Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận – TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974

Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận

VOA

Thứ Bảy, 25 tháng 6 2011

Hội thảo về An ninh Hàng Hải ở Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington đã kết thúc hôm thứ Ba, 21 tháng Sáu. Trong phần trao đổi khá sôi nổi vào lúc cuối ngày, một số câu hỏi đã được nêu lên với các diễn giả chính, kể cả những thắc mắc về bản đồ hình chữ U, vẽ vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền; và vì sao Hà nội không phản đối Bắc Kinh hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa sau một cuộc chiến ngắn với hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Hoài Hương | Washington DC

Phần thuyết trình của Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 20 tháng 6, 2011

Hình: Hoai Huong – VOA
Phần thuyết trình của Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, ngày 20 tháng 6, 2011

 
Hầu hết những người phát biểu, ngoại trừ các đại diện của Trung Quốc, đều cho rằng những lập luận được dùng làm cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên phần lớn diện tích Biển Đông, không có tính thuyết phục.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn Chính Trị Học tại trường Đại Học George Mason ở thủ đô Washington, nói đòi hỏi đó của Bắc Kinh là không có cơ sở.

GS Nguyễn Mạnh Hùng: “Đó là đòi hỏi mà người ta cho là quá đáng, Trung Quốc nói đòi hỏi đó có cơ sở lịch sử, nhưng mà không ai chấp nhận cả! Không thuyết phục được ai cả, tại vì ông ấy vẽ cái đường lưỡi bò, đòi hết cả 80% biển Đông vì thế ông ấy bảo là các nước khác khiêu khích, chứ thực sự Việt Nam không có khiêu khích.”

Bà Bonner Glaser là Giám đốc ban Trung Quốc Học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược Quốc tế: “Trung Quốc phải đáp ứng những quan tâm đã được nêu lên về tấm bản đồ 9 đoạn của họ.”

Về sự kiện Trung Quốc quy lỗi cho Việt Nam và Philippine là đã khởi động đợt leo thang căng thẳng kỳ này, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng chính Trung Quốc mới là bên gây hấn, sau khi cắt dây cáp các tàu dò tìm dầu khí Việt Nam.

Đả phá lập luận của báo chí Trung Quốc cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã khuấy động tình hình Biển Đông để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi chú ý tới những vấn đề nội bộ, Tiến sĩ Thủy nói rằng chính Trung Quốc, bằng những hành động của mình, đã gây sự chú ý của dân chúng Việt Nam tới các vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy nói thêm rằng hình ảnh của Trung Quốc dưới con mắt người Việt đã xấu đi đáng kể, và giữa hai nước giờ đây cạnh tranh đang tăng, trong khi hợp tác ngày càng giảm.

GS Ngô Vĩnh Long: “Trung Quốc sẽ ngày càng cường điệu vấn đề Biển Đông và nhiều vấn đề khác, đe dọa an ninh của vùng Đông Nam Á, thì thế giới phải có trách nhiệm nói ra cho mọi người biết. Một cường quốc lớn như Mỹ có trách nhiệm đối với an ninh của khu vực Đông Nam Á bởi vì, như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói, đây là quyền lợi của Mỹ.”

Đó là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, giáo sư môn Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Maine, chuyên nghiên cứu các vấn đề Đông-Á và Đông Nam Á.

Có mặt trong cử tọa, Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư tư vấn trong các lĩnh vực đầu tư và di trú hành nghề ở Hoa Kỳ, bầy tỏ quan ngại về số phận của hàng ngàn ngư phủ Việt Nam, trong hai năm qua đã bị Trung Quốc bắt giữ và xách nhiễu. Ông kêu gọi Bắc Kinh hãy nghiêm túc xét việc hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá mà nước này đã đơn phương áp đặt, từ tháng Năm cho tới tháng Tám năm nay.

Tiến sĩ Hoành: “Chúng ta phải hủy bỏ lệnh cấm đánh bắt cá, không thể ban hành lệnh cấm đó để cho hàng trăm, hàng ngàn ngư dân không có khả năng kiếm sống trong 3 tháng trời. Họ đã bị bắt giữ, và liên tục bị quấy nhiễu trong suốt mấy năm qua.”

Tiến sĩ Hoành cho rằng không thể nói tới một giải pháp lâu dài trong khi nhiều người bị tác động hàng ngày vì chính sách của Trung Quốc.

Tiến sĩ Hoành: “Muốn đạt một giải pháp hòa bình, lệnh cấm đánh bắt cá phải bị hủy bỏ, bởi vì nó tác động đến quá nhiều người, khi nhiều người bị tác động như thế, thì quý vị phải hiểu là nó sẽ ãnh hưởng tới tư duy và chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam không thể khoanh tay đứng yên, không làm gì cả.”

