Bài diễn văn của Tổng thống Obama về Syria

obama

 

Bài diễn văn của Tổng thống Obama về Syria
Ngày 10 tháng 9 năm 2013

Phạm Thu Hương và Trần Đình Hoành dịch

TỔNG THỐNG OBAMA:

Các bạn Mỹ của tôi, tối nay tôi muốn nói với các bạn về Syria, tại sao chuyện đó quan trọng và chúng ta đi đâu từ đây.

Hai năm qua, loạt cuộc biểu tình ôn hòa phản đối chính quyền áp bức của Tổng thống Bashar al-Assad đã chuyển thành cuộc nội chiến bạo tàn. Hơn 100.000 người chết. Hàng triệu người rời khỏi đất nước. Trong thời gian đó, nước Mỹ đã làm việc với các đồng minh để tiếp tế các trợ giúp nhân đạo, để giúp phe đối lập ôn hòa, và để sắp xếp một giải pháp chính trị, nhưng tôi đã chống lại những yêu cầu tấn công quân sự vì chúng ta không thể giải quyết nội chiến của nước khác bằng vũ lực, đặc biệt là sau một thập niên chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Nhưng tình hình đã thay đổi sâu sắc vào ngày 21 tháng Tám, khi chính quyền Assad dùng khí độc làm chết hơn 1.000 người, trong đó có hàng trăm trẻ em. Hình ảnh vụ thảm sát này thật kinh hoàng: đàn ông, phụ nữ, trẻ em nằm hàng dãy, chết vì khí độc, những người khác sùi bọt mép, há hốc miệng cố lấy hơi thở, một người cha ôm xác những đứa con, van xin các em thức dậy và bước đi.

Trong đêm kinh hoàng đó, thế giới đã thấy, với những chi tiết kinh khủng, bản chất của vũ khí hóa học và lý do tại sao đại đa số nhân loại đã tuyên bố cấm [các loại vũ khí này], một tội ác chống lại nhân loại và vi phạm luật chiến tranh.

Quá khứ không luôn luôn tồi tệ như thế. Trong Thế chiến thứ nhất, lính Mỹ nằm trong số hàng ngàn người chết vì khí độc trong các chiến hào ở châu Âu. Trong Thế chiến thứ hai, Đức quốc xã đã dùng hơi ngạt để gây nên nỗi kinh hoàng Hỏa Lò (Holocaust). Vì những vũ khí này có thể giết người trên quy mô lớn, mà không có phân biệt giữa binh lính và trẻ em, nên thế giới văn minh đã dành một thế kỷ làm việc để cấm chúng. Và vào năm 1997, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận với tỉ số phiếu rất lớn quy ước quốc tế cấm sử dụng vũ khí hóa học, và ngày nay đã có đến 189 quốc gia chấp thuận quy ước đó, đại điện cho 98% nhân loại.

Vào ngày 21 tháng Tám, những luật lệ cơ bản này bị vi phạm, cùng với cảm giác của chúng ta về một cộng đồng nhân loại. Chẳng ai chối chuyện vũ khí hóa học đã dùng ở Syria. Thế giới đã xem hàng ngàn video, hình ảnh chụp bằng điện thoại di động, các thông tin các trên mạng truyền thông xã hội về cuộc tấn công, và các tổ chức thiện nguyện kể các câu chuyện về những bệnh viện chật ních người có triệu chứng ngộ độc khí.

Hơn nữa, chúng ta biết chính quyền Assad phải chịu trách nhiệm. Trong những ngày trước 21 tháng Tám, chúng ta biết chuyện nhân viên vũ khí hóa học của Assad đã chuẩn bị cuộc tấn công gần nơi họ trộn khí sarin. Họ phân phát mặt nạ phòng độc cho quân lính của họ. Sau đó, họ bắn tên lửa từ vùng thuộc kiểm soát-của-chính quyền đến 11 khu dân cư, nơi mà chính quyền đã cố gắng quét sạch quân đối lập. Ngay sau khi những tên lửa đó đâm xuống, hơi độc bay ra, và các bệnh viện ngập đầy người chết và người bị thương.

Chúng ta biết những nhân vật cấp cao trong guồng máy quân sự của Assad đã xem lại kết quả cuộc tấn công và bên chính quyền đã tăng nã pháo vào cùng những khu dân sự đó những ngày sau đó. Chúng ta cũng nghiên cứu mẫu máu và tóc của người dân tại nơi có xét nghiệm dương tính với sarin.

Khi người độc tài làm chuyện tàn nhẫn, họ lệ thuộc vào việc thế giới sẽ tảng lờ sang hướng khác cho đến khi những hình ảnh kinh hoàng đó mờ dần khỏi trí nhớ. Nhưng những chuyện này đã xảy ra. Sự thật không thể chối cãi.

Câu hỏi lúc này là nước Mỹ và cộng đồng quốc tế đang chuẩn bị để làm gì cho việc đó, bởi vì chuyện xảy ra với những người này –những em bé này – không chỉ là một vi phạm luật quốc tế, mà còn là mối đe doạ tới an ninh chúng ta. Để tôi giải thích tại sao.

