Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Điều những phụ nữ có giáo dục có thể làm – Indira Gandhi

 

Indira Gandhi, một trong 10 phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo Livescience.

Dưới thời “trị vì” của bà, Ấn Độ đạt được những bước phát triển thần kỳ, nhưng để đạt được điều đó bà cũng đi ngược lại các quy tắc xã hội của Ấn Độ ngàn đời, để cuối cùng có 1 kết cục bi thảm cho bản thân mình.

Sau khi giành độc lập từ Anh, Ấn Độ là một nước nghèo đói, lạc hậu, cộng thêm rất nhiều các quy tắc tôn giáo chi phối và xung đột sắc tộc, khiến nhân dân Ấn Độ triền miên nghèo đói.

Trong bối cảnh đó, năm 1966, Indira Gandhi lên nắm quyền lực, và từ đó, bà liên tục chiến đấu vì những cải tổ cho Ấn Độ, những cải tổ của bà mạnh mẽ, đôi khi tác động đến tận gốc rễ của xã hội, tạo sức bật cho Ấn Độ ngày nay:

(1) Cuộc cách mạng xanh tại Ấn Độ, đưa Ấn Độ từ 1 nước bị đói và chờ cứu trợ, trở thành 1 nước đủ ăn, rồi đủ sức xuất khẩu nông sản (2) Cuộc cách mạng trắng tại Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất sữa giúp cải thiện tình hình trẻ em suy dinh dưỡng (3) Ấn Độ cũng là một trong số ít nước cường quốc hạt nhân của thế giới
trong thời kỳ của Gandhi (4) Chương trình cải cách hành chính và gia tăng sản xuất của bà cũng hạn chế tham nhũng, cải thiện đáng kể tình trạng trốn thuế và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, trên bước đường bà đi, bà không ngần ngại quét sạch tất cả các chướng ngại để đạt được mục đích của mình:

Bà chỉnh sửa Hiến Pháp, tập trung quyền lực nhiều hơn về trung ương, tước đi nhiều quyền hành của các bang, gây bất bình cho các bang. Khi các bang phản ứng, bà lập tức tuyên bố các bang “rối loạn và không luật pháp” để đặt các bang này dưới quyền cai trị trực tiếp của Tổng thống.

Trong thập niên 70, khi kinh tế toàn cầu suy thoái, những cuộc cải cách không đúng tiến độ và kết quả mong muốn, các cuộc đình công nổ ra, cùng lúc đó các đảng đối lập làm áp lực để bà từ chức.

Không lùi bước, bà khuyên tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp “hỗn loạn trong đất nước” (ở Ấn Độ tổng thống thường làm theo lời khuyên của Thủ tướng). Khi quốc hội chưa kịp phê chuẩn Công bố Tình trạng Khẩn Cấp, Gandhi điều cảnh sát và quân đội phá vỡ các cuộc đình công và phản kháng, ra lệnh bắt giữ các thủ lĩnh đảng đối lập ngay trong đêm. Cảnh sát được giao quyền thiết lập giới nghiêm và giam giữ không hạn chế, trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng bị kiểm duyệt trực tiếp bởi Bộ Thông tin và Phát thanh. Các cuộc bầu cử bị hoãn vô thời hạn, chính quyền những tiểu bang không ở dưới quyền kiểm soát của đảng Quốc Đại bị giải tán.

Các cải cách khác nhằm mục tiêu tốt đẹp, nhưng gây thiệt hại lớn cho nhiều tầng lớp như:

Thẳng tay dẹp sạch những khu nhà ổ chuột ở vùng Jama Masjid thuộc Dehli theo lệnh của Sanjay, khiến hàng ngàn người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người trở nên vô gia cư.

Chương trình kế hoạch hóa gia đình buộc hàng ngàn ông bố cắt ống dẫn tinh khiến công chúng phẫn nộ phản kháng mạnh mẽ.

Chính vì thái độ quyết liệt và các cải cách quá mạnh mẽ của bà, nên tuy bà đã vực dậy cả một nước Ấn Độ đói nghèo, nhưng uy tín của bà vào thời đó không cao, bà bị rất nhiều người căm ghét và mong muốn bà từ chức. Năm 1977, khi tổ chức bầu cử trở lại (sau khi rút lại tình trạng khẩn cấp), bà bị thất bại thảm
hại và phải đến năm 1980 mới quay lại làm thủ tướng lần nữa.

Năm 1984, bà bị 2 cận vệ người Sikh ám sát, vì trước đó để bắt phản loạn, bà đã cho phép quân đội tấn công Đền Vàng là nơi thờ phụng thiêng liêng của người Sikh.

