chính là cô của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên; bà sinh tại Hải Phòng dưới tên Ngô Thị Ngọc Báu. Bà theo đoàn người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Bà lớn lên trong một gia đình yêu chuộng âm nhạc và văn học. Bà chẳng những sáng tác lời Việt cho các nhạc phẩm ngoại quốc nổi tiếng mà bà còn là một thi sĩ được biết đến với bút hiệu Hoài Hương.
Nhạc phẩm “Domino” (Tác giả: Louis Ferrari, Jacques Plante)
Le printemps chante en moi, Dominique,
Le soleil s’est fait beau,
J’ai le coeur comme un’ boite à musique
J’ai besoin de toi,
De tes mains sur moi,
De ton corps doux et chaud,
J’ai envie d’être aimée Domino
Méfie-toi, mon amour, je t’ai trop pardonné
J’ai perdu plus de nuits que tu m’en as données
Bien plus d’heures
A attendre, qu’à te prendre sur mon coeur,
Il se peut qu’à mon tour je te fasse du mal,
Tu m’en as fait toi-même et ça t’est bien égal,
Tu t’amuses de mes peines, et je m’use de t’aimer.
Domino Domino
Le printemps chante en moi, Dominique,
Le soleil s’est fait beau,
J’ai le coeur comme un’ boite à musique
J’ai besoin de toi,
De tes mains sur moi,
De ton corps doux et chaud,
J’ai envie d’être aimée Domino.
Il est une pensée que je ne souffre pas
C’est qu’on puisse me prendre ma place en tes bras,
Je supporte bien des choses, mais à force c’en est trop…
Et qu’une autre ait l’idée de me voler mon bien,
Je ne donne pas cher de ses jours et des tiens,
Je regarde qui t’entoure prends bien garde mon amour.
Domino Domino
J’ai bien tort de me mettre en colère,
Avec toi, Domino,
Je sais trop qu’il n’y a rien à faire,
T’as le coeur léger,
Tu ne peux changer,
Mais je t’aime, que veux-tu ?
Je ne peux pas changer, moi non plus,
Domino, Domino,
Je pardonne toujours, mais reviens,
Domino, Domino,
Et je ne te dirai plus rien.
Nhạc phẩm “Domino” (Lời Anh: Don Raye)
Domino, Domino, you’re an angel that heaven has sent me,
Domino, Domino, you’re a devil designed to torment me,
When your heart must know that I love you so,
Tell me why, tell me why, why do you make me cry, Domino,
Domino, Domino, won’t you tell me you’ll never desert me?
Domino, Domino, if you stay I don’t care how you hurt me,
Fate has made you so, you can’t change, I know,
You can’t change, though you try, but then neither can I, Domino,
Just one look in your eyes and I melt with desire,
Just a touch of your hands and I burst into fire,
And my whole world fills with music when I’m lost in your embrace,
But I know that you’re fickle and I’m not misled,
Each attractive new face that you see turns your head,
And it scares me that tomorrow, someone else may take my place,
Domino, Domino, you’re an angel that heaven has sent me,
Domino, Domino, you’re a devil designed to torment me,
When your heart must know that I love you so,
Tell me why, tell me why, why do you make me cry, Domino,
Domino, Domino, I’ll forgive anything that you do,
Domino, Domino, nothing matters if I have you.


Nhạc phẩm “Khúc Nhạc Muôn Đời” (“Domino” – Lời Việt: Hương Huyền Trinh)
Trăng đã lên, trăng đã lên,
Hương ngát thơm bao u huyền vườn thu thiết tha.
Trăng sáng soi trên lá hoa,
Dâng nhớ bao câu mong chờ nhạc xưa đã qua.
Xa xôi rồi nhớ thương,
Ai mong chờ vấn vương.
Riêng có ta tim xót xa,
Luyến thương bao khúc ca xưa đã phai nhòa.
Bạn lòng ơi, đã bao đêm thức trông trăng sáng long lanh,
Nhìn dòng sông nước trong xanh cuốn trôi nhanh giữa đêm thanh.
Sông mong chờ nhớ bao khúc nhạc thắm,
Nay đâu còn nữa, đã quá xa.
Và từ đây, mỗi khi nghe khúc ca xưa lúc gió mưa,
Thì lòng ta thấy xót xa nhớ thiết tha phút đã qua.