Nếu chúng ta không hành động, chính quyền Assad sẽ thấy chẳng có lý do gì để ngưng dùng vũ khí hóa học. Khi lệnh cấm chống những vũ khí này bị gặm mòn, những bạo chúa khác sẽ chẳng có lý do gì để suy nghĩ cẩn thận về việc lấy khí độc và sử dụng. Theo thời gian, quân đội chúng ta có thể một lần nữa đối diện khả năng bị chiến tranh hóa học ở chiến trường, và có thể dễ hơn cho các tổ chức khủng bố kiếm được các vũ khí này và dùng chúng để tấn công thường dân.

Nếu cuộc chiến lan ra ngoài biên giới Syria, vũ khí này có thể đe dọa các nước đồng minh như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Do Thái. Và chuyện không đứng dậy chống sử dụng vũ khí hóa học có thể làm yếu việc cấm dùng các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác và có thể khuyến khích đồng minh của Assad, Iran, phải quyết định hoặc lờ luật quốc tế bằng cách xây dựng vũ khí hạt nhân hoặc đi theo một con đường hòa bình hơn.

(Phạm Thu Hương dịch đến đây)

Đây không phải là một thế giới chúng ta nên chấp nhận. Đó chính là điều có thể bị lâm nguy. Và đó là lý do tại sao, sau khi suy tính kỹ lưỡng, tôi quyết địnhh rằng, vì quyền lợi an ninh quốc gia của nước Mỹ, [chúng ta] đáp trả việc dùng vũ khí hóa học của chính quyền Assad bằng một cuộc tấn công quân sự vào những tiêu điểm định sẵn. Mục đích của cuộc tấn công này là để răn đe Assad không dùng vũ khí hóa học, giảm thiểu khả năng sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Assad, và để nói rõ với thế giới là chúng ta sẽ không chấp nhận việc dùng vũ khí hóa học.

Đó là phán đoán của tôi như là Tổng tư lệnh quân đội. Nhưng tôi cũng là Tổng thống của nền dân chủ lập hiến già nhất thế giới. Cho nên, dù tôi có quyền ra lệnh tấn công quân sự, tôi tin việc làm đúng là, khi không có đe dọa trực tiếp hay khẩn cấp vào an ninh của chúng ta, thì đưa việc thảo luận này đến Quốc hội. Tôi tin là nền dân chủ của chúng ta mạnh hơn khi Tổng thống hành động với sự hỗ trợ của Quốc hội. Và tôi tin rằng nước Mỹ hành động hiệu quả hơn ở nước ngoài khi chúng ta đứng cùng với nhau.

Điều này đặc biệt đúng sau một thập niên đặt vào tay Tổng thống càng ngày càng nhiều quyền khởi chiến, và đặt lên vai các chiến binh càng ngày càng nhiều gánh nặng, trong khi dẹp sang một bên đại biểu của nhân dân trong những quyết định quan trọng về việc khi nào thì chúng ta có thể dùng vũ lực.

Bây giờ, tôi biết sau những tổn thất khủng khiếp ở Iraq và Afghanistan, ý tưởng về bất kì hành động quân sự nào, dù giới hạn nhỏ đến đâu, đều chẳng được nhiều người ưa chuộng. Rốt cuộc là tôi đã dùng hết 4 năm rưỡi để chấm dứt các cuộc chiến, không phải để khởi chiến. Binh lính của chúng ta đang trở về từ Afghanistan. Và tôi biết người Mỹ muốn tất cả chúng tôi ở Washington – đặc biệt là tôi – tập trung và việc xây dựng đất nước của chúng ta ở đây, ngay trong nhà: đưa người thất nghiệp làm việc lại, giáo dục con em chúng ta, phát triển giới trung lưu.

Cho nên chẳng ngạc nhiên gì khi các bạn hỏi các câu hỏi khó khăn. Vậy hãy để tôi trả lời vài câu hỏi quan trọng nhất mà tôi đã được nghe từ các đại biểu Quốc hội và từ các lá thư các bạn đã gửi đến tôi.

Trước hết, nhiều bạn hỏi, chẳng lẽ chuyện này không đưa chúng ta vào một con dốc trơn trượt xuống một cuộc chiến khác? Một bạn viết rằng chúng ta “vẫn đang hồi phục từ việc nhúng tay vào Iraq.” Một bạn cựu binh viết thẳng thừng hơn: “Đất nước này rất bệnh hoạn và mệt mỏi với chiến tranh.”

Câu trả lời của tôi rất giản dị: Tôi sẽ không đặt giày Mỹ trên đất Syria. Tôi sẽ không đi theo một hành vi lửng lơ không kết thúc như Iraq hay Afghanistan. Tôi sẽ không đi theo một chiến dịch dùng không quân dài hạn như Libya hay Kosovo. Đây là một cuộc tấn công để đạt được một mục tiêu rõ ràng: Răn đe sự sử dụng vũ khí hóa học, và giảm thiểu khả năng của Assad.

Các bạn khác hỏi là có đáng công làm việc không, nếu chúng ta không tiêu diệt Assad. Như vài đại biểu Quốc hội đã nói: “Chỉ hoài công tấn công như “châm kim” ở Syria.”