Lần này, chúng ta cùng tìm hiểu bài diễn văn của Indira Gandhi về nữ quyền, về lợi ích của một người phụ nữ có đi học. Bài diễn văn này khúc chiết, rõ ràng và logic. Đây đúng là một bài diễn văn giàu sức thuyết phục.

Bài diễn văn này cũng thể hiện thái độ cương quyết của bà đối với hủ tục và sự bảo thủ của xã hội Ấn Độ, suy nghĩ này lý giải cho các hành động cực kỳ thẳng tay của bà trong các cải cách: “Chúng ta giàu về văn hóa, giàu về nhiều truyền thống cổ – cổ và ngay cả truyền thống hiện đại. Dĩ nhiên, đất nước này cũng có
những điều tồi tệ và một số điều tồi tệ nằm ngay trong xã hội chúng ta – mê tín, cái đã bám rễ và phát triển qua hàng bao nhiêu năm và thỉnh thoảng che mờ cả sự sáng suốt của những tư tưởng và giá trị cổ truyền, những giá trị bất tử. Và, dĩ nhiên, có sự đói nghèo vật chất của đại đa số quần chúng. Đó là
điều xấu xí và cản trở sự phát triển của hàng triệu thiếu niên nam nữ. Ngày nay, đấu tranh chống lại tất cả những điều tồi tệ này là điều chúng ta phải làm và chúng ta đang làm kể từ ngày Độc Lập.”

(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu)

 

WHAT EDUCATED WOMEN CAN DO
by Indira Gandhi, 
Prime Minister of India

ĐIỀU NHỮNG PHỤ NỮ CÓ GIÁO DỤC CÓ THỂ LÀM
(Indira Gandhi, Thủ tướng Ấn Độ)

Address at the golden jubilee celebrations of the Indraprastha College for Women in Delhi, India on November 23, 1974.

Bài trình bày tại lễ chào mừng 50 năm thành lập ở Trường Đại Học Nữ Indraprastha ở Delhi, Ấn Độ ngày 23 tháng 11 năm 1974.

An ancient Sanskrit saying says, woman is the home and the home is the basis of society. It is as we build our homes that we can build our country. If the home is inadequate–either inadequate in material goods and necessities or inadequate in the sort of friendly, loving atmosphere that every child needs to grow and develop–then that country cannot have harmony and no country which does not have harmony can grow in any direction at all.

Ngạn ngữ Sanskrit cổ nói rằng, phụ nữ là gia đình và gia đình là nền tảng của xã hội. Khi chúng ta xây dựng gia đình của mình, chúng ta xây dựng được đất nước của chúng ta. Nếu gia đình không hoàn chỉnh – hoặc thiếu thốn về vật chất và những điều kiện thiết yếu, hoặc thiếu thốn không khí thân thiết yêu thương mà mọi đứa trẻ đều cần để trưởng thành và phát triển – thì đất nước đó không thể nào có sự hòa hợp, và không có một đất nước nào không có hòa hợp lại có thể phát triển theo được một hướng nào.

That is why women’s education is almost more important than the education of boys and men. We–and by “we” I do not mean only we in India but all the world–have neglected women education. It is fairly recent. Of course, not to you but when I was a child, the story of early days of women’s education in England, for instance, was very current. Everybody remembered what had happened in the early days.

Đó là lý do tại sao giáo dục cho phụ nữ gần như quan trọng hơn giáo dục cho phái nam. Chúng ta – khi sử dụng từ “chúng ta” tôi không có ý chỉ nói đến Ấn Độ mà là cả thế giới này – đã thờ ơ với giáo dục cho phụ nữ. Giáo dục cho phụ nữ chỉ là chuyện mới gần đây. Dĩ nhiên, không phải với các bạn nhưng khi tôi còn là 1 đứa trẻ, câu chuyện về những ngày đầu tiên của giáo dục cho phụ nữ ở nước Anh, chẳng hạn, đã là chuyện rất thời sự. Tất cả mọi người đều nhớ về những gì đã xảy ra trong những ngày đầu tiên đó.

I remember what used to happen here. I still remember the days when living in old Delhi even as a small child of seven or eight. I had to go ou t in a doli if I left the house. We just did not walk. Girls did not walk in the streets. First, you had your sari with which you covered your head, then you had another shawl or something with which you covered your hand and all the body, then you had a white shawl, with which every thing was covered again although your face was open fortunately. Then you were i n the doli, which again was covered by another cloth. And this was in a family or community which did not observe purdah of any kind at all. In fact, all our social functions always were mixed functions but this was the atmosphere of the city and of the country.