Tiến sĩ Hoành nhắc tới cuộc chiến giữa Trung Quốc với hải quân Việt Nam Cộng Hòa hồi năm 1974: “Năm 1974, một cuộc chiến đã xảy ra giữa Trung Quốc và quân đội miền Nam Việt Nam, khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó Việt Nam còn bị chia đôi. Cuộc chiến đó khẳng định rõ rệt một điều, đó là Việt Nam chưa bao giờ nhượng lại quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Tôi muốn công khai nêu lên tại diễn đàn này sự kiện đó, bởi vì chúng ta chưa ai nhắc tới nó, và tôi muốn bảo đảm chúng ta hiểu rõ vấn đề.”

Giáo Sư Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia, xác nhận rằng hồi năm 1974, khi Trung Quốc chiếm phần phía nam quần đảo Hoàng Sa, Hà nội đã không lên tiếng phản đối.

GS Thayer: “Tôi có một bài viết đăng trong những năm 1990, trích lời người Việt Nam nói rằng chúng tôi không phản đối ‘bởi vì kẻ thù lớn hơn của chúng tôi là đế quốc Mỹ, và vì thế chúng tôi không bình luận gì về vụ đó’; nhưng cũng vì thế mà người Trung Quốc bây giờ cứ mang điều đó ra mà khai thác.”

Về bức thư của ông Phạm văn Đồng, giáo sư Thayer nói ông đã xem qua tài liệu này, đoạn thư liên hệ chỉ có 3 câu, và chỉ để trả lời việc Trung Quốc nới rộng các vùng lãnh hải của họ ra ngoài phạm vi được quốc tế chấp nhận.

GS Thayer: “Điều duy nhất mà Việt Nam đã làm là ghi nhận chuyện Trung Quốc nới rộng phạm vi lãnh hải của họ. Thế thôi. Đó là theo tôi hiểu, từ lâu tôi không đọc lại tài liệu đó, báo chí Trung Quốc đã tung ra bức thư đó sau cuộc chiến tranh biên giới, nhưng nó không có dính dáng gì tới việc ủng hộ cái bản đồ chữ U (của Trung Quốc) bây giờ.”

Điểm này được Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giải thích rõ hơn:

GS N.M.Hùng: “Ông ấy nói là ông Phạm văn Đồng viết cái công hàm, sau khi Trung Quốc nói là tôi có chủ quyền trên cái đảo đó, thì Việt Nam bảo tôi đồng ý với ông Chu Ân Lai, như vậy nhưng ông Việt Nam giải thích rằng ông chỉ đồng ý theo luật biển, mà luật biển là từ đảo ra chỉ có 12 hải lý thôi, chứ không phải nhận tất cả các đảo đó là của Trung Quốc.”

Một thành viên của một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách và chiến lược người Trung Quốc yêu cầu không nêu danh tính, bầy tỏ ý kiến như sau: “Trung Quốc có ý định tốt như bất kỳ quốc gia nào khác, tuy nhiên các cường quốc lớn, dù có ý tốt, có thể lâm vào tranh chấp vì một tính toán sai lầm, theo tôi, mở kênh thông tin để thảo luận với nhau là điều thiết yếu. Tôi nghĩ rằng chính phủ trung ương có thể đang cứu xét một thời điểm thuận tiện để có thể mở thảo luận.”

Bênh vực quan điểm của nhà nước Trung Quốc triệt để hơn là một nhân vật bị chất vấn nhiều nhất trong hội thảo 2 ngày, đó là Giáo sư Tô Hạo của trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc. Nói chuyện với Ban Việt Ngữ Đài VOA, Tiến sĩ Tô Hạo nói vấn đề Biển Đông nên được giải quyết trong nội bộ các nước Á châu.

Ông cho rằng trong kỷ nguyên mới và một trật tự thế giới tương lai, Châu Á không còn phải nhắm mắt đi theo các giá trị Tây Phương, mà ông cho là không còn hợp thời trong thời hiện đại, khi mà Á Châu, và người dân khu vực có một thế đứng mới. Ông đề nghị một giải pháp toàn Á Châu, không có sự can thiệp của phương Tây, để giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông.

Cử tọa tham dự Hội Thảo An Ninh Hàng Hải Biển Đông tại trụ sở CSIS hôm 20 tháng Sáu, 2011
Hoai Huong – VOA
Cử tọa tham dự Hội Thảo An Ninh Hàng Hải Biển Đông tại trụ sở CSIS hôm 20 tháng Sáu, 2011

Nhưng Trung Quốc không phải là bên duy nhất bị chất vấn, một số người có mặt trong cử tọa đã nêu lên tính mơ hồ trong sách lược của Hoa Kỳ liên quan tới cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một người Philippines phát biểu như sau: “Điểm tôi muốn nêu ra ở đây là liệu có tốt cho khu vực hay cho Hoa Kỳ hay không, khi mà Hoa Kỳ duy trì tính mập mờ về chiến lược như thế… Trong các vấn đề chính trị và quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải rõ rệt để mọi người biết rõ đường đi nước bước của chúng ta, cũng giống như khi lái xe, muốn quẹo trái, chúng ta phải bật đèn báo hiệu trước, quẹo phải cũng thế, không làm như thế thì tai nạn rất dễ xảy ra. Tôi tin rằng sẽ có lợi cho khu vực nếu tất cả các bên liên quan minh định vị thế của mình. Chỉ khi nào mọi sự đều rõ rệt thì mới có hy vọng ổn định và duy trì ổn định khu vực.”