Để tôi nói rõ một điều: Quân đội nước Mỹ không châm kim. Ngay cả một cuộc tấn công có giới hạn cũng sẽ gửi đến Assad một thông điệp mà không nước nào có thể gửi. Tôi không nghĩ là chúng ta nên dùng vũ lực để lật đổ một nhà độc tài—chúng ta đã học bài học Iraq là nếu làm thế chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ đến sau đó. Nhưng một cuộc tấn công với các mục tiêu định trước có thể làm cho Assad, hay bất kì nhà độc tài nào, suy nghĩ lại cẩn thận hơn trước khi dùng vũ khí hóa học.

Những câu hỏi khác liên hệ đến những cơ nguy bị trả thù. Chúng ta không gạt bỏ đe dọa này, nhưng chính quyền Assad không có khả năng để đe đọa quân đội của chúng ta một cách nghiêm trọng. Bất kì cách trả thù nào mà họ tìm thì cũng chỉ như các đe dọa mà chúng ta đang đối diện hàng ngày. Và Assad và đồng minh của hắn không muốn nâng cao chiến tranh, vì đó là đưa hắn đến sụp đổ. Và đồng minh cùa chúng ta, Do Thái, có thể tự bảo vệ với một lực lượng vượt trội, cũng như với sự hỗ trợ không lung lay của nước Mỹ.

Nhiều bạn hỏi một câu hỏi rộng hơn: Tại sao chúng ta muốn dính dấp vào một nơi quá phức tạp, và nơi mà – như là một bạn viết cho tôi – “những kẻ đến sau Assad có thể là kẻ thù của nhân quyền?”

Đúng là một vài đối thủ của Assad là người cực đoan. Nhưng al Qaeda sẽ tìm sức mạnh trong một nước Syria hỗn loạn nếu người ta thấy thế giới không làm gì để phòng ngừa việc thường dân vô tội bị đánh khí độc đến chết. Đa số dân Syria – và phe đối lập Syria mà chúng ta đang làm việc cùng – chỉ muốn sống trong hòa bình, phẩm giá, và tự do. Và ngay sau ngày chúng ta có hành động quân sự, chúng ta sẽ cố gắng gấp đôi để đạt được một giải pháp chính trị có thể tạo sức mạnh cho những người không chấp nhận vũ lực của độc tài và cực đoan.

Cuối cùng nhiều bạn hỏi: Tại sao không để cho các nước khác lo, hay tìm các giải pháp không cần vũ lực? Như vài bạn viết cho tôi, “Chúng ta không nên là cảnh sát của thế giới”.

Tôi đồng ý, và tôi có ý muốn rất sâu nặng về những giải pháp hòa bình. Hai năm nay, chính quyền của tôi đã thử ngoại giao và trừng phạt, đe dọa và điều đình – nhưng vũ khí hóa học vẫn được chính quyền Assad sử dụng.

Tuy nhiên, vài ngày mới đây, chúng ta đã thấy một số dấu hiệu lạc quan. Một phần là nhờ đe dọa rất đáng tin về một hành xử quân sự của Mỹ, cũng như các thảo luận xây dựng giữa Tổng thống Putin và tôi, chính phủ Nga đã tỏ ý muốn cùng với cộng đồng quốc tế thúc đẩy Assad rời bỏ vũ khí hóa học. Chính quyền Assad bây giờ đã nhận là có vũ khí hóa học, và ngay cả nói là họ sẽ tham dự vào Hiệp Ước Vũ Khí Hóa Học cấm dùng vũ khí hóa học.

Quá sớm để có thể nói được là đề nghị này sẽ thành công hay không, và mọi thỏa thuận phải xác minh được là chính quyền Assad giữ lời hứa. Nhưng sáng kiến này có tiềm năng xóa bỏ sự đe dọa của vũ khí hóa học mà không phải dùng vũ lực, nhất là vì Nga là một trong những đồng minh mạnh nhất của Assad.

Vì vậy tôi đã yêu cầu các lãnh đạo Quốc hội tạm ngưng bỏ phiếu cho phép sử dụng vũ lực, trong khi chúng ta đang theo đường ngoại giao này. Tôi đang gửi Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry sang gặp người đồng nhiệm Nga ngày thứ năm, và tôi sẽ tiếp tục thảo luận với Tổng thống Putin. Tôi đã nói chuyện với lãnh đạo của hai đồng mình thân cận nhất của chúng ta, Pháp và Anh, và chúng ta sẽ làm việc với nhau và hội ý với Nga và Trung quốc để đưa ra một nghị quyết trước Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, yêu cầu Assad bỏ tất cả vũ khí hóa học, và cuối cùng là tiêu hủy chúng dưới sự giám sát quốc tế. Chúng ta cũng cho các giám sát viên Liên Hợp Quốc cơ hội để trình bày kết quả điều tra về chuyện gì đã cảy ra ngày 21 tháng 8. Và chúng ta sẽ tiếp tục kêu gọi hỗ trợ của đồng minh từ Âu châu đến Mỹ châu – từ Á châu đến Trung đông – những đồng minh đồng ý về nhu cầu hành động. Trong khi đó, tôi đã ra lệnh cho quân đội của chúng ta tiếp tục giữ đúng vị trí lúc này để tiếp tục áp lực Asad, and để sẵn sàng phản ứng nếu đường ngoại giao thất bại. Và đêm nay, tôi cám ơn quân đội và gia đình binh sĩ vì sức mạnh và hy sinh vĩ đại của tất cả.

