Hòa hợp hòa giải dân tộc: Công Viên Hoàng Sa 1974

Chào các bạn,

Hải Quân Thiếu Tá VNCH Ngụy Văn Thà (tử trận tại Hoàng Sa 19.1.1974)

Mấy lúc này chúng ta nghe nói nhiều về hòa giải dân tộc và vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Sự thực là trong cách chúng ta đối xử nhau đã có quá nhiều sai lầm trên phương diện chính sách, có sửa cũng không sửa hết các lỗi lầm quá khứ được. Cho nên hãy làm những gì có thể làm để cùng nắm tay tiến đến tương lai.

Từ từ rồi chúng ta có thể nghĩ ra nhiều điều trên phương diện chính sách. Nhưng đằng nào thì cũng phải thực tế, là làm việc gì có thể làm, và thấy được việc có thể làm ngay là làm ngay, đừng chần chờ. Đất nước đến hồi khó khăn, toàn dân phải đồng một lòng.

Có 3 việc dễ làm có thể bắt đầu được.

1. “Công Viên Hoàng Sa 1974”. Nhà nước có thể lập một “Công Viên Hoàng Sa 1974” ở Sài Gòn. Trong đó có một ảnh điêu khắc con tàu có tên là Nhựt Tảo HQ-10 (là con tàu bị đắm ở Hoàng Sa), và một bia đá “Tổ Quốc Ghi Ơn” với tên của 74 liệt sĩ trong trận Hải Chiến Hòang Sa.

Và một số nguời Việt nước ngoài có thể lập một quỹ “Công Viên Hoàng Sa” để tiếp tay phần bảo trì công viên. Đó là trong ngoài đồng lòng.

2. Nhà nước giúp các qủa phụ và cô nhi của các liệt sĩ Hòang Sa hiện còn ở Việt Nam.

3. Nhà nước bỏ ra một ngân khoản nhỏ, cho nhân viên thường xuyên chăm sóc và bảo trì Nghĩa Trang Quân Đội của quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Thủ Đức (Biên Hòa) trước đây, để Nghĩa Trang không còn hoang liêu cô quạnh.

Đây là vài việc rất dễ làm, nhưng có tình cảm và tính biểu tượng cao.

Hãy tránh con rùa hành chánh và các tiến trình “hiệp thương” dài lê thê. Mình mong là chúng ta có thể xúc tiến các việc này ngay lập tức.

Chúc cả nhà một ngày khích lệ.

Mến,
Hoành

73 thoughts on “Hòa hợp hòa giải dân tộc: Công Viên Hoàng Sa 1974”

  1. Một việc nhỏ, nhưng khả năng “thu phục nhân tâm” rất lớn vì thuận lòng dân.
    Hi vọng nhà nước có những chính sách phù hợp để đoàn kết toàn dân. Chiến tranh qua đã lâu, hãy để những vết thương lành lặn…

    Like

  2. Ý tưởng rất hay! Hợp với đạo lý và tình người!
    Mong được nhà nước cho phép…
    Nếu các vị lảnh đạo nhà nước cho phép, chứng tỏ tâm các vị rất rộng lớn và dũng cảm!

    Like

  3. Nếu đề xuất 1 và 3 của anh Hoành được thực hiện, đó sẽ là một bước tiến đáng kể của chính trị Việt Nam đáng ghi vào sử sách. 🙂

    Like

  4. Vấn đề này dường như đang có sự đồng thuận cao ở ý nguyện người dân, (cả trong và ngoài nước). Liệu nhà nước có thuận theo ý dân hay không?
    Những đề xuất trên của anh Hoành có ngụ ý chuyển đến nhà nước mình phải không ạ?
    Vấn đề này nếu đặt mình vào vị trí của nhà nước, tôi cũng hiểu phần nào cho thế khó của họ.
    Đời lính thật bạc.

    Like

  5. Cảm ơn anh Hoành. Vấn đề này dễ hiểu đối với tôi và rất thú vị. Đây là 1 vấn đề lịch sử theo tôi là khá nhạy cảm.
    Tôi sẽ cố học cái phong thái và lối sử dụng ngôn từ của anh trong việc thể hiện mong muốn của mình.

    Like

  6. Dear anh Hoành,

    Có lẽ là văn hóa chính trị, văn hóa trong những quyết sách chính trị ạ. 🙂

    Vì ở góc độ văn hóa thuần túy, tức thái độ người dân, em thấy sự hòa hợp và hòa giải dân tộc trong thế hệ anh và bố em cũng đã được khá nhiều rồi, còn trong thế hệ bọn em thì gần như chẳng còn phân biệt gì nữa – mọi chuyện là quá khứ rồi, là lịch sử rồi. Trong đám bạn của em người bố mẹ là Cộng Sản cũng có, bố mẹ làm việc cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng có, và chẳng bao giờ thấy đó là lý do để … không chơi với nhau, hay thậm chí cưới nhau cả. 😀

    Nhưng ở mức độ chính trị, Nhà nước, chính thể này thừa nhận và tôn trọng những gì thuộc về Nhà nước kia, chính thể kia, tôn vinh và trực tiếp chăm sóc mộ phần của những người lính phía bên kia… thì đòi hỏi một văn hóa chính trị cao cả, rộng lượng, giàu tính nhân văn và … tự tin vào mình hơn nữa ạ.

    Like

  7. Mình thấy đại đa số cựu quân nhân VNCH ở nước ngoài chẳng tin vào lời nói hòa hợp hòa giải của nhà nước, và dù rằng đó là việc mình thấy rất là đáng tiếc, mình phải công tâm mà nhân xét là thái độ của họ như vậy là có lý, vì các việc căn bản của văn hóa nhân ái Việt Nam là tôn trọng người đã khuất mà không làm được, thì hòa hợp hòa giải kiểu gì ?

    Trong Lĩnh Nam Chích Quái vua nhà Ân tấn công Việt Nam và bị Phù Đổng Thiên Vương giết chết, nhung sau khi chết vẫn được dân Việt tôn là thần (Truyện Giếng Việt), Triệu Đà là giặc Hán dùng gian kế để cướp đất Việt (Truyện Rùa Vàng), nhưng vẫn được ta xem là vua nước Việt vì đã chống lại nhà Hán (truyện Nam Chiếu), Sĩ Nhiếp là quan thái thú của nhà Hán, mà khi chết đi vẫn được dân ta biết ơn và thờ tự là Nam Giao Học Tổ. Nay nhà nước không làm được một điều gì để chứng tỏ lòng tôn trọng thành kính với chính anh em ta đã khuất, kể cả những người có công giữ nước, mà nói là hòa hợp hòa giải thì không những là người ta có lý khi không tin, mà nó còn đánh dấu hỏi về sự trưởng thành và thành thật của chính nhà nước.

    Chẳng cần phải nói nhiều. Chỉ cần làm vài việc để tỏ lòng thánh kính và yêu mến, theo đúng truyền thống dân tộc, thì dù là không thuyết phục hết mọi người, đa số người vẫn có thể hiểu được một hành động thành tâm. Một hành động nhỏ vẫn hơn nghìn lời nói lớn.

    Liked by 2 people

  8. Về việc bảo trì nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa, ông Nguyễn Cao Kỳ đã nói từ lâu, nhưng chính phủ hiện nay vẫn lờ đi. Nói gì tới công viên Hoàng Sa 1974 và tấm mộ bia các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh mạng sống để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
    Đề nghị của anhh rất hay nhưng xem ra chẳng có thành quả gì đâu. Nếu không thì làm gì có công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng.

    Like

  9. Bạn Sắt Son,
    Tôi nghĩ khi nhìn lại lịch sử, chúng ta không nên kèm theo những cảm xúc quá mạnh như kiểu “công hàm bán nước”…
    Điều đó không có lợi trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng ta cần hiểu về sự kiện cũng như hoàn cảnh lịch sử lúc đó và cần thận trọng khi đánh giá.
    Việc hòa hợp dân tộc đúng là cần “văn hóa chính trị” cao hơn.
    Nhưng khi tinh thần cuộc chiến thần thánh đánh Mỹ, đánh Ngụy vẫn đang là trụ cột trong tư tưởng đất nước thì việc này xem ra không đơn giản.
    Lịch sử không thể thay đổi chỉ có cách đánh giá lịch sử là có thể thay đổi.

    Like

  10. Tự nhiên hôm nay, không biết có phải vì bão Irene mình phải ngồi yên một chỗ nghĩ mông lung hay sao, mà lại nghĩ đến tinh thần nghĩa hiệp, hay là võ sĩ đạo, busido.

    Từ xưa đến nay, các đấu sĩ luôn luôn tôn trọng nhau. Mình đấu nhu thuật trên sàn đấu (ju jitsu) cũng rất tôn trọng đối thủ như là anh em, dù là khi đấu thì xiết cổ nhau đến ngất xỉu là chuyện thường. Và trong tòa án, mình và các luật sư đối thủ luôn luôn tôn trọng và lích sự với nhau, dù là đánh nhau những đòn trí mạng.

    Nhưng cách miền Bắc đối xử với các chiến binh miền Nam sau 1975 như là những kẻ tội đồ đáng khinh bỉ, nói rất nhiều về tinh thấn hiệp sĩ đạo của các bạn miền Bắc chiến thắng. Mình không có ý kì thị Nam Bắc, mình dân Trung kỳ (Quảng Bình). Nhưng thái độ của các bạn chiến thắng năm 1975 đánh dấu hỏi lớn về tinh thần hiệp sĩ đạo, võ sĩ đạo, chiến binh đạo của các bạn.

    Nếu các bạn suy nghĩ về điều này, mình tin là các bạn đồng ý với mình là Đảng CSVN mắc nợ các chiến binh VNCH đã vào Trại Cải Tạo một lời xin lỗi và một hành động rõ rệt chứng tỏ tinh thần hòa hợp anh em. (Mình không nói đúng sai, mình nói anh em, anh em thì phải cư xử như là anh em, dù là ai đúng ai sai). Xin lỗi và hòa hợp cách nào là tùy sáng kiến của các bạn. Nhưng mình tin là các bạn biết làm việc phải làm.

    Liked by 1 person

  11. Chiến thắng đã khó, mà hòa giải và thu phục nhân tâm lại càng khó hơn.
    Muốn hòa giải và thu phục nhân tâm, có lẽ không nên nói đến chuyện thắng thua nữa, không nói đến người thắng, kẻ thua nữa. Người thắng, kẻ thua đều phải tự chiến thắng chính mình.
    Nhưng người thắng phải có vai trò tích cực và chủ động.
    Nói thì dễ, làm thì khó. Khó hơn nữa là làm đúng những điều đã nói!
    Nhưng phải chăng hãy làm ngay từ những việc có thể làm được…

    Like

  12. Lần trước tôi có nói việc Thiếu tướng Nguyển cao Kỳ về VN có đề nghị tu sửa nghĩa trang quân đội Biên Hòa như là một thiện chí hòa hợp hòa giải mà nhà cầm quyền Hà nội chẳng coi ra gì. Đó là tiếng nói của một ông tướng đã từng là Phó Tổng Thống của VNCH mà họ chẳng coi vào đâu!. Hơn thế nữa, hàng năm có cả mấy trăm ngàn người Việt hải ngoại trở về thăm quê hương, đó không phải là thiện chí hòa hợp hòa giải của người Việt ở nước ngoài bằng hành động à ? Còn nữa, một số người Việt trở về làm từ thiện, buôn bán hay trở về san sẻ kiến thức học hỏi được từ nước ngoài. Họ được đối sử thế nào. Đại đa số bỏ của chạy lấy người ! Đó là chưa kể một vụ điển hình mới nhất gần đây, ngày 10 tháng 8 năm 2011 đài Á Châu Tư Do đưa tin :“Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hôm nay đã tuyên án GS Phạm Minh Hòang 3 năm tù giam và 3 năm quản chế, về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. GS Hoàng người Việt quốc tịch Pháp về VN dậy học, ông ta bị kết án như trên vì viết 32 bài trên các trang nhà như chúng ta đang làm đây.
    Thế thì hòa hợp cái gì ? Hòa giải ra làm sao ?????
    Phải thành thực mà nói, người Việt hải n đã tỏ thiện chí quá nhiểu rồi . Đối với nhà cầm quyền Hà nội không còn cách gì để nói chuyện với họ nữa. Lý do theo tôi họ chỉ là những tay sai của Trung cộng, đang từ từ thi hành việc sát nhập nước ta vào lãnh thổTrung Hoa mà thôi. Vậy thì làm gì có chuyện làm Công Viên Hoàng Sa và bia đá ghi danh các chiến sĩ VNCH bị Tầu cộng sát hại !
    Ý tưởng của bạn rất hay nhưng chỉ là ảo vọng. hão huyền trong lúc này mà thôi.

    Like

  13. Gửi bác Sắt Son,

    Tôi rất hiểu nỗi bức xúc của bác song kính mong bác bình tâm hơn.
    Vấn đề nhà cầm quyền bác đề cập ” chỉ là những tay sai của Trung cộng, đang từ từ thi hành việc sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Hoa…” theo tôi cảm nhận là hơi thiếu cơ sở. Tôi cũng đã gặp nhiều post nói như thế, có người còn mượn cả Wikileak để tăng thêm sức nặng nhưng lại không thể trích dẫn được nguồn (???). Nếu bây giờ nhà nước nói các bác xuyên tạc thì có lẽ người dân sẽ tin nhà nước hơn đấy bác ạ.