Giáo sư Ian Story thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore góp ý: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Điều ông nêu lên rất đúng. Về mặt chiến lược, tôi tin rằng cần phải tránh sự mập mờ và Hoa Kỳ cần đưa ra quan điểm rõ rệt hơn về vị thế của Washington trong các vấn đề Biển Nam Trung Hoa, nếu không, như ông nói, tai nạn dễ xảy ra đưa đến những hiểu lầm, nhận thức sai lạc, rồi rốt cuộc, đến những tính toán sai lầm.”

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Ernest Bower, người dẫn chương trình tại hội thảo An Ninh Hàng Hải tại Biển Đông, cũng đồng quan điểm.

Ông Ernest Bower: “Tôi cũng đồng ý với điều đó. Sự minh bạch và cách ứng xử rõ rệt không những của Hoa Kỳ, mà của tất cả các bên liên quan là điều thiết yếu.”

Một số điểm tranh cãi khác gồm định nghĩa pháp lý của các từ được dùng, thế nào thì gọi là đảo, thế nào là bãi đá ngầm, đâu là thềm lục địa…vv, một người trong cử tọa nêu ý kiến: “Câu hỏi đặt ra là có thể làm chủ một thềm lục địa hay không, có thể nào sở hữu một thềm lục địa trong triều đại nhà Tống hay không? Tôi cho rằng điều rất quan trọng là khi nói tới các khái niệm, chúng ta phải rất rõ rệt, phải bảo đảm những khái niệm ấy thích hợp với thực tế tại hiện trường.”

Xem ra một giải pháp cho vấn đề Biển Đông vẫn còn rất xa vời, và cuộc hội thảo An ninh Biển Đông có thể là khởi điểm của một cuộc tranh luận, hy vọng dẫn tới một tiến trình vô cùng phức tạp để tìm một giải pháp không quân sự cho cuộc tranh chấp vẫn đang leo thang từng giờ.

Nghe Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận
Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin mới nhất, xem phóng sự video, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ http://www.voatiengviet.com, hoặc các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus.

TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974


Hội thảo An Ninh Biển Ðông (kỳ chót)

Hà Giang/Người Việt

WASHINGTON (NV) – Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp – căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.

 

Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư về đầu tư quốc tế và một số vấn đề liên hệ đến Việt Nam, trụ sở tại Washington DC; chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
 

Vậy thì qua gần hai ngày liên tục với một thời khóa biểu khá vất vả, những người tham dự buổi hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã rút tỉa đúc kết được những gì, và mang theo họ những nhận xét quan trọng nào đáng được phổ biến?

Một điều ai cũng thấy là phần trình bày của Tiến Sĩ Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đến từ Bắc Kinh, đã lập tức khiến không khí trở nên căng thẳng, khi mọi diễn giả, cùng nhiều người tham dự cùng cực lực phản bác, khi ông khẳng định chủ quyền của nước mình trên vùng Biển Ðông, cáo buộc một số nước láng giềng (Việt Nam) là trước đây đã thừa nhận chủ quyền không chối cãi được của Trung Quốc, nhưng bây giờ không những đã đổi ý, mà còn tỏ ra hung hăng, làm leo thang sự căng thẳng trong vùng.

Bắt lỗi ứng xử Trung Quốc

Ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng Cục Chính Trị và An Ninh của Ban Thư Ký ASEAN khẳng định rằng thái độ của Trung Quốc là tất cả Biển Ðông thuộc về Trung Quốc khiến các nước trong vùng không thể yên tâm.

Còn Tiến Sĩ Stein Tonnesson thì đặt câu hỏi: “Dám hỏi Giáo Sư Su Hao là có một tí nào của Biển Ðông thuộc về các nước nào khác trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, hay Malaysia không?”

Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.” Ông nói ông “kinh ngạc trước ứng xử của Trung Quốc.”

Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Ðông là của một mình họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này thì phải đối phó với quốc gia này.”

Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư thuộc Học Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc, thì đặt vấn đề là “tự do hàng hải của thế giới không thể sống chung với đường lưỡi bò,” và hỏi rằng “không biết Trung Quốc nghĩ gì khi đưa ra một bản đồ như thế?”

Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Ðông Nam Á của Trường Ðại Học New South Wales và Học Viện Quốc Phòng tại Úc Ðại Lợi thì khẳng định rằng: “An ninh của vùng Biển Ðông ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của cả những nước không tranh chấp chủ quyền,” và trong lúc tranh luận giữa các bên và Giáo Sư Su Hao đang cẳng thẳng nhất đã thốt lên:

”Thử hỏi, cả thế giới này, có nước nào bênh vực cho các ông không?”

Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng viên tổng thống, cùng nhiều học giả và cố vấn chính trị Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Hải chiến Hoàng Sa chứng minh Trung Quốc cướp đoạt

Ba diễn giả phía Việt Nam cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã khéo léo trình bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.

