Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 3)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 12: Energy USA – Chương 12: Năng lượng tại Mỹ (Phần 3)

Điện hạt nhân – Vài lưu ý lịch sử

Việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ, không chỉ từ các nhà hoạt động môi trường mà còn từ các tổ chức khác nhau ở Mỹ như Liên minh thống nhất công nhân ngành tự động (United Auto Workers Union). Một trong những lò phản ứng hạt nhân đầu tiên phải đối mặt với sự phản đối là Fermi – 1 cơ sở được xây dựng vào năm 1957 gần Detroit, Michigan. Nhà máy điện hạt nhân thương mại hóa đầu tiên ở Mỹ được đã được dự kiến xây dựng vào năm 1958 tại một địa điểm nằm ở phía bắc của San Francisco, nhưng dự án bị phản đối mạnh mẽ bởi người dân địa phương trong gần 6 năm, cuối cùng dẫn đến việc bỏ hoang. Nỗ lực để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Malibu, California, chịu một số phận tương tự.

Tai nạn hạt nhân trong những năm 1960 liên quan đến một lò phản ứng thử nghiệm nhỏ ở Idaho Falls trong tháng Giêng năm 1961 và cuộc khủng hoảng một phần của một trạm phát điện hạt nhân ở Michigan vào năm 1966. Hai sự cố này cung cấp thêm lý lẽ cho các nhà hoạt động chống năng lượng hạt nhân. Mặc dù các nhà hoạt động môi trường thấy một số lợi thế của điện hạt nhân trong việc giảm ô nhiễm không khí, họ cũng chỉ trích công nghệ hạt nhân trên cơ sở khác như tai nạn hạt nhân, phổ biến vũ khí hạt nhân, chi phí cao của các nhà máy điện hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ, và bây giờ là khủng bố hạt nhân.

Ngành công nghiệp hạt nhân đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề chất thải hạt nhân. Bùng phát vào năm 1979 từ tai nạn hạt nhân Three-Mile Island, điều đó đã trở nên rõ ràng rằng điện hạt nhân sẽ không phát triển như là người ta đã tin tưởng. Cuối cùng, hơn 120 dự án hạt nhân đã được thu hồi và việc xây dựng các lò phản ứng mới đã bị hủy bỏ.

Phó Tổng thống Al Gore đã nói về các dữ kiện lịch sử và độ tin cậy của năng lượng hạt nhân tại Mỹ:

Trong số 253 lò phản ứng điện hạt nhân ban đầu được đặt tại Mỹ từ 1953 đến 2008, 48% trong đó đã bị hủy bỏ, 11% đã sớm đóng cửa, 14% trải qua ít nhất một hoặc hơn một năm ngừng hoạt động, và 27% đang hoạt động mà không  có hơn một năm cắt điện. Do đó, chỉ có khoảng một phần tư số dự án được thực thi, hay là một nửa trong số được hoàn thành, vẫn đang hoạt động và được chứng tỏ tương đối đáng tin cậy.

Of the 253 nuclear power reactors originally ordered in the United States from 1953 to 2008, 48% were canceled, 11% were prematurely shut down, 14% experienced at least a one-year-or-more outage, and 27% are operating without having a year-plus outage. Thus, only about one fourth of those ordered, or about half of those completed, are still operating and have proved relatively reliable.

Nhà văn Amory B. Lovins ở Đại học Harvard, và là nhà khoa học môi trường uyên bác, cũng nhận xét về lịch sử của các lựa chọn năng lượng hạt nhân cho Mỹ:

Trong tất cả 132 nhà máy hạt nhân được xây dựng tại Mỹ (52% của tổng số 253 ban đầu được đặt hàng), 21% đã vĩnh viễn hoặc sớm đóng cửa bởi các lý do về độ tin cậy hoặc các vấn đề về giá, trong khi 27% đã hoàn toàn thất bại trong một năm hoặc lâu hơn ít nhất một lần. Các lò phản ứng hạt nhân sống sót Mỹ sản xuất khoảng 90% công suất nhưng ngay cả khi đó chúng cũng không hoàn toàn đáng tin cậy. Thậm chí những nhà máy hạt nhân hoạt động đáng tin cậy cũng phải đóng cửa, trung bình 39 ngày cứ mỗi 17 tháng, để tiếp nhiên liệu và bảo trì, và những sự cố thất bại bất ngờ cũng xảy ra.

Of all 132 United States nuclear plants built (52% of the 253 originally ordered), 21% were permanently and prematurely closed due to reliability or cost problems, while another 27% have completely failed for a year or more at least once. The surviving United States nuclear plants produce 90% of their full-time full-load potential, but even they are not fully dependable. Even reliably operating nuclear plants must shut down, on average, for 39 days every 17 months for refueling and maintenance, and unexpected failures do occur too.

