Chào các bạn,
Dưới đây là loạt bài trên Sài Gòn Tiếp Thị, về hình ảnh một chiếc xe chở dưa hấu bị lật và nhiều người dân tranh nhau cướp đưa hấu thay vì giúp người bị nạn, cùng với những phản hồi đầy bức xúc của độc giả.
So sánh tác phong đó với tác phong của người Nhật trong vụ Tsunami vừa qua, nhất là em bé Nhật 9 tuổi, ta cần phải tự hỏi thẳng chúng ta một số câu hỏi khó:
1. Tại sao người Việt Nam số đông lại hành động không nhân ái, không đạo đức, không liêm sỉ như thế?
2. Đó có phải là vì đạo đức của chúng ta đã sụp đổ tận nền tảng không?
3. Điều gì đã làm cho đạo đức chúng ta sụp đổ đến như vậy?
4. Câu hỏi quan trọng nhất: Chúng ta phải làm gì, chúng ta phải làm gì, chúng ta phải làm gì để nâng cao đạo đức và liêm sỉ của người Việt?
Mến,
Hoành
Đừng làm mất mặt người Việt thêm nữa!
SGTT.VN – Choáng váng trước hình ảnh cướp bia, cướp dưa hấu… khi người khác gặp nạn, bạn đọc đặt câu hỏi: Đâu rồi đạo đức, liêm sỉ? Đâu rồi tinh thần tương thân tương ái của người VN? Tại sao không nghĩ đến người bị nạn…Đừng làm mất mặt Việt Nam thêm nữa!
Sau tin “Kẹt xe trầm trọng vì hàng ngàn người đổ ra đường nhặt bia”, “Đổ xô ra quốc lộ “hôi” dưa hấu gây kẹt xe”, bạn đọc SGTT gửi đến tòa soạn bài viết Đã không giúp người bị nạn, còn lao vào hôi của. Bài viết này đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi gửi đến tòa soạn bày tỏ sự bức xúc trước hành động phản cảm, nhẫn tâm, ăn cướp mồ hôi nước mắt của người gặp nạn… Chúng tôi xin tổng hợp một số ý kiến phản hồi nổi bật.
“Cướp” chứ không phải “hôi của”
Không giúp chủ xe chất gọn dưa lại thì thôi, cớ sao lại “cướp” mồ hôi nước mắt của người đang gặp nạn? Ảnh: N.V
|
Công an địa phương nên can thiệp để bảo vệ tài sản của người bị nạn. Hành động như trên gọi là ăn cướp, mà luật pháp nước ta cũng có quy định về khoản này. Tội danh ăn cướp phải bị trừng trị, nhẹ thì phạt tiền, nặng thì ngồi tù đếm lịch. Tôi nghĩ bắt những người ăn cướp kia không khó. (Lê Anh)
Theo tôi được biết chuyện hôi của trở thành ăn cắp, ăn cướp xảy ra nhiều nơi khi tai nạn xe xảy ra. Đề nghị các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm! Nếu thực thi pháp luật nghiêm minh thì khổ chủ sẽ bớt đau thương và xã hội ta sống đầy nghĩa tình yêu thương, người ngoại quốc nhìn thấy mà không chê dân ta! (Minh)
Tôi đi nhiều nhưng chưa bao giờ thấy cảnh nhẫn tâm như vậy! (Đình Anh )
Không biết nếu xe chở hàng đắt tiền thì hậu quả thế nào. Hành động hôi của là biểu hiện đạo đức suy đồi. Tôi cho rằng đó là ăn cướp chứ gọi là hôi của thì còn “lịch sự” chán! (Tu Linh)
Đây rõ ràng không chỉ là hôi của của người bị nạn, mà còn là ăn cướp giữa đường, vì “người đi đường cũng dừng xe, tạt vào lấy phần”. Thành phần tham gia bao gồm già trẻ lớn bé, kể cả học sinh! Mỗi nhân vật có thể đại diện một lớp người trong xã hội. Những hành vi thiếu bác ái này là hậu quả của một quá trình đào tạo giáo dục lâu dài của nước ta. (Người đọc báo)
Ăn những trái dưa hấu “bị nạn” ấy có ngọt không mấy anh chị? Không giúp chủ xe chất gọn dưa lại thì thôi, cớ sao lại “cướp” mồ hôi nước mắt của người đang gặp nạn? (Mộc Lan)
Thấy buồn và xấu hổ cho dân mình
Nhìn hình ảnh này liên tưởng đến hình ảnh đất nước Nhật Bản. Người dân dù có gặp hoạn nạn cũng không đi hôi của kiểu này. Ảnh: N.V
|
Thật là buồn và xấu hổ. Tôi đã nghĩ nếu ở Việt Nam xảy ra thiên tai như Nhật Bản thì chắc chắn người dân chỉ có chết đói. Kinh tế hỗn loạn. Nhớ mấy năm trước ở Hà Nội mới xảy ra lụt mấy ngày mà bó rau muống lên tới 20 ngàn đồng. Người Việt Nam mình bây giờ truyền thống không còn giữ lại được là bao. Nếu mọi người sợ nhân quả báo ứng thì chắc chẳng ai dám ăn cướp một cách trắng trợn như thế. Âu cũng là dấu hiệu cho thấy sự suy đồi tệ hại của con người thời này. (Bùi Thị Hài )
Không đói ăn, không khó khăn, cũng không gặp thiên tai như Nhật Bản mà còn hôi của… (daigiaSaigon)
Xấu hổ thay khi ngồi “gặm” những miếng dưa hấu đó và xem những hình ảnh về Nhật Bản. May mà xe tải chở dưa, nếu xe chở gì đó giá trị hơn thì chắc còn nhiều án mạng xảy ra. (Nhim)
Thật là buồn quá… Nhật Bản mà như rứa thì vụ sóng thần vừa rồi chắc chẳng còn ai! (phan thanh tùng –TP Huế)
Như thế này mà làm bạn với bà con Nhật Bản coi không được tí nào. Cứ thế này mà gặp thiên tai tai như bà con Nhật Bản, bảo đảm dư sức vuợt qua… bên kia thế giới 100% ! BOTAY.COM (Nguyễn Tuấn)
Nhìn người Nhật Bản mà thấy buồn cho người Việt Nam. Nước mình mà có động đất như ở Nhật thì loạn mất. (Buily)
Thật buồn, không giúp người ta thì thôi cứ sao lại lấy đi mồ hôi nước mắt của người ta tạo ra. 1 người như vậy, 2 người như vậy và nhiều người như vậy, liệu đất nước Việt Nam mình sao phát triển được chứ. Hoạn nạn có nhau giống như nhân dân Nhật Bản mới đáng trân trọng. (Bảo, Bạc Liêu)
Nhìn hình ảnh này liên tưởng đến hình ảnh đất nước Nhật Bản. Người dân dù có gặp hoạn nạn cũng không đi hôi của kiểu này. Bao giờ dân trí Việt mới thoát khỏi hình ảnh này nhỉ? (Steven Nguyễn)
Thật đáng xấu hổ! Trông… ta mà nhớ đến người? Hãy xem tai họa siêu động đất và sóng thần ở Nhật Bản rồi soi lại khả năng ứng xử của ta xem? Vừa “choáng” vụ cướp bia thì lại đến vụ “dưa tặc”. Thật buồn cho ý thức của người dân mình.( Nguyễn Lâm Thái Thịnh)
Đâu rồi đạo đức, liêm sỉ?