Ngoài ra trong phần tranh luận, Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư về đầu tư quốc tế và một số vấn đề liên hệ đến Việt Nam, trụ sở tại Washington DC, trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đã làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:

“Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đã giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hãi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”

Nhưng điều làm những ai chú ý nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến sĩ Trần Đình Hoành đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.

Ông nói:

“Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.

Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record).

Tiến sĩ Trần Đình Hoành nói rằng sự kiện lịch sử này trước giờ chưa được đề cập.

Mọi người rời khỏi cuộc hội thảo với nhận thức rất rõ ràng rằng tranh chấp Biển Ðông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hòa hoãn và ứng xử hợp tình hợp lý của mọi bên, và ý chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng.

Cụ thể, theo quan điểm của đa số, thì Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của mình.

Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, thì Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” để lên tiếng.

Còn về phía Việt Nam, sự kiện trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 lần đầu tiên được nhắc đến phải được đánh giá như thế nào?

Người Việt online

10 thoughts on “Hội Thảo An Ninh Biển Đông: Những Điểm Tranh Luận – TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974”

  1. Theo em, hội thảo CSIS đã góp phần làm thế giới hiểu rõ hơn về “tranh chấp biển Đông” và bản chất phi lý của đường lưỡi bò.
    Ý kiến anh Hoành nêu rất xác đáng, ngư dân là những người nghèo khổ và vô tội.
    Yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh chấm dứt hành động tàn ác: cướp của, bắn giết ngư dân, bắt giữ đòi tiền chuộc vì hành vi đó chỉ là của phường hải tặc, một quốc gia văn minh không hành xử mọi rợ như thế bao giờ.
    Chính phủ Việt Nam cũng cần phải lên tiếng mạnh mẽ về trường hợp ngư dân, không thể cứ tuyên bố …ỉu xìu như trước đây.
    Dù sao cũng Bravo anh Hoành!

    Like

  2. Chào các bạn,

    Mình mới khám phá ra là báo Người Việt Online nhầm lẫn mình với TS Đặng Đình Qúy của Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội.

    Trong bài dưới đây, tấm ảnh là ảnh của mình, và lời TS Đặng Đình Quý (màu đỏ, là lời của mình).
     
    TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974

    Hội thảo An Ninh Biển Ðông (kỳ chót)
     
    WASHINGTON (NV) – Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp – căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.

     

    Tiến sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội [phải là Trần Đình Hoành tại Washington DC] chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
     

    Vậy thì qua gần hai ngày liên tục với một thời khóa biểu khá vất vả, những người tham dự buổi hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã rút tỉa đúc kết được những gì, và mang theo họ những nhận xét quan trọng nào đáng được phổ biến?

    Một điều ai cũng thấy là phần trình bày của Tiến Sĩ Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đến từ Bắc Kinh, đã lập tức khiến không khí trở nên căng thẳng, khi mọi diễn giả, cùng nhiều người tham dự cùng cực lực phản bác, khi ông khẳng định chủ quyền của nước mình trên vùng Biển Ðông, cáo buộc một số nước láng giềng (Việt Nam) là trước đây đã thừa nhận chủ quyền không chối cãi được của Trung Quốc, nhưng bây giờ không những đã đổi ý, mà còn tỏ ra hung hăng, làm leo thang sự căng thẳng trong vùng.

    Bắt lỗi ứng xử Trung Quốc

    Ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng Cục Chính Trị và An Ninh của Ban Thư Ký ASEAN khẳng định rằng thái độ của Trung Quốc là tất cả Biển Ðông thuộc về Trung Quốc khiến các nước trong vùng không thể yên tâm.

    Còn Tiến Sĩ Stein Tonnesson thì đặt câu hỏi: “Dám hỏi Giáo Sư Su Hao là có một tí nào của Biển Ðông thuộc về các nước nào khác trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, hay Malaysia không?”

    Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.” Ông nói ông “kinh ngạc trước ứng xử của Trung Quốc.”

    Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Ðông là của một mình họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này thì phải đối phó với quốc gia này.”

    Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư thuộc Học Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc, thì đặt vấn đề là “tự do hàng hải của thế giới không thể sống chung với đường lưỡi bò,” và hỏi rằng “không biết Trung Quốc nghĩ gì khi đưa ra một bản đồ như thế?”

    Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Ðông Nam Á của Trường Ðại Học New South Wales và Học Viện Quốc Phòng tại Úc Ðại Lợi thì khẳng định rằng: “An ninh của vùng Biển Ðông ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của cả những nước không tranh chấp chủ quyền,” và trong lúc tranh luận giữa các bên và Giáo Sư Su Hao đang cẳng thẳng nhất đã thốt lên:

    ”Thử hỏi, cả thế giới này, có nước nào bênh vực cho các ông không?”

    Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng viên tổng thống, cùng nhiều học giả và cố vấn chính trị Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải.

    Diễn giả Hà Nội: Hải chiến Hoàng Sa chứng minh Trung Quốc cướp đoạt

    Ba diễn giả đến từ Hà Nội cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã khéo léo trình bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.
     