    Có nhiều vấn đề chúng ta đang bất đồng và chia rẽ, việc nói sai sự thật có thể sẽ phủi sạch tất cả những gì tích cực đã cất công xây dựng.

    Có vài lời thất lễ mong bác không đánh giá có ý lên giọng khuyên bảo.
    Kính chào bác.

    Like

  14. Thân gửi bạn Lonely way quí mến.
    Tại sao tôi có cảm nghĩ : “nhà cầm quyền VN hiện nay chỉ là những tay sai của Trung cộng, đang từ từ thi hành việc sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Hoa”
    Thú thực, nếu nói tất mọi người trong hệ thống nhà cầm quyền VN hiện nay là tay sai của Trung cộng thì quả thực là quá đáng, vì tôi đã phạm vào tội vơ đũa cả nắm. Nhưng chính sách hiện nay mà một số người có thẩm quyền quyết định đưa đất nước ta từ từ trở thành một tỉnh, một khu tự trị thuộc Trung quốc thì đã quá rõ ràng !
    Nếu những người đó cho tôi là xuyên tạc, lập luận thiếu cơ sở thì thưa bạn; hãy lấy ngay lời của người anh cả trong Quân Đội Nhân Dân VN – vị đại tướng anh hùng Võ Nguyên Giáp đã nói gì trong những bức thư viết cho Bộ Chính Trị về trọng điểm Cao Nguyên đang bị khống chế bởi những hợp đồng với Trung quốc !
    Và không phải chỉ riêng lời nói cá nhân của vị anh cả trong Quân Đội Nhân Dân VN đó mà thôi, tôi chắc chắn bạn còn biết nhiều hơn tôi về những ai cùng đồng thanh với tiếng nói đó…
    Còn nếu bạn cho rằng, những tiếng nói đó không đủ nặng thì hãy lắng nghe tiếng gào thét của những người dân yêu nước trong hàng chục cuộc biểu tình khắp nơi vừa qua, mà điển hình là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những đứa con của Mẹ Việt Nam dòng giống Lạc Hồng chống đối ai, chắc chẳng cần phải nói ở đây bạn cũng thừa hiểu là họ đang chống đối quân xâm lược Trung cộng rồi phải không! Thế mà họ được đối sử như thế nào bởi nhà cầm quyền đương thời !!!
    Những quân tay sai của Trung cộng đã đạp vào mặt họ đó !
    Những quân tay sai của Trung cộng đã đè họ xuống đất, khiêng họ như những con thú dại đó !
    Chưa hết đâu bạn Lonely way ạ ! Máu của những anh hùng trong Quân Đội Nhân Dân ta đã chẩy thành sông ở biên giới Việt-Trung. Thân xác của các anh Lính Biển Việt Nam đã lấp đầy hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thế mà người ta mang những quân hàm tướng trong Bộ Chính Trị – những kể ăn trên ngồi trước – lại bảo đảm với quân xâm lược Trung cộng ngăn chặn những tiếng gào thét của những bà mẹ Việt Nam yêu nước, Quân dân yêu nước, Những trí thức còn lương tri. Không phải họ đang bịt miệng công lý để đưa dần Việt Nam phụ thuộc vào nước Trung Hoa chứ còn gì nữa !
    Bạn Lonely way quí mến .
    Tôi hết sức trân quí đề nghị của bạn Hoành về một công viên Hoàng Sa và tấm bia ghi danh những liệt sĩ đã nằm xuống để bảo vệ tổ quốc . Đề nghị này của bạn Hoành đề ra như là mốc khởi đầu thực tiễn cho sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Thật đẹp đẽ và cao quí thay cho một tấm lòng vì dân vì nước ! Nhưng làm sao có thể thực hiện được trong cơ chế của những người cầm quyền hiện nay, mặc dù công viên đó, mộ bia đó, đã hằn sâu trong lòng mọi con dân nước Việt từ lâu rồi .
    Bạn Lonely way ơi, chỉ cho tới ngày, những anh bộ độị anh hùng trong Quân Đội Nhân Dân ta, đập báng súng vào mặt những quân bán nước cho Trung cộng, trước khi ra chiến trường chống xâm lăng; lúc ấy toàn dân ta mới lập được những công viên Hoàng Sa, Trường Sa và tấm bia đá ghi danh các liệt sĩ đã vị quốc vong thân, để ngàn đời con cháu ta lại ê a : Nước Việt Nam hình chữ S kéo dài từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu . . .
    Thân ái

    Like

  15. Chào anh Sắt Son, Lonely Way và cả nhà,

    Đất nước chỉ có sức mạnh nếu mọi người đoàn kết. Một gia đình bị chia làm hai thì không đứng vững được. Mà hòa giải thì chỉ có một cách thôi, không có cách thứ hai–là người ta phải tạm ngừng cãi nhau đúng sai và bắt đầu làm những việc tử tế với nhau và xây dựng chung.

    Thái độ tử tế hay văn minh với nhau một chút là điều kiện đầu tiên của hòa giải. Khi ta đổi thái độ một chút, giữ lời ăn tiếng nói một chút, có thể cái nhìn của ta về vấn đề sẽ thay đổi và ít cảm tính hơn một chút, đó là lúc ta biết con đường hòa giải đã bắt dầu với ta. Nếu ta chưa đến được điểm khởi đầu đó, thì ta chưa đặt chân trên đường hòa giải.

    Có một điều mình rất chắc chắn là nếu các tiền nhân của chúng ta như Trần Hưng Đạo, Lý Công Uẩn có thể nói trực tiếp với ta một câu, tất cả các vị đều sẽ nói một câu: “Anh em chúng mày sống hòa thuận với nhau có được không!”

    Các vị sẽ nói thế, còn thực hành là chuyện của chúng ta.

    Liked by 1 person

  16. Cảm ơn bác Sắt Son đã lo lắng. Mặc dù nước ta đúng là đang bị ảnh hưởng từ TQ song việc sát nhập lãnh thổ gần như không thể xảy ra. 100% dân tộc VN không cho phép điều đó xảy ra ngay cả khi nó được quyết định bởi 1 số người.

    Để hòa giải được, theo tôi cần phải có đối thoại thẳng thắn giữa các khuynh hướng và công khai để cho toàn dân phán xét đúng sai. Không thể có hòa giải nếu 1 bên này bắt buộc bên kia phải quy thuận được.

    Like

  17. Chào cả nhà,

    Xin lỗi nếu em lạc đề, nhưng các anh chị thiết kế công viên nhớ để một khoảng để cho chơi xích đu và xoay xoay nhé kiểu như trong ảnh nhưng làm khoảng 4 cái 4 góc công viên thì chắc ổn hơn.

    Em chưa đi đâu xa, chỉ đến công viên này, chơi trò này và thích nó này nhất vì chơi nó xong thì thấy đầu óc tỉnh hẳn, tay chân thì dẻo dai. Trò này chơi không mất tiền đâu, nhưng cần lựa hôm vắng người tí.

    Tạm thời tháng 9 năm nay chưa xây được thì anh chị nào giỏi Powerpoint về công viên sắp tới thì cho em gửi tấm ảnh này vào
    http://hinh.trochoivui.com/data/media/20/cauvong_3.jpg, nhớ chèn thêm ít nhạc nhẹ nhàng nữa để nếu ai thích thì có thể vừa nghe, vừa xem thêm nhé.

    Trân trọng
    Em Chưởng

    Like

  18. Chuyền comment này từ bài “Việt Nam ‘đòi chủ quyền’ Hoàng Sa – Thủ tướng nói về chủ quyền ở Biển Đông” sang bài này để làm tài liệu:

    Chào các bạn,

    Các bạn còn nhớ là ngày 20.6.2011 tại Hội Nghị An Ninh Biển Đông ở Washintong DC do Center for International and strategic Studies tổ chức, mình “put on the record” (“đặt vào sử sách”) lần đầu tiên lý‎ luận pháp lý là cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa TQ và Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 (Nam Việt Nam trước 4/1975) là bằng chứng pháp l‎ý TQ đã xâm chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và Việt Nam chưa bao giờ bằng lòng giao Hoàng Sa cho TQ. (Luận cứ này trước đó chưa hề có ai nhắc đến bao giờ).

    Luận cứ này nhằm trả lời luận cứ (sai lầm) của TQ về lá thư năm 1958 của TT Phạm Văn Đồng. (Cụ Đồng là thủ tướng, chỉ có thể viết thơ nói ngoại giao nhưng hoàn toàn không có thẩm quyền pháp lý gì về chủ quyền lãnh thổ. Đó là quyền của Quốc hội. Hơn nữa lá thơ chỉ nói đến hải phận 12 hải lý chứ chẳng nhắc đến chuyện gì khác cả‎).

    Luận cứ pháp l‎‎ý của mình hàm ý‎ rằng VNCH đại diện cho toàn VN trong vấn đề Hoàng Sa đối với TQ lúc đó. Và sau 4/1975 nhà nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa VN, tiếp quản miền Nam, tiếp quản luôn vị thế pháp lý của miền Nam VN về vấn đề Hoàng Sa.

    Đó là lần đâu tiên luận cứ này được đưa ra trước một diến đàn quốc tế.

    Xem: https://dotchuoinon.com/2011/06/26/h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-an-ninh-bi%E1%BB%83n-dong-nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%83m-tranh-lu%E1%BA%ADn/

    Sau đó khoảng 2 tuần, ngày 5.7.2011 báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc viết về Hoàng Sa và đề nghị vinh danh các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, trong bài “Ký Ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam”.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=33703&Style=1

    Sau đó 9 ngày, ngày 14.7.2011, báo Đại Đoàn Kết đăng bài “Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, dùng lý luận pháp lý mình đã dùng trong Hội Nghị An Ninh Biển Đông, về trận hải chiến Hoàng Sa, như là căn cứ pháp lý chính về Hoàng Sa.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=34354&Style=1

    Và hôm nay chúng ta thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dùng trận hải chiến Hoàng Sa 1974 như là luận cứ pháp l‎ý chính cho chủ quyền Hoàng Sa trước Quốc Hội.

    Vậy có nghĩa mình đã thuyết phục được các lãnh đạo của chúng ta về luận cứ pháp l‎ý chính trong vấn đề Hoàng sa.

    Like

  19. Nghe thủ tướng Nguyễn tấn Dũng trả lời câu hỏi của một đại biểu quốc hội về vấn đề bảo vệ chủ quyền ở biển Đông – ở Hoàng Sa và Trường Sa – mình thấy điều đó – và rất vui…
    Trả lời của thủ tướng về cơ sở đề nghị luật biểu tình cũng thỏa đáng!

    Like

  20. Tôi hoang nghênh và ủng hộ mọi quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ tiên ta để lại. Tất cả mọi người không phân biệt đảng phái, tôn giáo, sắc dân, đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc Việt Nam lên trên hết đều đáng trân quí.
    Xin gửi một bông hồng cho tất cả những người con dân nước Việt có quyết tâm bảo vệ tổ quốc chống lại quân xâm lược bất cứ từ đâu tới.
    Những lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ở biển Đông trước quốc hội là một điểm son đáng nghi nhận

    Like

  21. Hận Hoàng Sa

    ( gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng )

    Hoàng Sa hỡi ới Hoàng Sa
    Nước non dậy sóng khói mà chân mây
    Quân thù ngất ngưởng còn đây
    Máu người yêu nước tràn đầy biển xanh
    Hận quân xâm lược hoành hành
    Còn người ngảnh mặt sao đành làm ngơ
    Mộ bia liệt sĩ thờ ơ
    Khói hương lạnh giá vật vờ thương đau
    Ngàn thu cho tới ngàn sau
    Bia đời ghi đậm nỗi đau quốc thù
    Đừng chờ nữa hãy trùng tu
    Xây đài quốc hận mối thù Hoàng Sa
    Mong ngày rửa hận không xa
    Cưỡi con sóng dữ xông pha giệt thù

    Sắt Son

    Like

  22. Cháu rất cảm động về cuộc trò chuyện của các chú quanh việc bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ cũng như việc hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết dân tộc. Chúc cho nguyện vọng của chú Hoành sẽ sớm được thực hiện. Cảm ơn! Cảm ơn tất cả mọi người, những người con mang dòn máu Rồng Tiên!^,<.

    Like

  23. Ký ức Tết trên đảo Hoàng Sa

    vnexpress
    Trong hồi ức của những người lính từng tham gia bảo vệ đảo Hoàng Sa vẫn vẹn nguyên những cái Tết buồn vui lẫn lộn, bởi một bên là nỗi nhớ đất liền, một bên là những thú vui dường như chỉ có nơi đảo xinh đẹp này.
    > Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước

    Chiều cuối năm, ông Phạm Khôi, 73 tuổi, trú đường Quang Trung (Hải Châu, TP Đà Nẵng) lại cẩn thận lấy ra tấm bản đồ phác họa quần đảo Hoàng Sa do ông tự tay vẽ bằng trí nhớ về quãng thời gian hơn 3 tháng làm lính địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam ra làm nhiệm vụ giữ đảo.

