Cái Chén Gỗ

Câu chuyện này thân thuộc với tất cả chúng ta. Có lẽ các bạn đã từng được nghe câu chuyện này, chí ít là một lần trong đời. Truyện của mỗi dân tộc có một chút dị biệt, nhưng tựu chung, chúng chỉ là dị bản của nhau thôi. Dù vậy, hôm nay mình vẫn muốn giới thiệu đến các bạn bài dịch này. Như một lời nhắc, cho mình và cho mọi người, về sự thương yêu và thông cảm với cha mẹ, hơn là vì sợ qui luật nhân quả. Chúc cả nhà mỗi ngày đều là một ngày hạnh phúc trong yêu thương và chia sẻ.

CÁI CHÉN GỖ

woodenbowl3Một ông già hom hem đến sống cùng con trai, con dâu và cháu gái bốn tuổi. Tay ông đã run, mắt ông đã mờ, chân đi loạng choạng. Cả gia đình quây quần bên bàn ăn hàng đêm. Nhưng tay run và mắt mờ làm người ông già nua ăn uống khó khăn. Đậu rơi vãi từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông bấu chặt ly, sữa thường đổ vấy xuống khăn bàn. Con trai và con dâu bực bội với mớ bừa bộn. Người con trai nói.: “Ta phải làm cái gì đó với ông thôi. Ta đã chịu đựng quá đủ với việc ông làm đổ sữa, ăn uống ồn ào, và vãi thức ăn trên sàn”. Rồi hai vợ chồng đặt một cái bàn nhỏ trong góc, nơi ông già ngồi ăn một mình trong lúc cả nhà thưởng thức bữa tối bên bàn ăn. Từ khi ông làm rơi vỡ một hai cái dĩa, ông phải ăn bằng một cái chén gỗ. Thỉnh thoảng khi cả nhà liếc về phía ông, họ thấy lệ ông tràn mi khi ông ăn trong cô độc. Thậm chí, lời duy nhất cặp vợ chồng này thốt ra với ông chỉ là những lời quở trách gay gắt khi ông rơi thìa hay đổ thức ăn. Đứa con bốn tuổi chứng kiến toàn bộ trong im lặng.

Một buổi tối trước bữa ăn khuya, người cha phát hiện đứa con đang chơi với những mảnh gỗ nhỏ trên sàn. Anh ta ngọt ngào hỏi con, “con đang làm gì thế?” Cũng ngọt ngào như thế, đứa con trả lời “Dạ, con đang làm một cái chén gỗ nhỏ cho cha mẹ ăn khi con lớn.” Đứa con bốn tuổi nhoẻn cười và quay lại làm tiếp. Những lời này làm người cha sững sờ đến nỗi wooden-bowlanh ta câm lặng. Rồi nước mắt bắt đầu ràn rụa trên má. Dù không thốt một lời, anh ta biết mình phải làm gì. Tối đó người chồng cầm tay cha già, ân cần đưa ông trở về chỗ ngồi bên bàn ăn chung của cả gia đình. Trong quãng đời còn lại, ông già đều dùng cơm với cả nhà. Và vì lý do nào đó, cả hai vợ chồng có vẻ không còn quan tâm đến việc thìa rơi, sữa đổ, hay khăn ăn vấy bẩn nữa.

Con trẻ có nhận thức rõ ràng. Mắt chúng từng quan sát, tai chúng từng lắng nghe, và trí óc chúng từng xử lý thông điệp chúng đã tiếp thu. Nếu chúng thấy ta kiên nhẫn tạo không khí gia đình vui vẻ cho mọi thành viên, chúng sẽ bắt chước thái độ đó trong suốt cuộc đời chúng. Cha mẹ sáng suốt hiểu rõ rằng xây khuôn mẫu mỗi ngày là để tạo dựng tương lai cho con trẻ.

Tất cả chúng ta hãy là những nhà xây dựng khôn ngoan và người mẫu đúng cách. Hãy quan tâm chính mình, … và đến người mình yêu thương, … hôm nay và mỗi ngày!

Phạm Kiêm Yến dịch

.