    Ðặc biệt là Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội, [phải là Trần Đình Hoành ở Washington DC] trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đã làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:

    “Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đã giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hãi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”

    Nhưng điều làm những ai chú ý nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.

    Ông nói:

    “Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.

    Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record).

    Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền Hà Nội đề cập đến sự kiện lịch sử này.

    Mọi người rời khỏi cuộc hội thảo với nhận thức rất rõ ràng rằng tranh chấp Biển Ðông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hòa hoãn và ứng xử hợp tình hợp lý của mọi bên, và ý chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng.

    Cụ thể, theo quan điểm của đa số, thì Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của mình.

    Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, thì Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” để lên tiếng.

    Còn về phía Việt Nam, sự kiện Hà Nội lần đầu tiên nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 phải được đánh giá như thế nào?

     

    Người Việt online

    Like

  3. Chẳng hiểu nhà báo note lại thế nào mà lại nhầm anh Hoành với Mr Quý nhỉ 🙂 Nghe link cùa VOA thấy giọng a Hoành thật là hùng hồn, vấn đề anh nói ra rất touching. Các quý vị cứ nói những điều rất xa xôi như ông Su Hao ý phát biểu, nhưng việc hàng trăm ngư phủ mất miếng cơm manh áo, bị bắt giữ, hành hạ…mà còn chưa giải quyết được thì còn nói gì tới giải pháp hòa bình lớn lao.

    Cảm ơn anh Hoành! Nếu CSIS tiếp tục tổ chức meeting về Biển Đông anh cố gắng tới và cất tiếng nói cho VN chúng ta nhé.

    Like

  4. Nếu những nội dung anh Hoành nói mà do lời TS Đặng Đình Quý phát biểu thì thật quý hóa cho nhân dân Việt Nam hơn nữa. Em cũng chỉ mong người phát ngôn của nhà nước Việt Nam cất cao giọng trước Trung Quốc và bạn bè quốc tế “Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng.” và, cuộc chiến 1974, khi đất nước còn đang chia cắt, “là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.”

    Câu này em không thấy tô đỏ “Tiến Sĩ Ðặng Ðình Quý thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền Hà Nội đề cập đến sự kiện lịch sử này.” – vậy đây là phần “check lại” với Tiến sĩ Đặng Đình Quý của phóng viên? Vậy tức dù báo giới có thể nhầm lẫn về người phát biểu thì bác Quý, và Nhà nước Việt Nam, hoàn toàn đồng tình và trân trọng những điều anh Hoành nói?

    Cám ơn anh Hoành thật nhiều.

    Like

  5. Cho câu hỏi “Còn về phía Việt Nam, sự kiện Hà Nội lần đầu tiên nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 phải được đánh giá như thế nào?”

    Câu trả lời rằng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.”

    Like

  6. Hi Anh Hoành,
    Quả là sung sướng, khi bà con ngư dân VN mình có một ông TS Luật là người VN, ngồi ghế cử tọa, ở một hội nghị quan trọng tầm vóc Quốc tế, để chất vấn và bảo vệ quyền lợi cho bà con ngư dân, khi đọc tin này, Tâm thật tự hào và cảm động vì bà con có anh ngồi ở đó.

    Không biết mọi chuyện rồi sẽ ra sao, nhưng Anh Hoành đã nói được tiếng nói công lý ở nơi cần nói, nhắc lại một chứng cứ lịch sử quá quan trọng mà chỉ những người làm Luật mới có kinh nghiệm đó, và được truyền thông, những suy nghĩ tích cực của mọi người hướng về sự kiện Biển Đông, chắc sẽ tạo ra những thay đổi như là cú hích…lịch sử chăng, biết đâu đấy ! hẳn là anh nhiều vất vã rồi.
    Cám ơn anh Hoành thật nhiều, thay mặt bà con, Chúc anh nhiều năng lượng.
    Tâm

    Like

  7. Sự kiện Hoàng Sa một thời đã bị xuyên tạc. Đau khổ âm ỷ trong lòng dân Việt mà không nói lên được vì những âm mưu đê hèn nào đó. Nay anh Hoành đã nói tiếng nói của công lý với những lời lẽ đanh thép, hùng hồn và nhất là đã nói lên tiếng nói vốn đã yếu ớt, lẻ loi ra được ở trong một hội nghị quan trọng như thế này.
    Thật lòng cám ơn anh Hoành, thật đáng mặt là trí thức Việt

    Like

  8. Chào cả nhà,

    Cảm ơn Mọi người đã ủng hộ.

    Dưới đây là bài báo Người Việt online đã được PV Hà Giang chỉnh sửa nhầm lẫn.
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/default.aspx?a=133020&z=2
    ___

    TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974

    Hội thảo An Ninh Biển Ðông (kỳ chót)

    Hà Giang/Người Việt

    WASHINGTON (NV) – Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp – căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.

     

    Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư về đầu tư quốc tế và một số vấn đề liên hệ đến Việt Nam, trụ sở tại Washington DC; chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
     

    Vậy thì qua gần hai ngày liên tục với một thời khóa biểu khá vất vả, những người tham dự buổi hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đã rút tỉa đúc kết được những gì, và mang theo họ những nhận xét quan trọng nào đáng được phổ biến?