    Lấy tay chỉ từng địa danh trên tấm bản đồ, ông Khôi bảo hình ảnh Hoàng Sa luôn thường trực trong tâm trí. Năm 2006 khi vấn đề Hoàng Sa được đặc biệt quan tâm trên nghị trường, nỗi nhớ Hoàng Sa đã thôi thúc ông vẽ tấm bản đồ phác họa về hòn đảo này. Trong dịp UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) ra mắt “Kỷ yếu Hoàng Sa” mới đây, ông đã tặng một bản tấm bản đồ cho huyện đảo để có thêm tư liệu, chứng cứ về chủ quyền Hoàng Sa.

    Ông Phạm Khôi (bìa trái) tặng tấm bản đồ phác họa quần đảo Hoàng Sa cho Chủ tịch UBND huyện Đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Ông Khôi kể lại: “Đúng ngày cúng ông Táo năm 1969, chúng tôi lên tàu và ngày hôm sau có mặt tại đảo. Trước khi ra, tôi và khoảng 30 người ghé Hội An (Quảng Nam) mua sắm đồ đạc, trong đó có hai thứ không thể thiếu là đường và sữa”.

    Theo ông Khôi, khi ra đảo ngoài gạo mang từ đất liền ra, những người lính phải tự túc thức ăn bằng cách đánh cá ở những bãi san hô ven bờ. Ngày 30, không khí đón Tết rạo rực nhưng không được gói bánh chưng, bánh tét hay bó giò như ở đất liền. Một vài người lính trẻ đứng nhìn về phía đất liền, có người ngồi khóc tu tu như một đứa trẻ. Còn ông thì ngồi thu mình nơi bờ biển vắng nhớ người vợ trẻ đang mang thai tháng thứ sáu đứa con đầu lòng.

    Đêm giao thừa, ông Khôi và những người lính nhắc nhau đi thắp nén hương cho ông bà tổ tiên. Một đống lửa nhỏ được nhóm lên giữa đảo rồi từng tốp lính trẻ ngồi quây quần hát nghêu ngao, xen lẫn lời chúc Tết mộc mạc của người lính.

    Sáng mùng 1, ông Khôi tự thưởng cho mình một cốc sữa rồi rủ anh em đi bắt cá về làm cơm. “Tôm cá ở Hoàng Sa nhiều vô kể, tôi cùng mọi người bắt được mực dài cả một mét, phải hai người mới khiêng được chiến lợi phẩm từ bờ biển về trại lính ở. Trưa hôm đó, cả tiểu đội ăn một bữa no nê”, ông Khôi nhớ lại.

    Trạm của lính gác trên đảo Hoàng Sa. Ảnh tư liệu.

    Với ông Trần Văn Sơn, 65 tuổi, phường Mỹ Khê (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), Tết cổ truyền năm Sửu (1973) trên vùng biển trời Hoàng Sa lại gắn với biết bao kỷ niệm. Ông kể: “Chiều 30 Tết tôi nhận lệnh cùng 35 người lính khác ra đảo Hoàng Sa. Ăn vội bữa cơm ngày cuối năm trong đất liền, cả tiểu đội lên chiến hạm Trần Khánh Dư của Hải quân Việt Nam cộng hòa rẽ sóng ra khơi, nhằm thẳng hướng đảo”.

    Trước khi đi, ai cũng được gia đình chuẩn bị đầy đủ bánh chưng, mứt Tết… Đi được nửa đường từ đất liền ra Hoàng Sa cũng là lúc đồng hồ đổ chuông báo hiệu thời khắc giao thừa. Ba tiếng đại bác của Hải quân được bắn lên trời mừng năm mới, cả tiểu đội chạy ùa lên mui thuyền hò hét, bao nhiêu bánh kẹo được bỏ lên một cái bàn để mọi người cùng nhau ăn cỗ.

    “Lần đầu tiên đi đảo nên không biết ra đến nơi cực khổ, nguy hiểm thế nào nhưng cái cảm giác đón giao thừa ngay trên vùng trời, vùng biển của đất nước thấy thật thú vị”, ông Sơn hào hứng kể.

    10h ngày mùng 1 Tết hạm đội cập đảo, anh em ai cũng háo hức đặt chân lên đảo. Hơn 30 binh lính đang làm nhiệm vụ canh giữ đảo ra đón, tay bắt mặt mừng vì sắp được trở về đất liền ăn Tết, cảm xúc mừng vui lẫn lộn. Bữa cơm đầu tiên trên đảo đạm bạc nhưng đầm ấm.

    Sang ngày mùng 2, tiểu đội làm thịt một con heo để cúng đảo. Lấy đầu và đuôi heo làm lễ và phần lòng để ăn tiệc, còn thịt heo được chia cho 6 tổ dự trữ ăn dần trong thời gian 3 tháng làm nhiệm vụ. Tiệc tùng xong, từng tốp lính lại tụ tập đàn hát.

    Ông Sơn tâm sự rằng khi chưa ra đến đảo, ông cứ tưởng tượng rằng Hoàng Sa cũng giống như bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng, có đá núi, cây cối mọc um tùm nhưng khi đến nơi ông mới té ngửa vì Hoàng Sa chỉ là một dải cát vàng giữa mênh mông sóng nước.

    Ông Trần Văn Sơn kể chuyện câu cá trên đảo trong ngày Tết. Ảnh: Nguyễn Đông.

    “Chỗ cao nhất của đảo cũng chỉ khoảng 5 m so với mực nước biển, nhưng có cái lạ là sóng biển không bao giờ tạt vào được bởi bị những dải san hô cản lại. Ngọn sóng có cao đến mấy nhưng khi xô bờ cũng bị chặn lại, tiếng sóng vỗ bờ êm đến lạ”, ông Sơn hồi tưởng.

    Vốn là dân biển nên khi đặt chân lên đảo, ông Sơn và nhiều người lính không thể bỏ qua thú vui đi câu cá. Đợi khi nước to, cứ hai người một mang lưới ra bờ biển thả nhưng trước khi buông lưới phải dùng một cây gậy lớn đập mạnh xuống nước để xua đuổi cá mập.

    Tối về lệ khệ mang theo những lưới đầy cá, ai cũng vui và vơi đi nỗi nhớ nhà. Màn đêm buông, ngoài những người lính làm nhiệm vụ ở bốn vọng gác, anh em lại quây quần chơi bài búng lỗ tai hoặc uống nước, tuyệt đối không ai được đánh bài ăn tiền. Và đó là những thú vui được anh em duy trì trong suốt những ngày giữ đảo.

    Sau này, khi làm nghề trục vớt cứu hộ tàu thuyền ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), hay đảo Hòn Mê (Thanh Hóa)…, mỗi dịp Tết đến ông Sơn lại kể về những kỷ niệm Tết ở Hoàng Sa cho bạn bè cùng nghe.

    Anh Sơn tâm sự rằng ông thật không ngờ Tết năm 1973 là cái Tết cuối cùng của những người lính Hoàng Sa lúc bấy giờ. Mỗi lần nhắc lại chuyện cũ, ai cũng muốn một lần đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này, được câu cá, thả lưới, ngắm hoàng hôn trên lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

    Nguyễn Đông

    Like

  24. Video trên của anh Hoành thật ấm áp và tràn đầy hạnh phúc.

    Ngày 30.4 lại đến, em cầu chúc cho những người đã hy sinh cho tổ quốc, cho nhân dân được siêu thoát.

    cầu mong cho những người còn sống nguôi bớt vết thương lòng.

    Họ đã cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân thì dù cống hiến đó có là thầm lặng, họ cũng sẽ luôn được tổ quốc, được nhân dân ghi ơn mãi mãi.

    Cầu cho những người Việt Nam và những người dân trên trái đất này đều là “đồng bào” (cùng một bọc) như truyền thuyết con rồng cháu tiên. Tất cả đều bình đẳng như nhau.

    Like

  25. Đọc hết những comment giúp em nhận ra 2 điều:
    – vẫn có những tranh cãi và bất đồng nhưng quan trọng hơn là thái độ xây dựng, chân thành và tiếp thu. (rất nhiều forum đã ko có được điều này mà chỉ tập trung tranh cãi, thể hiện mình, hay chỉ vào “ném đá” rồi đi)
    – Còn có rất nhiều người yêu nước và quan tâm tới đất nước ngay cả đã ở xa tổ quốc (1 tình cảm đáng trân trọng mà nhiều người trong nước đang thiếu)

    Em mong có nhiều người cùng đọc những bài này và nhất là các bác “quan chức”.
    Nói 1 cách tiều cực: Việt Nam “thấp cổ bé họng” thì sao đòi được chủ quyền, ko bị lấn thêm, bị chi phối thêm đã là tốt rồi.
    Khi mà quan điểm đề phòng và ngăn chặn với các thế lực bên ngoài vẫn còn nặng nề, tấm lòng vẫn còn khép kín thì sẽ chẳng có công viên nào hết và cũng chẳng có hòa giả thực sự.

    Nhưng em vẫn tin, nếu tất cả chúng ta đều quan tâm và kiên trì theo đuổi chúng ta sẽ làm được.
    Cám ơn các anh chị

    Like

  26. THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH

    Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2013

    .

    Kính gửi Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố Trung tá Ngụy Văn Thà;

    Thưa Bà;

    Chúng tôi những người con nước Việt, trong những ngày này, lòng đang hướng về Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc xin gửi đến Bà cùng gia đình lời thăm hỏi ân cần và lời chúc an lành, hạnh phúc!

    Cách đây 39 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc chiến không cân sức với quân xâm lược Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa, Trung tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Chiến hạm Nhật Tảo HQ-10 đã tử trận cùng 73 đồng đội của Ông. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.

    Chúng tôi vô cùng xúc động trước sự hy sinh anh dũng của Ông nhà. Ông đã hiến thân vì Tổ quốc – một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam.

    Thưa Bà;

    Chúng tôi rất vui vì những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.

    Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh Ông nhà cùng những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ đã ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.

    Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn mà bà là nhân vật được mời dự. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.

    Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng, không có lý do nào để phân biệt người của chế độ này hay chế độ khác.

    Chúng tôi tin rằng sớm muộn rồi Tổ Quốc sẽ vinh danh xứng đáng Ông nhà cùng đồng đội của Ông đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.

    Trung tá Ngụy Văn Thà và nhiều đồng đội của Ông còn nằm lại nơi biển cả. Nhưng dù sao, Ông và đồng đội vẫn được nằm trong lòng Đất Mẹ, dù nơi ấy đang bị kẻ thù chiếm đóng.

    Trong ngày giỗ của Ông, chúng tôi sẽ hướng về Biển Đông cầu mong cho linh hồn Ông cùng đồng đội được siêu thoát, để bày tỏ lòng tri ân những người đã ngã xuống trong cuộc Hải chiến Hoàng Sa.

    Dù đảo không giữ nổi nhưng dân tộc ta, đời này và các đời sau sẽ tìm mọi cách lấy lại quần đảo Hoàng Sa, thu hồi về với đất Mẹ thân yêu.

    Thưa Bà;

    Chúng tôi được biết sau khi Ông nhà mất đi, dù tuổi đời còn rất trẻ, bà đã ở vậy nuôi ba con gái, cuộc sống của Bà hiện còn nhiều khó khăn. Lại nghe nói căn nhà chung cư nơi Bà ở đã phá đi làm lại, không biết bây giờ thế nào. Nhưng dù sao, chúng tôi luôn mong Bà sống thanh thản. Bà hãy tự hào vì Bà là vợ của một người anh hùng.

    Ký lá thư này là những người yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu đồng bào Việt Nam đến cháy bỏng, trong đó có cả những người lính từng là những người khác chiến tuyến với Ông nhà lúc sinh thời. Nhưng tất cả những người lính chỉ đơn thuần làm nghĩa vụ công dân trong chế độ mà họ sống, dù bên này hay bên kia trong giai đoạn đau thương của lịch sử dân tộc không bao giờ có lỗi và giờ đây, khi ngộ ra, họ không coi những người ở bên kia chiến tuyến là kẻ thù.

    Kính chúc Bà sang năm mới bình an, có nhiều sức khỏe để làm những việc hữu ích phụng sự cho Tổ quốc Việt Nam.

    Chúng tôi nhờ Bà chuyển lời thăm hỏi, lời chúc mừng năm mới đến ba con gái của Bà, do sự hiến thân cao cả của Ông nhà mà sớm mồ côi cha.

    Xin cùng Bà hô lên một câu khẩu hiệu mà chúng tôi

    từng hô trên đường phố Hà Nội trong ngày 24/7/2011:

    NGỤY VĂN THÀ BẤT DIỆT!

