“Bảo vệ toàn thể tạo vật, bảo vệ mỗi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, bảo vệ chính chúng ta” – Bài giảng Nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Pope Francis, 13/3/13

 

 

    TĐH: Đây là một bài diễn văn rất hay. Nói đến giải pháp yêu thương dịu dàng cho thế giới nhiều nhiễu loạn của chúng ta. Mọi người nên đọc. Bài này đã được một số dịch giả dịch, nhưng các bài dịch đó phá bài diễn văn rất nhiều. Theo lời yêu cầu của bà xã, mình dịch sang tiếng Việt để bà đầm làm PPS. Mình post lên đây luôn để chia sẻ với các bạn.

 

Bài giảng Nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Ngày 19 tháng 3 năm 2013

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm tạ Chúa cho tôi được làm Thánh Lễ này để bắt đầu sứ vụ Phêrô ngay trong ngày lễ thánh Giuse, hôn phu của Trinh Nữ Maria và là thánh quan thầy của Giáo hộị hoàn vũ. Đây là một trùng hợp đầy ý nghĩa, và cũng là ngày lễ thánh bổn mạng của giáo hoàng tiền nhiệm đáng kính của tôi: Chúng ta gần gũi ngài với cầu nguyện, đầy thương mến và cảm tạ.

Nồng nhiệt chào mừng các anh em hồng y và giám mục, linh mục, phó tế, anh chị em tu sĩ và tất cả anh chị em tín hữu. Cảm ơn các vị đại diện của các giáo hộị và cộng đồng tu sĩ khác, cũng như đại diện của cộng đồng Do thái và các cộng đồng tôn giáo khác, đã có mặt tại đây hôm nay. Chào mừng lãnh đạo các quốc gia và chính phủ, các phái đoàn chính thức của nhiều nước trên thế giới, và các phái đoàn ngoại giao.

Chúng ta đã nghe trong Phúc Âm rằng: “Giuse làm theo lệnh của thiên thần của Chúa và nhận Maria làm vợ” (Mt. 1:24). Những lời này nói đến sứ mệnh Chúa giao cho Giuse: Giuse phải là người bảo vệ. Bảo vệ ai? Bảo vệ Maria và Giêsu; nhưng sự bảo vệ này được nới rộng ra đến Giáo Hội, như chân phước Gioan Phaolô 2 đã chỉ ra: “Như đã từng chăm sóc yêu mến Maria và tận hiến đời mình để nuôi dưỡng Giêsu, thánh Giuse cũng canh giữ và bảo vệ Thân Thể Mầu Nhiệm của Giêsu, tức là Giáo hội, mà trong đó Trinh Nữ Maria là hình ảnh và gương mẫu (Redemptoris Custos, 1).

Giuse đã thực hiện vai trò bảo vệ như thế nào? Một cách kín đáo, khiêm tốn và âm thầm, nhưng luôn luôn có mặt và tuyệt đối trung thành, kể cả khi chính Giuse cảm thấy khó hiểu. Từ lúc đính hôn với Maria cho đến khi tìm thấy Giêsu lúc 12 tuổi trong Đền Thánh Jerusalem, Giuse luôn có đó trong mỗi giây phút với chăm sóc yêu thương. Là một người chồng, Giuse luôn ở cạnh Maria, lúc thanh thản cũng như lúc khó khăn; trên hành trình về Bethlehem để kiểm tra dân số cũng như những giờ phút hồi hộp và vui mừng lúc Maria sinh nở; giữa cuộc chạy trốn bi thảm qua Ai Cập hay lúc đôn đáo tìm con trong Đền Thờ; cũng như sau đó trong đời sống gia đình hàng ngày ở Nazareth, trong gian chái nơi Giuse dạy Giêsu nghề mộc.

Thánh Giuse đã đáp ứng thế nào với ơn gọi làm người bảo vệ Maria, Giêsu và Giáo hội? Thưa, bằng cách luôn luôn để tâm đến Chúa, mở lòng để nhận những dấu hiệu hiện diện của Chúa và chấp nhận các kế hoạch của Chúa, không phải là kế hoạch của riêng mình. Đây chính là điều Chúa đã đòi hỏi Đavít như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Chúa không muốn một căn nhà do con người xây, nhưng Chúa muốn con người trung tín với lời Chúa, với kế hoạch của Chúa. Chính Chúa xây nhà, nhưng bằng những viên đá sống, mang dấu ấn của Thánh Linh Chúa. Giuse là “người bảo vệ” vì Giuse lắng nghe tiếng nói của Chúa và để cho ý Chúa dẫn đường; vì thế Giuse rất nhạy cảm đối với những người Giuse được giao nhiệm vụ canh giữ an toàn. Giuse có thể nhìn mọi sự một cách thực tế, hiểu được mọi sự quanh mình, có thể làm những quyết định thông minh. Trong thánh Giuse, các bạn thân mến, chúng ta học cách đáp ứng tiếng gọi của Chúa, sẵn sàng và tự nguyện, nhưng chúng ta cũng thấy rõ cốt lõi sứ mệnh của người Kitô, đó chính là Chúa Cứu Thế. Hãy bảo vệ Chúa Cứu Thế trong đời sống của chúng ta, để chúng ta có thể bảo vệ người khác, để chúng ta có thể bảo vệ mọi tạo vật!