Con người bây giờ làm hoen ố hình ảnh đẹp ngày xưa mất rồi. Ảnh: N.V
|
Đồng bào của tôi ơi! Sao mà khổ thế nhỉ, liêm sỉ chả còn, cái gì đưa đến việc người dân ta cư xử tệ như thế? Có ai dám gọi thẳng tên nó ra không? (Lê Quyết Thắng)
Dân còn nghèo đói nên nhận thức mới kém vậy mà. Biết sao được, khi mà chính sách giáo dục của ta quá bất cập. (An)
Nhận thức và nghèo đói không liên quan với nhau. Có người nghèo nhưng vẫn giữ lòng tự trọng, còn một số người rất thừa tiền nhưng lại thiếu ý thức. Nguyên nhân chính ở đây là giáo dục kém từ gia đình đến xã hội. (NPA)
Nhìn những cảnh như vậy thì giáo viên như chúng tôi dù có phép lạ cũng không thể giáo dục học sinh thành những học trò ngoan khi mà những người lớn, cha mẹ của chúng làm vậy. Đừng đổ lỗi cho giáo dục mà hãy tự nhìn lại mình đã làm gương cho các em hay chưa. (Nguyen Robert)
Việt Nam mình cần phải cải thiện và tu dưỡng đạo đức nhiều. Vì có tính như vậy nên Việt Nam vẫn còn nghèo là phải. (Tran Vi)
Còn đâu khí phách hiên ngang hi sinh vì nước vì đồng bào của các cụ ngày xưa nữa… Con người bây giờ làm hoen ố hình ảnh đẹp ngày xưa mất rồi. (bhtv )
Khi nào người dân Việt chúng ta biết tự trọng thì lúc đó đất nước Việt Nam sẽ vươn lên hàng đầu của thế giới. (Người nhiễu sự)
Chắc không ai ” nghèo ” gì mấy trái dưa hấu . Nhìn chung , không mấy ai ” vượt qua ” chính mình nên mới hành động khó coi như vậy . (3 Xị)
Người ta bị nạn không giúp được thì thôi,chớ nỡ lòng nào mà làm như vậy. (Hai Sài Gòn)
Đâu rồi tinh thần tương thân tương ái của người VN mình nhỉ.Thấy người ta bị nạn không giúp thì thôi, nỡ lòng nào…. Hy vọng đây chỉ là thiểu số. (Ham Vui)
Tại sao mọi người lại có hành động này, sao không nghĩ đến người bị nạn, đấy cũng là mồ hôi nước mắt người ta. Hãy đặt mình vào địa vị người bị nạn đi. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Thật đáng buồn! (Hoanghoa)
Mất hết thể diện. Không chạy lại giúp người ta thì thôi. Mà nhìn mấy người lấy dưa có ai nghèo khổ đến mức không có tiền mua dưa đâu. Mong đây sẽ là những hình ảnh cuối cùng về hành động thiếu trách nhiệm này. Vì mình vẫn còn tự hào là người Việt Nam lắm. Đừng làm mất mặt Việt Nam thêm nữa! (SaiGon)
Đã không giúp người bị nạn, còn lao vào hôi của
SGTT.VN – Cuối tháng 1.2011, một chiếc xe tải chở bia bị lật trên quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Nghệ An. Sau đó, giao thông trên khúc đường đó bị tắc. Đáng nói, nguyên nhân gây tắc đường là có quá đông người tham gia… nhặt bia. Hôm nay 14.4, một vụ tương tự xảy ra, cũng tại Nghệ An. Lần này, kẹt xe do nhiều người “hôi” dưa hấu.
Đã là tai nạn thì tuyệt nhiên không ai muốn. Vì vậy, khi bị tai nạn, hơn ai hết, khổ chủ là người cần được người khác cứu giúp. Thế nhưng ở cả hai vụ trên, mẫu số chung là nhiều người dân gần đó cũng như người đang lưu thông rất… tích cực hôi của.
Có câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Nhặt được của rơi, trả người đánh mất”, vậy mà trong hai trường hợp trên, những người tham gia hôi của đã không chia sẻ cái đau, cái khổ mà người khác gặp phải và coi đó là cơ hội để mình có “món quà”… từ trên trời rơi xuống.
Đổ xô ra quốc lộ “hôi” dưa hấu gây kẹt xe
SGTT.VN – Hàng chục người dân phát hiện xe chở dưa hấu bị lật giữa quốc lộ 1A liền ra “hôi” dưa hấu.
Khoảng 6 giờ sáng nay 14.4.2011, đến km447 + 450 trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An chiếc xe biển số 54N – 6476 chở dưa hấu chạy hướng Vinh – Hà Nội đã va quệt chiếc xe tải 37V – 1851 chạy ngược chiều rồi lật ngang, nằm chắn trên Quốc lộ.
Tai nạn xảy ra vào giờ cao điểm trong khi đoạn đường trên khá hẹp nên gây ách tắc giao thông nghiêm trọng cả hai chiều và mãi đến 12 giờ trưa cùng ngày tình hình ách tắc giao thông đã ổn trở lại.
Điều đáng nói nhiều người dân từ già trẻ, trai gái đổ xô ra “hôi” dưa hấu. Thậm chí nhiều người đang trên đường đi làm cũng tranh thủ xuống nhặt. Vụ tai nạn xảy ra vào thời điểm học sinh đến trường nên nhiều học sinh cũng tham gia.
Nhiều người có ý thức nhắc nhở nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai. Một thanh niên khi bị nhắc nhở trả lời: Không nhặt thì họ lại mất công kêu xe khác đến chở. Ngay sau đó công an huyện Nghi Lộc có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông và can thiệp người dân không được lấy dưa của chủ xe.
Một số hình ảnh không đẹp mắt:
Người dân gần đó tranh thủ “hôi” dưa hấu.
|
Những người đi đường cũng dừng xe, tạt vào lấy phần.
|
“Chiến lợi phẩm” chất đầy xe máy.
|
Nguyên Văn
|
|
Hành động trên đâu chỉ là gây kẹt xe mà thực chất là hành động trộm cắp, không phải lén lút mà là công khai với số đông đồng lòng. Tại sao trong những tình huống đó, người dân gần đó cũng như người tham gia lưu thông không chung tay cứu giúp người và hàng bị nạn? Sao không nghỉ rằng họ bị tai nạn, người bị thương, xe bị hư và hàng hóa mất hết là một sự mất mát nhân lên nhiều lần… Cứu họ, cứu hàng hóa của họ là giảm bớt nỗi đau cho người không may.
Nói đến đây lại nhớ đến hình ảnh người Nhật san sẻ từng chiếc bánh, từng cái chăn khi gặp thảm họa để rồi cùng chung tay vượt qua khó khăn.
Thỉnh thoảng đi làm trên những con phố Sài Gòn đông đúc, tôi chứng kiến những nhiều người tham gia nhặt giúp bia, nhiều khi là trái cây của một ai đó không may gặp tai nạn trên đường. Để rồi sau đó, những món hàng được gom góp lại và trả cho khổ chủ. Hy vọng rằng sẽ bắt gặp nhiều hình ảnh đẹp như thế hơn là những hình ảnh thấy người khác bị nạn xúm vào hôi của.
Nam Hưng
Có một thực tế không thể phủ nhận là VN đã có một lỗ hổng lớn về đạo đức trong xã hội hiện tại.
(Một điều hay hơn nữa là …không ai có trách nhiệm về những chuyện này.)
ThíchThích
Nếu Đảng CSVN có tư cách lãnh đạo thì Đảng nên nói “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi.” Người lãnh đạo luôn luôn phải nhận trách nhiệm về các tình trạng tồi tệ, dù không phải do chính mình cố tình tạo ra và mình đã gắng hết sức để cản nó.
Rất tiếc là câu trả lời ta thường nghe ở VN là “Đảng và nhà nước không có chính sách đó, đó chỉ là cá nhân.”
Đương nhiên là Đảng và nhà nước không có chính sách cố tình làm cho đạo đức đi xuống, nhưng Đảng và nhà nước lãnh đạo và tình trạng đạo đức đi xuống rất tồi tệ, thì người lãnh đạo đương nhiên phải đủ trách nhiệm và sĩ khí để nhận lỗi về mình.
Nhưng bảo Đảng nhận lỗi như thế e rằng lại phạm hình luật Việt Nam! Điều này nằm trong Hiến Pháp bất thành văn của VN.
ThíchThích
Nhân đây xin tự nhắc mình – vì mình rất thường quên – và chia sẻ với mọi người :
1. Phải luôn nhớ dùng tâm hổ thẹn để xem xét bản thân.
2. Nên hiểu rằng nhân phẩm cũng chính là của cải.
Và chia sẻ, giúp đỡ cũng chính là tích lũy.
ThíchThích
Chào cả nhà,
XIn nói thêm, tiếp theo comment trước đây của mình.
1. Comment trước mình nói đến vấn đề chính sách quốc gia. Đảng CSVN và nhà nước cần nhận thức rõ ràng là vấn đề suy sụp đạo đức là vấn đề chính sách. Đảng và nhà nước phải có một chính sách đặc biệt nhằm cải tiến và gia tăng đạo đức nhân dân, y như là một chính sách kinh tế, có lãnh đạo cao cấp nghiên cứu chính sách và thi hành chính sách phục hồi đạo đức. Không thể chỉ nhìn vấn đề rồi than vãn là xong.