Tôi nhớ những gì đã từng xảy ra ở đây. Tôi vẫn nhớ những ngày sống ở Delhi ngày xưa ngay cả khi tôi chỉ mới là trẻ con 7-8 tuổi. Nếu tôi ra khỏi nhà tôi phải ngồi trong kiệu (*). Chúng tôi không đi bộ. Con gái không được đi bộ ra đường. Đầu tiên, bạn có sari (**) để quấn quanh đầu, sau đó bạn có một khăn quàng (***) hay cái gì đó để che tay và toàn cơ thể, rồi bạn có một khăn choàng trắng để che hết mọi thứ lần nữa dù mặt của bạn được many mắn để hở. Sau đó, bạn phải ngồi trong kiệu, và kiệu 1 lần nữa lại được phủ bằng một tấm vải. Và đấy là ở trong một gia đình hay cộng đồng không có theo bất kì loại purdah [luật che giấu phụ nữ] (****) nào . Trên thực tế, tất cả các phong tục xã hội của chúng tôi luôn luôn là các phong tục hòa trộn nhưng đó là không khí chung ở thành phố và của cả nước.

Now, we have got education and there is a debate all over the country whether this education is adequate to the needs of society or the needs of our young people. I am one of those who always believe that education needs a thorough overhauling. But at the same time, I think that everything in our education is not bad, that even the present education has produced very fine men and women, specially scientists and experts in different fields, who are in great demand all over the world and even in the most affluent countries. Many of our young people leave us and go abroad because they get higher salaries, they get better conditions of work.

Ngày nay chúng ta được giáo dục và trên khắp cả nước có cuộc tranh luận về nền giáo dục này có đầy đủ cho nhu cầu xã hội hay nhu cầu của những người trẻ của chúng ta không. Tôi là một trong những người luôn luôn tin rằng giáo dục cần một cuộc cải cách toàn diện. Nhưng cùng lúc, tôi nghĩ rằng mọi thứ trong nền giáo dục của chúng ta không tệ, rằng thậm chí nền giáo dục hiện tại đã sản sinh ra những người đàn ông và phụ nữ rất tài giỏi, đặc biệt là những nhà khoa học và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, những người được cần rất nhiều trên toàn thế giới và ngay cả ở những quốc gia hùng mạnh nhất. Rất nhiều thanh niên của chúng ta đã rời bỏ chúng ta và đi ra nước ngoài vì ở đó họ được nhận lương cao hơn, họ được có điều kiện làm việc tốt hơn.

But it is not all a one-sided business because there are many who are persuaded and cajoled to go even when they are reluctant. We know of first class students, especially in medicine or nuclear energy for instance, they are approached long before they have passed out and offered all kinds of inducements to go out. Now, that shows that people do consider that they have a standard of knowledge and capability which will be useful any where in the world.

Nhưng không phải tất cả đều là giao dịch một chiều bởi vì có rất nhiều người được tiếp cận và bị thuyết phục ra đi thậm chí cả khi họ ngần ngại không muốn đi. Chúng ta biết đến những học sinh hạng ưu, đặc biệt trong ngành y khoa hay năng lượng nguyên tử là một ví dụ, họ được tiếp cận rất lâu trước khi họ ra trường và họ được đề nghị đủ loại lý do để đi ra nước ngoài. Vâng, điều đó cho thấy người ta thực sự nhìn nhận rằng người ta có một chuẩn kiến thức và khả năng hữu ích ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

So, that is why I say that there is something worthwhile. It also shows that our own ancient philosophy has taught us that nothing in life is entirely bad or entirely good. Everything is somewhat of a mixture and it depends on us and our capability how we can extract the good, how we can make use of what is around us. There are people who through observation can learn from anything that is around them. There are others who can be surrounded by the most fascinating people, the most wonderful books, and other things and who yet remain quite closed in and they are unable to take anything from this wealth around them.

Vì vậy, đó là lý do tại sao tôi nói rằng vẫn có những điều rất xứng đáng. Nó cũng cho thấy điều mà các nhà triết gia cổ của chúng ta đã dạy chúng ta, đó là không có thứ gì trên cuộc đời này hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt. Mọi thứ đều phần nào đó là một hỗn hợp và tùy thuộc vào chúng ta, vào khả năng của chúng ta để lấy ra được điều tốt, để sử dụng những gì quanh chúng ta. Có những người thông qua quan sát có thể học từ bất kỳ thứ gì xung quanh họ. Có những người khác có thể được vây quanh bởi những nhân vật hấp dẫn nhất, những quyển sách tuyệt vời vô cùng và nhiều thứ khác nữa mà vẫn chỉ tiếp tục khép kín và không thể nào lấy được một điều nào từ những thứ dồi dào xung quanh họ.