Nhưng sứ mệnh làm “người bảo vệ” không chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta, mà còn có một chiều kích cao hơn, đó là chiều kích con người, liên hệ đến tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là bảo vệ tất cả mọi tạo vật, bảo vệ vẻ đẹp của vũ trụ đã được tạo lập, như Sách Sáng Thế Ký nói với chúng ta và như thánh Phanxicô Assisi chỉ cho chúng ta. Có nghĩa là tôn trọng mỗi tạo vật của Chúa và tôn trọng môi trường chúng ta đang sống. Có nghĩa là bảo vệ mọi người, biểu lộ quan tâm yêu mến đến mỗi người và tất cả mọi người, nhất là trẻ em, người già, và những người thiếu thốn, là những người mà chúng ta thường ít nghĩ đến nhất. Có nghĩa là chăm sóc nhau trong gia đình: vợ chồng trước hết bảo vệ nhau, và rồi, làm cha mẹ, thì chăm sóc con cái, và con cái, đến lúc của mình, thì bảo vệ cha mẹ. Có nghĩa là, xây dựng tình bạn chân thật trong đó chúng ta bảo vệ nhau trong tin tưởng, tôn trọng, và điều thiện. Cuối cùng thì, mọi sự đã được giao cho chúng ta bảo vệ, và tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm về việc đó. Hãy là người bảo vệ những món quà của Chúa!

Khi nào con người không sống đủ với trách nhiệm này, khi nào chúng ta không chăm sóc mọi tạo vật và các anh chị em của chúng ta, con đường hủy diệt sẽ mở ra và trái tim chúng ta thành chai đá. Đau đớn thay, trong mọi thời đại của lịch sử đều có các “vua Hêrôđê” lập mưu lập kế để tạo ra chết chóc, hủy hoại, và bóp méo bộ mặt của con người.

Làm ơn! Tôi xin hỏi tất cả các vị đang ở trong các địa vị có trách nhiệm về kinh tế, chính trị và xã hội, và tất cả mọi người thiện tâm: Chúng ta hãy là những “người bảo vệ” tạo vật, những người bảo vệ kế hoạch của Chúa đã khắc sâu trên thiên nhiên, những người bảo vệ nhau và bảo vệ môi trường. Đừng cho phép các điềm xấu của hủy diệt và chết chóc đi cùng hàng với sự tiến triển của thế giới! Nhưng là “người bảo vệ”, chúng ta phải canh giữ chính mình! Đừng quên rằng oán ghét, ganh tị và kiêu căng làm cho đời sống ta thành dơ bẩn! Làm người bảo vệ, như vậy, có nghĩa là canh giữ cảm xúc của chúng ta, canh giữ trái tim của chúng ta, bởi vì trái tim là ngai vàng của thiện ý hay ác ý: những ý tưởng có thể xây lên hoặc đập xuống! Chúng ta đừng sợ điều thiện, và cũng đừng sợ sự dịu dàng!

Tôi muốn nói thêm một điều ở đây: quan tâm, bảo vệ, đòi hỏi điều thiện, đòi hỏi một dịu dàng nhất định nào đó. Trong các Phúc Âm, thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ và can đảm, một người lao động, nhưng trong trái tim Giuse, chúng ta thấy sự dịu dàng rất lớn, và đó không phải là đức hạnh của người yếu đuối mà là dấu hiệu của sức mạnh tinh thần và khả năng lo lắng, từ ái, thật sự rộng mở với mọi người, và yêu thương. Chúng ta đừng sợ điều thiện, đừng sợ sự dịu dàng!