2. Nhưng cho những người Tư Duy Tích Cực chúng ta, việc quan trọng NHẤT là chúng ta phải là ánh sáng, chúng ta phải đạo đức, để năng lượng đạo đức chúng ta bắt đầu ảnh hưởng đến thế giới này.
Thực sự là suy đồi đạo đức là lỗi của mọi người trong xã hội, chứ không phải chỉ là lỗi của lãnh đạo (chỉ là, lãnh đạo thì đương nhiên phải gánh phần nặng hơn về lỗi). Và công việc giải quyết, thực ra là do mỗi người là chính. Nếu chúng ta không quyết tâm sống đạo đức và khuyên nhủ người khác đạo đức, thì lãnh đạo cũng chẳng có chính sách nào hiệu quả được.
Cho nên cách giải quyết vấn đề trước mắt cho mỗi chúng ta phải là: Chúng ta phải sống gương mẫu và đạo đức, và đừng ngại ngùng khuyên nhủ người khác sống gương mẫu và đạo đức. (Và nếu lâu lâu ta sẩy chân làm chuyện dốt mà chính ta bảo người khác đừng làm, thì cũng đừng vì đó mà ngần ngại. Nói là một chuyện, làm không được như mình nói là chuyện đương nhiên, ai cũng vậy. Nhưng ít ra ta phải biết là ta có quyết tâm).
Lâu lâu cũng cần yêu cầu các lãnh đạo chịu trách nhiệm, nhưng chúng ta phải rất cẩn thận ở đây, vì truyền thống tiêu cực ta đã có trăm năm là, chuyện gì tồi cũng đổ lỗi cho lãnh đạo, nhà nước, vua, Đảng.v.v…, nhưng chính cá nhân chúng ta thì chẳng ai chịu nhận lãnh trách nhiệm và ai cũng giữ tác phong rất tồi, trong khi cứ than vãn người khác làm cho vấn đề thành tồi tệ.
Đối với người tư duy tích cực, “tôi” và “tác phong của tôi” luôn luôn là lời giải đầu tiên cho các vấn đề xã hội.
Chúc mọi người một ngày vui.
ThíchThích
Em rất thích tinh thần – “tôi” và “tác phong của tôi” luôn luôn là lời giải đầu tiên. Dù sao thì đó cũng là tất cả những gì mình có thể làm được, có thể kiểm soát được. 🙂
ThíchThích
Thật ra trong ý kiến của tác giả và vài bạn đọc viết phản hồi có phần quá rồi, và không chú ý đến cách dùng từ ngữ nên dùng còn chưa chuẩn.
Hình huống trên chỉ phản ánh những người dân chính xác tại địa điểm đó mà thôi, chứ không phải cả dân tộc Việt Nam. Viết vậy thì mô hình chung đã xúc phạm biết bao triệu người Việt ta, nếu chú ý cách dùng từ, đừng tùy tiện viết “dân ta, người Việt Nam…” Chính các bạn lại cần phải xin lỗi người đọc đấy.
Việc cướp đồ của người khác trong lúc hoạn nạn là việc làm cực kỳ không nên, đáng lên án. Tôi cũng thấy đau lòng khi biết được chuyện này. Nhưng cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Đừng trách ai cả, ví dụ Đảng không phải tổ chức có quyền năng vô tận, chỉ trách chính bản thân ta, khi biết chuyện ta cũng có làm được gì đâu? Ta đã bỏ công sức, tiền của để tổ chức chương trình tuyên truyền về ý thức, hay chỉ đơn giản là dựa vào tình huống đó mà khuyên dăn chính những người thân của ta hay chưa???
Xã hội nào, đất nước nào cũng từng trải qua những thời kỳ còn “lạc hậu” đến vậy. Đừng vì điều đó mà đánh mất niềm tự hào dân tộc mình.
Đọc và biết được ở Việt Nam ta còn xảy ra nhiều hình trạng vậy để mà phấn đầu học hành, làm việc, nâng cao ý thức chính bản thân mình mong góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta. Vậy đã là việc làm quá lớn lao cho chính bản thân chúng ta và tổ quốc rồi.
Thân ái,
Vân
ThíchThích
Hi Vân,
Vân nói rất đúng, nhưng chẳng đưa ra giải pháp nào cho một vấn đề lớn như thế.
Đảng không có quyền năng vô tận, nhưng có hệ thống công an cảnh sát. Tại sao không truy tố vài người về tội ăn trộm, khi họ lấy dưa hấu. Đây là vấn đề trí tuệ quản lý của lãnh đạo.
Please , các kiểu nói “xã nội nào cũng có vấn đề…”, “chí là một thiểu số người ở đó làm bậy”, “Đảng không chủ trương như thế…” Nói thì đúng, nhưng đó là cách nói để chạy trốn vấn đề. Mình đã nghe kiểu nói này hơn 30 năm từ chính miệng nhiều lãnh đạo. Và mọi người làm việc cho nhà nước đều luôn luôn trả lời như thế, rất bài bản. Trăm lần như một.
Khi có vấn đề ta phải hỏi: Tại sao ta có vấn đề? Ai chịu trách nhiệm? Ai phải làm gì để chận đứng vấn đề?
Mình đã trả lời rồi: (1) Mỗi cá nhân chúng ta phải có trách nhiệm sống gương mẫu. (2) Và nhà nước phải biết sử dụng quyền năng của mình vào giáo dục và pháp luật. Cả bao nhiêu người trộm cắp giữa ban mày ban mặt vậy mà chẳng có nhân viên công lực nào làm gì cả. Đó là nhà nước không làm tròn nhiệm vụ an ninh trật tự để chận đứng hành động phi pháp công khai giữa ban ngày. Đó không phải là incompetent là gì? Có ai đang hỏi trách nhiệm công an phường khu đó không? Có ai hỏi trách nhiệm đào tạo người của guồng máy cán bộ không?
Lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về các vấn đề xã hội. Việt Nam lại luôn luôn đổi ngược lại 180 độ: “Chỉ một số dân vùng đó nó vậy. Lãnh đạo không muốn thể.” Vậy là xong. Cho nên chuyện gì ở đâu trong nước xảy ra, dù tồi tệ cách mấy, cũng chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả, “chỉ vì dân nó tồi như vậy”.
Đây là vấn đề lớn về khả năng quản lý của nhà nước. Nếu Vân có thành tâm thì có lẽ là nên thêm vài ý kiến ai sẽ phải làm gì để giải quyết vấn đề hơn là các lời nói kiểu phủi bụi phớt lờ, bài bản, đã được sử dụng thường xuyên và trường kỳ hơn 30 năm nay.
Người tự hào luôn luôn nhìn thẳng vào vấn đề, tự tin, lôi vấn đề ra và giải quyết nó. Chỉ có những dân tộc không dám tự hào về mình, hay những người không dám tự hào về dân tộc mình mới chạy trốn, gặp vấn đề là nói loanh quanh, sợ chấp nhận vấn đề. Thiếu tự tin.
Sao ta lại có thể lầm lẫn thiếu tự tin và tự tin như vậy?
ThíchThích
Anh Hoành ạ,
Em là một người Việt Nam không dám tự hào về dân tộc mình đây. Huhu.
ThíchThích
Anh Hoành à,
Đọc bài báo trên em rất bức xúc. Nhưng đồng thời em cũng tự hỏi mình nếu mình vô tình đi xe máy ngang qua đó mình có thể làm gì? Anh có thể làm gì?
Điều duy nhất em đảm bảo được là mình sẽ không hôi của như những người kia. Nhưng mình có đủ khả năng ngăn cản lòng tham và tâm lý bầy đàn của họ không? Em tự nghĩ, nếu mình nhảy vào giúp chủ xe, chắc chắn những người xung quanh sẽ nhìn em như… quái vật. Điều này thì em chả ngại, nhưng em thấy việc làm hơi vô ích, vì xe đã bị lật, mình có cất dưa vào giúp người ta thì cũng sẽ có thằng… bưng ra (ăn cướp mà.) Vậy nếu em la lên, kêu gọi mọi người dừng hành động ăn cắp đó đi thì sao? Trừ khi em có tài hùng biện như các bậc vĩ nhân ngày xưa, còn không em nghĩ (1) mọi người sẽ lờ lớ lơ đi, ai nhặt cứ nhặt, ai nói cứ nói; (2) khả năng tệ hơn, em sẽ bị những cậu thanh niên “sức dài vai rộng” kia chửi cho hoặc đánh hội đồng. Khi đã điên lên, họ chẳng chừa em là con gái mà tha cho đâu, phải không?