    Kính thư

    1
    2345

    Chúng tôi đồng ký tên:
    .
    1. Nghiêm Ngọc Trai – Hà Nội
    2. Nguyễn Tường Thụy – Hà Nội
    3. Phan Trọng Khang- Hà Nội
    4. Phạm Thị Lân – Hà Nội
    5. Nguyễn Thị Dương Hà – Hà Nội
    6. Hoàng Cường – Hà Nội
    7. Hoàng Hà – Thanh Xuân – Hà Nội
    8. Văn Dũng – Việt Trì – Phú Thọ
    9. Ngô Duy Quyền – Hà Nội
    10. Trương Văn Dũng – Hà Nội
    11. Nguyễn Lân Thắng – Hà Nội
    12. Lê Thị Bích Vượng – Hà Nội
    13. Lã Việt Dũng – Hà Nội
    14. Nguyễn Thành Tiến – Hải Phòng
    15. Đặng Bích Phượng – Hà Nội
    16. Nguyễn Xuân Diện – Hà Nội
    17. Phạm Quỳnh Hương – Hà Nội
    18. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội
    .
    Cùng các vị có tên sau ký tên qua thư điện tử
    .
    Trần Vinh
    Hoàng Mai – Hà Nội
    Huỳnh Công Thuận
    Tp Hồ Chí Minh
    Lê Hồng Hà
    Washington – Hoa Kỳ
    Ngô Hoàng Hưng
    Gò Vấp – Tp Hồ Chí Minh
    Anna Nguyễn
    Illinois – Hoa Kỳ
    Nguyễn Văn Phúc
    Tây Sơn – Bình Định
    Vũ Ngọc Thắng
    An Dương – Hải Phòng
    Nguyễn Thanh Hưng
    Cầu Giấy – Hà Nội
    Trần Hoàng Tuấn
    Gò Vấp – Tp Hồ Chí Minh
    Lê Chí Thành
    Thanh Xuân – Hà Nội
    Nguyễn Văn Thuận
    Hoàng Mai – Hà Nội
    Trần Thị Nga
    Phủ Lý – Hà Nam
    Nguyễn Trường Sơn
    Thanh Xuân – Hà Nội
    Paul Đỗ Trí
    Lâm Đồng
    Vũ Đình Quý
    Kiến Xương – Thái Bình
    Lê Thị Thu Trà
    Hai Bà Trưng – Hà Nội
    Nguyễn Trọng Thu
    Windsor – Canada
    Nguyễn Thế Anh
    Từ Liêm – Hà Nội
    Nguyễn Công Chính
    Tp Hồ Chí Minh
    Nguyễn Tiến Dũng
    Vinh – Nghệ An
    Trần Phong
    California – Hoa Kỳ
    Trần Helen
    California – Hoa Kỳ
    Trần Cindy
    California – Hoa Kỳ
    Trần Christine
    California – Hoa Kỳ
    Trương Quốc Dũng
    Tân Bình – Tp Hồ Chí Minh
    Nguyễn Quang Duy
    Melbourne – Australia
    Phạm Anh Tuấn
    Pleiku – Gia Lai
    Phạm Duy Hiển
    Vũng Tàu – Bà Rịa – Vũng Tàu
    Đặng Đinh Tấn Trương
    Tp Hồ Chí Minh
    Phan Anh Khoa
    Phú Vang – Thừa Thiên Huế
    Nguyễn Ngọc Yến
    Hoàng Mai – Hà Nội
    Nguyễn Duy Anh
    Hai Bà Trưng – Hà Nội
    Huỳnh Nguyễn Đạo
    Bangkok – Thái Lan
    Nguyễn Đức Sắc
    Tây Hồ – Hà Nội
    Hồ Đặng Vũ Thi
    Gò Vấp – Tp Hồ Chí Minh
    Bùi Thị Quyên
    Tân Phú – Tp Hồ Chí Minh
    Nguyễn Văn Diễn
    Việt Yên – Bắc Giang

    ..

    Đã gửi theo đường chuyển phát nhanh ngày 18/1/2013

    .

    Việc lấy chữ ký không phổ biến rộng và chốt danh sách sau đó chưa đến 1 ngày. Sau khi thư gửi đi còn một số quý vị tiếp tục ký qua email gồm:

    JB Nguyễn Hữu Vinh, Hà Nội
    Lê Mạnh Ninh, kiểm toán, Hà Nội
    Nguyễn Vũ Nhân, kỹ sư, Sài Gòn
    Phạm văn Thành, Pháp
    Bùi Quang Thắng, nguyên Cán bộ Đoàn, Ba Đình, Hà Nội
    Vũ Quốc Ngữ, thạc sỹ, nhà báo. Thanh Trì, Hà Nội.

    Like

  27. Chào các bạn,

    Mình ghi lại theo thứ tự thời gian các diến tiến lên hệ đến Hoàng Sa và vấn đề hòa giải dân tộc (dù là một phần ở đây đã được mình post trước rồi), để chúng ta cùng hiệp tâm cầu nguyện cho hòa giải dân tộc.

    Các bạn còn nhớ là ngày 20.6.2011 tại Hội Nghị An Ninh Biển Đông ở Washintong DC do Center for International and strategic Studies tổ chức, mình “put on the record” (“đặt vào sử sách”) lần đầu tiên lý‎ luận pháp lý là cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa TQ và Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 (Nam Việt Nam trước 4/1975) là bằng chứng pháp l‎ý TQ đã xâm chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và Việt Nam chưa bao giờ bằng lòng giao Hoàng Sa cho TQ. (Luận cứ này trước đó chưa hề có ai nhắc đến bao giờ).

    Luận cứ này nhằm trả lời luận cứ (sai lầm) của TQ về lá thư năm 1958 của TT Phạm Văn Đồng. (Cụ Đồng là thủ tướng, chỉ có thể viết thơ nói ngoại giao nhưng hoàn toàn không có thẩm quyền pháp lý gì về chủ quyền lãnh thổ. Đó là quyền của Quốc hội. Hơn nữa lá thơ chỉ nói đến hải phận 12 hải lý chứ chẳng nhắc đến chuyện gì khác cả‎).

    Luận cứ pháp l‎‎ý của mình hàm ý‎ rằng VNCH đại diện cho toàn VN trong vấn đề Hoàng Sa đối với TQ lúc đó. Và sau 4/1975 nhà nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa VN, tiếp quản miền Nam, tiếp quản luôn vị thế pháp lý của miền Nam VN về vấn đề Hoàng Sa.

    Đó là lần đâu tiên luận cứ này được đưa ra trước một diến đàn quốc tế.

    Xem: https://dotchuoinon.com/2011/06/26/h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-an-ninh-bi%E1%BB%83n-dong-nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%83m-tranh-lu%E1%BA%ADn/

    Sau đó khoảng 2 tuần, ngày 5.7.2011 báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc viết về Hoàng Sa và đề nghị vinh danh các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, trong bài “Ký Ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam”.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=33703&Style=1

    Sau đó 9 ngày, ngày 14.7.2011, báo Đại Đoàn Kết đăng bài “Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, dùng lý luận pháp lý mình đã dùng trong Hội Nghị An Ninh Biển Đông, về trận hải chiến Hoàng Sa, như là căn cứ pháp lý chính về Hoàng Sa.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=34354&Style=1

    Ngày 1.8.2011 mình viết bài Hòa hợp hòa giải dân tộc: Công Viên Hoàng Sa 1974

    và đặt link “Hòa giải Việt Việt” thường trực trên ĐCN.

    Ngày 25/11/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng trận hải chiến Hoàng Sa 1974 như là luận cứ pháp l‎ý chính cho chủ quyền Hoàng Sa trước Quốc Hội.

    Xem: Việt nam “đòi chủ quyền” Hoàng Sa

    Ngày 18.1.2013: Các nhân sĩ Việt trên mạng Internet post “Lá thư đến bà Huỳnh Thị Sinh”, vợ của cố trung tá Hải quân VNCH Ngụy Văn Thà tử trận ở Hoàng Sa năm 1974, và nhắc đến việc đã có lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc tại Sài Gòn ngày 27.7.2011 và đã có thơ mời mà Sinh dự lễ lúc đó. (Thiếu tá Thà tử trận được vinh thăng Trung tá).

    Xem: THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH

    Ngày 19.1.2013 có bài báo Thanh Niên nói về chi tiết trận Hoàng Sa giữa VNCH và Trung quốc.

    Xem: Quyết liệt vì Hoàng Sa

    Like

  28. Hình Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (VNCH) ngày 30 Tết (9/2/2013)

    nt1
    nt2nt3
    nt4
    nt5

    Được biết, sau khi người chủ công trình tu bổ Đài Tưởng Niệm đặt bàn thờ và bát nhang xong, đốt nhang cùng lễ vật cúng vái, hai anh Minh và Trung, theo yêu cầu của ông Nguyễn Đạc Thành đã đem hoa đến kính cẫn lễ bái, đồng thời chụp vài bức ảnh thật trang nghiêm, để kính gởi đến những gia đình có mộ người thân nằm trong Nghĩa Trang Biên Hòa, như là một món qùa ĐẦU NĂM mà thân nhân khao khát 37 năm qua.

    VAF nghĩ rằng, ai ai cũng cám ơn người đã đứng ra thực hiện chương trình vô cùng ý nghĩa nầy.

    nt6

    Like

  29. Vậy là một ước nguyện to lớn của anh đã được thực hiện, phải không anh? Chúc mừng anh. Chúc mừng nước Việt Nam. Chúc mừng dân tộc Việt Nam tiến tới trên con đường hòa hợp, hàn gắn các nỗi đau chiến tranh.

    Like

  30. Vâng, đến giờ thì em thấy đề xuất số 3 của anh đã rất tất nhiên rồi, có vẻ như chỉ là vấn đề thời gian không xa nữa. Có lẽ chẳng nỗi buồn nào bằng nỗi buồn anh em chia rẽ, có lẽ chẳng nỗi đau nào bằng nỗi đau anh em đánh nhau. Về khía cạnh này, em cảm thấy rất cám ơn … các hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông những năm gần đây. Mong rằng người Việt Nam mình, một lần nữa, lại tận dụng tốt vấn đề vệ quốc để hòa giải các quan hệ nội tộc. 🙂

    Like

  31. Chào cả nhà,

    Trong các ảnh dưới đây, người mặc áo vàng là thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, người đứng cạnh anh Sơn thường xuyên là ông Nguyễn Đạc Thành, cựu thiếu tá quân lực VNCH, sáng lập viên và chủ tịch Vietnamese American Foundation, tại http://www.tinhdongdoi.org .

    Tại Nghĩa trang Quân Đội VNCH ở Biên Hòa.

    NTS1

    nts2

    nts3

    nts4

    nts5

    nts6

    nts7

    nts8

    nts9

    nts10

    nts11

    nts13

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    OLYMPUS DIGITAL CAMERA

    Like

  32. Dear anh, nếu anh định giữ một clip trên youtube làm tư liệu thì anh nên download về máy mình, vì theo kinh nghiệm của em sau 1 thời gian các clip này thường sẽ bị gỡ bỏ và mình không truy cập được nữa.

    Like

  33. Phái đoàn Tổng Lãnh Sự Mỹ, Lê Thành Ân, và 2 người Mỹ thuộc BNG/HK đến thăm nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa chiều nay ngày 7 tháng 3 năm 2013.

     
    LTA1

    lta2

    lta3

    lta4

    lta5

    Like

  34. Hi anh Hoành,

    Nhờ anh lập ra Topic “Hòa Giải Việt – Việt” nên em mới biết được là có Nghĩa trang của các chú Tử Sĩ VNCH. Em là thế hệ sau nên việc trước đây thế hệ trước như thế nào đi nữa thì việc những người đã khuất em thấy họ vẫn phải được thế hệ như tụi em biết và hiểu thông cảm.

    Em thấy những việc anh cùng các cô chú khác âm thầm làm để trùng tu và sửa chữa lại nghĩa trang là một hình ảnh rất tốt đẹp đáng để lớp tụi em học tập.

    Em được biết hiện tại Nghĩa trang các chú VNCH đã được đổi tên và nằm ở Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương hiện nay. Em đã có ý định trong thời gian sắp tới sẽ ghé vào đây thắp nén nhan cho các chú Tử Sĩ VNCH và sẽ chụp lại một số hình ảnh nữa để post lên cho anh và mọi người cùng xem.

    Một lần nữa cám ơn anh và các cô chú đã và đang làm những công việc rất thầm lặng để giúp cho dân tộc Việt Nam đoàn kết và mạnh mẽ hơn.

    Em Tuấn.

    Like

  35. Cái tâm thông cảm là cái tâm quý nhất của con người. Vì có cảm thông thì mới có tha thứ và yêu thương.

    Tâm thông cảm của một bạn trẻ “em là thế hệ sau” như Nguyễn Văn Tuấn với các chú Tử Sĩ VNCH của thế hệ trước, làm mình cảm động mà vui!

    Cảm ơn Tuấn. Chúc Tuấn luôn vui khỏe và thực hiện được tâm nguyện của mình.

    Like

  36. Below is a letter from the Vietnamese American Foundation to John Kerry and Chuck Hagel, about repairing and renovating the South Vietnam’s military cemetery in Thủ Đức (between Sài Gòn and Biên Hòa). FYI.

    Lá thư

    Like

  37. Hi anh Hoành,

    Trước đây trong một comment em có để lại trên trang Hòa Giải Việt – Việt nói về việc em sẽ đến thấp nén hương cho các Cô Chú là những người Tử Sĩ của chế độ VNCH trước năm 1975.

    Hôm nay em đã dành chút thời gian để đến đây thắp một nén hương để một cách nào đó tưởng nhớ. Em biết rằng nghĩa trang nào thì cũng buồn và hiu quạnh. Nhưng khi đến đây thì em cảm nhận ngoài cảm giác buồn và hiu quạnh thì bên cạnh đó còn có một thương xót cho những con người đang nằm ở đây. Vì phần lớn không có người thân đến chăm sóc.