Các bạn Mỹ của tôi, gần 7 thập niên, nước Mỹ đã là chiếc neo của an ninh toàn cầu. Điều này có nghĩa là làm việc nhiều hơn là chỉ thiết lập các hiệp ước quốc tế — điều này có nghĩa là chấp hành các hiệp ước này. Gánh nặng lãnh đạo thường nặng nề, nhưng thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn vì chúng ta mang các gánh nặng đó.

Vậy, với các bạn cánh hữu, tôi hỏi các bạn quân bằng [một bên là] nghĩa vụ của các bạn với sức mạnh quân sự của nước Mỹ với [bên kia là] sự thiếu hành động khi chính nghĩa đã quá rõ. Với các bạn cánh tả, tôi hỏi các bạn quân bằng lòng tin của các bạn vào tự do và phẩm giá của mọi người với những hình ảnh của các em lăn lội đau đới, và lặng chết trên nền bệnh viện lạnh lẽo. Bởi vì đôi khi các nghị quyết và tuyên bố lên án chỉ đơn giản là không đủ.

Thật vậy, tôi yêu cầu mỗi đại biểu Quốc hội, và các bạn đang xem TV ở nhà đêm nay, hãy xem những video của cuộc tấn công [hóa học] rồi hỏi: “Thế giới chúng ta đang sống thuộc loại gì nếu nước Mỹ thấy một kẻ độc tài trắng trợn xâm phạm luật quốc tế với khí độc, và chúng ta chọn cách lờ sang hướng khác?”

Franklin Roosevelt đã nói: “Quyết tâm quốc gia của chúng ta không vướng vào các cuộc chiến và các rối rắm của các nước ngoài không ngăn cản cảm xúc quan tâm sâu xa của chúng ta khi các lý tưởng và nguyên lý mà chúng ta yêu kính bị thử thách.” Lý tưởng và nguyên lý của chúng ta, cũng như an ninh quốc gia của chúng ta, đang bị lâm nguy ở Syria, cùng với địa vị lãnh đạo của chúng ta trong một thế giới mà chúng ta tìm cách bảo đảm là những vũ khí tồi tệ nhất sẽ không bao giờ được sử dụng.

Nước Mỹ không phải là cảnh sát của thế giới. Nhiều chuyện khủng khiếp xảy ra bên kia địa cầu, và nó vượt quá khả năng của chúng ta để chỉnh sửa mọi điều sai. Nhưng khi, với cố gắng và rủi ro nhỏ, chúng ta có thể chấm dứt việc trẻ em bị đánh khí độc đến chết, và do đó giúp cho con em của chúng ta an toàn hơn trong trường kỳ, tôi tin rằng chúng ta nên hành động. Đó là điều làm cho nước Mỹ khác mọi người. Đó là điều làm cho chúng ta thành phi thường. Với khiêm tốn, nhưng với quyết tâm, chúng ta không bao giờ quên sự thật chủ yếu đó.

Cảm ơn các bạn. Chúa ban ơn cho các bạn. Và Chúa ban ơn cho nước Mỹ.

(Trần Đình Hoành dịch)

 

Transcript of President Obama’s speech on Syria

Published September 10, 2013

PRESIDENT OBAMA:

My fellow Americans, tonight I want to talk to you about Syria, why it matters and where we go from here.

Over the past two years, what began as a series of peaceful protests against the oppressive regime of Bashar al-Assad has turned into a brutal civil war. Over 100,000 people have been killed. Millions have fled the country. In that time, America’s worked with allies to provide humanitarian support, to help the moderate opposition, and to shape a political settlement, but I have resisted calls for military action because we cannot resolve someone else’s civil war through force, particularly after a decade of war in Iraq and Afghanistan.

The situation profoundly changed, though, on August 21st, when Assad’s government gassed to death over 1,000 people, including hundreds of children. The images from this massacre are sickening: men, women, children lying in rows, killed by poison gas, others foaming at the mouth, gasping for breath, a father clutching his dead children, imploring them to get up and walk.

On that terrible night, the world saw in gruesome detail the terrible nature of chemical weapons and why the overwhelming majority of humanity has declared them off-limits, a crime against humanity and a violation of the laws of war.

This was not always the case. In World War I, American G.I.s were among the many thousands killed by deadly gas in the trenches of Europe. In World War II, the Nazis used gas to inflict the horror of the Holocaust. Because these weapons can kill on a mass scale, with no distinction between soldier and infant, the civilized world has spent a century working to ban them. And in 1997, the United States Senate overwhelmingly approved an international agreement prohibiting the use of chemical weapons, now joined by 189 governments that represent 98 percent of humanity.

On August 21st, these basic rules were violated, along with our sense of common humanity. No one disputes that chemical weapons were used in Syria. The world saw thousands of videos, cell phone pictures, and social media accounts from the attack, and humanitarian organizations told stories of hospitals packed with people who had symptoms of poison gas.