Ðã phai nhòa hết, hoa xưa tàn hết,
Nhưng ngàn thu mãi trong tim ta…
Thu đã qua, bao lá hoa
Theo gió bay, bay quây quần rụng theo gió đưa.
Mây vẫn xanh, trăng vẫn thanh,
Nhưng thấy đâu khúc ca đẹp nhạc êm thắm tươi.
Ai xa vời có hay,
Bao nhiêu ngày gió bay.
Bao lá khô, theo gió thu,
Rớt trên đôi mắt đôi môi khóc mong chờ
Nhớ thắm thiết thương ngàn kiếp.
Khắc bên tôi bao khúc nhạc vàng đêm nao.
Gió cuốn gió lá vàng úa.
Nhưng ai đâu có thấu được lòng ta…
Dưới đây mình có bài:
– Domino – Khúc Nhạc Muôn Đời (trích)
Cùng với 15 clips tổng hợp nhạc phẩm “Khúc Nhạc Muôn Đời” (“Domino”) do các ca sĩ lừng danh trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Đặc biệt mình gửi đến các bạn 2 clips của danh ca Thái Thanh trong “Thái Thanh Hát Tình Ca Bất Tử Quốc Tế Phần 1 và Phần 2” như là một bonus.
Mời các bạn,
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
Domino – Khúc Nhạc Muôn Đời (trích)
(Hoài Nam)
Ca khúc thứ nhất trong phần “Nhạc Pháp” chúng tôi gửi tới độc giả là bản Domino, một ca khúc nổi tiếng của Pháp theo thể loại “valse musette” của hai tác giả Louis Ferrari và Jacques Plante, trước năm 1975 được tác giả Hương Huyền Trinh đặt lời Việt với tựa Khúc Nhạc Muôn Đời, và sau này là Phạm Lê Phan với tựa Hội Mùa Hoa.
Trước hết xin được viết về hai tác giả của nguyên tác: Louis Ferrari, người soạn nhạc, và Jacques Plante, người đặt lời.

Louis Ferrari (1910–1988) là một nhạc sĩ phong cầm (accordéon) kiêm nhà soạn nhạc gốc Ý, sang Paris lập nghiệp vào đầu thập niên 1930. Tại Kinh thành Ánh sáng, ông thành lập ban nhạc Louis Ferrari et Son Ensemble để trình diễn tại các câu lạc bộ. Sở trường của Louis Ferrari là “musette”.
Trước năm 1975, tại miền Nam VN, nhiều người trong chúng ta thường nghe nói tới một đặc trưng của nền nhạc dân gian Pháp, đó là “valse musette”, thường được hiểu một cách đơn giản là “valse nhanh độc tấu bằng đàn accordéon dành cho giới bình dân”. Một trong những ca khúc nổi tiếng và quen thuộc thường được trình bày dưới hình thức valse musette là bản Sous le ciel de Paris (Dưới bầu trời Paris) của nữ danh ca Édith Piaf.
Trước khi viết về valse musette, xin có đôi dòng về “musette”, một từ trong tiếng Pháp khi được sử dụng trong lĩnh vực âm nhạc, không thể dịch sang bất cứ một ngôn ngữ nào khác. Các tự điển tiếng Anh định nghĩa musette một cách dài dòng là “French cafe music for accordion” (nhạc Pháp chơi trong các quán cà-phê bằng phong cầm).
Nguyên thủy, musette được viết một cách đầy đủ là “musette de cour”, là tên gọi một loại “kèn có túi hơi” – cùng một họ với “bagpipe” của người Tô-cách-lan – xuất hiện tại Pháp vào cuối thế kỷ thứ 16, rất thịnh hành vào thời kỳ “baroque” cho nên còn được gọi là “baroque musette”. Tiếng kèn musette được mô tả tương tự kèn oboe, nhưng khác lạ (exotic), độc đáo.

Hai chữ “de cour” (của triều đình) trong tên gọi cho biết musette là một nhạc cụ dành cho giới quý tộc, trưởng giả, thường được sử dụng trong nhạc thính phòng.
Thế kỷ thứ 17 là khoảng thời gian thịnh hành nhất của musette, tuy nhiên sau cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, cùng với ngày tàn của dòng tộc Bourbon, nó đã bị “thất sủng” một cách mau chóng, trong khi các loại kèn có túi hơi (bagpipe) đơn giản hơn của giới bình dân vẫn phổ biến, trong đó có kèn “cabrette” của người vùng Auvergne, ở trung nam nước Pháp.