    Một điều ai cũng thấy là phần trình bày của Tiến Sĩ Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Ðại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đến từ Bắc Kinh, đã lập tức khiến không khí trở nên căng thẳng, khi mọi diễn giả, cùng nhiều người tham dự cùng cực lực phản bác, khi ông khẳng định chủ quyền của nước mình trên vùng Biển Ðông, cáo buộc một số nước láng giềng (Việt Nam) là trước đây đã thừa nhận chủ quyền không chối cãi được của Trung Quốc, nhưng bây giờ không những đã đổi ý, mà còn tỏ ra hung hăng, làm leo thang sự căng thẳng trong vùng.

    Bắt lỗi ứng xử Trung Quốc

    Ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng Cục Chính Trị và An Ninh của Ban Thư Ký ASEAN khẳng định rằng thái độ của Trung Quốc là tất cả Biển Ðông thuộc về Trung Quốc khiến các nước trong vùng không thể yên tâm.

    Còn Tiến Sĩ Stein Tonnesson thì đặt câu hỏi: “Dám hỏi Giáo Sư Su Hao là có một tí nào của Biển Ðông thuộc về các nước nào khác trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, hay Malaysia không?”

    Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.” Ông nói ông “kinh ngạc trước ứng xử của Trung Quốc.”

    Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Ðông là của một mình họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này thì phải đối phó với quốc gia này.”

    Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư thuộc Học Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc, thì đặt vấn đề là “tự do hàng hải của thế giới không thể sống chung với đường lưỡi bò,” và hỏi rằng “không biết Trung Quốc nghĩ gì khi đưa ra một bản đồ như thế?”

    Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Ðông Nam Á của Trường Ðại Học New South Wales và Học Viện Quốc Phòng tại Úc Ðại Lợi thì khẳng định rằng: “An ninh của vùng Biển Ðông ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của cả những nước không tranh chấp chủ quyền,” và trong lúc tranh luận giữa các bên và Giáo Sư Su Hao đang cẳng thẳng nhất đã thốt lên:

    ”Thử hỏi, cả thế giới này, có nước nào bênh vực cho các ông không?”

    Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng viên tổng thống, cùng nhiều học giả và cố vấn chính trị Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải.

    Hải chiến Hoàng Sa chứng minh Trung Quốc cướp đoạt

    Ba diễn giả phía Việt Nam cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã khéo léo trình bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.

    Ngoài ra trong phần tranh luận, Tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư về đầu tư quốc tế và một số vấn đề liên hệ đến Việt Nam, trụ sở tại Washington DC, trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đã làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:

    “Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đã giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có tình hữu nghị lâu dài thì không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, thì hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hãi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”

    Nhưng điều làm những ai chú ý nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến sĩ Trần Đình Hoành đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.

    Ông nói:

    “Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đã thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ý. Tôi muốn cho quý vị được rõ là vào năm 1974 khi đất nước chúng còn đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.

    Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ðây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record).

    Tiến sĩ Trần Đình Hoành nói rằng sự kiện lịch sử này trước giờ chưa được đề cập.

    Mọi người rời khỏi cuộc hội thảo với nhận thức rất rõ ràng rằng tranh chấp Biển Ðông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hòa hoãn và ứng xử hợp tình hợp lý của mọi bên, và ý chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng.

    Cụ thể, theo quan điểm của đa số, thì Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của mình.

    Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, thì Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” để lên tiếng.

    Còn về phía Việt Nam, sự kiện trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 lần đầu tiên được nhắc đến phải được đánh giá như thế nào?

    Người Việt online

    Like

  9. Chào các bạn,

    Từ lúc mình “put on the record” trận hải chiến Hoàng Sa 1974 tại Hội thảo an ninh Biển Đông ở Center for Strategic and International Studies ở Washington DC ngày 20 tháng 6, 2011, thì báo chi trong nước đã chính thức nói đến trận “hải chiến Hoàng Sa 1974” và “hải quân VNCH” như là một luận cứ pháp lý về chủ quyền VN ở Hoàng Sa. Sau đây là hai bài báo Đại Đoàn Kết, FYI.

    Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974

    (04/07/2011)

    Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.
    Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
    Trên thực tế khi ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa tháng 4-1956 từ quân đội Pháp, Hải quân VNCH phát hiện Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này. Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận hải chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không còn bình yên truớc những diễn biến làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc. Từ năm 1956, Hải quân VNCH đã phát hiện ngư dân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trái phép các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản lý. Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kể từ đó, các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung Quốc lên các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày càng gia tăng.
    Để mở đầu cho kế hoạch gây chiến và đánh chiếm, ngày 11-1-1974 Trung Quốc đột ngột ra Tuyên bố phản đối việc chính quyền VNCH 4 tháng trước điều chỉnh sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy của Việt Nam và nhắc lại yêu sách vô lý của họ về chủ quyền trên toàn bộ các đảo và quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngay lập tức, ngày 12-1-1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền VNCH ra Tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 16-1-1974, chính quyền VNCH tiếp tục ra Tuyên bố với những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử minh chứng chủ quyền lâu dài và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 16-1-1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) khi đưa một phái đoàn ra quần đảo Hoàng Sa để khảo sát xây dựng sân bay thì phát hiện hai chiến hạm của Trung Quốc gần đảo Cam Tuyền và quân Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép, cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc… Nhận được tin báo khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH điều thêm chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này của tàu chiến Trung Quốc với thái độ ôn hòa, kiềm chế. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã điều động một lực lượng tàu chiến hùng hậu tiến về phía quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều tàu đánh cá vũ trang và đổ bộ lên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để cắm cờ. Một số tàu cá vũ trang của Trung Quốc còn bám theo các chiến hạm của Hải quân VNCH đang trên đường ra Hoàng Sa, cản trở hành trình của các tàu Việt Nam bằng những hành động khiêu khích.
    Bốn chiến hạm của Hải quân VNCH đã tham dự
    trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Việt Nam năm 1974
    (HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16)
    Ngày 17-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đổ bộ một toán biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc để nhổ cờ Trung Quốc. Toán đổ bộ còn phát hiện một số ngôi mộ giả mới đắp không hề có xương cốt với những tấm bia gỗ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Theo các nhân chứng, đêm 17 rạng sáng ngày 18-1-1974 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình gia tăng sự khiêu khích, các chiến hạm của họ bắt đầu tiến sâu vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Các tàu chiến của Hải quân VNCH liên tục ra tín hiệu cảnh báo: “Đây là lãnh hải Việt Nam, yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả và cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “lãnh hải” của Trung Quốc, họ lì lợm không rút lui theo yêu cầu và cảnh báo ôn hòa từ phía Việt Nam. Ngày 18-1-1974, chiến hạm HQ-4 tiến về phía đảo Cam Tuyền, đổ bộ một toán biệt hải lên đảo lúc 8 giờ sáng. Sau khi hạ cờ Trung Quốc, toán đổ bộ phát hiện những ngôi mộ giả do phía Trung Quốc mới đắp giống như trên đảo Vĩnh Lạc hôm trước. Đến 11giờ cùng ngày, nhận được tin báo có hai tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc đang xâm nhập trái phép và tiến về quần đảo Hoàng Sa, các tàu HQ-4 và HQ-16 của Hải quân VNCH ra ngăn chặn, dùng tín hiệu cảnh cáo và yêu cầu các tàu xâm nhập trái phép ngay lập tức phải rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng hai tàu cá vũ trang của Trung Quốc không chấp hành hiệu lệnh và cố tình khiêu khích, gây hấn. Tàu HQ-4 tiến thẳng đến gần một tàu cá Trung Quốc, nhìn thấy rõ thủy thủ đoàn trên tàu mặc đồng phục xanh dương đậm, có trang bị 2 súng đại liên và rất nhiều súng tiểu liên cá nhân. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc để xua đuổi và dùng loa phóng thanh hết cỡ yêu cầu họ ngay lập tức rút khỏi vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả bằng những lời lẽ khiêu khích và gây hấn. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 dùng mũi ủi vào tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của Hải quân VNCH họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt tham gia xua đuổi tiếp các tàu cá vũ trang còn lại của Trung Quốc trong khu vực này. Buổi chiều cùng ngày, 3 chiến hạm của VNCH bao gồm tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) được lệnh sắp đội hình hàng dọc tiến về đảo Duy Mộng. Khoảng 16giờ cùng ngày, có hai tàu chiến của Trung Quốc tiến ra khiêu khích, cắt đường ngang mũi các tàu HQ-4 và HQ-16. Do đội hình bị chia cắt, tàu của VNCH không thể tiến lên được, khoảng cách của hai bên rất gần nhau, các khẩu đại bác trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng các tàu của VNCH được lệnh phải hết sức kiềm chế và phải cố gắng hết sức để thuyết phục phía Trung Quốc lui quân.
