Quán sát tâm ta hay chăm chú vào cái tôi?

Chào các bạn,

Chúng ta thường nói “hãy canh giữ trái tim ta”, “hãy thường xuyên quán sát cảm xúc và tư duy của ta”… Nhưng trong khi cố gắng như thế rất có thể là ta sẽ đi lạc đường và thành tối ngày quan tâm đến “cái tôi” của mình và đến các “cái nhìn” của người khác đối với mình.

Đó là quán sát mình như là: “Bữa nay mình nói vậy bà con có thích không ? Có ai chê không?”, “Tại sao hôm nay chẳng ai vui vẻ với mình vậy cà?”, “Mình nói chuyện hồi nảy có ai bực mình không?”, “Mình hôm nay nhìn có sáng sủa đẹp đẽ không vậy?”…

Đó là quan tâm về cái tôi và người khác nghĩ thế nào về tôi. Một chút xíu thì con châm chế được, nhưng hơn một chút xíu thì đó đã là thành bệnh quan tâm về cái tôi của mình, quan tâm đến mọi người chung quanh thích mình, phục mình, nể mình đến thế nào. Đây là lạc đường rất lớn.

Các bạn, ban ngày khi ta có đủ mọi người quanh mình—bạn bè, anh chị em, thầy cô, đồng nghiệp, khách hàng, thân chủ–cách ứng xử ta thường nhắc nhau nên làm là quan sát họ, lắng nghe họ, để thấy được con người sâu sắc của họ, để cảm thông họ, để thấy được những điểm tốt của họ, để nâng họ lên…

Đó là cái nhìn yêu người, cái nhìn của người tư duy tích cực, cái nhìn của người ăn nói có duyên, cái nhìn của người luôn luôn làm người khác vui vẻ tích cực theo mình…

Khi ta nói “hãy thường xuyên quán sát tâm ta”, đó không có nghĩa là “quán sát tôi để xem ai yêu tôi, ai phục tôi”. Đó chỉ là thổi phồng “cái tôi” chứ chẳng quán sát gì cả.

Quán sát trái tim của ta là xem trái tim của ta có tĩnh lặng không—tôi có giận dữ không? Tôi có ghen tương không? Tôi có ganh tị không? Tôi có thật sự yêu người không? Tôi có thành thật không?…

Quán sát cái tôi để làm cho nó phồng thêm, để cứ mải quan tâm “Làm thế nào cho mọi người phục tôi, nể tôi, yêu tôi” thì hỏng.

Đừng nhầm lẫn.

Giữ trái tim thanh tịnh, để trái tim có thể khiêm tốn, thành thật, và yêu người luôn luôn.

Chúc các bạn một ngày thanh tịnh.

Mến,

Hoành

© copyright 2012
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 11 thoughts on “Quán sát tâm ta hay chăm chú vào cái tôi?”

  1. Quả là “cạm bẫy” quá anh nhỉ. 🙂

    Có lẽ khi quán sát tâm ta, cần lưu ý hai điểm:
    – không mong cầu về hành vi, con người của người khác, chỉ tập trung con người (tâm – cái nhìn, thái độ, cảm xúc) của mình để kiểm soát, cải thiện nó.
    – chỉ đánh giá, phán xét về mình (để phục vụ cho mục đích 1), tuyệt đối không đánh giá, phán xét người khác.

    Thích

  2. Quan sát là quan sát sự tĩnh lặng. Em sẽ nhớ điều đó…

    Cám ơn anh Hoành bài viết rất hay vì em cứ phải đấu tranh thường xuyên với chính mình để đừng rơi vào tình huống cố gắng rèn luyện mình, lúc nào đó nhìn lại lại thấy mình đang hoàn toàn chỉ chú tâm vào cái tôi của mình 🙂

    Em, Hồng Quyên

    Thích

  3. Anh làm em nhớ đến bài học thiền, cũng là quan sát tâm nhưng không nhận xét, không so sánh, đánh giá….tâm thế nào cứ ghi nhận là vậy…chỉ ghi nhận sự thật khi mọi suy nghĩ, cảm xúc, ….đến rồi đi…

    Theo em không những không nhận xét về phán xét của người khác, mà của cả chính mình, chỉ đơn thuần ghi nhận. Tâm ta sẽ tự điều chỉnh, nó biết cách!

    Thích

  4. Mình cũng đồng ý với Vớ vẩn Lắm, không cần nhận xét về mình,tự tâm sẽ học cách đúng mà không cần phán xét,,nhưng cần thực hành,một vài cú va đập sẽ khiến tâm biết cách lựa chọn phản xạ đúng,mà không cần ”mình ”can thiệp .
    Anyway, mình đọc Vớ Vẩn Lắm thấy rất hay,mình thích chuỗi bài Bố và con của cậu lắm ,hình cũng rất thú vị …

    Thích

  5. “Quán sát tâm ta”, sao lại không là quan sát tâm ta vậy anh Hoành? Hình như em chưa hiểu thông từ quán

    Từ nhỏ đã được dạy phải hòa nhập với mọi người, đừng khác người, đừng thể hiện cái tôi nhiều quá… Đến một ngày nhìn lại ra là bản thân luôn xem trọng người khác nghĩ gì, nhìn gì về mình, thành một căn bệnh. Có lẽ em nên học quan sát mọi người nhiều hơn, và không quá quan trọng cách nhìn của người khác về mình.