    Em cũng hỏi những cô chú là những người làm công việc hàng ngày đó làm tìm giúp cho những người thân muốn đến đây tìm những ngôi mộ của người thân đang nằm ở đây. Họ bảo nếu ngôi mộ nào còn phần bia nói về bản thân thì tìm được, còn nếu không còn thì không cách nào tìm được vì ở đây rộng lớn quá. Hỏi họ tại sao vậy? Họ bảo là sau 30/04/1975 sau khi chế độ hiện tại tiến vào thắng lợi thì đã phá và đốt sạch những danh sách của những người đang nằm ở đây.

    Ngoài ra, em cũng chụp lại một số hình ảnh bên trong nghĩa trang và ở ngôi đền Tử Sĩ gởi để anh xem.

    Em nghĩ 38 năm đã trôi qua kể từ sau 1975, cho dù ai thắng, ai chưa thắng thì cũng nên cùng nhau bắt tay để xây đắp những điều tốt đẹp cho đất nước và cùng nhau tưởng nhớ về những người cho dù họ có đứng về phe mình hay không. Vì suy cho cùng cho dù chúng ta đang ở trên đất nước Việt Nam hay đang định cư ở nước ngoài nếu đang còn mang dòng máu da vàng và đã từng sống trên mảnh đất hình chữ S thì nên xóa bỏ hết mọi hận thù trong quá khứ mà nhìn về những điều tốt đẹp trong tương lai.

    Em xin phép được chia sẻ với anh những gì em đang nghĩ. Nếu từ ngữ và hình ảnh có gì chưa đúng em mong anh Hoành bỏ qua cho.

    Em Tuấn.

     

    Nghĩa trang  Biên Hòa nhìn từ phía Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn
    Nghĩa trang Biên Hòa nhìn từ phía Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn

    NTBH_2

    NTBH_3

    NTBH_4

    NTBH_5

    NTBH_6

    NTBH_7

    NTBH_8

    NTBH_9

    NTBH_10

    NTBH_11

    NTBH_12

    NTBH_13

    NTBH_14

    NTBH_15

    Like

  38. Mình đặt bài này vào đây để làm tại liệu cho chủ để “Hòa giải Việt Việt”


    Hoàng Sa – thiên đường của chúng ta đã mất! – Người Việt bí mật chụp ảnh Hoàng Sa năm 2011

    Hoàng Sa – thiên đường của chúng ta đã mất!

    Hoàng Sa - thiên đường của chúng ta đã mất!
    MỘT THẾ GIỚINgày 11.12.2006, lần đầu tiên, chính quyền Đà Nẵng mở kho tư liệu Hoàng Sa và mời những người từng sinh sống và làm việc ở Hoàng Sa đến gặp mặt và tham quan. Hàng năm, Sở Nội vụ và huyện đảo Hoàng Sa đều tổ chức gặp gỡ những nhân chứng này. Các nhân chứng trong bài viết nay có người còn, người mất. Đây là chứng cứ chân thật nhất về một thời Hoàng Sa.

    “Sáng đó (20.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.

    Bị Trung Quốc bắt làm tù binh

    Đó là một ngày không quên trong đời ông Tân. Năm 2006, ông Tân 73 tuổi sống bằng nghề dạy kèm tiếng Anh, tiếng Pháp tại phường An Hải Đông thành phố Đà Nẵng.
    Nhân chứng Tạ Hồng Tân (ảnh chụp năm 2006), người bị Trung Quốc bắt làm tù binh sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974.
    Ông là người gốc sài Gòn, làm nhân viên quan trắc cho Đài khí tượng Sài Gòn, được điều ra Trung tâm khí tượng Đà Nẵng làm quan trắc viên Trạm khí tượng Hoàng Sa cuối năm 1973 cho đến ngày bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

    Khi đó, trên đảo có một trung đội Địa phương quân thuộc Đại đội 157, địa phương quân Đà Nẵng của chế độ Sài Gòn và 6 nhân viên thuộc Trạm khí tượng Hoàng Sa.

    Ông Tân kể: “Thấy tàu chiến nhiều quá chúng tôi rất lo âu. Nhân viên vô tuyến của trạm liên lạc về Đài khí tượng Đà Nẵng cầu cứu. Kêu thì kêu vậy nhưng biết không làm gì được vì lực lượng bên đó quá đông!”.

    Từ sáng sớm đến hết cả ngày 20.1.1974, tàu chiến Trung Quốc án binh bất động. Lúc đó, đã xảy ra hải chiến ngoài khơi, ở các đảo xung quanh, nhưng những nhân viên khí tượng này không biết. Khoảng 5 giờ chiều, sau một đợt pháo kích, Trung Quốc cho quân đổ bộ vào đảo bắt sống toàn bộ trung đội Địa phương quân và 6 nhân viên khí tượng, trong đó có ông Tạ Hồng Tân.

    “Họ đưa chúng tôi lên tàu về đảo Hải Nam ngày hôm sau. Chúng tôi được chuyển lên xe bịt bùng về giam ở đâu không biết!” – ông Tân kể.
    Hai chiếc vỏ ốc này là kỷ vật của nhân chứng Phạm Khôi. Nay hai vỏ ốc này đã được tặng cho Kho tư liệu Hoàng S.
    Chúng tôi xác định được nhà giam ông Tân cũng như các binh lính khác là nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Vào nhà giam, mọi người bị lấy lời khai nhưng được đối xử tử tế.

    Khoảng gần 3 tuần sau, ông Tân nói có một cán bộ Trung Quốc tới trại, đem theo người phiên dịch nói cho chúng tôi biết: “Hoàng Sa là đảo của Trung Quốc nhưng Việt Nam chiếm làm đài Khí tượng. Nay Trung Quốc lấy lại và các anh sẽ được trả tự do trong vài ngày tới”. Khoảng gần 1 tuần sau, ông Tân cùng toàn bộ tù binh bị Trung Quốc bắt đưa qua Hồng Kông.

    Chính quyền Sài Gòn điều một chiếc máy bay C130 sang Hồng Kông nhận trao trả tù binh. Phần lớn số tù binh sau đó về lại nơi làm việc ở Đà Nẵng.

    Tiễn chúng tôi ra về tới cửa, ông Tân còn nheo nheo mắt hỏi: “Không biết bây giờ tên của tôi có còn ngoài Hoàng Sa không?”. Một câu hỏi thật khó trả lời.

    Tất cả những binh sĩ chế độ Sài Gòn và nhân viên khí tượng khi đến Hoàng Sa, những giờ rảnh rỗi họ ra những tảng đá ven biển khắc họ tên và địa chỉ mình lên đó làm kỷ niệm. Khi ông Tân ra thì đã thấy lớp lâu lớp mới tên người Việt Nam trên đá, ở những vị trí tuyệt đẹp.

    Thiên đường đã mất

    Một trong những người từng làm việc lâu đời ở Hoàng Sa tại Đà Nẵng là ông Nguyễn Tấn Phát, nhân viên quan trắc Đài khí tượng Sài Gòn.

    Đầu năm 1958, ông Phát được điều theo dạng luôn phiên ra Đà Nẵng rồi đi Hoàng Sa. Đó là một thời kỳ đẹp đẽ nhất trong đời của một chàng trai Sài Gòn.
    Nhân chứng Nguyễn Tấn Phát (ảnh chụp năm 2006). Đây là người đã nói: “Tôi đã để một phần đời của tôi ở lại Hoàng Sa”. Phần đời còn lại của ông là nỗi hoài nhớ về Hoàng Sa, nơi mình đã từng sống.
    Ông nói: “Mỗi nhân viên chỉ đi Hoàng Sa luân phiên 3 tháng, mỗi lần đi có 6 người gồm 4 quan trắc viên, 1 nhân viên vô tuyến và 1 nhân viên phục vụ lo thổi bóng hơi quan trắc cao không đo gió kiêm hậu cần. Tôi lúc đó mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, thấy cảnh sắc thần tiên nên mê và xin ở lại luôn cả nửa năm”.

    Nửa năm sống trên đảo trong ký ức của ông Phát bây giờ là nửa năm làm Từ Thức!. Công việc quan trắc cũng khá nhẹ nhàng, chủ yếu vài thời điểm trong ngày. Thời gian còn lại ông cùng những đồng nghiệp mình ngao du khắp đảo Hoàng Sa.

    Lâu lâu, ông kể là đi theo xuồng máy của đơn vị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn đi thăm các đảo có chim sinh sống. Đó là những bãi cát vàng rực trong ánh chiều tà. Chân chúng tôi len lỏi giữa những ổ trứng chim. Chim nhiều vô kể, chúng không hề sợ hãi khi thấy người tới gần.

    Bình minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc…” – ông Phát kể như vậy.
    Nhân chứng Võ Như Dân (ảnh chụp năm 2006). Ông Dân là người có thời gian sống và làm việc lâu nhất ở Hoàng Sa: 3 năm rưỡi!
    Đặc biệt nhất tại Hoàng Sa là cá. Cá nhiều vô kể, nhất là cá mú. Lính đảo cùng các nhân viên khí tượng sống nhờ nguồn thực phẩm khá dồi dào tại Hoàng Sa. Cá, ốc, mực, bạch tuộc, chim…

    “Chỉ cần quăng câu chừng vài phút là được gần cả chục con cá mú, cá khế, cá xanh xương… Con nào con đó nặng trên 5 – 7 ký” – đó là ký ức của ông Võ Như Dân, người ở Hoàng Sa nhiều nhất.

    Ông Dân làm nhân viên hậu cần cho Trạm khí tượng Hoàng Sa từ năm 1956. Đội hậu cần thời đó chỉ có 3 người luân phiên nhau ra Hoàng Sa.

    Chính vì vậy, cho đến ngày Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974, ông Dân có 14 chuyến ra Hoàng Sa, mỗi chuyến 3 tháng, tổng cộng là 3 năm rưỡi sinh sống trên đảo. Cảnh sắc quen thuộc thân thương quá đỗi đến mức ông bảo: “Hôm qua tôi xuống Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, nơi có kho tư liệu và hành ảnh về Hoàng Sa, tối về tôi nằm mường tượng nó ở trước mặt tôi. Cả phần đời tôi đã ở đó…”.
    Nhiệm vụ là hậu cần nên suốt ngày ông Dân đi câu cá phục vụ thức ăn cho toàn đội. Đồ hộp cũng nhiều nhưng không ai ăn. Khu nhà khí tượng do Pháp xây trên đảo có những hầm chứa nước mưa dùng uống quanh năm.

    Khoảng năm 1958, có lần một đoàn tàu Trung Quốc đến gần nhưng bị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn bắn dọa đuổi đi. Tàu cá của Nhật cũng có tới xin nước ngọt. Họ không biết tiếng Việt nhưng ra dấu xin lên đảo lấy nước rồi cúi đầu cảm tạ…

    Bao nhiêu kỷ niệm còn sống trong lòng những người đã từng ở Hoàng Sa. Ông Phạm Khôi, nguyên là lính địa phương quân Việt Nam cộng hòa, hiện sống ở Đà Nẵng mở tủ lấy ra hai chiếc vỏ ốc hoa còn khắc ngày ông đặt chân lên Hoàng Sa: 23 tháng chạp năm 1969. Đó là hai chiếc vỏ ốc ông mang về và trở thành báu vật của đời ông!

    Huyện đảo Hoàng Sa

    Được thành lập từ tháng 01.1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km).

    Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

    Huyện Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng.

    Ngày 21.4.2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014.

    Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng

    Minh Sơn

    Ảnh đại diện: Ngư dân Mai Phụng Lưu tại lao Ông Già thuộc quần đảo Hoàng Sa (ảnh chụp tháng 8.2011). Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài sau: Bí mật bộ ảnh duy nhất về Hoàng Sa năm 2011.

     

    Người Việt bí mật chụp ảnh Hoàng Sa năm 2011

    Người Việt bí mật chụp ảnh Hoàng Sa năm 2011
     
    MỘT THẾ GIỚI – 07:50 06-01-2014
     
    Những tấm ảnh hiếm hoi, duy nhất về một hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa sau năm 1974 được con trai và con rể của ngư dân Mai Phụng Lưu chụp vào tháng 8.2011.

     
    Trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 2011 chúng tôi liên tục ra Lý Sơn 5 chuyến. Chương trình Cùng ngư dân bám biển của đồng nghiệp báo Sài Gòn Tiếp Thị khởi động tháng 5. Ngày 28.6.2011 chương trình Hội hàng Việt đồng hành cùng ngư dân bám biển diễn ra tại thành phố Qui Nhơn. Thông qua chương trình, Ngân hàng Đông Á tài trợ tín dụng cho ngư dân Mai Phụng Lưu 300 triệu đồng để mua một con tàu khác sau 4 lần bị Trung Quốc bắt giam, xử phạt tại ngư trường Hoàng Sa phải bán tàu trả nợ.

    Ngư trường truyền thống

    Suốt tháng 5 đến tháng 8.2011 không có tuần nào các phóng viên không có mặt ở Lý Sơn. Nhà nghỉ Hoa Biển trở thành nhà ở, vợ chồng ông chủ nấu cơm, cho thuê xe máy và đặt vé tàu về đất liền và người dân nơi đây trở thành quen thuộc.
    Ngư dân Mai Phụng Lưu lượm trứng chim trên lao Ông Già thuộc quần đảo Hoàng Sa. Theo lời kể của các nhân chứng Hoàng Sa và ngư dân Lý Sơn, các đảo ở Hoàng Sa trứng chim và chim non nằm trên cỏ nhiều vô kể.
    Ngày 6.8.2011, anh Tâm Chánh, lúc đó là Tổng biên tập SGTT nhận được điện thoại của ngư dân Mai Phụng Lưu: “Ngày mai anh tranh thủ ra Lý Sơn để ngày mốt em ra Hoàng Sa trở lại”.