Người dân Auvergne – tiếng Pháp gọi là “Auvergnat” – có truyền thống… mở quán; vào thế kỷ thứ 19, hầu hết các quán cà-phê, quán rượu bình dân tại các Quận 4, 11, 12, 19 của thủ đô Paris đều do người gốc Auvergne làm chủ, nơi người ta thường nhảy điệu “bourrée” (một điệu nhảy phát xuất từ Auvergne) theo tiếng kèn cabrette. Vì người dân Paris đã quen với tên gọi musette (do chữ “musette de cour” đã nhắc tới ở trên) cho nên họ gọi cabrette là musette.
Tới thập niên 1880, do tính cách phổ biến của cây đàn accordéon, tiếng kèn musette dần dần được thay tế bằng tiếng đàn accordéon, trước tiên là ở Quận 19, nơi tập trung những tay đàn accordéon Pháp, Ý tài ba nhất, rồi lan rộng khắp Paris; đồng thời người ta không chỉ nhảy “bourrée” mà còn nhảy nhiều thể điệu khác như valse, tango, paso…
Thể loại nhạc và sinh hoạt khiêu vũ bình dân này được gọi là “bal musette”, mặc dù cái kèn “musette” đã vắng bóng. Từ những năm cuối thế kỷ thứ 19, “bal musette” đã thu hút một số không nhỏ trong giới thượng lưu Pháp, những người muốn tìm cảm giác mạnh qua việc hòa nhập vào sinh hoạt giải trí của giới bình dân – nghèo khổ, sống hết mình, không bị ràng buộc, không cần biết đến ngày mai.
Bước sang thế kỷ thứ 20, bal musette càng được nhiều người ưa chuộng và tới năm 1945 đã trở thành hình thức khiêu vũ phổ biến nhất ở Pháp, vì những bước nhảy dễ hơn, nhanh hơn, gợi cảm hơn, cũng như không đòi hỏi một vũ trường rộng lớn.
Trong số ba thể điệu phổ biến nhất của bal musette là paso musette, tango musette và valse musette, tại Việt Nam ngày ấy, valse musette được ưa chuộng nhất.
So với “valse viennoise” (điệu luân vũ thành Viên), valse musette có bước nhảy trẻ trung hơn, thân thể của đôi nam nữ sát nhau hơn, người nữ quay thường xuyên hơn, trong đó “đỉnh cao” là quay tít (tiếng Pháp gọi là “la toupie” – con quay, con vụ).
Trở lại với Louis Ferrari, ông sáng tác không nhiều, nhưng chỉ cần một bản Domnino, viết năm 1950, cũng đủ để lưu danh muôn thưở. Domino được Jacques Plante đặt lời hát.

Jacques Plante (1920-2003), mà chúng tôi đã từng nhắc tới khi viết về các ca khúc La Bohème (của Charles Aznavour), Chariot (của Petula Clark) do ông đặt lời, là một thi sĩ kiêm nhà viết lời hát tài ba và nổi tiếng bậc nhất của Pháp; ông đã đặt lời hát cho hàng trăm ca khúc, từ những tình khúc êm đềm của Tino Rossi, Yves Montand, Édith Piaf… tới những ca khúc thời trang do Dalida, Claude François, Christophe, Sheila… thu đĩa.
Nội dung ca khúc Domino khá dài, là lời một người bị phụ tình, trong tiết xuân huy hoàng, chạnh lòng nhớ thương người yêu bội bạc đã ra đi, mời gọi trở về và hứa sẽ tha thứ tất cả…
DOMINO
Le printemps chante en moi, Dominique,
Le soleil s’est fait beau,
J’ai le cœur comme un’ boite à musique
J’ai besoin de toi,
De tes mains sur moi,
De ton corps doux et chaud,
J’ai envie d’être aimée Domino
Méfie-toi, mon amour, je t’ai trop pardonné
J’ai perdu plus de nuits que tu m’en as données
Bien plus d’heures
A attendre, qu’à te prendre sur mon cœur,
Il se peut qu’à mon tour je te fasse du mal,
Tu m’en as fait toi-même et ça t’est bien égal,
Tu t’amuses de mes peines, et je m’use de t’aimer.