    Có bài viết anh từng nói, nếu người ta góp ý mình đúng thì mình vui vẻ chấp nhận, còn nếu là không đúng thì quan tâm làm gì? Thực hành thực là khó. Em vẫn cố gắng rèn luyện mỗi ngày

    Thích

  6. Hi Minh Trang,

    Quán là nhìn. Thiền quán (vipassana) là thiền nhìn cơ thể, cảm xúc, tư duy, và giáo pháp (quán thân, quán thọ, quán thức, quán pháp).

    Trong phật gia vẫn dùng quán sát. Nhưng bên ngoài thì dùng quan sát. Anh chẳng biết tại sao. Có vậy ngôn ngữ mới phong phú 🙂

    Thích

  7. Em thường nghĩ rằng quan sát tâm ta là dùng tình yêu sâu thẳm trong trái tim ta để nói chuyện và tâm sự với tâm ta.(tư tưởng, suy nghĩ, cảm xúc)

    Khi tâm ta tham muốn hãy nhắc nhở nó. Có ông bạn cà phê cà pháo chỉ cho cách làm ăn dễ dàng mà giàu nhanh, như phản xạ tâm ta nhảy nhoi nhoi phấn khích vì mọi nợ nần, khó khăn của gia đình ta đã có “thuốc giải”. Lời nhắc lúc này có thể chỉ là “Nghe có vẻ hay đấy nhỉ, nhưng liệu có cái gì tuyệt vời mà đến một cách dễ dàng đâu”, hay “easy come easy go – cái gì dễ đến thì dễ đi” v.v.

    Khi tâm ta nóng giận hãy khuyên giải nó. Cả ngày hôm nay gặp toàn chuyện bực mình trên cơ quan, hợp đồng thì đổ bể, sếp thì quát mắng, đi đường về thì té xe. Về đến nhà hy vọng được yên ổn thì vợ lại càu nhàu phàn nàn đủ thứ chuyện gia đình.:(. Lúc này ta chỉ muốn “nổ tung” chút hết những cái “bực” đã tích tụ từ sáng đến giờ cho vợ, nếu không có người hùng mang tên “tình yêu” từ trái tim xuất hiện đứng ra khuyên giải. “Mình nổi nóng lúc này thì có lẽ lại chiến tranh lạnh cả tháng”, “Vợ cũng đang có chuyện bực mình”. “Con mình đang học bài” v.v.

    Khi tâm ta yếu đuối hãy khích lệ nó. Bác sĩ báo là ta mắc một căn bệnh khó chữa. Bỗng dưng trên trời mây đen kéo đến ầm ầm, giông tố nổi lên và đất dưới chân sụt xuống đẩy ta đến trước cánh cửa của hỏa ngục. Lúc này tâm ta chứa đầy sợ hãi, lo lắng, hoang mang dễ hành động nông nổi hoặc có khi chẳng làm gì cả coi như đã “xong”. Hãy để tình yêu cuộc sống, khát vọng muốn sống yêu thương, an ủi cái tâm ta (nỗi lòng ta) lúc này. “Giờ người ta giỏi lắm, chỉ vài năm nữa là họ tìm ra thuốc chữa thôi”, “Trên TV hôm nọ chiếu có người sống vui vẻ còn tự chữa khỏi được bệnh ung thư”, “mình là tiêu cực là mẹ/bố.. mình khổ”.v.v.

    Khi tâm ta si mê hãy thức tỉnh nó. Nghe thằng bạn nó cứ suốt ngày bảo “mày sống thiếu thực tế”, giờ có tiền có quyền là có tất cả. Có những lúc khó khăn tâm ta lại phân vân “thằng bạn nói có lý đấy chứ nhỉ”. Lúc này trái tim sáng suốt thức tỉnh tâm ta bằng những điều mà anh Hoành đã chỉ bảo trong tư duy tích cực. “Ôi những cái đó chỉ là phụ phẩm mà thôi”:D.

    Cái tâm chưa thuần thường rất đỏng đảnh và yêu thương là điều rất nhanh làm dịu sự đỏng đảnh không hay của nó. Và rồi thời gian trôi đi, tình yêu đó như ngấm vào tâm ta, thuần hóa tâm ta và nó chuyển hóa ra thành tính cách của ta. Nghĩ – Nói và – Làm bằng tình yêu con người, yêu cuộc sống.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s