Một góc nhìn

    Bài viết này là một góc nhìn của người dân tộc thiểu số về “Một môi trường để bảo tồn, phát triển diện mạo văn hóa & nghệ thuật  bản địa Tây nguyên”.

Có nhà nghiên cứu VH đã nói: VH luôn gắn liền với xã hội suốt diễn trình tồn tại, phát triển. Người ta đã phân định một cách tương đối rằng có VH vật chất và VH tinh thần. Nhiều hiện tượng VH dạng vật chất nhưng chứa đựng các thành tố của VH tinh thần và ngược lại. Con người trong VH thường có những nhu cầu được sinh hoạt, sáng tạo, giao lưu và hưởng thụ. Thỏa mãn một phần hoặc toàn bộ các nhu cầu về VH là biểu hiện đời sống văn hóa của một cá nhân, tổ chức, cộng đồng hoặc địa phương cụ thể.

Với những nhận định như trên, là người con của núi rừng mang trong lòng niềm trân trọng  yêu thương VH và NT bản địa và nặng trĩu những nỗi lo về sự suy vong mai một của các giá trị di sản VH ấy, Từ những điều mắt thấy tai nghe và chiêm nghiệm cuộc sống trong quá khứ và hiện tại để đi tìm diện mạo của VH và mội trường tốt cho VH NT đích thực của bản địa tồn tại và phát triển. tôi mạo muội đặt câu hỏi: Phải chăng hệ thống Nhà thờ  (Công giáo)cũng là “Môi trường đã, đang và sẽ bảo tồn và phát triển tốt VH và NT  Tây nguyên trong cộng đồng cư dân bản địa Tây nguyên”?

Để hình thành câu hỏi trên ta thấy có những yếu tố sau

Vật chất

Trước hết về hình thức. Các kiến trúc nhà thờ lâu năm ở vùng Tây Nguyên đã cố gắng và rất thành công trong việc mô phỏng “cái hồn” của kiến trúc cư dân bản địa. Ta thấy Nhà thờ Gỗ ở Kontum, Nhà thờ xây dựng bằng vật liệu truyền thống ở Gia Lai, Nhà thờ ở Buôn ma Thuột…các hệ thống nhà thờ ở các địa phương xa xôi trong các tỉnh …  Lâm đồng có Nhà thờ Cam ly ở Dalat, Nhà thờ Kloong huyện Đức trọng, Nhà thờ Thạnh mỹ, Kdơn ở Đơn dương, nhà thờ K Lạ (trại cùi) ở Dilinh,  Damri, Madagui ở vùng người Mạ Blao, Da oai … những địa chỉ ấy vừa là nơi thờ tự của cộng đồng vừa là nợi thu hút khách thưởng ngoạn trong nước và quốc tế… Và có những kiến trúc được công nhận di tích VH.

– Điều đặc biệt thú vị hơn nữa bên cạnh hay ở trong một số nhà thờ ấy nữa đã có hình ảnh của Cây nêu vốn là biểu tượng  vật hiến tế cho các thần linh của tín ngưỡng đa thần, và là biểu tượng sinh hoạt tâm linh của cộng đồng cư dân bản địa Tây nguyên.

Trong năm, ngoài chu kỳ là ngày lễ tuần còn có rất nhiều lễ trọng như Giáng sinh, Phục sinh, rửa tội, rước thánh, thêm sức, hôn phối, tiễn đưa … các nghi thức long trọng và thành kính … diễn ra với một tần suất dầy đặc. Điều đáng nói ở đây là trong các dịp lễ ấy đã từ lâu xuất hiện âm nhạc truyền thống bản địa và trong âm nhạc ấy có cồng chiêng, các nhạc cụ chế tác bởi thảo mộc đặc trưng cho thảm thực vật Tây Nguyên như Tơ rưng, kơ mbuốt … tất cả nhạc cụ ấy vốn dĩ là vật chất VH mang nội hàm nghệ thuật  bản địa rõ nét. Đó là chưa nói đến đến mùa lễ trọng hằng năm các chương trình nghệ thuật diễn ra  được đề cao giá trị NT truyền thống mà ở đó các vật dụng sinh hoạt thường nhật được tôn vinh, từ đó xuất hiện phong phú các vật dụng lao động có từ xa xưa của cộng đồng.

Còn nữa, khi đi dự các buổi lễ ấy cộng đồng giáo dân thường khoác lên mình bộ trang phục đẹp nhất, đúng màu sắc hình thù truyền thống nhất đó là những Ui Mban, Ui Sran, Sơngkiet, Yêng, áo …

Còn tiếng nói và chữ viết? Đây, chính ở đây những lời diễn giảng, hùng biện dùng cổ ngữ rất thuần thục và sâu sắc của các Cha cử hành nghi thức tôn giáo, Chính những bản dịch giáo lý bằng ngôn ngữ đầy chắt lọc tinh tế, thuần khiết nhất của từng bộ tộc người do  lớp trí thức tiền bối người dân tộc xây dựng nên, với sự giúp đỡ của nền văn minh phương tây. Những bản dịch Tân ước và Cửu ước ấy chính là bộ ghép từ (chữ viết) có giá trị bậc nhất của vùng Tây nguyên đến ngày nay.