Anh nói rất nhiều về trách nhiệm ở tầm vĩ mô, nhưng ở tầm cá nhân thì vào hoàn cảnh đó em chưa thấy có biện pháp gì cả. Chẳng lẽ điều duy nhất có thể làm được là tiếp tục lái xe đi (để tránh tắc đường thêm) thôi ư?
ThíchThích
Hi Trang,
Đó là một câu hỏi rất thực tế. Nếu là anh thì anh sẽ tìm một ông cảnh sát/công an gần đó, hay đến đồn công an gần đó, báo cho họ biết là có vấn đề như thế. Và ghi tên, hay các chi tiết nhận dạng người công an anh nói chuyện, nói lúc nào, ở đâu, anh nói gì, ai trả lởi ra sao. Để sau này không ai làm gì, anh sẽ có thể nói với các tờ báo là các quý vị đó đã được thông tin từ chính anh.
Anh làm vậy thường xuyên ở Mỹ. Thấy điều gì nguy hiểm ngoài đường anh gọi cảnh sát. Nếu cảnh sát không làm gì và có người bị nạn vì vậy, anh có sẵn thông tin cho báo chí là anh đã gọi cảnh sát. (Cuộc điện đàm với cảnh sát sẽ được ghi trong máy điện thoại của anh cũng như của công ty điện thoại)
ThíchThích
Hiện tượng này không phải cá biệt đâu, đặc biệt có cung đường đã nổi tiếng như đoạn qua Phố Cà ở Ninh Bình trên quốc lộ 1A phía gần Hà Nam. Lái xe rất sợ những chỗ đó, nếu không may có vấn đề gì, thì trộm cướp xông ra. Đã có bài báo nói về đoạn đường Phố Cà này (mình quên mất link).
ThíchThích
Cảm ơn anh Hoành đã có câu trả lời cụ thể và rất hữu ích 🙂
Em có thắc mắc thêm là, nếu giả sử công anh / cảnh sát không có hành động gì. Thì ngoài cách ghi lại nhận diện, bằng chứng để sau này nói với báo chí. Thì cá nhân mỗi người có thể làm được gì để giúp người bị nạn ạ?
Thực tình em thấy bản thân mình còn thiếu kỹ năng về giúp đỡ người bị nạn trên đường. Mà em thấy cũng nhiều người có chung suy nghĩ này với em. Họ rất muốn giúp, nhưng không biết làm như thế nào?
Có lẽ tùy trường hợp cụ thể thì mới có cách. Nhưng dù sao cũng nên có một số cách cơ bản nào đó, để vừa an toàn cho mình, vừa giúp đỡ được người khác nữa.
Em thấy từng vụ việc xảy ra, chúng ta nên ngồi lại phân tích (như trên), và cần hơn nữa là những kinh nghiệm, giải pháp tích cực để lần sau nếu gặp mình có thể áp dụng được.
Em xin đóng góp giải pháp của mình như sau.
Bản thân em sẽ dừng lại, khóa xe của mình cho cẩn thận. Gọi công an / cảnh sát gần nhất. Ghi nhớ đặc điểm của người công an đó.
Chạy vào nhà dân gần nhất nhờ giúp đỡ. Hoặc nhờ giúp đỡ của người đi đường (Em tin là không phải ai cũng có ý nghĩ “hôi của” ngay, mà sẽ có người muốn giúp)
Cắt cử họ trông coi phần đồ còn lại trong xe bị đổ. Phần bị rơi ra đường sẽ nhặt, gom vào một nơi gần đó để tránh tắc nghẽn giao thông, cắt cử người trông coi chỗ đó.
Nếu có một người để phân luồng giao thông nữa thì quá tốt.
ThíchThích
Hi anh Hoành
Em đọc bài báo này cũng buồn. Đường lối của Đảng và Bác là Đảng cộng sản. Những điều anh nói có xảy ra trong xã hội Việt Nam. Đáng buồn hơn là thuộc tầng lớp trí thức cao trong xã hội. Nhưng nếu nghĩ lại và phân tích lại thì không phải ai trong hàng ngũ Đảng cũng như thế. Họ cũng muốn đóng góp cho xã hội. Nhưng do sức ép của một số “ phần tử” kia. Và cứ như thế khi họ lên chức thì lại muốn người khác phải trải qua những gì minh trải qua. Thực sự em không đồng tình với cách suy nghĩ của anh trong vấn đề này. Mình chỉ lên góp ý kiến không nên chì trích họ. Nhiệm vụ những người ăn học và trí thức mà muốn báo đáp, trả nghĩa cho quê hương là tìm cách nâng cao trí thức và tầm hiểu biết và cái tôi trong người họ. và em cũng chỉ muốn nói câu kết luận là Bác và Đảng không bao giờ sai đường. ( em không là Đảng viên. Gia đình em cũng thế. Chỉ là nông dân)
Chúc anh với những điều tốt đẹp nhất cùng toàn thể anh chị em trong vườn chuối
ThíchThích
Hi Cuhanh,
Chuyện này đâu mắc mớ gì đến người tốt người xấu trong Đảng, hay là Đảng có ý định tốt hay xấu, hay bản chất của Đảng thế nào…
Vần đề rất giản dị. Ta có một vấn đề phải giải: “Nhân dân ăn trộm dưa hấu giữa ban ngày ban mặt. Ai có trách nhiệm ngăn chận các việc đó?”
— Đầu tiên là công an địa phương. Lãnh đạo công an địa phương phải trả lời tại sao các việc đó xảy ra? Tại sao không ai làm gì?
— Bây giờ mọi việc đã xảy ra, công an chẳng làm gì, không người ăn trộm nào bị truy tố, lại chẳng ai hỏi trách nhiệm của công an. Thì trách nhiệm phải đi ngược lên–Bộ Công An và lãnh đạo tỉnh và thành phố. Sao không ai nói năng gì? Không ai tìm người phải chịu trách nhiệm về vụ việc?
— Lại chẳng có gì xảy ra, thì trách nhiệm đi ngược lên lãnh đạo cao nhất: Đảng.
Đây chỉ là quy trách nhiệm, chẳng ăn nhập gì đến Đảng tốt hay xấu.
Quy trách nhiệm là chuyện bắt buộc của quản lý. Chẳng liên hệ đến tốt xấu gì cả. Em là học sinh rất giỏi, ngoan, hiền. Nhưng em đậu xe trật chỗ, em phải đóng tiền phạt, đó là trách nhiệm của em. Điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến em là học sinh giỏi, ngoan, hiền.
Kiểu suy nghĩ của các em, nếu hỏi trách nhiệm lên đến Đảng, cơ quan lãnh đạo cao nhất, là chạy vòng vòng, tìm cách biện hộ và đổ lỗi sang chỗ khác và người khác, làm anh kinh ngạc và sững sốt, và rất quan tâm cho “logic” Việt Nam và tương lai đất nước.
Nếu đó là một công ty, một người nhân viên hạng chót đánh người, đương nhiên là giám đốc và lãnh đạo công ty sẽ phải xin lỗi và không giám đốc nào dốt đến nỗi nói “Lãnh đạo công ty không chịu trách nhiệm vì anh này chỉ là nhân viên hạng chót của công ty, đó không phải là chính sách công ty.” Họ có thể nói: “Đó không phải là đường lối của công ty, chỉ là một sự việc đáng tiếc. Nhưng chúng tôi CHẤP NHẬN MỌI TRÁCH NHIỆM. Chúng tôi sẽ bồi thường. Chúng tôi đã sa thải nhân viên đó. Và chúng tôi thành thật xin lỗi.”
Đây chỉ là đời sống quản lý bình thường, mọi người trên thế giới đều biết. Sao khi nói đến trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất Việt Nam là Đảng, thì các em (và thói quen của rất nhiều người) là cứ nhất quyết bênh vực, không quy trách nhiệm cho Đảng mà luôn luôn chỉ ngón tay vào nơi khác, người khác là sao?