Moreover, we know the Assad regime was responsible. In the days leading up to August 21st, we know that Assad’s chemical weapons personnel prepared for an attack near an area where they mix sarin gas. They distributed gas masks to their troops. Then they fired rockets from a regime-controlled area into 11 neighborhoods that the regime has been trying to wipe clear of opposition forces. Shortly after those rockets landed, the gas spread, and hospitals filled with the dying and the wounded.

We know senior figures in Assad’s military machine reviewed the results of the attack and the regime increased their shelling of the same neighborhoods in the days that followed. We’ve also studied samples of blood and hair from people at the site that tested positive for sarin.

When dictators commit atrocities, they depend upon the world to look the other way until those horrifying pictures fade from memory, but these things happened. The facts cannot be denied.

The question now is what the United States of America and the international community is prepared to do about it, because what happened to those people — to those children — is not only a violation of international law, it’s also a danger to our security. Let me explain why.

If we fail to act, the Assad regime will see no reason to stop using chemical weapons. As the ban against these weapons erodes, other tyrants will have no reason to think twice about acquiring poison gas and using them. Over time, our troops would again face the prospect of chemical warfare on the battlefield, and it could be easier for terrorist organizations to obtain these weapons and to use them to attack civilians.

If fighting spills beyond Syria’s borders, these weapons could threaten allies like Turkey, Jordan and Israel. And a failure to stand against the use of chemical weapons would weaken prohibitions against other weapons of mass destruction and embolden Assad’s ally, Iran, which must decide whether to ignore international law by building a nuclear weapon or to take a more peaceful path.

This is not a world we should accept. This is what’s at stake. And that is why, after careful deliberation, I determined that it is in the national security interests of the United States to respond to the Assad regime’s use of chemical weapons through a targeted military strike. The purpose of this strike would be to deter Assad from using chemical weapons, to degrade his regime’s ability to use them, and to make clear to the world that we will not tolerate their use.

That’s my judgment as Commander-in-Chief. But I’m also the President of the world’s oldest constitutional democracy. So even though I possess the authority to order military strikes, I believed it was right, in the absence of a direct or imminent threat to our security, to take this debate to Congress. I believe our democracy is stronger when the President acts with the support of Congress. And I believe that America acts more effectively abroad when we stand together.

This is especially true after a decade that put more and more war-making power in the hands of the President, and more and more burdens on the shoulders of our troops, while sidelining the people’s representatives from the critical decisions about when we use force.

Now, I know that after the terrible toll of Iraq and Afghanistan, the idea of any military action, no matter how limited, is not going to be popular. After all, I’ve spent four and a half years working to end wars, not to start them. Our troops are out of Iraq. Our troops are coming home from Afghanistan. And I know Americans want all of us in Washington

— especially me — to concentrate on the task of building our nation here at home: putting people back to work, educating our kids, growing our middle class.

It’s no wonder, then, that you’re asking hard questions. So let me answer some of the most important questions that I’ve heard from members of Congress, and that I’ve read in letters that you’ve sent to me.

First, many of you have asked, won’t this put us on a slippery slope to another war? One man wrote to me that we are “still recovering from our involvement in Iraq.” A veteran put it more bluntly: “This nation is sick and tired of war.”

My answer is simple: I will not put American boots on the ground in Syria. I will not pursue an open-ended action like Iraq or Afghanistan. I will not pursue a prolonged air campaign like Libya or Kosovo. This would be a targeted strike to achieve a clear objective: deterring the use of chemical weapons, and degrading Assad’s capabilities.

Others have asked whether it’s worth acting if we don’t take out Assad. As some members of Congress have said, there’s no point in simply doing a “pinprick” strike in Syria.

Let me make something clear: The United States military doesn’t do pinpricks. Even a limited strike will send a message to Assad that no other nation can deliver. I don’t think we should remove another dictator with force — we learned from Iraq that doing so makes us responsible for all that comes next. But a targeted strike can make Assad, or any other dictator, think twice before using chemical weapons.

Other questions involve the dangers of retaliation. We don’t dismiss any threats, but the Assad regime does not have the ability to seriously threaten our military. Any other retaliation they might seek is in line with threats that we face every day. Neither Assad nor his allies have any interest in escalation that would lead to his demise. And our ally, Israel, can defend itself with overwhelming force, as well as the unshakeable support of the United States of America.

Many of you have asked a broader question: Why should we get involved at all in a place that’s so complicated, and where — as one person wrote to me — “those who come after Assad may be enemies of human rights?”

It’s true that some of Assad’s opponents are extremists. But al Qaeda will only draw strength in a more chaotic Syria if people there see the world doing nothing to prevent innocent civilians from being gassed to death. The majority of the Syrian people — and the Syrian opposition we work with — just want to live in peace, with dignity and freedom. And the day after any military action, we would redouble our efforts to achieve a political solution that strengthens those who reject the forces of tyranny and extremism.

Finally, many of you have asked: Why not leave this to other countries, or seek solutions short of force? As several people wrote to me, “We should not be the world’s policeman.”