    Đêm 18 rạng sáng 19-1-1974, tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiêu khích và ngày càng tiến đến gần quần đảo Hoàng Sa. Tàu HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang thật sáng trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong khi đang bị hỏng một máy chính chưa kịp sửa chữa, đã nhận lệnh ra Hoàng Sa tham gia đội hình chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng ngày 19-1-1974, Tàu HQ-4 đã tiến sát đảo Quang Hòa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Theo ông Lữ Công Bảy, nguyên là thượng sỹ giám lộ có mặt trên chiến hạm HQ-4 trong trận hải chiến 1974, từ đài chỉ huy bằng ống nhòm, tàu HQ-4 đã phát hiện doanh trại mới toanh, có cột cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng tàu HQ-4 có dịp khảo sát đảo này không hề thấy), như vậy Trung Quốc đã bí mật chiếm đảo mới đây. Đài chỉ huy đồng thời phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân rất đông lên phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc liên tục đổ người ào ạt lên các đảo của Việt Nam. Và họ đã nổ súng trước. Vào lúc 8 giờ 30 phút, một loạt đại liên và cối 82 của Trung Quốc đã bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sỹ tử vong và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam vẫn không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì đội hình người nhái Việt Nam đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Cùng lúc đó, xuất hiện hai chiếc tàu Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly ngay bên cạnh tàu HQ-4. Các họng súng đại bác của tàu Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4. Các tín hiệu bằng đèn cực kỳ khiêu khích của tàu Trung Quốc liên tục được chuyển tới tàu HQ-4. Khoảng 10 giờ, hai trục lôi hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 bắt đầu tách khỏi hai chiếc 274 và 271, chạy song song gần nhau và bất chợt cùng quay mũi trực chỉ HQ-10. Vẫn chưa có lệnh khai hỏa từ phía VNCH. Các tàu chiến của Trung Quốc từ từ tiến gần đội hình của VNCH, còn cách tàu HQ-10 chỉ khoảng 200 mét, tình hình hết sức căng thẳng. Khoảng 10 giờ 25 phút, bốn chiến hạm của Hải quân VNCH được lệnh nổ súng để tự vệ trước sự gia tăng gây hấn, khiêu khích và xâm chiếm trái phép ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc. Những phát đạn đầu tiên của HQ-10 trúng ngay vào chiếc 389 của Trung Quốc làm nó bốc cháy, cùng lúc tàu HQ-16 cũng bắn thẳng vào chiếc 386 làm cho đài chỉ huy bị trúng đạn, hỏng hệ thống điều khiển bánh lái khiến nó cứ xoay vòng. Đang chiếm ưu thế, bất chợt khẩu 76,2 ly trên tàu HQ-10 bị trục trặc, thêm vào đó HQ-10 chỉ còn một máy chính nên xoay trở rất chậm trở thành mục tiêu dễ dàng của đối phương. Lợi dụng sự bất lợi đó, chiếc 389 đã tấn công tới tấp và HQ-10 trúng đạn. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc 389 của Trung Quốc tiến đến gần phía sau lái của HQ-10, nhưng bị các binh sỹ trên tàu HQ-10 chống trả dữ dội và điều khiển tàu đâm vào phần sau lái của chiếc 389, khiến chiếc này hư hỏng nặng và bị loại khỏi vòng chiến. Đây cũng là lý do khiến chiếc 396 phải ngưng chiến đấu với tàu HQ-16 để cấp tốc ứng cứu chiếc 389 và đưa chiếc này ủi lên bãi san hô để tránh bị chìm xuống biển. Tình trạng của tàu HQ-10 lúc này rất bi đát, hơn 70% chiến sỹ đã tử trận kể cả hạm trưởng. Các tàu Trung Quốc phản kích dữ đội. Cùng lúc đó Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm ở gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Các chiến sỹ còn trụ lại trên tàu HQ-10 đang bốc cháy vẫn tiếp tục nổ súng vào các tàu Trung Quốc, thu hút hỏa lực cho các đồng đội khác rút lui cho đến khi chìm hẳn xuống lòng Biển Đông của Tổ quốc. Sau khoảng hơn 45 phút giao chiến, theo tài liệu của Trung Quốc có các tàu của Trung Quốc mang số hiệu 274, 271, 389, 391 trúng đạn hư hỏng nặng; 281, 282 và 402, 407 hư hại trung bình. Theo tài liệu của VNCH, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trúng đạn bị chìm, HQ-16 bị hư hại nặng, HQ-4 và HQ-5 bị hư hại nhẹ. VNCH có hơn 50 binh sỹ tử trận. Trung Quốc bắt giữ 48 binh sỹ VNCH và một người Mỹ, sau đó trao trả cho Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hồng Kông.
    Hình ảnh chiếc trục lôi hạm 389 của Trung Quốc
    bị loại khỏi vòng chiến phải ủi vào bãi san hô để không bị chìm
    Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH liên tục phát ra nhiều Tuyên bố phản đối hành động “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” này của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) cũng ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Chính phủ CMLTCHMNVN cũng đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMNVN đã lên tiếng bác bỏ các thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam, từ trước đến nay luôn do người Việt Nam quản lý.
    Nhóm PV Biển Đông

     

    Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

    (14/07/2011)

    Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

    Đại tướng Lê Đức Anh (lúc này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
    ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam năm 1988
    Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

    Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.

    Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 – 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)… đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng… Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.
    Các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam
    trên đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa tháng 5-1988

    Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật… Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

    Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

    Năm 1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đã kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 “ngư dân” Trung Quốc.

    Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trẻ em đảo Trường Sa Lớn ngày nay
    đang trên đường đến lớp học

    Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

    Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng – Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.

    Nhóm PV Biển Đông

    Like

  10. Đây là một thành quả rất cụ thể, rất lớn mà anh Hoành đã đóng góp cho nước Việt Nam: Việt Nam có một chứng cứ tốt cho việc tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa, và quan trọng hơn cả, người Việt Nam vượt qua sự phân biệt giữa hai chế độ chính trị để đoàn kết với nhau,

    Like

Leave a comment