Our country is a very rich country. It is rich in culture, it is rich in many old traditions–old and even modern tradition. Of course, it has a lot of bad things too and some of the bad things are in the society–superstition, which has grown over the years and which sometimes clouds over the shining brightness of ancient thought and values, eternal values. Then, of course, there is the physical poverty of large numbers of our people. That is something which is ugly and that hampers the growth of millions of young boys and girls. Now, all these bad things we have to fight against and that is what we are doing since Independence.

Đất nước chúng ta là một đất nước rất giàu có. Chúng ta giàu về văn hóa, giàu về nhiều truyền thống cổ – cổ và ngay cả truyền thống hiện đại. Dĩ nhiên, đất nước này cũng có những điều tồi tệ và một số điều tồi tệ nằm ngay trong xã hội chúng ta – mê tín, cái đã bám rễ và phát triển qua hàng bao nhiêu năm và thỉnh thoảng che mờ cả sự sáng suốt của những tư tưởng và giá trị cổ truyền, những giá trị bất tử. Và, dĩ nhiên, có sự đói nghèo vật chất của đại đa số quần chúng. Đó là điều xấu xí và cản trở sự phát triển của hàng triệu thiếu niên nam nữ. Ngày nay, đấu tranh chống lại tất cả những điều tồi tệ này là điều chúng ta phải làm và chúng ta đang làm kể từ ngày Độc Lập.

But, we must not allow this dark side of the picture which, by the way, exists in every country in the world. Even the most rich country in the world has its dark side, but usually other people hide their dark sides and they try to project the shining side or the side of achievement. Here in India, we seem to want to project the worst side of society. Before anybody does anything, he has to have, of course, knowledge and capability, but along with it he has to have a certain amount of pride in what he or she is doing. He has to have self-confidence in his own ability. If your teacher tells, “You cannot do this,” even if you are a very bright student I think every time you will find, it will be more and more difficult for you to do it. But if your teacher encourages saying, “Go along you have done very good work, now try a little harder,” then you will try a little harder and you will be able to do it. And it is the same with societies and with countries.

Nhưng, bên cạnh đó, chúng ta không được cho phép mặt tối của bức tranh, cũng nên nói là mặt tối này tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Ngay cả đất nước giàu có nhất trên thế giới cũng có mặt trái của nó, nhưng thông thường người ta che giấu đi những mặt tối và trưng bày mặt sáng hoặc là mặt thành công. Ở đây, tại Ấn Độ, chúng ta có vẻ như muốn trưng bày mặt tồi nhất cuả xã hội. Trước khi một người nào làm một điều gì đó, anh ta phải có, dĩ nhiên, kiến thức và khả năng, nhưng bên cạnh đó, anh phải có một mức độ tự hào nào đó trong việc anh ta làm. Anh ta phải tự tin vào khả năng của anh ta. Nếu giáo viên của bạn nói rằng, “Bạn không thể làm điều này”, thì ngay cả khi bạn là một học sinh rất thông minh, tôi nghĩ chắc chắn bạn sẽ thấy càng ngày càng khó khăn để làm được điều đó. Nhưng nếu giáo viên của bạn nói và khuyến khích bạn, “Hãy làm đi, bạn đã làm rất tốt, bây giờ hãy cố gắng thêm chút nữa”, bạn sẽ cố gắng thêm nữa, và bạn sẽ có khả năng làm được việc đó. Điều này cũng đúng với xã hội và đất nước.

This country, India, has had remarkable achievements to its credit, of course in ancient times, but even in modern times, I think there are a few modern stories, success stories, which are as fascinating as the success story of our country. It is true that we have not banished poverty, we have not banished many of our social ills, but if you compare us to what we were just about 27 years ago, I think that you will not find a single other country that has been able to achieve so much under the most difficult circumstances.

Đất nước Ấn Độ này là đất nước đạt những thành công vượt bậc, dĩ nhiên trong các thời cổ đại, nhưng ngay cả trong thời hiện đại. Tôi nghĩ có một vài câu chuyện hiện đại, những câu chuyện thành công rất hấp dẫn như là những câu chuyện thành công của đất nước chúng ta. Đúng là chúng ta không chưa loại bỏ được nghèo đó, chúng ta chưa loại bỏ được những tệ nạn xã hội, nhưng nếu so sánh chúng ta với chính chúng ta 27 năm về trước, tôi nghĩ rằng bạn sẽ không tìm thấy được một đất nước nào có thể đạt được nhiều thành công như vậy dưới những điều kiện cực kỳ khó khăn như đất nước chúng ta.

Today, we are passing through specially dark days. But these are not dark days for India alone. Except for the countries which call themselves socialist and about which we do not really know very much, every other country has the same sort of economic problems, which we have. Only a few countries, which have very small populations, have no unemployment. Otherwise, the rich countries also today have unemployment. They have shortages of essential articles. They have shortages even of food.