Tinh thần – ( phong tục tập quán, tín ngưỡng, đạo đức thông qua ứng xử, nghệ thuật).

– Về phong tục tập quán:  Chính nơi đây các vị cao niên cũng thường thảo luận công khai về việc bảo vệ cũng như điều chỉnh các luật tục sao cho phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được thuần phong mỹ tục. Đó là những tập quán cưới xin, ma chay (một thân nhân qua đời cả cộng đồng giáo dân đến cầu nguyện chia buồn và đưa tiễn).

– Lối ứng xử :  giữa người với người, người với muôn vật và môi trường xung quanh. Thì đây chính là môi trường được nhắc nhở, cảm hóa con người từ bỏ thói hư tật xấu, từ bỏ hiềm tị, hận thù, nhỏ nhen ích kỉ … với phương châm “Tốt đời đẹp đạo”.

Về nghệ thuật, văn chương truyền thống :  Chính nơi đây là môi trường giúp cho thế hệ từ tuổi thơ đến mọi lứa tuổi được tham gia với tư cách chủ thể sáng tạo và cũng là đối tượng thưởng thức và tự luyện âm nhạc nơi giáo đường, đó là những ca đoàn.(Rất nhiều nghệ sĩ thành danh từ môi trường này). Phần nhiều Nhà thờ cũng là nơi sưu tầm, nghiên cứu, ghi chép sớm nhất, khá đầy đủ nhất về lịch sử cũng như một số công trình nghiên cứu lớn về cuộc sống muôn mặt về  Tây Nguyên. Chúng tôi từng biết rất nhiều nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực, các đoàn làm phim thường phải tìm đến môi trường này để đến tham khảo những công trình có liên quan đến nghệ thuật truyền thống lâu đời của từng bộ tộc vùng Tây nguyên. Thậm chí có người bạn từng nói : Ngày xưa muốn tìm hiểu đời sống của bà con tôi thường tìm đến các Già làng nay đến giáo xứ thấy sáng tỏ hơn.

Từ những nhậ định có tính sơ lược trên đây cũng đã cho ta thấy Môi trường Nhà thờ tại các giáo xứ có đủ các thành tố VH vật chất và tinh thần biểu hiện sinh động về mội trường tốt về bảo tồn, phát triển diện mạo VH và NT bản địa Tây nguyên.

Bên cạnh đó ở một số giáo xứ còn có thể được coi như là một trung tâm VH thu nhỏ có cả hoạt động thư viện, dạy học chữ viết bản địa, truyền dạy  đánh cồng chiêng có cả dạy ngoại ngữ (Tôi đã từng dược mời đến dự một buổi lễ cầu nguyện của các cháu DTTS từ 8 đến 12-13 tuổi cử hành toàn bộ bằng tiếng Anh). Vị Cha xứ uyên bác ấy như một Cán bộ VH  hơn hẳn nhiều cái đầu của người làm VH  khắp vùng Tây nguyên này. Hơn hẳn những người thực hiện không đến nơi đến chốn nhiều chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta đối với DTTS thậm chí còn lợi dụng, lạm dụng những điều kiện của các chính sách ấy làm phương tiện tiến thân với những toan tính danh vọng và vụ lợi cá nhân thiếu chính đáng. Hiện tượng này có không? Câu hỏi này sự trả lời tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người

Nói đến đây tôi chợt nghĩ phải chăng mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có một môi trường, một địa chỉ nào để biểu hiện, lĩnh hội các giá trị VH của cộng đồng mình dưới nhiều hình thức: Người Chăm thì đến đất thiêng của các Tháp cổ uy nghi, Người Kh’me mời đến các chùa các sư dạy làm người, đất kinh bắc tìm đến hành hương về các Chùa Chiền nơi đầy ắp giá trị nghệ thuật truyền thống được khơi nguồn,

Vậy  chúng ta có cách nhìn ra sao về mội trường này với sự lan tỏa, tác động về diện mạo Văn học  và nghệ thuật dân tộc thiểu số Tây nguyên trong quá khứ, hiện tại vả cả tương lai. Và với cách nhìn khoa học biện chứng của những nhà nhà lý luận phê bình phân tích và phản biện ra sao trong lúc mội tường VH xoay đa chiều, sự suy đồi về VH và đạo đức của giới trẻ DTTS một số địa phương ở Tây nguyên đáng phải quan tâm. Ứng xử xã hội của phần nhiều cộng đồng DTTS không bắt nhịp kịp, không làm chủ trước sự biến chuyển môi trường kinh tế, môi trường sống, môi trường thiên nhiên kéo theo sự cách biệt nhiều mặt nông thôn thành thị, vùng xa cách trở.

Đặt vấn đề này như một gợi ý để cùng suy ngẫm. Với tôi đây luôn là môi trường đáng để trân trọng .

dicklangbian@yahoo.com.vn

– 0918220544 – NS K’RaZan Dikc

Linh Nga Niê Kdăm giới thiệu

Leave a comment