I agree, and I have a deeply held preference for peaceful solutions. Over the last two years, my administration has tried diplomacy and sanctions, warning and negotiations — but chemical weapons were still used by the Assad regime.

However, over the last few days, we’ve seen some encouraging signs. In part because of the credible threat of U.S. military action, as well as constructive talks that I had with President Putin, the Russian government has indicated a willingness to join with the international community in pushing Assad to give up his chemical weapons. The Assad regime has now admitted that it has these weapons, and even said they’d join the Chemical Weapons Convention, which prohibits their use.

It’s too early to tell whether this offer will succeed, and any agreement must verify that the Assad regime keeps its commitments. But this initiative has the potential to remove the threat of chemical weapons without the use of force, particularly because Russia is one of Assad’s strongest allies.

I have, therefore, asked the leaders of Congress to postpone a vote to authorize the use of force while we pursue this diplomatic path. I’m sending Secretary of State John Kerry to meet his Russian counterpart on Thursday, and I will continue my own discussions with President Putin. I’ve spoken to the leaders of two of our closest allies, France and the United Kingdom, and we will work together in consultation with Russia and China to put forward a resolution at the U.N. Security Council requiring Assad to give up his chemical weapons, and to ultimately destroy them under international control. We’ll also give U.N. inspectors the opportunity to report their findings about what happened on August 21st. And we will continue to rally support from allies from Europe to the Americas — from Asia to the Middle East — who agree on the need for action.
Meanwhile, I’ve ordered our military to maintain their current posture to keep the pressure on Assad, and to be in a position to respond if diplomacy fails. And tonight, I give thanks again to our military and their families for their incredible strength and sacrifices.

My fellow Americans, for nearly seven decades, the United States has been the anchor of global security. This has meant doing more than forging international agreements — it has meant enforcing them. The burdens of leadership are often heavy, but the world is a better place because we have borne them.

And so, to my friends on the right, I ask you to reconcile your commitment to America’s military might with a failure to act when a cause is so plainly just. To my friends on the left, I ask you to reconcile your belief in freedom and dignity for all people with those images of children writhing in pain, and going still on a cold hospital floor. For sometimes resolutions and statements of condemnation are simply not enough.

Indeed, I’d ask every member of Congress, and those of you watching at home tonight, to view those videos of the attack, and then ask: What kind of world will we live in if the United States of America sees a dictator brazenly violate international law with poison gas, and we choose to look the other way?

Franklin Roosevelt once said, “Our national determination to keep free of foreign wars and foreign entanglements cannot prevent us from feeling deep concern when ideals and principles that we have cherished are challenged.” Our ideals and principles, as well as our national security, are at stake in Syria, along with our leadership of a world where we seek to ensure that the worst weapons will never be used.

America is not the world’s policeman. Terrible things happen across the globe, and it is beyond our means to right every wrong. But when, with modest effort and risk, we can stop children from being gassed to death, and thereby make our own children safer over the long run, I believe we should act. That’s what makes America different. That’s what makes us exceptional. With humility, but with resolve, let us never lose sight of that essential truth.

Thank you. God bless you. And God bless the United States of America.

 

10 thoughts on “Bài diễn văn của Tổng thống Obama về Syria”

  1. Em cám ơn anh Hoành và TH đã dịch. Dù vấn đề của Syria hiện lên trên các title lớn của the guardian, new york times và một số báo tên tuổi, nhưng khi em đọc kĩ phần dịch, em mới thấm hơn.

    Em cũng vừa mới sign petition trên Avaaz.org. Cầu mong bình an đến với Syria, đặc biệt là trẻ em và những người vô tội.

    Like

  2. Em muốn hỏi về quyết định can thiệp bằng vũ lực, cho dù là với mục đích tốt như ông Obama đã trình bày, là có nên hay không ạ? Vì điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh, và em thì nghĩ chiến tranh không bao giờ đem lại điều gì tốt đẹp, Vậy còn lập luận của ông Obama rằng nếu không can thiệp thì các chế độ độc tài sẽ tiếp tục gây những tội ác chống lại con người, thì quan điểm của anh thế nào ạ? Em cảm ơn anh.

    Liked by 1 person

  3. Hi Hường,

    (Anh chuyển comment của em từ bài Slippery slope sang bài này).

    Đương nhiên chiến tranh là điều tồi tê và các giải pháp hòa bình luôn luôn là điều mong ước.

    Nhưng dùng vũ khí hóa học giết chết dân lành vô tội của chính nước mình là hình tội chống lại nhân loại (crime against humanity). Nếu một người làm như thế mà không ai có biện pháp trừng phạt thì thế giới không chóng thì chày cũng sẽ rơi vào vòng hỗn loạn.

    Cũng như trong môt xã, có người chồng đang dùng dao giết chết từng người trong gia đình của anh ta, mà công an xã và dân chúng đứng đó bàn luận mãi mình có nên xông vào dùng vũ lực ngăn chặn anh ta không, và quyết định sẽ không làm gì cả ngoại trừ đứng ngoài khuyên răn, thì đó có thể không phải là giải pháp tốt.