Hiện nay, chúng ta đang trải qua những ngày đặc biệt u ám. Nhưng đây là những ngày u ám không riêng gì cho Ấn Độ. Ngoại trừ những quốc gia tự gọi họ là những nước xã hội chủ nghĩa và chúng ta không biết gì nhiều về họ, tất cả các nước khác đều có những vấn đề kinh tế tương tự như chúng ta gặp phải. Chỉ có 1 vài nước, với dân số ít ỏi là không có người thất nghiệp. Trong khi ngược lại, các nước giàu có ngày nay đều có người thất nghiệp. Và các nước này thiếu rất nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu. Họ thậm chí thiếu cả thức ăn.

I do not know how many of you know that the countries of Western Europe and Japan import 41 per cent of their food needs, whereas India imports just under two per cent. Yet, somehow we ourselves project an image that India is out with the begging bowl. And naturally when we ourselves say it, other people will say it much louder and much stronger. It is true, of course, that our two per cent is pretty big because we are a very big country and we have a far bigger population than almost any country in the world with the exception of China. We have to see and you, the educated women, because it is great privilege for you to have higher education, you have to try and see our problems in the perspective of what has happened here in this country and what is happening all over the world.

Tôi không biết có bao nhiêu người trong các bạn biết rằng các nước Tây Âu và Nhật Bản nhập khẩu 41% nhu cầu lương thực của họ, trái lại Ấn Độ chỉ nhập khẩu chưa đến 2%. Tuy nhiên, bằng cách nào đó chúng ta luôn mường tượng ra hình ảnh Ấn Độ với cái chén ăn xin. Và tự nhiên, khi chính chúng ta nói ra điều đó, những người khác sẽ nói to hơn và mạnh hơn. Là sự thật, dĩ nhiên, 2% là con số lớn vì chúng ta là một nước rất lớn và dân số trong nước cao hơn rất nhiều so với hầu hết các nước khác trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc. Chúng ta phải nhìn thấy được, và các bạn, những người phụ nữ có giáo dục, bởi vì đó là một ưu quyền rất lớn khi bạn được tiếp nhận giáo dục đại học, bạn phải cố gắng nhìn các vấn đề của chúng ta dưới góc độ điều gì đang xảy ra trong đất nước này và điều gì đang xảy ra trên toàn thế giới.

There is today great admiration for certain things that have happened in other countries where the society is quite differently formed, where no dissent is allowed. The same people who admire that system or the achievements of that system are the ones who say there is dictatorship here even though, I think, nobody has yet been able to point out to me which country has more freedom of expression or action. So, something is said and a lot of people without thinking keep on repeating it with additions until an entirely distorted picture of the country and of our people is presented.

Hiện tại có sự ngưỡng mộ lớn lao đối với một số điều xảy ra ở các nước khác, nơi mà ở đó xã hội được hình thành khác biệt hoàn toàn với chúng ta, nơi mà không có bất đồng chính kiến nào được cho phép. Cũng chính những người ngưỡng mộ hệ thống đó và những thành công trong hệ thống đó là những người nói rằng ở đất nước này có chế độ chuyên chính độc tài, mặc dù theo tôi nghĩ không ai có thể chỉ ra cho tôi thấy đất nước nào có nhiều quyền tự do công luận hay hành động hơn đất nước chúng ta. Nên, có những điều được tuyên bố ra, và rất nhiều người cứ lặp đi lặp lại không cần suy nghĩ mà còn thêm thắt cho đến khi trưng ra một hình ảnh đất nước và con người chúng ta hết sức méo mó.

As I said, we do have many shortcomings, whether it is the government, whether it is the society. Some are due to our traditions because, as I said, not all tradition is good. And one of the biggest responsibilities of the educated women today is how to synthesise what has been valuable and timeless in our ancient traditions with what is good and valuable in modern thought. All that is modern is not good just as all that is old is neither all good nor all bad. We have to decide, not once and for all but almost every week, every month what is coming out that is good and useful to our country and what of the old we can keep and enshrine in our society. To be modern, most people think that it is something of a manner of dress or a manner of speaking or certain habits and customs, but that is not really being modern. It is a very superficial part of modernity.