Quy trách nhiệm cho lãnh đạo cao nhất là điều TỰ NHIÊN của quản lý. Dù là không trách nhiệm cá nhân thì cũng trách nhiệm tinh thần. Và lãnh đạo cao nhất LUÔN LUÔN nhận trách nhiệm, dù vụ việc chẳng liên hệ trực tiếp gì đến mình. Đó là chuyện tất nhiên, bắt buộc, của đời sống quản lý, tại nọi nơi, mọi tổ chức, mọi nền văn hóa trên thế giới. Không có ngoại lệ nào mà anh được biết.
Ngoại trừ ở Việt Nam. Đụng đến các vân đề đất nước của Việt Nam thì logic tưởng là chân lý bình thường đó lại luôn luôn quay ngược 180 độ. Nói gì thì nói, nhưng nói đến lãnh đạo cao nhất là Đảng thì biện hộ hơn là quy trách nhiệm. Đó chính là gốc rễ của của những vấn đề của đất nước.
Nhưng điều làm anh sững sốt là logic ngược đó lại xảy ra ở đây, trên diễn đàn này, là diễn đàn cho trí thức trẻ. Các em thực sự làm anh really depressed vì anh rất lo sợ cho tương lai Việt Nam với các trí thức trẻ với lối logic lạ lùng như thế trong một vấn đề quy trách nhiệm qúa căn bản và bình thường như cơm bữa của khoa học quản lý. Ai nói sao cũng được, nhưng nếu trí thức trẻ mà lại mơ hồ về logic quản lý căn bản này thì tương lai đất nước thực là đáng lo ngai. Có lẽ là anh sẽ ngưng nói về chuyện này. Mấy người lớn mà nói thì anh chẳng ngạc nhiên tí nào. Nhưng các em trí thức trẻ không tưởng tượng được các em đã làm anh kinh ngạc và depressed đến mức nào.
Và câu kết luận của Cuhanh: “Bác và Đảng không bao giờ sai đường” làm anh thực sự tuyệt vọng đến kỹ năng tư duy của chúng ta.
Sao em lại có thể không có một chút logic nào trong đầu hết vậy? My God! Con người nào mà không sai? Chỉ có người chết mới không sai, vì người chết chẳng làm gì được để mà sai.
Nhưng điều này giải thích rất rõ ràng tại sao ta có cách tư duy quản lý ngược chiều như thế.
Cám ơn các em đá đóng góp và giúp anh hiểu bản chất của vấn đề. Nhưng anh phải ngưng thôi. Anh thực sự quá depressed về khả năng suy tư của các em, các tương lai của đất nước.
Cuhanh khỏe nhé.
ThíchThích
Hi Nhung,
Anh thấy là mọi ý kiến của Nhung đều rất tốt.
Thực sự là công việc đã nằm trong lòng minh. Nếu mình quan tâm tự khắc mình biết mình phải làm gì để giúp đỡ trong một tình huống.
Nhưng coi chừng trong các tình huống lộn xộn kẻ gian luôn luôn thừa cơ để làm chuyện xấu. Em không nên khóa xe đó mà đi nơi khác, vì em sẽ mất xe. Nếu có hai người, một người (1) khóa xe, (2) rồi đứng ngay đó trông xe, để người kia lo giúp đỡ thì tốt hơn (Đứng trông xe mà không khóa cũng nguy hiểm, vì mình ham xem chuyện lộn xộn, kẻ gian đẩy xe đi lúc nào không hay).
BE SMART ON THE STREET.
Nhung khỏe nhé.
ThíchThích
Vâng em cảm ơn anh vì anh đã giúp em hiểu ra nhiều vấn đề những ngày qua.
Nhưng thật sự xã hội từ trước tới giờ của người Việt Nam em cũng hiểu được phần nào anh ah. Người dân Việt Nam em cũng hiểu được phần nào. Một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Không phải là một công ty anh ah. Nếu bất kỳ vấn đề gì đó mà nhân dân gây ra, do ý thức nhân dân mà nhà nước phải xin lỗi nhận trách nhiệm. Thử hỏi đó còn là một nhà nước để cho dân tin tưởng không anh. Nói về vấn đề sai lầm trong con người thì chưa ai hoàn hảo. Nhưng ý em nói là tư tưởng của Bác và Đảng là không sai. Em cũng biết nhiều nước tư bản đang dần định hướng theo chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Mac-LeNin…. Người dân của mình đã quen với thói sống có thực với vực được đạo. Thậm chí quá đi sâu vào đó mà suy nghĩ lầm lạc. Mặc dù người dân mình cũng được tuyên truyền nhiều về vấn đề điều hay lẽ phải. Em là sinh viên học môi trường. Cũng tiếp xúc với người dân mình về nhiều vấn đề. Em cũng hiểu nước mình không tự nhiên thành cường quốc được đâu anh. Không thể ý thức được đâu. Quá thực dụng. Nếu có trách em chỉ trách người dân mình thôi anh ah. Còn vấn đề nhà nước thì em thấy thất vọng từ trước đó, nhiều vụ từ cơ quan nhà nước từ trước đó. Thôi vì thực sự người dân mình chưa có tiếng nói dân chủ em không nói nhiều nữa.Và đó cũng là lý do người dân mình sống ngoại không muốn trở về quê hương.
Thôi có lẽ em dừng lại ở đây. Ảnh hưởng tới những bạn tham gia đọt chuối non. Hihi.
Nếu có điều ước em sẽ ước tất cả người dân Việt Nam trước hết được hạnh phúc khỏe mạnh, sau đó ước người dân mình có tầm nhìn như những nước cường quốc trên thế giới, và đất nước dân chủ, xã hội chủ nghĩa thực sự.
ThíchThích
Hi Cuhanh,
Xin lỗi và nhận lỗi luôn luôn làm cho người tăng thêm uy tín. Không thể có nhận lỗi và xin lỗi mà xuống uy tín được. Nhất định đầu tếu, lỗi mình rành rành mà không chịu nhận mới là mất uy tín. Mai mốt em thử xin lỗi ai đó về chuyện gì đó rồi xem sau đó uy tín em lên hay xuống. Đây là các vấn đề xử thế thông thường chúng ta phải nắm vững chứ.
ThíchThích
Đúng như anh Hoành đã “khám phá” ra ở phản hồi cho bạn cuhanh, trình độ quản lý của người Việt Nam nói chung, tiêu biểu là Nhà Nước, là Đảng cầm quyền, còn rất kém. Có lẽ những phương pháp đã rất hiệu quả để đấu tranh, phá bỏ cái cũ thì sẽ không hiệu quả trong xây dựng, vun đắp. Thế nên có những khái niệm phổ thông trong quản lý ở nước ngoài nhưng lại khá mơ hồ ở Việt Nam. Biết bao nhiêu chuyện trong bộ máy Nhà Nước được đưa lên mặt báo, nhưng đã có vị quan chức (dù cao cấp hay thấp cấp) nào lên báo nhận trách nhiệm, xin lỗi nhân dân và từ chức đâu? Vậy ai dạy và làm gương cho lớp trẻ về vấn đề trách nhiệm của người quản lý hay năng lực quản lý? Sẽ là những bài sắp tới của anh chăng?
ThíchThích
Hi QL,
Vấn đề ở VN thực sự là quá trầm trọng, hơn anh nhẩm tính. Cả những vấn đề cực kỳ đơn giản trong đời sống hàng ngày mà trí thức trẻ vẫn không hiểu gì cả, thì tình trạng quả là kinh khủng. Anh biết nông dân ít học suy nghĩ như thế, nhưng khi nói đến trí thức trẻ của thời Internet thì anh đúng là bị shock. (Và anh không phải là biết ít về Việt Nam. Người ta không tự nhiên mà gọi anh là Mr. Việt Nam xưa nay).
Chúng ta có một khủng hoảng quá lớn và quá sâu thẳm về giáo dục. Tư duy sai và yếu là chuyện rất thường, nhưng lớp người phải biết những vấn đề vỡ lòng của thế giới văn minh mà lại không biết, thì đúng là phải dùng từ “vô vọng” cho tương lai của đất nước.
Anh phải bình tâm lại một thời gian để suy nghĩ làm sao đất nước có thể lên được cái hố quá sâu này.
ThíchThích
Hi các anh chị,
Vấn đề này không ai nói đúng hẳn và sai hẳn cả.