Hôm nay, cùng với việc mừng lễ thánh Giuse, chúng ta cũng mừng ngày khởi đầu sứ vụ của tân giám mục Rôma, người thừa kế thánh Phêrô, có liên quan đến một ít quyền lực. Chắc chắc là Chúa Giêsu Kitô trao quyền lực cho Phêrô, nhưng quyền lực gì vậy? Ba câu hỏi của Giêsu cho Phêrô về tình yêu có ba mệnh lệnh đi theo: nuôi cừu non của thầy, nuôi cừu lớn của thầy. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng quyền lực chính thống là phục vụ, và Giáo Hoàng cũng thế, khi sử dụng quyền lực, phải bước hoàn toàn vào phục vụ đó mà đỉnh điểm sáng chói là Thập giá. Giáo Hoàng phải được gợi hứng bởi sự phục vụ trung thành, cụ thể và thấp hèn của thánh Giuse và, cũng như thánh Giuse, Giáo Hoàng phải mở rộng vòng tay để bảo vệ mọi con cái Chúa và với nhân ái dịu dàng ôm ấp toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người nghèo nhất, yếu nhất, nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu liệt kê trong phán xét cuối cùng về tình yêu: người đói, người khát, người xa lạ, người trần truồng, người bệnh, và người tù tội (Mt 20:31-46). Chỉ những người phục vụ với tình yêu mới có thể bảo vệ.

Trong bài đọc thứ hai, thánh Phaolô nói đến Abraham, người “chỉ hy vọng trong tuyệt vọng, mà vẫn tin” (Rm. 4.18). Hy vọng trong tuyệt vọng! Hôm nay cũng thế, giữa bao nhiêu tối tăm, chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và phải là người mang hy vọng đến cho người khác. Bảo vệ tạo vật, bảo vệ mỗi người, nhìn mỗi người với sự dịu dàng và tình yêu, đó chính là mở ra một chân trời hy vọng; đó chính là tạo một luồng ánh sáng xuyên qua những đám mây nặng trĩu; đó chính là mang lại niềm ấm áp của hy vọng! Cho mọi tín hữu, cho những người Kitô chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang đến được đặt lên chân trời của Chúa, là chân trời đã mở ra trước mặt chúng ta trong Chúa Cứu Thế. Đó là một hy vọng được xây trên đá tảng, là Chúa.

Bảo vệ Giêsu với Maria, bảo vệ toàn thể tạo vật, bảo vệ mỗi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, bảo vệ chính chúng ta: đây là một phục vụ mà giám mục của Rôma được gọi để làm, nhưng là một phục vụ mà tất cả chúng ta đều được gọi, để ngôi sao hy vọng sẽ chói sáng. Chúng ta hãy bảo vệ, với tình yêu, tất cả những gì Chúa đã cho chúng ta.

Tôi xin lời cầu nguyện phụ trợ của Đức Trinh Nữ Maria, thánh Giuse, thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Phanxicô, để Thánh Linh Chúa đi cùng tôi trong sứ vụ của tôi, và tôi xin tất cả anh chị em cầu nguyện cho tôi! Amen

(Trần Đình Hoành dịch từ tiếng Anh)

 

Homily of the Holy Father at the Inauguration of his Papal Ministry, 19 March 2013

Dear Brothers and Sisters,

I thank the Lord that I can celebrate this Holy Mass for the inauguration of my Petrine ministry on the solemnity of Saint Joseph, the spouse of the Virgin Mary and the patron of the universal Church. It is a significant coincidence, and it is also the name-day of my venerable predecessor: we are close to him with our prayers, full of affection and gratitude.

I offer a warm greeting to my brother cardinals and bishops, the priests, deacons, men and women religious, and all the lay faithful. I thank the representatives of the other Churches and ecclesial Communities, as well as the representatives of the Jewish community and the other religious communities, for their presence. My cordial greetings go to the Heads of State and Government, the members of the official Delegations from many countries throughout the world, and the Diplomatic Corps.

In the Gospel we heard that “Joseph did as the angel of the Lord commanded him and took Mary as his wife” (Mt 1:24). These words already point to the mission which God entrusts to Joseph: he is to be the custos, the protector. The protector of whom? Of Mary and Jesus; but this protection is then extended to the Church, as Blessed John Paul II pointed out: “Just as Saint Joseph took loving care of Mary and gladly dedicated himself to Jesus Christ’s upbringing, he likewise watches over and protects Christ’s Mystical Body, the Church, of which the Virgin Mary is the exemplar and model” (Redemptoris Custos, 1).

How does Joseph exercise his role as protector? Discreetly, humbly and silently, but with an unfailing presence and utter fidelity, even when he finds it hard to understand. From the time of his betrothal to Mary until the finding of the twelve-year-old Jesus in the Temple of Jerusalem, he is there at every moment with loving care. As the spouse of Mary, he is at her side in good times and bad, on the journey to Bethlehem for the census and in the anxious and joyful hours when she gave birth; amid the drama of the flight into Egypt and during the frantic search for their child in the Temple; and later in the day-to-day life of the home of Nazareth, in the workshop where he taught his trade to Jesus.