Domino Domino
Le printemps chante en moi, Dominique,
Le soleil s’est fait beau,
J’ai le cœur comme un’ boite à musique
J’ai besoin de toi,
De tes mains sur moi,
De ton corps doux et chaud,
J’ai envie d’être aimée Domino.
Il est une pensée que je ne souffre pas
C’est qu’on puisse me prendre ma place en tes bras,
Je supporte bien des choses, mais à force c’en est trop…
Et qu’une autre ait l’idée de me voler mon bien,
Je ne donne pas cher de ses jours et des tiens,
Je regarde qui t’entoure prends bien garde mon amour.
Domino Domino
J’ai bien tort de me mettre en colère,
Avec toi, Domino,
Je sais trop qu’il n’y a rien à faire,
T’as le cœur léger,
Tu ne peux changer,
Mais je t’aime, que veux-tu ?
Je ne peux pas changer, moi non plus,
Domino, Domino,
Je pardonne toujours, mais reviens,
Domino, Domino,
Et je ne te dirai plus rien.
Domino được nam danh ca Pháp André Claveau thu đĩa năm 1950.
André Claveau (1911-2003) nổi tiếng sau Tino Rossi một thập niên, trong số những ca khúc nổi tiếng do ông thu đĩa, ngoài Domino, sau này còn có Dors, mon amour (Hãy ngủ đi em), ca khúc đoạt giải Eurovision (Ca khúc Âu châu) năm 1958.
Cũng trong năm 1950, sau André Claveau, Domino đã được hai nữ danh ca Pháp đương thời là Lucienne Delyle (1917-1962) và Patachou (1918-2015) thu đĩa. Từ đó, trong suốt thập niên 1950, Domino đã trở thành ca khúc Pháp phổ biến và được ưa chuộng bậc nhất ở Âu châu.
Tới thời kỳ “yé-yé” (thời “nhạc trẻ”), bản Domino với lời hát rút ngắn, được cô bé Danièle Vidal (sinh năm 1952) thu đĩa, cũng rất được thế hệ sinh sau đẻ muộn ưa thích.
Qua năm 1951, Domino được tác giả Mỹ Don Raye (1909-1985) đặt lời bằng tiếng Anh, và được hai nam danh ca Tony Martin và Bing Crosby thu đĩa cùng một thời gian. Ngày 26/10/1951, cả hai đĩa của Tony Martin và Bing Crosby cùng được lọt vào danh sách Best Seller của tạp chí Billboard Magazine; đĩa của Tony Martin ở trong danh sách này 12 tuần lễ, lên tới hạng 9, còn đĩa của Bing Crosby ở trong danh sách 6 tuần lễ, và lên tới hạng 15.
Cũng trong năm 1951, nữ danh ca Doris Day, người sau này nổi tiếng quốc tế với ca khúc Que Sera, Sera, đã thu đĩa Domino. Sau này, trong số các ca sĩ thu đĩa Domino còn có cả nam danh ca Andy Williams.
Domino
Domino, Domino, you’re an angel that heaven has sent me,
Domino, Domino, you’re a devil designed to torment me,
When your heart must know that I love you so,
Tell me why, tell me why, why do you make me cry, Domino,
Domino, Domino, won’t you tell me you’ll never desert me?
Domino, Domino, if you stay I don’t care how you hurt me,
Fate has made you so, you can’t change, I know,
You can’t change, though you try, but then neither can I, Domino,
Just one look in your eyes and I melt with desire,
Just a touch of your hands and I burst into fire,
And my whole world fills with music when I’m lost in your embrace,
But I know that you’re fickle and I’m not misled,
Each attractive new face that you see turns your head,
And it scares me that tomorrow, someone else may take my place,
Domino, Domino, you’re an angel that heaven has sent me,
Domino, Domino, you’re a devil designed to torment me,
When your heart must know that I love you so,
Tell me why, tell me why, why do you make me cry, Domino,
Domino, Domino, I’ll forgive anything that you do,
Domino, Domino, nothing matters if I have you.
Domino (lời Pháp) được phổ biến, yêu chuộng tại Việt Nam, và được tác giả Hương Huyền Trinh đặt lời Việt ngay trong thập niên 1950.
Hương Huyền Trinh tên thật là Ngô Thị Ngọc Báu, cô ruột của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (Ngô Quang Bình), sinh tại Hải Phòng vào khoảng cuối thập niên 1930, và di cư vào Nam năm 1954.