    Đây là vấn đề hình tội chống lại nhân loại ở mức tàn sát hàng nghìn người dân vô tội bằng vũ khí hóa học. Đây không phải là vấn đề nhà độc tài hay dân chủ. Obama dùng từ “nhà độc tài” trong đó nhiều lần, anh nghĩ đó là PR hơn là nguyên tắc chính trị, vì thực sự là trong chế độ dân chủ, mọi người trong guồng máy lãnh đạo phải họp hành, bàn luận, vấn ý, bỏ phiếu… thì chẳng thể có chuyện dùng khí độc để giết dân lành. Chỉ có những chàng độc tài, một người nắm hết quyền sinh sát thì mới sinh ra chuyện dùng khí độc.

    Nguyên lý đúng sai, luật pháp, trật tự và an ninh thế giới là thế, nhưng thực hành thì là cả một nghệ thuật khó khăn.

    Chính quyết định của Omaba là phải ngăn chặn tức thì việc Assad dùng vũ khí hóa học giết chết chính dân chúng của ông ta, kể cả việc dùng biện pháp quân sự, đã giúp cho tổng thống Nga Putin khuyên răn được Assad đồng ý tiêu hủy hết vũ khí hóa học.

    Hãy cầu nguyện cho giải pháp đó được thành công, vì chiến tranh luôn là điều tồi tệ..

    Like

  4. Hi Hường và cả nhà,

    Anh mới xem trên CNN một người anh/em họ của Assad nói chuyện. Anh này đang ở Anh (?) là người thành lập tổ chức Freedom and Democracy for Syria. Bố anh này là anh/em của Assad, chống lại Assad và bị Assad tính chuyện giết chết. Bộ trưởng quốc phòng của Assad sẽ mời ông này đến ăn, rồi bắt ông ta, và sau đó sẽ giết ông ta. Ong ta biết được âm mưu và đưa cả gia đình ra nước ngoài chạy trốn. Từ đó đến nay họ không liên lạc gì với Assad. Người con cũng bị Assad tính ám sát năm 1994 nhưng không thành.

    Nhưng chính anh này lại nói là anh ta không nghĩ là Assad hay ai đó trong chính quyền Assad ra lệnh dùng vũ khí hóa học, bởi vì Assad đang thắng cuộc chiến ở Syria, chẳng lý do gì mà Assad lại dùng vũ khí hóa học để bị cả thế giới lên án. Hơn nữa, chính phe đối lập cúng có khả năng tạo vũ khí hóa học như thế.

    ANh này cũng không đồng ý về việc giúp vũ khí cho phe đối lập, vì lý do là chẳng ai biết những người thuộc phe đối lập là ai. Assad nên ra đí, nhưng không thể thay Assad băng một nhóm tồi tệ khác vì chẳng ai biết họ là ai cả.

    Thông tin mới này làm anh suy nghĩ lại về việc gì đang xảy ra ở Syria, sự thật là đâu?, đặc biệt là ki chúng ta đã có kinh nghiệm các thông tin của CIA Mỹ về vũ khí giết người hằng loạt ở Iraq là hoàn toàn sai và được dùng đế tổng thống Bush có lý do thuyết phục quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ đồng ý tấn công Iraq.

    Liked by 1 person

  5. Em cảm ơn anh đã giúp em nhìn vấn đề rõ hơn. Đúng là điều em băn khoăn chính là “chống lại độc tài” hay “chống lại tội ác đối với nhân loại”, và khi anh tách bạch hai điều này, với mục đích thứ hai là chính yếu thì em có thể nhìn thấy ý nghĩa của quyết định can thiệp bằng quân sự. Em cũng cảm thấy sức ép từ Mỹ đã có những tác dụng nhất định và Assad cùng chính phủ Syria đã có động thái thỏa hiệp và điều đó sẽ tránh được chiến tranh. Em sẽ luôn cầu nguyện cho điều đó.
    Em đã băn khoăn vì chính nước VN mình cũng có “chế độ độc tài”, và em nghĩ sẽ phải đến lúc thay đổi để có dân chủ, nhân quyền và tự do, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ phải làm điều đó một cách hòa bình.
    Chúc anh nhiều sức khỏe và luôn giúp chúng em mài giũa tư duy và trái tim trong sáng.

    Liked by 1 person

  6. Hi Thu Hường và cả nhà,

    Đây là bài viết của tổng thống Nga Putin trên báo New York Times hôm qua (Sept 11, 2013). Những nơi in đậm là anh in.

    A. Hoành

    Op-Ed Contributor

    A Plea for Caution From Russia

    What Putin Has to Say to Americans About Syria

    MOSCOW — RECENT events surrounding Syria have prompted me to speak directly to the American people and their political leaders. It is important to do so at a time of insufficient communication between our societies.

    Relations between us have passed through different stages. We stood against each other during the cold war. But we were also allies once, and defeated the Nazis together. The universal international organization — the United Nations — was then established to prevent such devastation from ever happening again.

    The United Nations’ founders understood that decisions affecting war and peace should happen only by consensus, and with America’s consent the veto by Security Council permanent members was enshrined in the United Nations Charter. The profound wisdom of this has underpinned the stability of international relations for decades.