How does Joseph respond to his calling to be the protector of Mary, Jesus and the Church? By being constantly attentive to God, open to the signs of God’s presence and receptive to God’s plans, and not simply to his own. This is what God asked of David, as we heard in the first reading. God does not want a house built by men, but faithfulness to his word, to his plan. It is God himself who builds the house, but from living stones sealed by his Spirit. Joseph is a “protector” because he is able to hear God’s voice and be guided by his will; and for this reason he is all the more sensitive to the persons entrusted to his safekeeping. He can look at things realistically, he is in touch with his surroundings, he can make truly wise decisions. In him, dear friends, we learn how to respond to God’s call, readily and willingly, but we also see the core of the Christian vocation, which is Christ! Let us protect Christ in our lives, so that we can protect others, so that we can protect creation!

The vocation of being a “protector”, however, is not just something involving us Christians alone; it also has a prior dimension which is simply human, involving everyone. It means protecting all creation, the beauty of the created world, as the Book of Genesis tells us and as Saint Francis of Assisi showed us. It means respecting each of God’s creatures and respecting the environment in which we live. It means protecting people, showing loving concern for each and every person, especially children, the elderly, those in need, who are often the last we think about. It means caring for one another in our families: husbands and wives first protect one another, and then, as parents, they care for their children, and children themselves, in time, protect their parents. It means building sincere friendships in which we protect one another in trust, respect, and goodness. In the end, everything has been entrusted to our protection, and all of us are responsible for it. Be protectors of God’s gifts!

Whenever human beings fail to live up to this responsibility, whenever we fail to care for creation and for our brothers and sisters, the way is opened to destruction and hearts are hardened. Tragically, in every period of history there are “Herods” who plot death, wreak havoc, and mar the countenance of men and women.

Please, I would like to ask all those who have positions of responsibility in economic, political and social life, and all men and women of goodwill: let us be “protectors” of creation, protectors of God’s plan inscribed in nature, protectors of one another and of the environment. Let us not allow omens of destruction and death to accompany the advance of this world! But to be “protectors”, we also have to keep watch over ourselves! Let us not forget that hatred, envy and pride defile our lives! Being protectors, then, also means keeping watch over our emotions, over our hearts, because they are the seat of good and evil intentions: intentions that build up and tear down! We must not be afraid of goodness or even tenderness!

Here I would add one more thing: caring, protecting, demands goodness, it calls for a certain tenderness. In the Gospels, Saint Joseph appears as a strong and courageous man, a working man, yet in his heart we see great tenderness, which is not the virtue of the weak but rather a sign of strength of spirit and a capacity for concern, for compassion, for genuine openness to others, for love. We must not be afraid of goodness, of tenderness!

Today, together with the feast of Saint Joseph, we are celebrating the beginning of the ministry of the new Bishop of Rome, the Successor of Peter, which also involves a certain power. Certainly, Jesus Christ conferred power upon Peter, but what sort of power was it? Jesus’ three questions to Peter about love are followed by three commands: feed my lambs, feed my sheep. Let us never forget that authentic power is service, and that the Pope too, when exercising power, must enter ever more fully into that service which has its radiant culmination on the Cross. He must be inspired by the lowly, concrete and faithful service which marked Saint Joseph and, like him, he must open his arms to protect all of God’s people and embrace with tender affection the whole of humanity, especially the poorest, the weakest, the least important, those whom Matthew lists in the final judgment on love: the hungry, the thirsty, the stranger, the naked, the sick and those in prison (cf. Mt 25:31-46). Only those who serve with love are able to protect!

In the second reading, Saint Paul speaks of Abraham, who, “hoping against hope, believed” (Rom 4:18). Hoping against hope! Today too, amid so much darkness, we need to see the light of hope and to be men and women who bring hope to others. To protect creation, to protect every man and every woman, to look upon them with tenderness and love, is to open up a horizon of hope; it is to let a shaft of light break through the heavy clouds; it is to bring the warmth of hope! For believers, for us Christians, like Abraham, like Saint Joseph, the hope that we bring is set against the horizon of God, which has opened up before us in Christ. It is a hope built on the rock which is God.

To protect Jesus with Mary, to protect the whole of creation, to protect each person, especially the poorest, to protect ourselves: this is a service that the Bishop of Rome is called to carry out, yet one to which all of us are called, so that the star of hope will shine brightly. Let us protect with love all that God has given us!

