Tag Archives: Thơ Đường

Xuân phiếm Nhược Da khê – Kỳ Vô Tiềm

 
Xuân phiếm Nhược Da khê

U ý vô đoạn tuyệt
Thử khứ tùy sở ngẫu
Vãn phong xuy hành chu
Hoa lộ nhập khê khẩu
Tế dạ chuyển tây hác
Cách sơn vọng nam đẩu
Đàm yên phi dung dung
Lâm nguyệt đê hướng hậu
Sinh sự thả di man
Nguyện vi trì can tẩu

(Kỳ Vô Tiềm)

 
Chèo xuân khe Nhược Da

Ý nhàn không dứt
Đến đây tình cờ
Gió chiều đưa đò
Đường hoa khe suối
Đêm về núi tây
Sao nam vách núi
Khói đầm mênh mang
Rừng trăng xuống thấp
Đời cứ đi hoang
Xin làm ngư lão

(TĐH dịch
Jan. 26, 2019
Stafford, VA, USA)

Lương Châu từ kỳ 1 – Vương Hàn

 
Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau. Lương Châu từ là một điệu hát cổ của nói về chuyện trận mạc biên ải. Những điệu hát cổ như: Thượng chi hồi,Chiến thành nam, Thương tiến tửu, Quân mã hoàng, Viễn như kỳ, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa, v.v… được các thi nhân thời trước lấy làm đầu đề để sáng tác. (Theo Thi viện). Continue reading Lương Châu từ kỳ 1 – Vương Hàn

Hoa phi hoa – Bạch Cư Dị

TĐH: Bài thơ này đẹp, và có vẻ nhuộm tư tưởng Phật gia, mọi sự đều là ảo ảnh, hay tư tưởng Trang tử, không biết chắc điều gì ở đời thật hay mộng.

Hay, có gì trường tồn trong cõi phù du này?

Nhưng nói gì thì nói, bài thơ này vẫn như là một câu đố chờ lời giải. Mời các bạn giải dùm. Continue reading Hoa phi hoa – Bạch Cư Dị

Cung oán – Tư Mã Lễ

 
TĐH: Ngày xưa được tấn cung cũng thường là bản án chung thân. Nội cung có hằng ngàn mỹ nữ. Nhiều người được tấn cung, và sống già trong đó đến hết đời, chẳng hề gặp được vua, hay người đàn ông nào, ngoại trừ thái giám.

 

Cung oán

Liễu ảnh sâm si yểm họa lâu
Hiểu oanh đề tống mãn cung sầu
Niên niên hoa lạc vô nhân kiến
Không trục xuân tuyền xuất ngự câu

(Tư Mã Lễ) Continue reading Cung oán – Tư Mã Lễ

Phong kiều Dạ Bạc – Trương Kế

Chùa cổ Hàn San ngày nay ở Tô Châu

Trong bối cảnh thành Trường An chìm trong cơn tao loạn thì nhà thơ Trương Kế, một đại quan tiến sĩ Ngự Sử đài, chẳng kịp theo đoàn hộ giá vương tôn lánh nạn mà đành lưu lạc xuống tận miền Giang Nam trên chiếc thuyền phiêu bạt. Một đêm ghé bến Phong Kiều, động mối u hoài chất chứa, gợi cảm cùng ngoại cảnh thê lương, bức xúc viết nên bài thơ tuyệt diệu, vượt qua cả không gian và thời gian, lưu truyền hậu thế (theo thi viện)

Phong Kiều dạ bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế, năm 756

Cây phong (mùa thu lá đỏ)

 
Đậu đêm bến Phong Kiều *

Trăng lặn quạ kêu trời đầy sương
Phong sông lửa chài giấc sầu thương
Cô Tô thành, Hàn San chùa cổ **
Đêm chuông vọng thuyền khách tha hương

TĐH dịch
Feb. 7, 2019 (mồng ba tết Kỷ Hợi)
Stafford, VA, USA

 

Chú thích:

(*) Phong Kiều là Cầu Phong. Phong (maple) thường mọc thành rừng hay cụm, vì hạt rơi xuống mọc cây con rất dễ. Lá cây phong đổi từ màu xanh sang màu đỏ thẫm, rất đẹp trong mùa thu, trước khi rụng. Cầu Phong có lẽ ở bên rừng phong hay bãi phong.

(**) Cô Tô là tên cũ của thành phố Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung quốc. Ngày nay Cô Tô là một khu thị tứ của thành phố Tô Châu.

Hàn San Tự (Chùa Hàn San) là tên một ngôi chùa cổ nằm ở phía tây Tô Châu, được xây vào năm Thiên Giám (502-519) đời Lương Vũ Đế, đến năm Trinh Quán (627-649) đời Đường Thái Tông được gọi là Hàn San Tự để tưởng nhớ nhà sư Hàn San cuồng sĩ đã tu ở đây. Trong chùa có tranh tượng hai nhà sư nổi tiếng Hàn San, Thập Đắc.

 

Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu

Hoàng Hạc lâu (黄鶴樓) (Lầu Hạc Vàng) là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong bốn tứ đại danh tháp của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

Lầu Hạc Vàng đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay (2019) suốt 1796 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn. Continue reading Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu

Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch

Tĩnh dạ tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương

Lý Bạch

 
Đêm lặng

Trước giường ánh trăng sáng
Ngỡ là đất có sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê hương

TĐH dịch
Feb 5, 2019 (Mồng 1 Tết Kỷ Hợi)
Stafford, VA, USA

 

Khúc Giang Kỳ 1 – Đỗ Phủ

TĐH: Làm quan xa nhà, và chẳng thích làm quan.

 

Khúc giang kỳ 1

Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân
Phong phiêu vạn điểm chính sầu nhân
Thả khan dục tận hoa kinh nhãn
Mạc yếm thương đa tửu nhập thần
Giang thượng tiểu đường sào phí thuý
Uyển biên cao trủng ngoạ kỳ lân
Tế suy vật lý tu hành lạc
Hà dụng phù danh bạn thử thân

Đỗ Phủ (năm 758)

 
Sông Khúc – 1

Một mảnh hoa bay áng xuân tàn
Gió lay khắp chốn buồn man man
Thử nhìn đến hết hoa rơi rụng
Chẳng ngại hại thân rượu vẫn tràn
Đầu sông nhà nhỏ chim làm tổ
Cạnh vườn ụ đất ngủ vện vàng
Ngẫm nghĩ sự đời thong dong sống
Há để hư danh mãi nặng mang

TĐH dịch
Jan. 19, 2019
Stafford, VA, USA

 

Xuân giang hoa nguyệt dạ – Trương Nhược Hư

 
Xuân giang hoa nguyệt dạ là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư và Trường hận ca của Bạch Cư Dị. Continue reading Xuân giang hoa nguyệt dạ – Trương Nhược Hư

Vô đề – Lý Thương Ẩn

TĐH: Mùa đông xa nhau nhớ người. Xin nhờ chim xanh tới miền hạnh phúc đó hỏi thăm dùm.

Vô đề

Tương kiến thì nan biệt diệc nan
Đông phong vô lực bách hoa tàn
Xuân tàm đáo tử ty phương tận
Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can
Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
Bồng Lai thử khứ vô đa lộ
Thanh điểu ân cần vị thám khan

(Lý Thương Ẩn)

Không tên

Gặp nhau đã khó xa càng khó
Gió đông hiu hắt mọi hoa tàn
Tằm xuân đến chết tơ mới hết
Nến cháy thành tro nước mắt khan
Soi gương chạnh buồn mây tóc đổi
Thơ đêm chợt lạnh ánh trăng tan
Bồng Lai đường đến không nhiều lối
Chim xanh xin giúp hỏi bình an

(TĐH dịch
Jan. 20, 2019
Stafford, VA, USA)

 

Thương xuân khúc – Bạch Cư Dị

TĐH: Mùa xuân khóc tuổi xuân. Câu cuối bài này có từ “tận nhật”, có nghĩa là “ngày hết.” Đa số dịch giả cho rằng đó có nghĩa là cuối ngày, tức suốt ngày. Có người dùng “suốt ngày”, có người bỏ luôn vì thấy nó không quan trọng cho bài thơ. Thế thì rất oan cho Bạch Cư Dị, người được coi như đứng hàng đầu trong thơ Đường. Bài thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, mà câu cuối (câu quan trọng nhất) lại có đến 2 chữ dư, không cần thiết, thì chẳng thể nói đây là thơ của “thi tiên” (tiên thơ) được. Continue reading Thương xuân khúc – Bạch Cư Dị