Ngày 11 tháng 2, 1985, bài viết trong Tạp chí Forbes đã đặt câu hỏi về quản lý tổng thể của chương trình điện hạt nhân tại Mỹ:

Sự thất bại của chương trình điện hạt nhân của Mỹ được xếp hạng là thảm họa lớn nhất trong lịch sử quản lý kinh doanh, một thảm họa trên một quy mô hoành trángchỉ người mù, hoặc thiên vị, bây giờ mới có thể nghĩ rằng tiền đã được chi tiêu một cách hiệu quả. Đó là một thất bại cho người tiêu dùng Mỹ và cho khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Mỹ, cho các hệ thống điện đã thực hiện các chương trình điện hạt nhân và hệ thống doanh nghiệp tư nhân đã đưa điện hạt nhân vào hoạt động.

The failure of the U.S. nuclear power program ranks as the largest managerial disaster in business history, a disaster on a monumental scale… only the blind, or the biased, can now think that the money has been well spent. It is a defeat for the U.S. consumer and for the competitiveness of U.S. industry, for the utilities that undertook the program and for the private enterprise system that made it possible.

Theo một báo cáo của Ủy ban điều tiết hạt nhân, tai nạn Three Mile Island là nghiêm trọng nhất trong lịch sử thương mại Mỹ về vận hành nhà máy điện hạt nhân, mặc dù tai nạn không gây ra thương vong hay chấn thương cho nhân viên hoặc công dân địa phương. Một thời gian dài tiếp theo sau đó (13 năm) điều tra của tai nạn này với 32000 người cho thấy là không có tác động có hại nào đến sức khỏe mà có thể có liên quan đến vụ tai nạn này. Mỹ vẫn là nhà cung cấp điện hạt nhân thương mại lớn nhất thế giới. 

Tình hình hiện tại

Năm 2011, điện hạt nhân tại Mỹ được cung cấp bởi 104 lò phản ứng thương mại, 69 trong số đó là lò phản ứng nước áp lực và 35 lò phản ứng nước sôi, 65 nhà máy điện hạt nhân được cấp phép sản xuất tổng cộng khoảng 790 TWh điện, có nghĩa là, 19.2% trong tổng số điện sản xuất vào năm 2011 của Mỹ.

Hiện nay, nhu cầu về năng lượng hạt nhân đã giảm đi đến mức mà một số công ty thậm chí còn rút bản đăng ký về hợp đồng xây dựng của họ. Quá trình xây dựng 2 nhà máy hạt nhân với tổng số 4 lò phản ứng đã được dự kiến vào giữa những năm 1970, nhưng chỉ có một nhà máy điện hạt nhân được xây dựng ở Tennessee, bắt đầu vào năm 1973 và có thể sẽ được hoàn thành vào năm 2012. Tuy nhiên, vào năm 2012, chính quyền Obama đã đưa ra phê chuẩn cho việc tiếp tục đi tới xây dựng thêm hai nhà máy điện hạt nhân.

Sau thảm họa Fukushima năm 2011, Ủy ban Quản lý hạt nhân Mỹ đưa ra một đánh giá toàn diện an toàn của tất cả các lò phản ứng hạt nhân trên khắp nước Mỹ (xem Hình 46), theo yêu cầu của Tổng thống Obama, người tuy vậy hỗ trợ việc mở rộng năng lượng hạt nhân tại Mỹ, bất chấp khủng hoảng tại Nhật Bản. Hỗ trợ công cộng cho điện hạt nhân ở Mỹ đã giảm xuống còn 43%, phần nào ít hơn ngay sau khi tai nạn Three Mile Island, mặc dù rất nhiều các nghiên cứu kỹ thuật có khẳng định một xác suất thấp để xảy ra một vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng. Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng công chúng vẫn còn không tin tưởng và lo lắng sâu sắc về điện hạt nhân.

Hinh 46

Hình 46: Ủy ban điều tiết hạt nhân khu vực và địa điểm của lò phản ứng hạt nhân. Nguồn: NRC.

Một số nhà bình luận thậm chí còn cho rằng công chúng liên tục xếp hạng rất tiêu cực về điện hạt nhân, phản ánh sự kết nối duy nhất giữa ngành công nghiệp hạt nhân với vũ khí hạt nhân.

Bất chấp một số đối lập, một loạt các cuộc thăm dò Gallup, thực hiện từ năm 1994 đến năm 2009, cho thấy rằng nhiều ý kiến khác nhau của người dân Mỹ trong việc ủng hộ năng lượng hạt nhân, dao động trong khoảng 46% đến 59%, với các ý kiến khác nhau đáng kể giữa các giới, các nhóm thu nhập, và các đảng phái chính trị (đảng Cộng hòa với đảng Dân chủ). Bất kỳ sự quan tâm mới nào trong phát triển điện hạt nhân tại Mỹ trong thập kỷ qua đều đã được tạo ra một phần bởi Chương trình điện hạt nhân năm 2010 của Chính phủ, cơ quan đã điều phối các nỗ lực để xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới.

 

Hết phần 3 – Chương 12 (còn tiếp)

Người dịch: Đào Thu Hằng

Biên tập: Phạm Thu Hường

 

© copyright Zanichelli and Wiley-VCH

Permission granted for translating into Vietnamese and publishing solely on dotchuoinon.com for non-commercial purposes.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s