    No one wants the United Nations to suffer the fate of the League of Nations, which collapsed because it lacked real leverage. This is possible if influential countries bypass the United Nations and take military action without Security Council authorization.

    The potential strike by the United States against Syria, despite strong opposition from many countries and major political and religious leaders, including the pope, will result in more innocent victims and escalation, potentially spreading the conflict far beyond Syria’s borders. A strike would increase violence and unleash a new wave of terrorism. It could undermine multilateral efforts to resolve the Iranian nuclear problem and the Israeli-Palestinian conflict and further destabilize the Middle East and North Africa. It could throw the entire system of international law and order out of balance.

    Syria is not witnessing a battle for democracy, but an armed conflict between government and opposition in a multireligious country. There are few champions of democracy in Syria. But there are more than enough Qaeda fighters and extremists of all stripes battling the government. The United States State Department has designated Al Nusra Front and the Islamic State of Iraq and the Levant, fighting with the opposition, as terrorist organizations. This internal conflict, fueled by foreign weapons supplied to the opposition, is one of the bloodiest in the world.

    Mercenaries from Arab countries fighting there, and hundreds of militants from Western countries and even Russia, are an issue of our deep concern. Might they not return to our countries with experience acquired in Syria? After all, after fighting in Libya, extremists moved on to Mali. This threatens us all.

    From the outset, Russia has advocated peaceful dialogue enabling Syrians to develop a compromise plan for their own future. We are not protecting the Syrian government, but international law. We need to use the United Nations Security Council and believe that preserving law and order in today’s complex and turbulent world is one of the few ways to keep international relations from sliding into chaos. The law is still the law, and we must follow it whether we like it or not. Under current international law, force is permitted only in self-defense or by the decision of the Security Council. Anything else is unacceptable under the United Nations Charter and would constitute an act of aggression.

    No one doubts that poison gas was used in Syria. But there is every reason to believe it was used not by the Syrian Army, but by opposition forces, to provoke intervention by their powerful foreign patrons, who would be siding with the fundamentalists. Reports that militants are preparing another attack — this time against Israel — cannot be ignored.

    It is alarming that military intervention in internal conflicts in foreign countries has become commonplace for the United States. Is it in America’s long-term interest? I doubt it. Millions around the world increasingly see America not as a model of democracy but as relying solely on brute force, cobbling coalitions together under the slogan “you’re either with us or against us.”

    But force has proved ineffective and pointless. Afghanistan is reeling, and no one can say what will happen after international forces withdraw. Libya is divided into tribes and clans. In Iraq the civil war continues, with dozens killed each day. In the United States, many draw an analogy between Iraq and Syria, and ask why their government would want to repeat recent mistakes.

    No matter how targeted the strikes or how sophisticated the weapons, civilian casualties are inevitable, including the elderly and children, whom the strikes are meant to protect.

    The world reacts by asking: if you cannot count on international law, then you must find other ways to ensure your security. Thus a growing number of countries seek to acquire weapons of mass destruction. This is logical: if you have the bomb, no one will touch you. We are left with talk of the need to strengthen nonproliferation, when in reality this is being eroded.

    We must stop using the language of force and return to the path of civilized diplomatic and political settlement.

    A new opportunity to avoid military action has emerged in the past few days. The United States, Russia and all members of the international community must take advantage of the Syrian government’s willingness to place its chemical arsenal under international control for subsequent destruction. Judging by the statements of President Obama, the United States sees this as an alternative to military action.

    I welcome the president’s interest in continuing the dialogue with Russia on Syria. We must work together to keep this hope alive, as we agreed to at the Group of 8 meeting in Lough Erne in Northern Ireland in June, and steer the discussion back toward negotiations.

    If we can avoid force against Syria, this will improve the atmosphere in international affairs and strengthen mutual trust. It will be our shared success and open the door to cooperation on other critical issues.

    My working and personal relationship with President Obama is marked by growing trust. I appreciate this. I carefully studied his address to the nation on Tuesday. And I would rather disagree with a case he made on American exceptionalism, stating that the United States’ policy is “what makes America different. It’s what makes us exceptional.” It is extremely dangerous to encourage people to see themselves as exceptional, whatever the motivation. There are big countries and small countries, rich and poor, those with long democratic traditions and those still finding their way to democracy. Their policies differ, too. We are all different, but when we ask for the Lord’s blessings, we must not forget that God created us equal.

    Vladimir V. Putin is the president of Russia.

    Like

  7. Đúng như anh Hoành nói, “nguyên lý đúng sai, luật pháp, trật tự và an ninh thế giới là thế, nhưng thực hành thì là cả một nghệ thuật khó khăn.” Điều quan trọng nhất trong vấn đề Syria chính là phải biết được Sự Thật về bên nào sử dụng vũ khí hóa học và mục đích của nó thì mới có thể có quyết định phù hợp. Ông Putin nói “Millions around the world increasingly see America not as a model of democracy but as relying solely on brute force, cobbling coalitions together under the slogan “you’re either with us or against us.” anh có đồng ý không ạ? Nước Mỹ có phải là đã quá tự tin vào sức mạnh quân sự của mình không ạ?

    Like

Leave a comment

Tư duy tích cực mỗi ngày