I implore the intercession of the Virgin Mary, Saint Joseph, Saints Peter and Paul, and Saint Francis, that the Holy Spirit may accompany my ministry, and I ask all of you to pray for me! Amen.

Read more: http://www.ncregister.com/blog/edward-pentin/pope-franciss-inaugural-mass-full-text#ixzz2OZtRpgVL

5 thoughts on ““Bảo vệ toàn thể tạo vật, bảo vệ mỗi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, bảo vệ chính chúng ta” – Bài giảng Nhậm chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”

  1. Cám ơn anh Hòanh đã bỏ giờ dịch cho nhà Chuối một bài diễn văn rất ý nghĩa, em thích nhất đọan này

    “Bảo vệ Giêsu với Maria, bảo vệ toàn thể tạo vật, bảo vệ mỗi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, bảo vệ việc chính chúng ta: đây là một phục vụ mà giám mục của Roma được gọi để làm, nhưng là một phục vụ mà tất cả chúng ta đều được gọi, để ngôi sao hy vọng sẽ chói sáng. Chúng ta hãy bảo vệ, với tình yêu, tất cả những gì Chúa đã cho chúng ta. “

    Like

  2. Cảm ơn Tâm.

    Đó cũng là đoạn anh thích nhất trong bài diễn văn.

    và đoạn này là tinh yếu của lãnh đạo: “Chúng ta đừng bao giờ quên rằng quyền lực chính thống là phục vụ, và Giáo Hoàng cũng thế, khi sử dụng quyền lực, phải bước hoàn toàn vào phục vụ đó.”

    Đó cũng là tinh thần bài Lãnh đạo phục vụ anh viết trước đây.

    Và đoạn dưới đây là trung tâm điểm của thần học Kitô:

    Thánh Giuse đã đáp ứng thế nào với ơn gọi làm người bảo vệ Maria, Giêsu và Giáo hội? Thưa, bằng cách luôn luôn để tâm đến Chúa, mở lòng để nhận những dấu hiệu hiện diện của Chúa và chấp nhận các kế hoạch của Chúa, không phải là kế hoạch của riêng mình. Đây chính là điều Chúa đã đòi hỏi Đavít như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Chúa không muốn một căn nhà do con người xây, nhưng Chúa muốn con người trung tín với lời Chúa, với kế hoạch của Chúa.

    Chính Chúa xây nhà, nhưng bằng những viên đá sống, mang dấu ấn của Thánh Linh Chúa.

    Giuse là “người bảo vệ” vì Giuse lắng nghe tiếng nói của Chúa và để cho ý Chúa dẫn đường; vì thế Giuse rất nhạy cảm đối với những người Giuse được giao nhiệm vụ canh giữ an toàn. Giuse có thể nhìn mọi sự một cách thực tế, hiểu được mọi sự quanh mình, có thể làm những quyết định thông minh.

    Trong thánh Giuse, các bạn thân mến, chúng ta học cách đáp ứng tiếng gọi của Chúa, sẵn sàng và tự nguyện, nhưng chúng ta cũng thấy rõ cốt lõi sứ mệnh của người Kitô, đó chính là Chúa Cứu Thế. Hãy bảo vệ Chúa Cứu Thế trong đời sống của chúng ta, để chúng ta có thể bảo vệ người khác, để chúng ta có thể bảo vệ mọi tạo vật!

    Like

  3. Hôm đó, em có xem trực tiếp lễ nhậm chức của Ngài. Em xem qua đài nước ngoài, có hỗ trợ cả phiên dịch tiếng anh mà chẳng hiểu gì anh ạ. Hi.
    Tinh thần đơn sơ, bác ái của Ngài lần nữa được thể hiện, qua bài viết này.
    Em cảm ơn anh.

    Like

  4. Cám ơn anh Hoành,

    Đọc bài này em có thể hiểu được về sự dịu dàng, tinh thần phục vụ tận hiến, tinh yếu của lãnh đạo và trung tâm điểm của thần học Kitô.
    Cám ơn Chúa vì đã ban cho nhân loại thêm một lãnh đạo tinh thần vĩ đại để tiếp tục trung tín với con đường mà Ngài đã chọn và mong muốn con người trung tín với con đường đó.
    Nhà đã xây, và đã ban cho con người, bây giờ, chỉ việc nhạy cảm với ý định thiêng liêng mà Ngài đã mặc khải cách đây hơn 2000 năm, để trở thành viên đá sống, bảo vệ những gì Chúa đã ban.

    Like

Leave a comment