Như tôi đã nói, chúng ta có những điểm yếu kém, có thể là ở nhà nước, có thể là ở trong xã hội. Một số do bởi những truyền thống của chúng ta bởi vì, như tôi nói, không phải mọi truyền thống đều tốt. Và một trong những trách nhiệm lớn nhất của phụ nữ có giáo dục ngày nay là làm sao để phối hợp những gì có giá trị và vượt thời gian trong các truyền thống cổ truyền với những tư tưởng mới tốt và có giá trị. Không phải tất cả những gì hiện đại đều tốt cũng như không phải tất cả những gì cũ kỹ đều hoặc chỉ tốt hoặc chỉ xấu. Chúng ta phải quyết định, không phải một lần cho vĩnh cữu, nhưng gần như mỗi tuần, mỗi tháng rằng những gì vừa ra là tốt và hữu ích cho đất nước chúng ta và những gì ccuar truyền thống cũ chúng ta cần giữ lại và tôn thờ cho xã hội chúng ta. Để là người hiện đại, đa phần mọi người nghĩ rằng thứ gì đó thể hiện phong cách ăn mặc hoặc phong cách nói, hoặc một số thói quen và hành vi nhất định, nhưng nó không thực sự như vậy. Đây chỉ là phần rất hời hợt của khái niệm hiện đại.

For instance, when I cut my hair, it was because of the sort of life that I was leading. We were all in the movement. You simply could not have long hair and go in the villages and wash it every day. So, when you lead a life, a particular kind of life, your clothes, your everything has to fit into that life if you are to be efficient. If you have to go in the villages and you have to bother whether your clothes are going to be dirty, then you cannot be a good worker. You have to forget everything of that kind. That is why, gradually, clothes and so on have changed in some countries because of the changes in the life-style. Does it suit our life-style or what we want to do or not? If it does, maybe we have to adopt some of these things not merely because it is done in another country and perhaps for another purpose. But what clothes we wear is really quite unimportant. What is important is how we are thinking.

Ví dụ như khi tôi cắt tóc, đó là bởi vì cuộc sống mà tôi đang sống. Chúng ta luôn luôn vận động. Tôi đơn giản không thể để tóc dài và đi về các làng bản và gội đầu mỗi ngày. Vì vậy, khi bạn chọn sống một đời sống, một đời sống cụ thể, quần áo của bạn, tất cả mọi thứ về bạn phải phù hợp với cuộc sống để bạn làm việc hiệu quả. Nếu bạn phải đi vào các làng xóm và bạn phải mất thời gian lo lắng quần áo của bạn bị dơ, thì bạn không thể là một người làm việc hiệu quả. Bạn phải quên những điều linh tinh đó. Đó là lý do tại sao, dần dần, quần áo và những thứ tương tự luôn luôn thay đổi ở một số nước vì phong cách sống thay đổi. Những quần áo đó có phù hợp với phong cách sống của chúng ta hay những việc chúng ta muốn làm hay không? Nếu có, có thể chúng ta phải chấp nhận một phần nào đó những thứ này không chỉ đơn thuần vì nó được sáng tạo ra ở nước ngoài mà có lẽ cho những mục đích khác. Nhưng mặc trang phục nào thật sự là điều không có gì quan trọng. Điều quan trọng là cách chúng ta tư duy và suy nghĩ.

Sometimes, I am very sad that even people who do science are quite unscientific in their thinking and in their other actions–not what they are doing in the laboratories but how they live at home or their attitudes towards other people. Now, for India to become what we want it to become with a modern, rational society and firmly based on what is good in our ancient tradition and in our soil, for this we have to have a thinking public, thinking young women who are not content to accept what comes from any part of the world but are willing to listen to it, to analyse it and to decide whether it is to be accepted or whether it is to be thrown out and this is the sort of education which we want, which enables our young people to adjust to this changing world and to be able to contribute to it.

Thỉnh thoảng tôi cảm thấy rất buồn khi có những người làm việc về khoa học nhưng suy nghĩ và hành động lại khá phản khoa học – không phải tôi nói về những gì họ làm ở phòng thí nghiệm mà là cách họ sống ở nhà và thái độ của họ đối với những người khác. Ngày nay, để Ấn Độ có thể trở thành một đất nước mà chúng ta muốn nó trở thành với một xã hội hiện đại, hợp lý và nương tựa vững chải trên những điều tốt đẹp trong truyền thống cổ truyền và trong mảnh đất của chúng ta, để làm được điều đó chúng ta cần phải có một quấn chúng có tư duy, có những thanh thiếu nữ biết suy nghĩ, những người không bằng lòng chấp nhận những gì đến từ một nơi nào đó bất kỳ trên thế giới, nhưng sẵn lòng lắng nghe, phân tích những thứ đó và quyết định cái nào có thể chấp nhận được, cái nào phải gạt ngang và đây chính là phương hướng giáo dục mà chúng ta muốn, một nền giáo dục cho phép các thanh thiếu niên của chúng ta tự điều chỉnh với thế giới luôn thay đổi này và có đủ khả năng để đóng góp vào đó.

Some people think that only by taking up very high jobs, you are doing something important or you are doing national service. But we all know that the most complex machinery will be ineffective if one small screw is not working as it should and that screw is just as important as any big part. It is the same in national life. There is no job that is too small; there is no person who is too small. Everybody has something to do. And if he or she does it well, then the country will run well.

Một số người nghĩ rằng chỉ bằng cách làm những công việc cao cấp, thì họ mới làm điều gì đó rất quan trọng hoặc đang giúp đỡ cho đất nước. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng bộ máy phức tạp nhất cũng sẽ hoạt động không hiệu quả nếu chỉ một con ốc không hoạt động đúng chức năng và con ốc đó cũng quan trọng như bất kỳ một bộ phận to lớn nào khác trong cỗ máy. Điều này cũng tương tự với đời sống của một đất nước. Không có công việc nào là quá nhỏ bé; không có cá nhân nào là quá nhỏ nhoi. Tất cả mọi người đều có việc gì đó để làm. Và nếu anh hay chị làm việc đó tốt, thì đất nước sẽ hoạt động tốt.

In our superstition, we have thought that some work is dirty work. For instance, sweeping has been regarded as dirty. Only some people can do it; others should not do it. Now we find that manure is the most valuable thing that the world has today and many of the world’s economies are shaking because there is not enough fertilizer–and not just the chemical fertilizer but the ordinary manure, night-soil and all that sort of thing, things which were considered dirty.

Trong suy nghĩ của chúng ta, chúng ta hay mường tượng có những công việc gọi là công việc dơ bẩn. Ví dụ như, quét rác là công việc dơ bẩn. Chỉ có một số người có thể làm việc đó; những người khác không nên làm việc đó. Ngày nay chúng ta thấy rằng phân là nguồn tài nguyên giá trị mà thế giới ngày nay rất cần và rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đang rúng động vì họ không có đủ phân bón – và không chỉ phân bón hóa học mà là phân bình thường, phân hữu cơ, phân từ người và các loại tương tự, những thứ được xem là dơ bẩn.

Now it shows how beautifully balanced the world was with everything fitted in with something else. Everything, whether dirty or small, had a purpose. We, with our science and technology, have tried to–not purposely, but somehow, we have created an imbalance and that is what is troubling, on a big scale, the economies of the world and also people and individuals. They are feeling alienated from their societies, not only in India but almost in every country in the world, except in places where the whole purpose of education and government has to be to make the people conform to just one idea. We are told that people there are very happy in whatever they are doing. If they are told to clean the streets, well, if he is a professor he has to clean the streets, if he is a scientist he has to do it, and we were told that they are happy doing it. Well, if they are happy, it is alright.

Ngày nay chúng ta thấy thế giới này cân đối tuyệt đẹp biết bao khi mọi thứ phối hợp khớp lại với nhau. Tất cả mọi thứ, dù là nhỏ nhoi hay dơ bẩn đều có mục đích của nó. Chúng ta, với khoa học và công nghệ của mình, đã cố gắng – dù không cố tình, nhưng bằng cách nào đó, chúng ta đã tạo ra sự mất cân đối, và trên bình diện rộng, nó gây ra vấn đề đối với các nền kinh tế trên thế giới, đối với các xã hội, và cả các cá nhân. Mọi người cảm thấy xa lạ với chính xã hội của họ, không phải chỉ ở Ấn Độ mà hầu như ở tất cả các nước trên thế giới, chỉ trừ những nơi mà toàn bộ mục tiêu của giáo dục và nhà nước chỉ là để làm mọi người tuân thủ một y’ tưởng duy nhất. Chúng ta nghe nói rằng ở đó mọi người lúc nào cũng rất hạnh phúc với bất kỳ việc gì họ làm. Nếu người ta bảo họ dọn sạch đường phố, ừ, nếu anh là giáo sư đại học anh phải dọn sạch đường phố, nếu anh là nhà khoa học anh phải làm việc đó, và chúng ta nghe nói rằng họ làm việc đó một cách rất vui vẻ. Ừ thì nếu họ vui vẻ, điểu đó tốt.

But I do not think in India we can have that kind of society where people are forced to do things because we think that they can be forced maybe for 25 years, maybe for 50 years, but sometime or the other there will be an explosion. In our society, we allow lots of smaller explosions because we think that that will guard the basic stability and progress of society and prevent it from having the kind of chaotic explosion which can retard our progress and harmony in the country.