    Hoàng Sa đối với ngư dân Mai Phụng Lưu và những ngư dân Lý Sơn là ngư trường truyền thống. Đời cha, đời ông, tổ tiên của những người Lý Sơn sinh nhai ở ngư trường này nhưng đến đời của họ thì Hoàng Sa trở thành nơi rơi lệ.

    Ngư dân Mai Phụng Lưu nói, khi bị bắt và bịt mắt đưa lên đảo Phú Lâm, được tháo băng ra đã thấy hình ảnh của ông dán trên đảo giống như lệnh truy nã. Nhiều ngư dân Lý Sơn, Bình Sơn chuyên đánh bắt ở Hoàng Sa cũng đều bị liệt vào dạng nguy hiểm như vậy.

    Bốn lần bị Trung Quốc bắt, hai lần bị tịch thu tàu, một lần bị giam cầm tra tấn, khi trở về, một nhà báo Nhật Bản hỏi: Ông có gửi gắm gì không? Mai Phụng Lưu trả lời: Hoàng Sa là của ông bà chúng tôi, sau này bị Trung Quốc chiếm. Nếu không trả lại cho chúng tôi thì phải để chúng tôi tự do làm ăn ở đó chứ!

    Sự thật, những ngư dân Lý Sơn hành nghề ở Hoàng Sa luôn nơm nớp với tàu hải giám và tàu tuần tra của Trung Quốc. Mỗi chuyến đi đánh cá, câu mực, lặn hải sâm, vớt rong biển ở Hoàng Sa của ngư dân Lý Sơn luôn đối mặt với nguy cơ bị bắt, đánh đập và tịch thu dụng cụ.

    Năm 2010, sau lần bị bắt và giam cầm trên đảo Phú Lâm một tháng, Mai Phụng Lưu trở về tay trắng. Nhà cửa đã đem thế chấp ngân hàng, tài sản cầm cố và gia cảnh kiệt quệ.

    Chúng tôi trở lại Lý Sơn vào ngày 7.8.2011. Buổi sáng giữa hè trời xanh mây trắng nôn nao. Khi tàu cập cảng mặt trời đã gác trên ngọn núi lửa Thới Lới.

    Giữa rừng cờ tổ quốc của các con tàu đánh cá, nhà báo Phạm Anh (nay là phóng viên báo Thanh Niên) chỉ một lá cờ xa xa: “Đó là tàu của anh Lưu!”.

    Hạt cát Hoàng Sa

    Chỉ hơn một tháng, với sự hỗ trợ tín dụng của chương trình Cùng ngư dân bám biển của báoSGTT phối hợp với Ngân hàng Đông Á, ngư dân Mai Phụng Lưu đã có trở lại một con tàu nhỏ để trở lại ra khơi.

    Buổi chiều, chúng tôi trèo lên thúng chai bơi ra thăm tàu. Thủy thủ đoàn của “sói biển” Mai Phụng Lưu ngày mai đi Hoàng Sa trở lại là ông thông gia, con trai và con rể đã chuẩn bị lễ cúng tàu sẵn sàng.
    Vạn lý Hoàng Sa… bãi cát vàng trong tim người Việt. Trong ảnh: Hai cha con ngư dân Mai Phụng Lưu đang lấy cát Hoàng Sa. Theo tín ngưỡng, bát nhang trên bàn thờ ông bà tổ tiên và các binh phu ở Hoàng Sa phải có loại cát vàng này.
    Hoàng Sa qua lời kể của ngư dân Mai Phụng Lưu là những hòn đảo nhỏ trắng xóa trứng chim biển, những rạn san hô đầy hải sâm, những ngôi mộ người Việt trên lao Ông Già và tấm bia chủ quyền phai mờ sương gió nay biết có còn không?

    Trong cuộc đời đi biển của mình, ngư dân Mai Phụng Lưu có bốn lần ăn tết trên lao Ông Già ở quần đảo Hoàng Sa.

    Ngư dân Lý Sơn đạt tên cho một hòn đảo nhỏ bằng đảo Bé ở Hoàng Sa là lao Ông Già vì trên đảo có một ông già Trung Quốc sống một mình bí ẩn.

    “Ông già rất hiền. Những lúc không có lính Trung Quốc đi tuần, tàu cá ngư dân Lý Sơn ghé đảo được ông chỉ dẫn những ngôi mộ người Việt để thắp hương, chỉ bia chủ quyền và chỉ cách lượm trứng chim ngon trên cỏ để ăn” – Mai Phụng Lưu kể.

    Cách đây hơn 10 năm, ông già hình như đã chết. Hai cặp vợ chồng Trung Quốc khác ra đảo sinh sống, ngư dân Lý Sơn thỉnh thoảng vẫn ghé vào nhưng bị theo dõi nghiêm ngặt.

    Sau câu chuyện kể của ngư dân Mai Phụng Lưu, buổi tối anh Tâm Chánh nhờ Văn Minh và Hưng Ròm ở Ban truyền hình lấy thẻ nhớ từ trong máy ảnh copy dữ liệu vào máy tính.

    Trong bữa rượu chia tay lúc khuya ở nhà thông gia ngư dân Mai Phụng Lưu, anh Tâm Chánh đã tặng cho con trai Mai Phụng Lưu chiếc máy ảnh Panasonic Lumix DMC LX2 của anh. Chúng tôi “huấn luyện” cách sử dụng máy ảnh cấp tốc ngay trong bữa rượu.

    Sau chuyến đi Hoàng Sa đầu tiên trở về, chúng tôi đã nhìn thấy cận cảnh lao Ông Già nằm trong quần đảo Hoàng Sa do con trai của ngư dân Mai Phụng Lưu chụp. Sau đó, nhiều nhà báo đã đến xin và đăng những tấm ảnh này. Đó là những tấm hình duy nhất mà mọi người được nhìn thấy Hoàng Sa qua ảnh chụp sau năm 1974.

    Một tháng sau, chúng tôi nhận được điện thoại của Phạm Anh báo “anh Lưu gửi tặng mấy anh một bao cát Hoàng Sa” anh Lưu lấy trong chuyến đi biển tiếp theo. Đó là cát mà ngư dân ở Lý Sơn vẫn lấy về để trong nồi hương thờ ông bà và những binh phu Hoàng Sa ngày Tết.

    Chỉ một thời gian ngắn sau, tờ báo SGTT “có biến”. Chương trình Cùng ngư dân bám biểnngưng trệ và chúng tôi ít có dịp gặp những ngư dân ở ngư trường Hoàng Sa truyền thống tại Lý Sơn nữa.

    Hoàng Sa như cụ Võ Hiển Đạt – người trông coi Âm Linh Tự thờ binh phu và những người đã bỏ mạng giữa biển khơi đối với người dân Lý Sơn nó “ở gần như đảo Bé của Lý Sơn”.

    Trong tim chúng tôi, Hoàng Sa cũng rất gần nhưng xa xôi biết mấy!

    Minh Sơn

    Like

  39. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’

    07/01/2014 09:45

    (TNO) Chia sẻ cảm nhận về sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tháng 1.1974, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, cho rằng cần thiết phải tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính VNCH chống ngoại xâm.
    Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa

    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Cần tôn vinh những quân nhân VNCH chống ngoại xâm’
    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu 4 – Ảnh: M.H

    Tướng Thước cho biết Bác Hồ đã nói “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là tư tưởng xuyên suốt. Sau 30 năm thống nhất đất nước, những người sau năm 1975 di tản đa phần đã từng trở về, vì họ hiểu thế nào là ý nghĩa của Tổ quốc.

    Theo ông, lên án chế độ VNCH là chuyện khác, nhưng tôn vinh tinh thần yêu nước của người lính VNCH chống ngoại xâm là cần thiết, hai điều này hoàn toàn khác nhau.

    Tướng Thước cho rằng, hành động của người lính VNCH bảo vệ chủ quyền, đưa người ra chiến đấu giữ Hoàng Sa tháng 1.1974, không để một thế lực nước ngoài nào vào xâm lược mảnh đất của Tổ quốc là hành động yêu nước, hành động chính nghĩa và cần được nhân dân ghi nhận.

    “Tổ quốc chúng ta có đất, có biển, có trời. Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pol Pot, và rút quân về, đó là hành động chính nghĩa. Nhưng bất kỳ thế lực nào lấy danh nghĩa giúp chúng ta, chiếm đất, đảo của chúng ta và không trả lại đó là hành động phi nghĩa”, trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh.

    Nói thêm về công cuộc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền Việt Nam, trung tướng cho biết: Lãnh đạo của chúng ta cũng rất nhạy cảm, năm 1975 đang đánh trong đất liền để giải phóng đất nước, nhưng đã cho quân ra lấy lại Trường Sa. Nếu giống như năm 1974, thì tình hình Trường Sa cực kỳ phức tạp.

    Đảng ta đã thấy: “Không ai giải phóng cho ta bằng chính sức của ta” và hành động rất đúng. Bài học lịch sử từ trước tới nay, một mặt giải phóng trên đất liền, một mặt phải giải phóng ngoài biển. Sự thật lịch sử phải được ghi nhận. Những gì hôm nay chưa nói được thì ngày mai phải nói cho rõ.

    Mai Hà (ghi)

    >> Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 3: Tương quan lực lượng
    >> Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
    >> Hải chiến Hoàng Sa – 40 năm nhìn lại – Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa
    >> Nuôi chí giành lại Hoàng Sa
    >> Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa

    Like

  40. Chào các bạn,

    Mình để thêm vào 2 links về trân Hải Chiến Hoàng Sa 1974 giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung quốc, đã đăng trên ĐCN để làm tài liệu.

    – Bài Điểm sách: Can Trường Trong Chiến Bại của Hồ Văn Kỳ Thoại.

    Anh Thoại là bạn vong niên của mình, và cựu Phó đề đốc (Chuẩn tướng) Hải Quân VNCH, người trực tiếp nhận lệnh chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và đã trực tiếp điều động cuộc chiến Hoàng Sa (từ bộ chỉ huy).

    – Bài Đọc cuốn Hải chiến Hoàng Salấy từ BBC.

    Like

  41. Mình để thêm vài links để làm tài liệu.

    Phim tài liệu về Hải Chiến Hoàng Sa do đài truyền hình Đồng Nai phát sóng đầu năm 2013, trong đó có cuốn phim tài liệu của Viet Nam Cộng Hòa làm tháng 2 năm 1974, khoảng một tháng sau trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974.

     
    Clip Trung tâm Thúy Nga phỏng vấn cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại của VNCH năm 2012

     
    Clip BBC phỏng vấn cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại năm 2007

    Loạt bài “40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa” của báo Tuổi Trẻ, đăng lại trên ĐCN.

    40 Năm Hải Chiến Hoàng Da

    Like

  42. Mình post lại comment này của ngày 26 tháng 11 năm 2011 ở đây, để các bạn chưa nắm vững vần đề pháp lý về Hoàng Sa hiều được, các diễn tiến bắt đầu từ năm 2011.

    Mến,

    Hoành
    ________

    Chuyền comment này từ bài “Việt Nam ‘đòi chủ quyền’ Hoàng Sa – Thủ tướng nói về chủ quyền ở Biển Đông” sang bài này để làm tài liệu:

    Chào các bạn,

    Các bạn còn nhớ là ngày 20.6.2011 tại Hội Nghị An Ninh Biển Đông ở Washintong DC do Center for International and strategic Studies tổ chức, mình “put on the record” (“đặt vào sử sách”) lần đầu tiên lý‎ luận pháp lý là cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa TQ và Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 (Nam Việt Nam trước 4/1975) là bằng chứng pháp l‎ý TQ đã xâm chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và Việt Nam chưa bao giờ bằng lòng giao Hoàng Sa cho TQ. (Luận cứ này trước đó chưa hề có ai nhắc đến bao giờ).

    Luận cứ này nhằm trả lời luận cứ (sai lầm) của TQ về lá thư năm 1958 của TT Phạm Văn Đồng. (Cụ Đồng là thủ tướng, chỉ có thể viết thơ nói ngoại giao nhưng hoàn toàn không có thẩm quyền pháp lý gì về chủ quyền lãnh thổ. Đó là quyền của Quốc hội. Hơn nữa lá thơ chỉ nói đến hải phận 12 hải lý chứ chẳng nhắc đến chuyện gì khác cả‎).

    Luận cứ pháp l‎‎ý của mình hàm ý‎ rằng VNCH đại diện cho toàn VN trong vấn đề Hoàng Sa đối với TQ lúc đó. Và sau 4/1975 nhà nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa VN, tiếp quản miền Nam, tiếp quản luôn vị thế pháp lý của miền Nam VN về vấn đề Hoàng Sa.

    Đó là lần đâu tiên luận cứ này được đưa ra trước một diến đàn quốc tế.