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học và yêu nhạc, ngoài công việc sáng tác ca khúc và đặt lời Việt cho ca khúc ngoại quốc, bà còn làm thơ dưới bút hiệu Hoài Hương (nhớ Hải Phòng quê xưa?)

Cùng khoảng thời gian (giữa thập niên 1950), Hương Huyền Trinh đã đặt lời Việt cho bản Domino với tựa Khúc Nhạc Muôn Đời.
Tương tự Lòng Người Ly Hương, lời hát của Khúc Nhạc Muôn Đời đẹp tựa một bài thơ.
Nếu bị bắt buộc làm công việc so sánh hai ca khúc, chúng tôi chịu thua, cùng lắm cũng chỉ có thể đưa ra một sự khác biệt: Lòng Người Ly Hương đẹp và buồn u uất, Khúc Nhạc Muôn Đời đẹp và buồn man mác.
Khúc nhạc muôn đời
Trăng đã lên, trăng đã lên,
Hương ngát thơm bao u huyền vườn thu thiết tha.
Trăng sáng soi trên lá hoa,
Dâng nhớ bao câu mong chờ nhạc xưa đã qua.
Xa xôi rồi nhớ thương,
Ai mong chờ vấn vương.
Riêng có ta tim xót xa,
Luyến thương bao khúc ca xưa đã phai nhòa.
Bạn lòng ơi, đã bao đêm thức trông trăng sáng long lanh,
Nhìn dòng sông nước trong xanh cuốn trôi nhanh giữa đêm thanh.
Sông mong chờ nhớ bao khúc nhạc thắm,
Nay đâu còn nữa, đã quá xa.
Và từ đây, mỗi khi nghe khúc ca xưa lúc gió mưa,
Thì lòng ta thấy xót xa nhớ thiết tha phút đã qua.
Ðã phai nhòa hết, hoa xưa tàn hết,
Nhưng ngàn thu mãi trong tim ta…
Thu đã qua, bao lá hoa
Theo gió bay, bay quây quần rụng theo gió đưa.
Mây vẫn xanh, trăng vẫn thanh,
Nhưng thấy đâu khúc ca đẹp nhạc êm thắm tươi.
Ai xa vời có hay,
Bao nhiêu ngày gió bay.
Bao lá khô, theo gió thu,
Rớt trên đôi mắt đôi môi khóc mong chờ…
Nhớ thắm thiết thương ngàn kiếp.
Khắc bên tôi bao khúc nhạc vàng đêm nao.
Gió cuốn gió lá vàng úa.
Nhưng ai đâu có thấu được lòng ta…
Ngày ấy, Thái Thanh cũng là người đầu tiên hát Khúc Nhạc Muôn Đời, và theo cảm quan của cá nhân, chúng tôi cũng cho rằng tính tới nay, Thái Thanh vẫn là người hát đạt nhất.
Sau năm 1975 tại hải ngoại, Khúc Nhạc Muôn Đời đã được nhiều ca sĩ thu đĩa, trong đó có Khánh Ly, trình bày trong CD “Trong tay anh đêm nay”, gồm những ca khúc nổi tiếng theo thể điệu valse.
(Hoài Nam)
oOOo
Khúc Nhạc Muôn Đời – Danh ca Thái Thanh:
Khúc Nhạc Muôn Đời – Ca sĩ Khánh Ly:
Domino – Ca sĩ Patachou (bản tiếng Pháp):
Domino – Ca sĩ Lucienne Delyle (bản tiếng Pháp):
Domino – Ca sĩ Della Bosiers (bản tiếng Pháp):
Domino – Ca sĩ Daniele Vidal (bản tiếng Pháp):
Domino – Ca sĩ André Claveau (bản tiếng Pháp):
Domino – Nhóm Les Stentors (bản tiếng Pháp):
Domino – Ca sĩ Oleg Pogudin (bản tiếng Pháp):
Domino – Nam nhạc sĩ phong cầm Yuri Charyguine:
Domino – Nữ nhạc sĩ phong cầm Yvette Horner:
Domino – Ca sĩ Doris Day (bản tiếng Anh):
Domino – Ca sĩ Andy Williams (bản tiếng Anh):
Domino – Ca sĩ Bing Crosby (bản tiếng Anh):
Domino – Ca sĩ Tony Martin:
Thái Thanh Hát Tình Ca Bất Tử Quốc Tế – Phần 1:
Thái Thanh Hát Tình Ca bất Tử Quốc Tế – Phần 2: