Tag Archives: các diễn văn làm thay đổi thế giới

Phía sau câu chuyện “cướp” nghêu

18/08/2015 14:25 GMT+7

TT – Bãi bồi ven biển Bạc Liêu lại nóng lên khi hàng trăm người tràn vào bãi nghêu nuôi để “cướp” nghêu. 

Những “nghêu tặc” chỉ là người nghèo cần bãi bồi để mưu sinh - Ảnh: Tiến Trình
Những “nghêu tặc” chỉ là người nghèo cần bãi bồi để mưu sinh – Ảnh: Tiến Trình

Trước đó, hàng loạt vụ việc tương tự xảy ra trên các bãi nghêu khắp các tỉnh từ Bến Tre kéo dài đến Cà Mau.

Từ sáng 8-8, hàng chục người dân kéo đến bắt nghêu nuôi được cho là của ông Lê Vinh Phát (ngụ xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) tại bãi bồi Cái Cùng (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) và xảy ra va chạm với lực lượng bảo vệ bãi nghêu. Continue reading Phía sau câu chuyện “cướp” nghêu

Slideshow – Diễn văn nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

 

Chào các bạn,

Diễn văn nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được anh Hoành dịch sang tiếng Việt và đăng trên ĐCN. Mình bận quá nên hôm nay mới làm xong PPS để các bạn có thể vừa đọc vừa thưởng thức hình ảnh và nhạc Gregorien Chant của Angelic Choir.

Các bạn click vào ảnh dưới đây để xem slideshow và download.

Chúc cả nhà một ngày vui.

Bình an & Sức khỏe,

Túy Phượng
 

Pope Francis

Bài diễn văn của Tổng thống Obama về Syria

obama

 

Bài diễn văn của Tổng thống Obama về Syria
Ngày 10 tháng 9 năm 2013

Phạm Thu Hương và Trần Đình Hoành dịch

TỔNG THỐNG OBAMA:

Các bạn Mỹ của tôi, tối nay tôi muốn nói với các bạn về Syria, tại sao chuyện đó quan trọng và chúng ta đi đâu từ đây.

Hai năm qua, loạt cuộc biểu tình ôn hòa phản đối chính quyền áp bức của Tổng thống Bashar al-Assad đã chuyển thành cuộc nội chiến bạo tàn. Hơn 100.000 người chết. Hàng triệu người rời khỏi đất nước. Trong thời gian đó, nước Mỹ đã làm việc với các đồng minh để tiếp tế các trợ giúp nhân đạo, để giúp phe đối lập ôn hòa, và để sắp xếp một giải pháp chính trị, nhưng tôi đã chống lại những yêu cầu tấn công quân sự vì chúng ta không thể giải quyết nội chiến của nước khác bằng vũ lực, đặc biệt là sau một thập niên chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Continue reading Bài diễn văn của Tổng thống Obama về Syria

“Bảo vệ toàn thể tạo vật, bảo vệ mỗi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, bảo vệ chính chúng ta” – Bài giảng Nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Pope Francis, 13/3/13

 

 

    TĐH: Đây là một bài diễn văn rất hay. Nói đến giải pháp yêu thương dịu dàng cho thế giới nhiều nhiễu loạn của chúng ta. Mọi người nên đọc. Bài này đã được một số dịch giả dịch, nhưng các bài dịch đó phá bài diễn văn rất nhiều. Theo lời yêu cầu của bà xã, mình dịch sang tiếng Việt để bà đầm làm PPS. Mình post lên đây luôn để chia sẻ với các bạn.

 

Bài giảng Nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Ngày 19 tháng 3 năm 2013

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm tạ Chúa cho tôi được làm Thánh Lễ này để bắt đầu sứ vụ Phêrô ngay trong ngày lễ thánh Giuse, hôn phu của Trinh Nữ Maria và là thánh quan thầy của Giáo hộị hoàn vũ. Đây là một trùng hợp đầy ý nghĩa, và cũng là ngày lễ thánh bổn mạng của giáo hoàng tiền nhiệm đáng kính của tôi: Chúng ta gần gũi ngài với cầu nguyện, đầy thương mến và cảm tạ.

Nồng nhiệt chào mừng các anh em hồng y và giám mục, linh mục, phó tế, anh chị em tu sĩ và tất cả anh chị em tín hữu. Cảm ơn các vị đại diện của các giáo hộị và cộng đồng tu sĩ khác, cũng như đại diện của cộng đồng Do thái và các cộng đồng tôn giáo khác, đã có mặt tại đây hôm nay. Chào mừng lãnh đạo các quốc gia và chính phủ, các phái đoàn chính thức của nhiều nước trên thế giới, và các phái đoàn ngoại giao.

Continue reading “Bảo vệ toàn thể tạo vật, bảo vệ mỗi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, bảo vệ chính chúng ta” – Bài giảng Nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Cựu binh phản chiến trong chọn lựa nội các của Obama

 
VietNamNetĐắc cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định đưa một thế hệ cựu binh chiến tranh Việt Nam vào những vị trí quan trọng hàng đầu trong nội các. Đó là ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng.
 

Tổng thống Mỹ Obama và ông John Kerry. Ảnh: bostonglobe


Continue reading Cựu binh phản chiến trong chọn lựa nội các của Obama

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” – Hồ Chí Minh

 

    TĐH: Nhân ngày Quốc Khánh, mời các bạn đọc lại bài này trong loạt bài “Các diễn văn làm thay đổi thế giới”, để ôn lại một đoạn lịch sử đầu tranh cho độc lập của tổ quốc.

Các bạn thân mến,

Bài tuần này là 1 bài rất đặc biệt vì chúng ta sẽ tìm hiểu 3 bài diễn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến công cuộc chiến đấu dành độc lập và tìm kiếm hòa bình của dân tộc Việt Nam. Tiến trình dành độc lập và tìm kiếm hòa bình này đã đưa đến các cuộc chiến đấu chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ của quân đội Việt Minh 1945, và cuộc chiến đấu chống Mỹ với Đại thắng mùa xuân 1975, tạo nên hội chứng Việt nam (Vietnam Syndrome) trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Từ 1975 cho đến cuối thập niên 1990’s của thế kỷ 20, hội chứng Việt Nam đòi hỏi các chính khách Mỹ quan tâm đặc biệt đến việc sa lầy quân sự và chính trị khi đưa quân Mỹ tham chiến tại một quốc gia nào đó, và do đó làm giảm thiểu đến mức tối đa các hoạt động quân sự của Mỹ trên thế giới. Sang thế kỷ 21, với cuộc đánh bom 911 (Sept. 11, 2001) của al Qeada ở Mỹ. Mỹ lại bắt đầu có nhiều cuộc chiến trên thế giới (Afghanistan, Irag…), nhưng hội chứng Việt Nam vẫn luôn có mặt trong các tranh cãi trong nội bộ Mỹ mỗi khi Mỹ định lâm chiến bên ngoài: “Mỹ có nên nhúng tay vào quân sự ở nước… không, hay là lại bị sa lầy như ở VN trước đây?” (Ví dụ, Worse than Vietnam [about Afghanistan], http://opinionator.blogs.nytimes.com/2010/11/23/afghanistan-and-vietnam/; Iraq: Learning the lessons of Vietnam War, http://www.foreignaffairs.com/articles/61195/melvin-r-laird/iraq-learning-the-lessons-of-vietnam)

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” – Hồ Chí Minh

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Thời điểm để thương lượng đã đến – F. W. De Klerk

 

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tìm hiểu bài diễn văn chính thức chấm hết chế độ Apartheid của F W de Klerk (chúng ta có thể tìm hiểu về sự hình thành của chế độ Apartheid trong phần giới thiệu bài “Tôi là bị cáo đầu tiên” của Nelson Mandela)

Chế độ Apartheid bắt đầu từ năm 1948.

Từ năm 1960 đến giữa những năm 1970, chính phủ Nam Phi dùng Apartheid như một chính sách “tách biệt sự phát triển”. Người da đen chiếm 75% dân số nhưng chỉ quản lý 13% đất, chủ yếu ở các khu vực “được quy hoạch để mãi mãi là khu vực cấp thấp”. Người da trắng chiếm chưa đến 20% dân số nhưng chiếm giữ hơn 80% đất. Bạo lực, đình công, tẩy chay và biểu tình liên tiếp nổ ra phản đối Apartheid và luật thuộc địa của người da đen ở Mozambique và Angola.

Từ giữa những năm 1970 và 1980, chính phủ Nam Phi buộc phải thi hành một loại các cải cách và chấp nhận những người lao động da đen liên kết tạo các tổ chức và thừa nhận những hoạt động chính trị của phe đối lập. Hiến pháp năm 1984 cho phép người gốc châu Á và người da màu có mặt trong nghị viện, nhưng vẫn loại trừ người da đen gốc Phi (75% dân số).

Apartheid tiếp tục bị quốc tế lên án. Nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi. Các cuộc nổi dậy nổ ra ngày càng nhiều tại các thành phố đã làm tăng thêm sức ép đối với chính quyền Nam Phi. Tuy nhiên, tổng thống nhiệm kỳ 1984-1989 PW Botha là người rất kiên quyết theo chế độ Apartheid đẩy đất nước vào những xung đột kéo dài, và ông bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ
Năm 1989, F.W. de Klerk đắc cử tổng thống, và ngay đầu năm 1990, ông đã đọc bài diễn văn này trước quốc hội tuyên bố dẹp bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và thả Nelson Mandela – lãnh tụ đảng đối lập đang bị giam cầm.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Thời điểm để thương lượng đã đến – F. W. De Klerk

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do lựa chọn” – Mikhail Sergeyevich Gorbachyov

 

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thế giới từ 3 cực chuyển thành 2 cực: Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa, 2 khối tuy không đủ sức nuốt trọn lẫn nhau bằng quân sự, nhưng vẫn “gườm” nhau suốt 45 năm (1945-1991), gây ra một giai đoạn xung đột chính trị-căng thẳng quân sự-cạnh tranh kinh tế-chạy đua vũ trang, đó là giai đoạn chiến tranh lạnh.

Tuy 2 khối không đối đầu trực tiếp về quân sự, nhưng vẫn tạo ra rất nhiều xung đột như cuộc phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin năm 1961, Chiến tranh Việt Nam (1954–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989)

(Chiến tranh Việt Nam ở một góc độ nhất định vẫn được coi là 1 bộ phận của chiến tranh lạnh, do mỗi bên tham chiến (Miền Bắc và miền Nam Việt Nam) đều nhận được hỗ trợ lớn từ 2 khối Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa)

Cuối thập niên 1980, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Bang Xô Viết chấm dứt, nhiều nước thay đổi chính thể. Người góp phần lớn nhất cho các thay đổi này, là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov(Gorbachev), Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô.

Đánh giá về “công – tội” của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Gorbachev) luôn là điều không dễ, ngay cả đối với người Nga:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do lựa chọn” – Mikhail Sergeyevich Gorbachyov

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy giật sập bức tường này – Ronald Reagan

 

Các bạn thân mến,

Tuần này, chúng ta tìm hiểu về sự hình thành và chấm dứt của “Bức Tường Berlin” – một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức – thông qua bài diễn văn của tổng thống Mỹ Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy giật sập bức tường này”.

Năm 1945, chiến tranh thế giới 2 chấm dứt, nước Đức bị chia cắt thành 4 khu vực dưới quyền quản lý của Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ. Và thủ đô Berlin cũng bị chia cắt thành 4 khu vực tương ứng. Berlin nằm lọt trong khu vực chiếm đóng của Liên Xô, do đó, các nước Tư Bản chỉ có thể đến khu vực của mình trong Berlin bằng cách đi qua khu vực chiếm đóng của Liên Xô.

Các nước chiếm đóng cùng nhau thoả thuận sẽ tái thiết và thống nhất nước Đức trở lại.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành, các mâu thuẫn về đường lối kinh tế, chính trị phát sinh ngày càng lớn, các khối bắt đầu xây dựng nước Đức theo cách mình muốn.

Các nước Tư Bản hợp nhất khu vực của mình lại thành Tây Đức (West Germany) trong khi đó khu vực của Liên Xô trở thành Đông Đức (East Germany).

Với sự xa cách và thù địch của 2 khối, ranh giới của 2 nước Đức trở nên càng lúc càng quan trọng, vì nó còn là ranh giới của Tư Bản và Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN), của khối NATO và khối Vác-Sa-va (Warszawa), của EC (cộng đồng kinh tế châu Âu) và SEV (hội đồng tương trợ kinh tế XHCN). Biên giới này không người dân nào có thể vượt qua vì được bảo vệ cực kỳ cẩn thận.

Continue reading Các diễn văn làm thay đổi thế giới – Hãy giật sập bức tường này – Ronald Reagan

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tình yêu bắt đầu từ trong nhà” – Mẹ Têrêsa

 

Mẹ Teresa luôn là một hình tượng đặc biệt trong lòng những người biết đến bà. Bà đứng vào hàng ngũ các vĩ nhân không phải vì các chiến công hay tài năng đặc biệt, mà là sự bền bỉ, tận tuỵ hi sinh trong hơn 45 năm chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối.

Năm 1950, nữ tu 40 tuổi Teresa sau 3 năm chăm sóc người nghèo, đã lập ra 1 dòng tu mới, sau này trở thành Dòng Thừa Sai Bác ái (Missionaries of Charity), sứ mệnh của dòng tu này là “chăm sóc người đói khát, trần truồng, kẻ không nhà, người tàn tật, người mù, bệnh nhân phong, bất cứ ai đang cảm thấy thừa thãi, bị căm ghét, ruồng bỏ trong xã hội, những người đang là gánh nặng của xã hội và bị mọi người xa lánh.” dưới sự chấp thuận của toà thánh Vatican. Và bà cống hiến cả đời cho các hoạt động từ thiện cho đến khi mất vào năm 1997

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tình yêu bắt đầu từ trong nhà” – Mẹ Têrêsa

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy” — Khổng Tử

 

Khổng Tử - họa sĩ Ngô Đạo Từ, đời nhà Đường
Khổng Tử, còn gọi là Khổng Phu Tử, (551 – 479 TCN) là một nhà tư tưởng, triết gia, chính khách nổi tiếng của Trung quốc, có ảnh hưởng rộng lớn và sâu đậm với Trung quốc và các quốc gia Đông Á—Nhật, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Việt Nam. Những khái niệm căn bản trong luân lý con người như tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), các khái niệm về “người quân tử”, các khái niệm về “trung dung”—chừng mực trong mọi điều–là những mẫu mực sống cho những nền văn hóa ảnh hưởng “Khổng giáo” trong hơn 2000 năm.

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, sinh và sống vào thời Xuân thu trong lịch sử Trung quốc. Ông sinh trong một gia cảnh nghèo, dù là gia tộc vốn có dòng quan. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho, xuất nạp tiền lương. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử. ‘Tử’ ngoài ý nghĩa là ‘con’ ra còn có nghĩa là “Thầy”. Do vậy Khổng Tử là Thầy Khổng.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy” — Khổng Tử

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Hai tội ác lớn: Hận thù và ngu dốt” – Chaim Herzog 1975

 

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu vấn đề xung đột tại Trung Đông qua bài diễn văn của Herzog, Đại Sứ Israel trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Chủ nghĩa Do Thái (Zionism, hay Phòng trào Zion, hay Chủ Nghĩa Phục Quốc Do Thái).

Nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Trung Đông đã được đề cập trong bài giới thiệu trước đây về Golda Meir – với diễn văn “Hãy ngừng giết chóc! Để có được hòa bình”. Nên trong phần này, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về phong trào Zion và các sự kiện diễn ra khoảng từ năm 1939-1975 để rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của bài diễn văn của Herzog.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Hai tội ác lớn: Hận thù và ngu dốt” – Chaim Herzog 1975

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II

 


Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thế giới từ 3 cực Tư Bản – Phát Xít- CN Xã Hội thành thế giới 2 cực Tư Bản-CN Xã Hội

Tại những nước do Xô Viết đóng quân, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa được thành lập, tương tự các nước do Đồng Minh đóng quân sẽ theo chủ nghĩa Tư Bản. Thế giới xuất hiện 2 hệ thống quốc gia đối lập nhau và khởi đầu của Chiến Tranh Lạnh

Đến thập niên 80, các điểm yếu về kinh tế xã hội trong hệ thống xã hội của khối Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng bộc lộ rõ và dần dần thành tình trạng khủng hoảng kinh tế (bài viết này không đi vào phân tích các mâu thuẫn này, cũng không có ý so sánh hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa, vì cả 2 hệ thống này đều tồn tại trong lòng mình các mâu thuẫn riêng cần điều chỉnh để phát triển theo từng thời kỳ).

Ba Lan là nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa, từ năm 1980, Ba Lan bước vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế, xã hội. Công nghiệp đình trệ, lương thực, thực phẩm khan hiếm. Tháng 08 năm 1980, phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước lan rộng khắp Ba Lan. Uỷ Ban Đình Công Toàn Quốc được thành lập và tổ chức nhiều cuộc đình công

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tự do của người Ba Lan có cái giá quá đắt” – Giáo Hoàng John Paul II

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Từ miệng của Đấng Tối Thượng sinh ra các giáo sĩ Bà la môn” – Kinh Purusha của Ấn giáo

 

Ấn giáo là một trong những tôn giáo cổ nhất của thế giới, phát xuất từ Ấn Độ, như là một hỗn hợp của nhiều truyền thống khác nhau, không do một người sáng lập. Nguồn gốc Ấn giáo có thể bắt đầu từ đời đồ sắt ở Ấn Độ. Cho đến Thời Lịch Sử Vệ Đà (historical vedic period) chúng ta có Thánh Kinh Vệ Đà (the Védas) của Ấn giáo, là một trong những tập kinh cổ nhất viết bằng tiếng Phạn Sanskrist, khoảng năm 1500 đến năm 1000 trước công nguyên. Véda có nghĩa là “biết”. Kinh Vệ Đà được xem là kiến thức khai mở trực tiếp từ thần linh.

Một bài kinh nhỏ, nhưng rất quan trọng trong Kinh Vệ Đà tên là Purusha Sukta, tức là Kinh Purusha, nói về sự thành hình của vũ trụ và muôn loài. Purusha là Đấng Tối Thượng có 1000 đầu, 1000 mắt và 1000 chân. Từ thân thể của Đấng Tối Thượng sinh ra muôn loài, kể cả con người.

Kinh Purusha, với văn từ cực kỳ cổ, đôi khi rất khó hiểu. Đối với chúng ta, kinh Purusha có hai điểm đáng lưu ý:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Từ miệng của Đấng Tối Thượng sinh ra các giáo sĩ Bà la môn” – Kinh Purusha của Ấn giáo

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Điều những phụ nữ có giáo dục có thể làm – Indira Gandhi

 

Indira Gandhi, một trong 10 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo Livescience.

Dưới thời “trị vì” của bà, Ấn Độ đạt được những bước phát triển thần kỳ, nhưng để đạt được điều đó bà cũng đi ngược lại các quy tắc xã hội của Ấn Độ ngàn đời, để cuối cùng có 1 kết cục bi thảm cho bản thân mình.

Sau khi giành độc lập từ Anh, Ấn Độ là một nước nghèo đói, lạc hậu, cộng thêm rất nhiều các quy tắc tôn giáo chi phối và xung đột sắc tộc, khiến nhân dân Ấn Độ triền miên nghèo đói.

Trong bối cảnh đó, năm 1966, Indira Gandhi lên nắm quyền lực, và từ đó, bà liên tục chiến đấu vì những cải tổ cho Ấn Độ, những cải tổ của bà mạnh mẽ, đôi khi tác động đến tận gốc rễ của xã hội, tạo sức bật cho Ấn Độ ngày nay:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Điều những phụ nữ có giáo dục có thể làm – Indira Gandhi