    Xem: https://dotchuoinon.com/2011/06/26/h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-an-ninh-bi%E1%BB%83n-dong-nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%83m-tranh-lu%E1%BA%ADn/

    Sau đó khoảng 2 tuần, ngày 5.7.2011 báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc viết về Hoàng Sa và đề nghị vinh danh các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, trong bài “Ký Ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam”.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=33703&Style=1

    Sau đó 9 ngày, ngày 14.7.2011, báo Đại Đoàn Kết đăng bài “Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, dùng lý luận pháp lý mình đã dùng trong Hội Nghị An Ninh Biển Đông, về trận hải chiến Hoàng Sa, như là căn cứ pháp lý chính về Hoàng Sa.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=34354&Style=1

    Và hôm nay chúng ta thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng dùng trận hải chiến Hoàng Sa 1974 như là luận cứ pháp l‎ý chính cho chủ quyền Hoàng Sa trước Quốc Hội.

    Vậy có nghĩa mình đã thuyết phục được các lãnh đạo của chúng ta về luận cứ pháp l‎ý chính trong vấn đề Hoàng sa.

    Like

  43. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140108/danh-sach-cac-quan-nhan-viet-nam-cong-hoa-hi-sinh-trong-hai-chien-hoang-sa-1974.aspx Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 09/01/2014 11:00 (TNO) Thanh Niên Online xin cung cấp tới bạn đọc danh sách 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. 6 quân nhân trong số 74 người đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa – Ảnh tư liệu Phần lớn những tử sĩ này thân xác đã tan vào biển cả và suốt 40 năm qua, chỉ có người thân, bạn bè và đồng đội mới biết và tưởng nhớ họ. Vẫn còn nhiều thông tin chưa rõ ràng trong danh sách dưới đây (khuyết họ, chức vụ…), rất mong bạn đọc giúp chúng tôi bổ sung thông tin, hoàn chỉnh danh sách để, dẫu muộn, chúng ta có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trước những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước. Thanh Niên Online xin cảm ơn kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) và cựu Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San (Mỹ) đã cung cấp và giúp chúng tôi điều chỉnh các thông tin trong danh sách. Sau đây là danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974: Số TT Chức vụ Họ tên Đơn vị 1 Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba HQ-10 2 Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba HQ-10 3 Hải quân đại úy Vũ Văn Bang HQ-10 4 Hạ sĩ Cơ khí Trần Văn Bảy HQ-10 5 Thượng sĩ nhất quản nội trưởng Trọng pháo Châu HQ-10 6 Trung sĩ nhất Vô tuyến Phan Tiến Chung HQ-10 7 Hạ sĩ Giám lộ Nguyễn Xuân Cường HQ-10 8 Hạ sĩ Điện khí Trần Văn Cường HQ-10 9 Trung sĩ Bí thư Trần Văn Đàm HQ-10 10 Hạ sĩ nhất Vận chuyển Nguyễn Thành Danh HQ-4 11 Hạ sĩ Vận chuyển Trương Hồng Đào HQ-10 12 Hạ sĩ nhất đoàn viên Trần Văn Định HQ-10 13 Trung úy Người nhái Lê Văn Đơn Người nhái 14 Hạ sĩ Cơ khí Nguyễn Văn Đông HQ-10 15 Hải quân trung úy Phạm Văn Đồng HQ-10 16 Hải quân trung úy Nguyễn Văn Đồng HQ-5 17 Trung sĩ Trọng pháo Đức HQ-10 18 Thủy thủ nhất Trọng pháo Nguyễn Văn Đức HQ-10 19 Trung sĩ Thám xuất Lê Anh Dũng HQ-10 20 Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên HQ-16 21 Thượng sĩ Ðiện tử (truy phong chuẩn úy) Nguyễn Phú Hảo HQ-5 22 Hạ sĩ Ðiện khí Nguyễn Ngọc Hòa HQ-10 23 Hạ sĩ Giám lộ Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất) HQ-10 24 Hải quân trung úy Cơ khí Vũ Ðình Huân HQ-10 25 Hạ sĩ Trọng pháo Phan Văn Hùng HQ-10 26 Thượng sĩ nhất Ðiện khí Võ Thế Kiệt HQ-10 27 Thượng sĩ Vận chuyển Hoàng Ngọc Lễ (cao tuổi nhất) HQ-10 28 Thủy thủ nhất Thám xuất Phạm Văn Lèo HQ-10 29 Thượng sĩ nhất Cơ khí Phan Tấn Liêng HQ-10 30 Hạ sĩ Trọng pháo Nguyễn Văn Lợi HQ-10 31 Thủy thủ nhất Cơ khí Dương Văn Lợi HQ-10 32 Hạ sĩ Người nhái Ðỗ Văn Long Người nhái 33 Trung sĩ Ðiện khí Lai Viết Luận HQ-10 34 Hạ sĩ nhất Cơ khí Ðinh Hoàng Mai HQ-10 35 Hạ sĩ nhất Trọng pháo Nguyễn Quang Mến HQ-10 36 Hạ sĩ nhất Cơ khí Trần Văn Mộng HQ-10 37 Trung sĩ Trọng pháo Nam HQ-10 38 Thủy thủ nhất Trọng pháo Nguyễn Văn Nghĩa HQ-10 39 Trung sĩ Giám lộ Ngô Văn Ơn HQ-10 40 Hạ sĩ Phòng tai Nguyễn Văn Phương HQ-10 41 Thủy thủ nhất Phòng tai Nguyễn Hữu Phương HQ-10 42 Thượng sĩ nhất Trọng pháo Nguyễn Ðình Quang HQ-5 43 Thủy thủ nhất Trọng pháo Lý Phùng Quy HQ-10 44 Trung sĩ Cơ khí Phạm Văn Quý HQ-10 45 Trung sĩ Trọng pháo Huỳnh Kim Sang HQ-10 46 Hạ sĩ nhất Vận chuyển Ngô Sáu HQ-10 47 Trung sĩ Cơ khí Nguyễn Tấn Sĩ HQ-10 48 Thủy thủ Trọng pháo Thi Văn Sinh HQ-10 49 Trung sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn HQ-10 50 Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lê Văn Tây HQ-10 51 Hải quân thiếu tá – Hạm trưởng (truy phong trung tá) Ngụy Văn Thà HQ-10 52 Hải quân đại úy Hàng hải-Thương thuyền Huỳnh Duy Thạch HQ-10 53 Hạ sĩ Trọng pháo Nguyễn Văn Thân HQ-10 <td style="border-top:#ece9d8;border-right:windowtext 1pt solid;border-bottom:windowtext 1pt solid;border-left:w LikeLike
  44. Cuộc biểu tình trước Sứ Quán Trung Quốc ngày 18/5/2014 có lẽ là lần đầu tiên cờ đỏ và cờ vàng gặp nhau kể từ… thuở khai thiên lập địa. Đây là một ngày lịch sử đáng ghi nhớ. Mình post bài này vào đây:

    Người Việt ở khắp nước Mỹ biểu tình phản đối Trung Quốc – Cờ đỏ và cờ vàng gặp nhau


    Dantri
    Các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt còn nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhiều người Mỹ.

    Hàng loạt các cuộc biểu tình, tuần hành đã nổ ra trên khắp nước Mỹ để phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời khẳng định ý chí và tinh thần đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới trước hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Bắc Kinh.

    2h chiều ngày 18/5 con phố nhỏ mang tên International Place vốn chẳng mấy người qua lại tại thủ đô Washington DC tràn ngập trong sắc đỏ của quốc kỳ Việt Nam cùng một rừng biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
    Người Việt ở khắp nước Mỹ biểu tình phản đối Trung Quốc

    Trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc, hàng trăm người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập tại Mỹ phẫn nộ hô vang những khẩu hiệu yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt hành vi sai trái.

    Cứ 10 phút một lần, đại diện của đoàn biểu tình lần lượt đọc các tuyên bố lên án chính quyền Trung Quốc. Đoàn biểu tình vừa tuần hành quanh sứ quán Trung Quốc vừa hát vang quốc ca Việt Nam, biểu thị sự đoàn kết muôn người như một trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

    Ông David Huy Hồ, Chủ tịch Chi hội doanh nhân người Việt tại Mỹ, Trưởng ban tổ chức biểu tình bày tỏ: “Giá trị một của cuộc biểu tình riêng lẻ như thế này có thể không lớn, nhưng cộng lại cả hàng ngàn cuộc biểu tình thì chúng ta sẽ gửi cho Trung Quốc một thông điệp là cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước đã và đang cộng tác cùng nhau để tìm cách giải quyết vấn đề này. Trung Quốc cần lưu ý rằng người Việt Nam dù ở đâu cũng luôn suy nghĩ về việc nước này đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam. Đây chuyện mà cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước không thể bỏ qua”.

    Chị Nguyễn Phương Thảo, hiện công tác tại Ngân hàng thế giới (WB) ở Washington DC chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng cuộc biểu tình thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi muốn nói với người Việt Nam ở trong nước cũng như ở trên toàn thế giới rằng người Việt dù ở đâu cũng luôn luôn ủng hộ tinh thần đoàn kết để chống lại Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi chưa dừng lại ở đây mà còn tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình nữa. Dù chỉ là một cuộc biểu tình nhỏ nhưng khi Trung Quốc nhìn vào họ cũng phải chùn bước trước tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam”.

    Anh Tạ Minh Tuấn, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Maryland cho biết: “Tôi thực sự rất căm phẫn trước hành động của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam. Hôm nay đến đây tôi thấy được sự đoàn kết của người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên ở nước Mỹ. Đây là điều rất đáng quý, đáng mừng. Thực sự, đất nước, dân tộc mình rất đoàn kết, nhất là khi quốc gia gặp vấn đề thì tầng lớp thanh niên có thể tập trung lại và đoàn kết cho một mục tiêu chung. Đó là điều mà tôi cảm thấy thực sự nổi bật trong ngày hôm nay”.

     

    “Đối với Trung Quốc, chúng ta cần biết chính quyền Trung Quốc làm sai chứ không nên nhắm vào người dân Trung Quốc. Chúng ta nên cư xử một cách rất đàng hoàng, trí thức và dựa trên luật pháp quốc tế, không nên kích động. Cuộc biểu tình này rất quan trọng, nó nói lên với những người dân trong nước và đặc biệt với bạn bè quốc tế rằng người Việt Nam trên khắp thế giới rất quan tâm đến vận mệnh của đất nước và sẵn sàng làm mọi điều để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”, anh Tuấn nói.

    Không chỉ người Việt, cuộc biểu tình còn nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhiều người Mỹ.

    Ông Den Mash, một cư dân Washington DC khẳng định Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam: “Tôi nghĩ rằng thông điệp của cuộc biểu tình này là chống lại hành động xâm lấn của Trung Quốc. Việc Trung Quốc hạ đặt gian khoan cũng như triển khai hơn 80 tàu các loại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn sai trái. Trung Quốc cần phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng người dân Việt Nam ở trong nước cũng như cộng đồng người Việt tại Mỹ cần đứng lên bảo vệ đất nước, bằng không Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực sẽ trở thành một phần của Trung Quốc”.

    Trong 2 ngày 17-18/5, cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại bang California và trước trụ sở Liên Hợp Quốc tại thành phố New York.

    Một số hình ảnh về các cuộc biểu tình:
     Theo

     Theo

     Theo

     Theo

     Theo

     Theo

     Theo

     Theo

     Theo

    Theo Nhật Quỳnh-Huy Hoàng

    Vov.vn

     
    TĐH: Bản tin vov.vn này không thấy cờ vàng. Trong buổi biểu tình có một nhóm cờ vàng – cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH trước 1975 và ngày nay là biểu tượng của đa số cộng đồng gốc Việt bên ngoài Việt Nam – xuất hiện trước Sứ quán TQ trước khi đoàn quân cờ đỏ sao vàng đến và vẫn ở lại sau khi đoàn cờ đỏ sao vàng đã về.

    Đoàn cờ vàng này khoảng trên dưới 10 người, có biểu ngữ chống TQ và biểu ngữ chống nhà nước VN, và hô các khẩu hiệu chống nhà nước VN khi quân cờ đỏ đến nơi, về “Bán nước cho Trung cộng”, “Bắt giữ các bloggers yêu nước”, và “Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng”… Có lẽ trước khi cờ đỏ đến và sau khi cờ đỏ về, đoàn cờ vàng chống TQ vì chẳng ai cờ đỏ có đó để nghe ngoại trừ các anh Tàu trong Sứ quán TQ.

    Dù lời lẽ đoàn cờ vàng có âm điệu nóng nảy, nhưng lịch sự chính trị, và không thô lỗ… Và quân cờ đỏ cũng không nề hà gì về chuyện đó; chẳng nghe ai phàn nàn. Chỉ sau khi biểu tình xong thì có một người nói nhỏ với mình: “Kỳ quá, người Việt thì nên đồng lòng chống TQ, ai lại chống nhau lúc này”.

    Mình có vài tấm ảnh cờ đỏ và cờ vàng đây cho các bạn:

    008

    009

    020

    021

    022

    023

    Like

  45. Một vài hình ảnh ghi nhận chuyến viếng thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và Ngôi Mộ Tập Thể của Ông, Bà cựu Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon Lê Thành Ân và Ông Nguyễn Đạc Thành (VAF).