Anh Hoàng ạ, theo em là anh không phải suy nghĩ gì đâu. Cố gắng học hành nhanh rồi về đóng góp cho đất nước. hihi.
Em là chỉ sợ nhất bác nào có ý định ở lại nước ngoài mà không chịu về quê hương thôi.
ThíchThích
Hi anh Hoành
Mấy ngày nay em cũng đọc rất nhiều. Đọc đi đọc lại vấn đề này. Có thể là em học tự nhiên, nên không quan tâm nhiều về vấn đề chính trị xã hội trong tình huống này. Nhưng một sự thật anh nên biết là nếu một cơ quan nhận khuyết điểm về mình thì sẽ phải viết kiểm điểm và điều đó sẽ là cơ hội cho người khác lên chức. Vì thế ở Việt Nam em chưa thấy nhà lãnh đạo nào đứng ra nhận trách nhiệm gì. Cứ chỗ này đổ lỗi cho chỗ kia. Trên đổ cho dưới. Theo hướng nước chảy anh ạ. Người ta tìm mọi cách để cho là mình đúng. Nhân dân chỉ là ăn trộm dưa. Còn viên chức thì ăn trộm những cái khác ( em không dám nói vì thành văn bản có thể ngồi tù). Thành một guồng máy trong xã hội. Cứ có nhiều tiền quen biết công việc sẽ tốt. Sau đó lại lấy tiền chỗ khác bù vào. Giáo dục nước mình còn nhiều vấn đề lắm. Một người và một nhóm người không thể nào làm cho xã hội tốt được đâu anh ạ. Nếu có thể thì phải là sự đoàn kết tạo thành làn sóng lớn.
Ngoài đọc tin tức em học được khá nhiều điều bổ ích trong ĐọtChuốiNon. Cảm ơn anh đã làm em hiểu thêm vấn đề.
ThíchThích
Hi Cuhanh và các bạn.
Vấn đề ở Việt Nam thì nhiều nhưng không hẳn là khó giải quyết. Nếu nhân dân đồng lòng suy nghĩ đúng hướng. Có vấn đề là phải có người chịu trách nhiệm. Luôn luôn có ít nhất là 2 người có thể chịu trách nhiệm: Người làm tội (như ăn trộm dưa) và người hành xử kỹ luật ở đó (thấy ăn trộm mà không bắt).
Luôn luôn yêu cầu quan chức chịu trách nhiệm với dân, vì quan chức lãnh lương từ tiến thuế của dân để phục vụ dân.
Dân là chủ, quan chức là người phục vụ dân. Chủ đừng ngu dốt để xử với người phục vụ như là vua của mình. Người phục vụ phải làm tròn nhiệm vụ đối với chủ.
Người đứng đầu cơ quan nhà nước (huyện trưởng, tỉnh trưởng, bộ trưởng, Đảng…) luôn luôn phải chịu trách nhiệm về hành động của người dưới mình, và phải có giải pháp cho những việc sai của cấp dưới, và nếu cần thì xin lỗi dân.
Đừng bao giờ nói một câu nhảm nhí nhồi sọ xưa nay như là “Bác vì Đảng không bao giờ sai”. Ai nói vậy thì nói thẳng với họ là “stupid. Stop it.”
Quốc gia có khá được không là do NHÂN DÂN có biết suy nghĩ đúng đường và đòi hỏi đúng đường không. Chủ mà dốt thì cả nhà hỏng theo. Dân là chủ.
NHÂN DÂN là chủ. Nếu nhân dân ăn nói nhảm nhí, đòi hỏi nhảm nhí, khi gặp chuyện cũng theo thói nhảm nhí xưa nay chỉ tay vòng vòng, không yêu cầu kẻ phục vụ, tức là quan chức và lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm thì quan chức và lãnh đạo cũng theo kiểu lạm dụng dân ngu dốt như xưa nay.
Dù Việt Nam có tồi cách mấy thì Việt Nam vẫn là một quốc gia có luật lệ và văn minh. Người trí thức trẻ phải nắm luật lệ và văn minh mà đòi hỏi quyền lợi cho đất nước.
Suy nghĩ thông thái, chính xác, và đòi hỏi quan chức nhà nước là “người phục vụ dân” phải phục vụ dân hết sức của mình, vì dân là chủ. Chủ mà suy nghĩ bậy bạ, nói năng ngu dốt, thì người phục vụ đương nhiên là sẽ đạp trên đầu chủ mà đi. Đời mà!
ThíchThích
tôi chỉ có 1 câu nói:
“BẦN CÙNG SINH ĐẠO TẶC”
ThíchThích
Hi Jayson,
Bần cùng sinh đạo tặc, hay đạo tặc sinh bần cùng?
ThíchThích
ANH HOÀNH THÂN,
HOÀN TOÀN ĐỒNG Ý VỚI ANH HOÀNH VỀ LẬP LUẬN CỦA ANH VỀ VỤ VIỆC CƯỚP BIA VÀ DƯA HẤU Ở NGHỆ AN. Ý KIẾN CỦA ANH LÀ Ý KIẾN CỦA MỘT LUẬT GIA CÓ KHÁC. CŨNG ĐỒNG Ý VỚI CÂU NÓI NGƯỢC CỦA ANH “ĐẠO TẶC SINH BẦN CÙNG” MẶC DẦU CÂU NGẠN NGỮ XƯA CŨNG ĐÚNG – “BẦN CÙNG SINH ĐẠO TẶC”, KHI CẮT NGHĨA SỰ THA HOÁ CỦA CON NGƯỜI KHI BỊ ĐẨY TỚI SỰ CÙNG CỰC KINH TẾ ĐÀNH ĐÁNH MẤT NHÂN PHẨM ĐỂ SINH TỒN. THẬT ĐÁNG BUỒN HƠN ĐÁNG TRÁCH (MẶC DẦU LUẬT PHÁP VẪN PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG VÀ THỰC THI ĐÚNG MỨC ĐỂ XÃ HỘI ĐƯƠC ỔN ĐỊNH). VÌ VẬY TRÁCH NHIỆM CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUỐC GIA VÔ CÙNG QUAN TRỌNG TRONG NHIỆM VỤ KINH TẾ- TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM CƠM ÁO CHO NHÂN DÂN CÒN QUAN TRỌNG HƠN LÀ DANH TIẾNG ANH HÙNG CHIẾN TRANH, HƠN LÀ BẰNG CẤP TIẾN SĨ ĐỂ KHOE MẼ (CHƯA KỂ BẰNG CẤP GIẢ). ĐA SỐ NHÂN DÂN TRONG CÁC QUỐC GIA NGHÈO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO KHÔNG PHẢI QUA NHỮNG Ý NIỆM TRỪU TƯỢNG NHÂN QUYỀN, TỰ DO HAY DÂN CHỦ MÀ CHÍNH LÀ VẤN ĐỀ CĂN BẢN CƠM ÁO TIẾP ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI (XEM QUẢ BIẾT CÂY). ĐÂY LÀ BẰNG CHỨNG- NGUYÊN TỔNG THỐNG HOA KỲ GEORGE BUSH, SR NỔI TIẾNG LÀ ANH HÙNG CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH, VỚI THÀNHCÔNG LỚN GIẢIPHÓNG DÂN KUWAIT THOÁT KHỎI SỰ XÂM LĂNG CHIẾM ĐÓNG CỦA IRAQ VẬY MÀ THẤT CỬ BẤT NGỜ TRƯỚC MỘT ĐỐITHỦ VÔDANH THIẾU KINH NGHIỆM MỌI MẶT BILL CLINTON CHỈ VÌ LÍ DO KINH TẾ (THẤT NGHIỆP CAO TRONG NHIỆM KỲ). MỘT BẰNG CHỨNG KHÁC GẦN ĐÂY HƠN, CÁC NHÀ ĐỘCTÀI TẠI TRUNGĐÔNG, BẮCPHI BỊ LẬT ĐỔ VÌ THAM Ô ÁP BỨC NHÂNDÂN, NHƯNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀ KINH TẾ MÀ THEO CÁC KINHTẾ GIA ĐÂY LÀ “CUỘC CÁCH MẠNG DẠDÀY”. PHẢI CHĂNG CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN TẠI NGA BỞI LÊNIN VÀ TẠI TRUNGQUỐC BỞI MAO CỦNG CHÍNH LÀ VÌ BẤT CÔNG KINHTẾ. NHỮNG TÂN CƯỜNGHÀO ÁCBÁ HIỆN NAY TẠI TRUNGĐÔNG, BẮCPHI ĐÃ CHIẾM ĐOẠT BIẾT BAO NHIÊU TÀISẢN CỦA NHÂNDÂN. NHỮNG QUANCHỨC ĐẠOTẶC NÀY ĐÃ BẦNCÙNG HOÁ NHÂNDÂN NƯỚC HỌ. ĐÚNG NHƯ ANH NÓI “ĐẠOTẶC SINH BẦNCÙNG”. NHÀ DỘT TỪ NÓC ANH HOÀNH Ạ. CHẲNG LẼ CỨ CẮM ĐẦU CẮM CỔ LAU KHÔ SÀN NHÀ MÀ KHÔNG NGHĨ ĐẾN SỬA NÓC NHÀ.