THE WOODEN BOWL

old-man A frail old man went to live with his son, daughter-in-law, and a four-year old grandson. The old man’s hands trembled, his eyesight was blurred, and his step faltered. The family ate together nightly at the dinner table. But the elderly grandfather’s shaky hands and failing sight made eating rather difficult. Peas rolled off his spoon onto the floor. When he grasped the glass often milk spilled on the tablecloth. The son and daughter-in-law became irritated with the mess. “We must do something about grandfather,” said the son. I’ve had enough of his spilled milk, noisy eating, and food on the floor. So the husband and wife set a small table in the corner. There, grandfather ate alone while the rest of the family enjoyed dinner at the dinner table. Since grandfather had broken a dish or two, his food was served in a wooden bowl. Sometimes when the family glanced in grandfather’s direction, he had a tear in his eye as he ate alone. Still, the only words the couple had for him were sharp admonitions when he dropped a fork or spilled food. The four-year-old watched it all in silence.

whole-familyOne evening before supper, the father noticed his son playing with wood scraps on the floor. He asked the child sweetly, “What are you making?” Just as sweetly, the boy responded, “Oh, I am making a little bowl for you and mama to eat your food from when I grow up.” The four-year-old smiled and went back to work. The words so struck the parents that they were speechless. Then tears started to stream down their cheeks. Though no word was spoken, he knew what must be done. That evening the husband took grandfather’s hand and gently led him back to the family table. For the remainder of his days he ate every meal with the family. And for some reason, neither husband nor wife seemed to care any longer when a fork was dropped, milk spilled, or the tablecloth soiled.

Children are remarkably perceptive. Their eyes ever observe, their ears ever listen, and their minds ever process the messages they absorb. If they see us patiently provide a happy home atmosphere for family members, they will imitate that attitude for the rest of their lives. The wise parent realizes that every day that building blocks are being laid for the child’s future.

Let us all be wise builders and role models. Take care of yourself, … and those you love, … today, and everyday!

Unknown author

6 thoughts on “Cái Chén Gỗ”

  1. Câu chuyện này thực có ý nghĩa dù quen thuộc.
    Nó như một bài học làm người về chữ Hiếu như một hạnh trong chữ
    Nhân

    Đúng là:
    “một lời nhắc, cho mình và cho mọi người, về sự thương yêu và thông cảm với cha mẹ, hơn là vì sợ qui luật nhân quả. ”

    Chúc em khỏe, vui dù bận nhiều nha em.

    🙂 😀 😛 😛

    Like

  2. Huệ ơi,
    Em bận quá, vừa vì công việc, vừa vì những plan riêng của em.
    Em rất vui, tuy thời gian kín đặc, gần như chẳng còn kẻ hở để thở nữa 😛 🙂 😀
    Chắc tại em luôn thích bận bịu.
    Chị vui nhiều với Balmé nắng ấm nha chị 😀 🙂

    Like

  3. Chi oi
    Cau chuyen rat tuyet chi a, mot bai hoc nhac nho moi nguoi trong moi luc moi noi. Em nghi day se la cau chuyen khong bao gio cu voi tat ca moij nguoi .
    Chi Yen khoe nha.
    Em Uyen

    Like

  4. Hi Uyên,
    Chị thú vị thấy câu chuyện này giống hệt chuyện cái gáo dừa của Việt Nam mình. Dân tộc nào cũng đề cao lòng yêu kính và hiếu để với cha mẹ, phải không em?
    Chúc em ngày vui tươi và hạnh phúc 😛

    Like

  5. Cam on chi Kiem Yen, bai viet nay that la nhan van lam sao. Em thay van de cai chen go nay cung la van de cua nhieu gia dinh co bo me gia hien nay, chu khong chi la cau chuyen hinh tuong trong co tich, nhu chi Uyen noi do.

    Mot bai hoc cho tat ca chung ta ve quy luat nhan qua phai khong chi? 🙂

    Chi Yen khoe va luon cuoi tuoi that tuoi nhe hii 🙂 🙂

    E. Hoa

    Like

  6. Chào chị Yến!
    Bài viết xúc động quá chị à! Em đã đọc bài tâm sự của những người già có câu “Con ạ! nếu khi con nghe ta nói, ta không còn muốn sống nữa, con hãy thông cảm cho ta, rồi đến lúc con sẽ hiểu điều này”, đôi lúc em cũng thấy sợ, ko biết đến lúc đó em có còn biết dạo vườn để vơi buồn ko chị ha? hì… cảm ơn chị! chúc chị một buổi tối an lành!

    Like

Leave a comment