     

    Ngôi mộ tập thể (nằm ngòai vòng rào nghĩa trang) có khoảng 200 hài cốt tử sĩ QLVNCH đã hy sinh vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Ngôi mộ đã được trùng tu lại vào tháng 10/2014. Làm cổng và bàn thờ. Ngôi mộ được đắp đất cao, xây khung 4 bên và chuẩn bị xây thêm vòng rào 4 bên, có chiều cao khoảng 1 mét.Ngôi mộ nầy nằm cách khu Nhà Vĩnh Biệt (Nhà xác) khoảng 20-30 mét. Trước đây vì khu vực nầy cỏ cao khỏi đầu người, nên ít người lui tới.

    Nay ngôi mộ được tôn trọng, trùng tu, chăm sóc hết sức chu đáo. Nhang khói mỗi ngày và những ngày 15, 30 âm lịch, trái cây bông hoa rất tươm tất.

    https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/s720x720/10646942_881341458544660_5496849786549362613_n.jpg?oh=522f0b1418b6cd1c8f9426e52ae0e6b9&oe=54F34F81&__gda__=1424114791_0f1dffc4719e76c3325d1cc2ef5ee556

    Ngôi mộ tập thể nằm ngoài phạm vi hiện tại của nghĩa trang.

    https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/s720x720/10702150_881341421877997_2747347703453121857_n.jpg?oh=3d9e2fbb5a4d0f00fdfec5008dfbef90&oe=54EB20F4&__gda__=1424683794_194a0892f4ae084c8c56bab7a392c182

    https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t31.0-8/10547983_881341361878003_4607327048236100917_o.jpg

    Ông Lê Thành Ân và ông Nguyễn Đạc Thành thắp nhang trước ngôi mộ.

    https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/v/t1.0-9/s720x720/10245416_881341288544677_6319042244440158175_n.jpg?oh=895385887634335b5033f523a155c1b4&oe=54F1E902&__gda__=1420458469_3328aeaeaf602f2b9a86055d7b3e184b

    Displaying _MG_5067.JPG

    Displaying _MG_5073.JPG
    Displaying _MG_5074.JPG

    Displaying _MG_5094.JPG

    Displaying _MG_5096.JPG

    Displaying _MG_5098.JPG

    Displaying _MG_5100.JPG

     

    Like

  46. Dear Anh Hai

    Em cảm ơn anh Hai đã chia sẻ thông tin và một số hình ảnh ghi nhận chuyến viếng thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và Ngôi Mộ Tập Thể của Ông, Bà cựu Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon Lê Thành Ân và Ông Nguyễn Đạc Thành (VAF).

    Em thấy rất vui và ấm lòng.

    Em M Lành

    Like

  47. Mình tin rằng các tử sĩ của hai bên, giả dụ như được ở gần nhau, cũng sẽ không còn ghét nhau như một số người còn sống.

    Chia sẻ với các bạn 4 câu thơ sau, của Nguyễn Anh Nông:

    Nam nhi phùng địch thủ
    Quá khứ đả thương đầu
    Hiện tiền song thảo mộ
    Hương hỏa vãng lai thân

    Tạm dịch là:

    Hai chàng từng là địch thủ
    Choảng nhau có lúc mẻ đầu
    Bây giờ xanh hai nấm đất
    Khói hương thi thoảng thăm nhau.

    Like

  48. Thứ tư, 13/5/2015 | 11:36 GMT+7
    Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

    Lần đầu trưng bày thư gửi thân nhân binh sĩ tử trận ở Hoàng Sa

    Tại triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” vừa khai mạc tại Thanh Hóa, Ban tổ chức trưng bày bức thư chia buồn của Đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa gửi thân nhân sĩ quan hải quân tử trận ở Hoàng Sa năm 1974.

    Ngày 12/5, tại Trung tâm thư viện tỉnh Thanh Hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa khai mạc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Triển lãm giới thiệu đến công chúng nhiều tư liệu, hiện vật về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu, các học giả trong nước và quốc tế công bố.

    Trong đó có các nhóm tiêu biểu như: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ban hành từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20; phiên bản các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa miền Nam Việt Nam khẳng định quá trình quản lý hành chính và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; nhóm các tư liệu hiện vật về công cuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam…

    Đặc biệt, có bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen, nhà địa lý học người Bỉ biên soạn gồm 6 tập xuất bản tại Bỉ năm 1827 mới được Bộ Thông tin và Truyền thông mua về. Đây là tài liệu pháp lý quan trọng đóng góp thêm vào các tư liệu chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Hoc-sinh-1295-1431424424.jpg

    Học sinh trên địa bàn TP Thanh Hóa chăm chú nghe giáo viên giới thiệu và hướng dẫn thăm quan triển lãm. Ảnh: Lê Hoàng.

    Ngoài ra, trong cuộc triển lãm lần này, Ban tổ chức còn công bố và trưng bày bức thư chia buồn của Đô đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa gửi bà Lê Kim Chiêu, thân nhân của đại úy Hải quân Huỳnh Duy Thạch, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974.

    Bức thư có đoạn: “Bộ tư lệnh Hải quân vừa được tin Hải quân, đại úy Huỳnh Duy Thạch đã anh dũng hy sinh vì tổ quốc ngày 19/01/1974 tại đảo Hoàng Sa. Trong trận hải chiến lịch sử ngăn chặn quân Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, đại úy Thạch và các chiến sĩ Hải quân thuộc Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10) đã nêu cao tinh thần bất khuất hào hùng, quyết chiến quyết thắng trước kẻ thù chung của dân tộc. Dịp này, đại úy Thạch chẳng may ngã xuống nhưng gương hy sinh cao cả của đại úy như ngôi sao sáng chói trên bầu trời Hoàng Sa muôn thuở của quê hương”…

    Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng cho hay, tư liệu này được thân nhân đại úy Huỳnh Duy Thạch tặng ông cách đây ít tháng. “Hội đồng thẩm định đánh giá bức thư là tài liệu rất quý, chứng minh Việt Nam Cộng hòa là một thực thể nhà nước của các nhà nước Việt Nam từ trước đến nay, thực thi chủ quyền và đấu tranh sinh tử để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”, ông Sơn nói.

    La-thu-cua-do-doc-1274-1431424424.jpg

    Lá thư của Đô đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa gửi bà Lê Kim Chiêu, thân nhân của Đại úy Hải quân Huỳnh Duy Thạch, người đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Ảnh: Lê Hoàng.

    Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh, các tư liệu, hiện vật được trưng bày tại triển lãm là một phần các bằng chứng lịch sử và pháp lý thu thập được ở trong và ngoài nước, trong đó có cả từ Trung Quốc, góp phần minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam đã được các thế hệ người Việt Nam đổ bao xương máu khai phá, xác lập, đã được các Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ quản lý, bảo vệ và khẳng định chủ quyền một cách liên tục, hòa bình trong suốt hàng trăm năm qua.

    Theo ông Son, các tư liệu, hiện vật này cũng cung cấp cho bạn bè quốc tế trong đó có cả người dân Trung Quốc hiểu được bằng chứng lịch sử, hiểu được mong muốn, nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam trong việc gìn giữ, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông và khu vực.

    Lê Hoàng

    Like

  49. Chào các bạn,

    Mình ghi lại theo thứ tự thời gian các diến tiến lên hệ đến Hoàng Sa và vấn đề hòa giải dân tộc (dù là một phần ở đây đã được mình post trước rồi), để chúng ta cùng hiệp tâm cầu nguyện cho hòa giải dân tộc.

    Các bạn còn nhớ là ngày 20.6.2011 tại Hội Nghị An Ninh Biển Đông ở Washinton DC do Center for International and strategic Studies tổ chức, mình “put on the record” (“đặt vào sử sách”) lần đầu tiên lý‎ luận pháp lý là cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa TQ và Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 (Nam Việt Nam trước 4/1975) là bằng chứng pháp l‎ý TQ đã xâm chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và Việt Nam chưa bao giờ bằng lòng giao Hoàng Sa cho TQ. (Luận cứ này trước đó chưa hề có ai nhắc đến bao giờ).

    Luận cứ này nhằm trả lời luận cứ (sai lầm) của TQ về lá thư năm 1958 của TT Phạm Văn Đồng. (Cụ Đồng là thủ tướng, chỉ có thể viết thơ nói ngoại giao nhưng hoàn toàn không có thẩm quyền pháp lý gì về chủ quyền lãnh thổ. Đó là quyền của Quốc hội. Hơn nữa lá thơ chỉ nói đến hải phận 12 hải lý chứ chẳng nhắc đến chuyện gì khác cả‎).

    Luận cứ pháp l‎‎ý của mình hàm ý‎ rằng VNCH đại diện cho toàn VN trong vấn đề Hoàng Sa đối với TQ lúc đó. Và sau 4/1975 nhà nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa VN, tiếp quản miền Nam, tiếp quản luôn vị thế pháp lý của miền Nam VN về vấn đề Hoàng Sa.

    Đó là lần đâu tiên luận cứ này được đưa ra trước một diến đàn quốc tế.

    Xem: https://dotchuoinon.com/2011/06/26/h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-an-ninh-bi%E1%BB%83n-dong-nh%E1%BB%AFng-di%E1%BB%83m-tranh-lu%E1%BA%ADn/

    Sau đó khoảng 2 tuần, ngày 5.7.2011 báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc viết về Hoàng Sa và đề nghị vinh danh các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, trong bài “Ký Ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam”.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=33703&Style=1

    Sau đó 9 ngày, ngày 14.7.2011, báo Đại Đoàn Kết đăng bài “Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, dùng lý luận pháp lý mình đã dùng trong Hội Nghị An Ninh Biển Đông, về trận hải chiến Hoàng Sa, như là căn cứ pháp lý chính về Hoàng Sa.

    Xem: http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=34354&Style=1

    Ngày 1.8.2011 mình viết bài Hòa hợp hòa giải dân tộc: Công Viên Hoàng Sa 1974 Trong bài này, mình có đề nghị nhà nước cho người chăm sóc và bảo trì Nghĩa Trang Quân Đội của VNCH, và xây môt Công viên Hoàng Sa ở TPHCM.

    và đặt link “Hòa giải Việt Việt” thường trực trên ĐCN.

    Ngày 25/11/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng trận hải chiến Hoàng Sa 1974 như là luận cứ pháp l‎ý chính cho chủ quyền Hoàng Sa trước Quốc Hội.

    Xem: Việt nam “đòi chủ quyền” Hoàng Sa

    Ngày 18.1.2013: Các nhân sĩ Việt trên mạng Internet post “Lá thư đến bà Huỳnh Thị Sinh”, vợ của cố trung tá Hải quân VNCH Ngụy Văn Thà tử trận ở Hoàng Sa năm 1974, và nhắc đến việc đã có lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc tại Sài Gòn ngày 27.7.2011 và đã có thơ mời bà Sinh dự lễ lúc đó. (Thiếu tá Thà tử trận được vinh thăng Trung tá).

    Xem: THƯ GỬI BÀ HUỲNH THỊ SINH

    Ngày 19.1.2013 có bài báo Thanh Niên nói về chi tiết trận Hoàng Sa giữa VNCH và Trung quốc.

    Xem: Quyết liệt vì Hoàng Sa

    Vấn đề chăm sóc Nghĩa Trang Quân Đội đã được tiến hành phần nào với sự tham dự của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Tổng Lãnh Sự Mỹ tại VN Lê Thành Ân, với sự vận động của ông Nguyễn Đạc Thành.

    Xem Hòa hợp Hòa giải Dân tộc – comment 29525

    Hòa hợp Hòa giải Dân tộc – comment 45590

    Ngày nay trận hải chiến Hoàng Sa 1974 của VNCH và TQ là một trong những luận cứ chính về chủ quyền Hoàng Sa trên tất cả các bài báo và tham luận trong nước.

    Hôm nay, lại có thông tin, ngày hôm qua 17/1/2016 Tổng Liên Đoàn Lao Động VN cùng Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã làm lễ “Đặt đá xây Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa” tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngải.

    Xem http://cvdvn.net/2016/01/18/dat-da-xay-khu-tuong-niem-nghia-si-hoang-sa/

    Like

  50. THÔNG BÁO CỦA HỘI VIỆT MỸ – VAF
    (Vietnamese American Foundation)
    VỀ VẤN ĐỀ TRÙNG TU NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

    Sau nhiều năm vận động chính giới và chính phủ Hoa Kỳ can thiệp về vấn đề trùng tu nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, với kết quả được 19 dân biểu Hạ Viện đồng thuận gửi văn thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ủng hộ Vietnamese American Foundation;

    Sáng ngày 24/10/2017, theo lời mời của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch VAF và ông Phạm Huy Khuê, thành viên Ban Chấp Hành VAF đã tháp tùng phái đoàn Bộ Ngoại Giao Mỹ gồm ông Ted Osius Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Mary Tarnowka,Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon, ông Justin Brown Tùy Viên Chính Trị và Đại Tá Tôn Thất Tuấn, Tùy Viên Quân Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã đến viếng Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, thắp hương và đặt vòng hoa tưởng niệm tại bàn thờ Nghĩa Dũng Đài.

    Tiếp theo, phái đoàn đã có cuộc khảo sát tình trạng thực tế của các khu mộ trong nghĩa trang.

    Được biết, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức chấp nhận nguyện vọng và đề nghị của VAF vì vậy vấn đề trùng tu Nghĩa trang QĐBH đã được đặt thành vấn đề thảo luận của hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Trong những ngày tới chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm chi tiết về vấn đề này.

    Preview YouTube video Phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

    Like

Leave a comment