ANH VÔCÙNG NGẠCNHIÊN VÀ THẤTVỌNG QUÁĐỖI KHI KHÁMPHÁ RA NGƯỜI TRẺ CÓ GIÁODỤC NÓI “ BÁC VÀ ĐẢNG KHÔNG BAO GIỜ SAI LẦM” THAY VÌ LỜI NÀY TỪ NHỮNG “NGƯỜI LỚN”. TƯDUY CỦA NGƯỜI TRẺ HIỆN NAY LÀ SẢNPHẨM CỦA MỘT NỀN VĂNHOÁ BƯNGBÍT MỘTCHIỀU NẾU KHÔNG NÓI LÀ “NGU DÂN” ĐỂ CÓ LỢI CHO HỌ DỄ CAITRỊ VÀ ĐỂ TRÁNH XÁOTRỘN BỞI NHỮNG TƯDUY SÁNGSUỐT. NHỮNG NGƯỜI TRẺ NÀY QUẢ THỰC LÀ NẠN NHÂN CỦA MỘT CHỦ NGHĨA XÃHỘI ĐÃ VÀ ĐANG BỊ ĐÀOTHẢI. CHẮC ANH CŨNG BIẾT QUỐCHỘI ÂUCHÂU ĐÃ LÊNÁN VỚI ĐẦY ĐỦ CHỨNGCỚ CHỦNGHĨAXÃHỘI NÀY ĐÃ LÀM TIÊU 80 TRIỆU NHÂNMẠNG TẠI ÂUCHÂU.
TÔI THEO ĐỌC KHÁ THƯỜNG NHỮNG BÀI VIẾT CỦA ANH VÀ HỌC HỎI ĐƯỢC RẤT NHIỀU. HOÀN TOÀN ĐỒNGÝ VỚI QUAN NIỆM TU THÂN VÀ SỐNG TÍCHCỰC- THÀ THẮP LÊN MỘT NGỌN NẾN CÒN HƠN NGUYỀN RỦA BÓNGTỐI. NHƯNG ĐỒNGTHỜI ANH CŨNG KHUYÊN CÁC BẠNTRẺ QUYẾT TÂM SỐNG ĐẠO ĐỨC VÀ ĐỪNG NGẠINGÙNG KHUYÊN NGƯƠÌ KHÁC DÙ MÌNH CÓ LÚC CÒN VẤPNGÃ. TUYNHIÊN CHẮC ANH CŨNG BIẾT, QUA NHỮNG BIẾNĐỘNG TẠI BẮCPHI, TRUNGDÔNG VÀ NHỮNG CUỘC CÁCHMẠNG SUỐT CHIỀU DÀI LỊCHSỬ, NHÂNDÂN TẠICÁC NƯỚC NÀY ĐÃ MẠNHDẠN ĐỨNG DẬY RA TAY THAY ĐỔI NHỮNG CƠCẤU BẤTNHÂN VÔ LƯƠNGTÂM VÀ CHẮCCHẮN KHÔNG PHẢI ĐỢI KIỆNTOÀN TIẾNTRÌNH TUTHÂN.
CẦU MONG ANH CHỊ LUÔN AN MẠNH TRONG SỨ MỆNH GIÁO DỤC.
CÁM ƠN ANH ĐÃ CAN ĐẢM MẠNH DẠN PHÂN TÍCH THỜI SỰ NÓI LÊN SỰ THẬT DÙ VẤN ĐỀ NHẠY CẢM TẾ NHỊ.
ĐÌNH NGUYÊN.
ThíchThích
GÓP Ý # 2
ANH HOÀNH THÂN,
ĐỌC PHẢNHỒI CỦA ANH LIÊN HỆ ĐẾN KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠQUAN CÔNGQUYỀN PHẢI ĐÓNG VAITRÒ PHỤCVỤ DÂN HƠN LÀ LÀM “PHỤMẪU” DÂN NHƯ TRONG THỜI PHONGKIẾN XAXƯA. VÌ TRONG NƯỚC KHÔNG AI KHÔNG NGHE CÂU “DÂN LÀM CHỦ, NHÀ NƯỚC QUẢNLÝ, ĐẢNG LÃNHĐẠO”. ĐÂY CÓ PHẢI THỰCTÂM CỦA LÃNHĐẠO HAY CHỈ LÀ KHẨUHIỆU CHO ĐẸP CHẾĐỘ. THỰCTẾ THÌ KHÔNG PHẢI NHƯ KHẨUHIỆU. ĐÓ LÀ CHƯA KỂ ĐẾN CÓ MỘT VĂNHOÁ CAITRỊ THEO KIỂU “CON KHÔNG CHÊ CHAMẸ KHÓ, CHÓ KHÔNG CHÊ CHỦ NGHÈO” ĐANG THỰCTHI TRONG NƯỚC. ĐÃ CÓ MỘT NGHỊ QUYẾT (SỐ 97 HAY GÌ ĐÓ) KHÔNG CHO PHÉP CÁC TỔCHỨC, HỌCGIẢ, GIÁOSƯ, KHOAHỌCGIA,V..V.. ĐƯỢC PHÊBÌNH CÔNG VIỆC CỦA ĐẢNG HOẶC CHÍNHPHỦ. (VÌ VẬY MỘT TỔCHỨC “THINK TANK” HOẠT ĐỘNG VÔVỊLỢI TRONG NƯỚC ĐÃ PHẢI GIẢITÁN, VÀ NGAY KHI GIẢITÁN CŨNG BỊ KHÓ DỄ VÌ ĐÃ KHÔNG LÀM ĐƠNXIN PHÉP GIẢITÁN!! ÔI DÂN CHỦ? KHÔNG BIẾT DÂN LÀM CHỦ Ở KHOẢN NÀO?!!). TÔI ĐƯỢC BIẾT TRÊN NHỮNG XE ĐÒ DULỊCH QUỐCDOANH TẠI VN KHÁCH CÒN NHẬN ĐƯỢC PHIẾU GÓP ÝKIẾN ĐỂ PHÊBÌNH HAY GÓP Ý XÂYDỰNG VỀ SỰ PHỤCVỤ TRONG CHUYẾN DULỊCH, CHẢ LẼ VIỆC NÀY CÒN QUANTRỌNG HƠN VIỆC QUỐCGIA. THẬT LÀ PHI LÝ.
ANH HOÀNH ƠI.
KHI ĐỌC TỚI CHỖ ANH BẢO RẰNG AI MÀ NÓI BÁC VÀ ĐẢNG KHÔNG BAOGIỜ SAI ĐƯỜNG LÀ “STUPID, STOP IT, AI MÀ KHÔNG CÓ LÚC SAI LẦM, CHỈ NGƯỜI CHẾT MỚI KHÔNG SAI LẦM”. NẾU Ở VN MÀ PHÁT BIỂU NHƯ VẬY DÙ LÀ TƯ DUY ĐÚNG CŨNG BỊ RẮC RỐI LỚN VỚI CÔNG AN VÌ NHƯ VẬY LÀ PHẠM HUÝ PHẢI KHÔNG ANH? THỰC RA DÙ CHẾT RỒI SAI VẪN LÀ SAI. ANH CÒN NHỚ LỊCHSỬ SÔVIẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG THỨ 20 , KRUSHCHEV CHỦTỊCH ĐẢNG ĐÃ TUYÊN BỐ STALIN (LÚC ĐÓ ĐÃ CHẾT RỒI)SAILẦM NGHIÊMTRỌNG KHI TIÊUDIỆT NHIỀU TRIỆU ĐẢNGVIÊN TRONG THỜI GIAN TẠI CHỨC. HAY TẠI VN CHỦTỊCH HCM ĐÃ QUY TRÁCH LỖI CHO TỔNGBÍTHƯ ĐẢNG TRONG VIỆC SAI LẦM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ĐÃ GIẾT OAN CẢ TRĂM NGÀN NGƯỜI (1953-1955). QUẢ THỰC SINH MẠNG NGƯỜI VN QUÁ RẺ CHO MỘT CHÍNHSÁCH ĐƯỢC MANG RA THỬ. DÂN CHẾT CHỨ CÓ QUAN CHỨC HAY LÃNH ĐẠO NÀO PHẢI RA TOÀ ĐỂ TRẢ LƠÌ CHO HÀNH VI NGỘ SÁT TẬP THỂ CỦA MÌNH ĐÂU. VẬY DÂN LÀM CHỦ Ở CHỖ NÀO. CÒN ÔNG TỔ XHCN KARL MARX DẦU ĐÃ CHẾT RỒI, HỌC THUYẾT TƯBẢNLUẬN CỦA ÔNG CŨNG ĐÃ ĐƯỢC CÁC HỌCGIẢ MỔ XẺ TÌM RA RẤT NHIỀU SAILẦM TRONG ĐÓ. NỔI BẬT NHẤT LÀ LỜI TIÊN ĐOÁN VÔSẢN TIÊUDIỆT TƯBẢN. OÁI ĂM THAY CÁC NƯỚC XHCN CỘNGSẢN HIỆN GIỜ TRUNGQUỐC,VN ĐANG CỐGẮNG DÙNG MÔTHỨC KINHTẾ THỊTRƯỜNG CỦA TƯBẢN ĐỂ CỨU NỀN KINH TẾ XHCN CÓ NGUY CƠ PHÁSẢN. ĐÚNG NHƯ ANH HOÀNH NÓI, CON NGƯỜI AI MÀ CHẲNG SAI LẦM. VẬY MÀ TẠI SAO TRONG CÁC NƯỚC XHCN MÁCXÍT CỨ DẬY DỖ ĐẢNG (BÁC) KHÔNG BAO GIỜ SAI. HỒI BÁC CÒN SỐNG BÁC CÒN DẠY RẰNG NGÀI STALIN KHÔNG BAO GIỜ SAI ĐƯỜNG CẢ. ĐẠI HỘI ĐẢNG CS SÔVIẾT 20 ĐÃ KHUYẾN CÁO KHÔNG NÊN SÙNG BÁI CÁ NHÂN, TẠI SAO VN TA CỨ THẦN THÁNH HOÁ LÃNHTỤ.??
XIN ANH HOÀNH CÓ GÌ CHỈ ĐIỂM CHO NHỮNG SƠSÓT.
CÁM ƠN ANH NHIỀU. MONG ANH HỒI ĐÁP.
CHÚC ANH CHỊ AN MẠNH.
ThíchThích
Hi anh Đình Nguyên,
Mình chỉ góp ý là anh viết chữ nhỏ bình thường, viết chữ hoa to trông rất nhức mắt.
Hiển
ThíchThích
Chào anh Đình Nguyên,
Đảng CSVN đang tự trói tay trói chân và đào cái hố cho mình bằng việc trói chặt thông tin, trói chặt ngôn luận và tư duy.
Việc gì anh phải lo? Chẳng lẽ anh có một mớ ông anh ông chú làm lớn trong Đảng hay sao?
Đây là căn bản của mọi chiến lược (chính trị, kinh tế cũng như quân sự): “Sử dựng thuần thục môi trường sống của mình”.
Ví dụ: Trong chiến tranh kháng chiến chống du kích (như ở VN chống Pháp chẳng hạn), quân dân du kích rốt cuộc thường chiến thắng vì họ sử dựng được từng hóc hẻm, từng bụi tre con suối, từng đám rong cọng cỏ trong đất nước họ để chiến đấu, và các đội quân xăm lăng thường thua cuộc vì không sử dụng thuần thục được môi trường.
Ở sa mạc, thì phải thuần thục việc sử dụng cát và nắng. Ở sông thì phải thuần thục sử dụng nước và thuyền. Ở núi thì phải thuần thục việc dùng núi non hiểm trở.
Ở vào kỹ nguyên thông tin thì phải thuần thục sử dụng thông tin.
Đằng này Đảng CSVN và nhà nước VN tự trói tay trói chân của mình bằng cách giới hạn triệt để thông tin, như là người ở sông mà lại chận cho cạn sông. Đó rõ ràng là chiến lược tự sát.
Thông tin, vũ khí số 1 của thời đại thông tin, đã bị vất đi. Môi trường thông tin đã bị đốt cháy. Lấy đâu mà thuần thục.
Nếu nói về chiến lược thì thắng thua, sống chết đã thấy rõ.
Ai tự sát thì mặc họ. Anh có bà con với các vị không mà anh phải lo?
Về phần mình, nếu các vị không quan tâm cho chính các vị thì mình cũng chẳng có lý do gì phải quan tâm. Ai muốn đào hố tự chôn, xin cứ tự do. Lâu lâu mình nói nhẹ một câu phân tích tình hình đất nước, ai hiểu được thì hiểu không thì thôi. Người đã không hiểu được thì có bắc loa vào tai mà hét thì cũng không nghe được. Mình còn phải lo làm ăn, không có thời giờ rảnh để lo chuyện thiên hạ, đã không được biết ơn mà còn bị rầy rà là nói nhảm.
Mình chỉ mong là các anh chị em trí thức trẻ đừng học theo cái ngu của người ngu là được rồi. Mình chỉ quan tâm đến những đầu óc trẻ cần phải được phát triển cho đất nước.
ThíchThích
Anh Hoành thân.
Em nghĩ mọi đóng góp mọi người luôn tốt. Muốn cùng nhau tìm ra cái đúng và sai của vấn đề. Trong vườn chuối ai cũng biết ơn và tôn trọng anh. Mọi bài viết của anh đều được đọc và có những ý kiến khác nhau. Tại vì suy nghĩ của từng người là khác nhau. Mọi ý kiến của anh cũng được mọi người ủng hộ. Đến với vườn là để tìm ra tư duy tích cực mà anh.
Mong vườn chuối luôn xanh tươi! chúc mọi người trong khu vườn luôn khỏe mạnh. và có đóng góp những điều kỳ diệu vào vườn chuối.
ThíchThích
Bó tay . Đúng là người việt nam , thế mà cú thi nhau đi chùa cúng vái làm gì cho vô nghĩa
ThíchThích
Là người Việt Nam, tôi nhìn những dòng trên mà chữ nhục cứ mãi hiện lên trong đầu. Nghĩ đến các người lính cách mạng đã ngã xuống trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc chống Pháp và Mỹ mà cảm thấy thất vọng. Họ hi sinh để đánh đuổi quân ăn cướp tự do ngoại bang, nhưng ai sẽ đánh đuổi con quỷ tham lam trong chính đống bào mình đây. Phải có người đứng ra chịu trách nhiệm, đất nước và con người mới phát triển khi nó dám đúng ra nhận trách nhiệm mà nó đã làm, gián tiếp hoặc trực tiếp. Tôi đi học xa quê hương, tổ quốc nhưng lòng vẫn ở lại. Ở xứ người, chỉ có lòng tự hào dân tộc đã giúp tôi, và bao nhiêu thanh niên khác sống và học đến tận hôm nay. Tôi xin kêu gọi mọi thanh niên Việt Nam, hãy làm cho tổ quốc cảm thấy tự hào vì có các bạn là công dân, bắt đầu là từ chính các bạn. Đừng ngại làm chuyện vô ích, 80 triệu đồng bào sẽ có người như bạn. Thân gửi.
ThíchThích
Chào anh Trần Đình Hoành.
Chỉ lần đầu ghé qua ĐỌT CHUỐI NON, đọc các lời bình, tôi thấy anh có nhận xét rất giống với suy nghĩ của tôi. Có nhiều vấn đề phải mất nhiều time mới thay đổi được. Anh đang làm một việc có nhiều ý nghĩa đó! Chúc anh nhiều sức khoẻ. Please, send mail to me !
ThíchThích