Nhưng tôi không nghĩ rằng ở Ấn Độ chúng ta có thể có loại xã hội như vậy. Một xã hội mà ở đó con người có thể bị ép làm việc bởi vì chúng ta nghĩ rằng họ có thể bị ép buộc, có thể là trong 25 năm, có thể là trong 50 năm, nhưng một lúc nào đó sẽ có một sự bùng nổ. Trong xã hội của chúng ta, chúng ta cho phép rất nhiều bung nổ nhỏ hơn bởi vì chúng ta nghĩ rằng điều đó bảo vệ sự ổn định cơ bản và sự tiến bộ của xã hội và ngăn ngừa xã hội khỏi những bùng nổ xáo trộn xã hội, làm chậm lại tiến trình phát triển của xã hội và sự hòa hợp của đất nước.

So, I hope that all of you who have this great advantage of education will not only do whatever work you are doing keeping the national interests in view, but you will make your own contribution to creating peace and harmony, to bringing beauty in the lives of our people and our country. I think this is the special responsibility of the women of India. We want to do a great deal for our country, but we have never regarded India as isolated from the rest of the world. What we want to do is to make a better world. So, we have to see India’s problems in the perspective of the larger world problems.

Vì vậy, tôi hy vọng rằng tất cả các bạn, những người có một thuận lợi rất to lớn là được giáo dục, sẽ không chỉ làm công việc của mình vì lợi ích của quốc gia, mà các bạn sẽ còn nỗ lực đóng góp phần mình vào công cuộc sáng tạo hòa bình và hòa hợp, vào việc mang cái đẹp đến với cuộc sống của nhân dân chúng ta và đất nước chúng ta. Tôi nghĩ đây là trách nhiệm quan trọng của phụ nữ Ấn Độ. Chúng ta muốn làm nhiều cho đất nước, nhưng chúng ta phải nhớ đừng xem Ấn Độ là cô lập với thế giới. Những gì chúng ta muốn làm là làm cho thế giới này tốt đẹp hơn. Vì vậy chúng ta phải xem xét các vấn đề của Ấn Độ dưới góc độ các vấn đề lớn hơn của thế giới.

It has given me great pleasure to be with you here. I give my warm congratulations to those who are doing well and my very good wishes to all the others that they will also do much better. This college has had a high reputation but we must always see that we do better than those who were there before us. So, good luck and good wishes to you.

Thật sự là một vinh dự cho tôi được ở đây với các bạn hôm nay. Tôi gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến tất cả các bạn những người hiện đang học tập và làm việc rất tốt và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các bạn mong các bạn sẽ còn học tập và làm việc tốt hơn nữa. Trường đại học này đã có sẵn danh tiếng rất lớn nhưng chúng ta phải luôn luôn thấy rằng chúng ta học tập và làm việc tốt hơn, giỏi hơn những người đi trước chúng ta. Và, chúc may mắn và chúc mọi điều tốt đẹp đến với các bạn.

Chú thích:* doli. Là kiệu khiêng người.

** sari. Là tấm vải, dài từ 4-9m, quấn quanh người phụ nữ và có rất nhiều kiểu.

*** shawl. Trong tiếng Iran, đơn giản có nghĩa là quần áo. Là một dạng áo choàng hay khăn choàng qua vai, có khi qua đầu, và che toàn bộ phần cơ thể bên trên và hai cánh tay.

**** purdah. Trong tiếng Iran, có nghĩa là “bức màn”. Là phong tục cũng là tên gọi bức màn ngăn cách người phụ nữ khỏi thế giới, nơi có sự hiện diện của người đàn ông.

(Phạm Hồng Quyên dịch)

Source: Selected Speeches and Writings of Indira Gandhi, September 1972-March 1977, by Indira Gandhi; New Delhi : Publications Division, Ministry of Information and Broadcasting, Govt. of India, 1984. pp. 509-513.

Copyright: Publications Division, Ministry of Information and Broadcasting, Govt. of India, 1984.
http://gos.sbc.edu/g/gandhi3.html

5 thoughts on “Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Điều những phụ nữ có giáo dục có thể làm – Indira Gandhi”

  1. Cám ơn Hồng Quyên đã dịch toàn văn bài này. Bài này mà chỉ trích vài đoạn có lẽ khó mà có thể nắm bắt được “ý đồ” của diễn giả. 🙂

    Like

  2. Cám ơn Quỳnh Linh. Bài diễn văn này nói với phụ nữ, hấp dẫn với phụ nữ chúng mình chứ phải không? Hôm Quyên đang dịch giữa bài thì thi cuối kỳ ở đây, Quyên bấn loạn vì bài vở và công việc dồn dập, vừa khi lại nghe những nhận định rất tiêu cực của một người thân về những việc mình đang làm, Quyên buồn cực kỳ vì mình nỗ lực thật nhiều mà… Nhưng câu nói trong bài đang dịch “không có thứ gì trên cuộc đời này hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt” đã giúp Quyên định tâm.

    Có nhiều điều mình biết hết trong đầu mình nhưng được nghe lại từ một người khác nhắc lại, trong một diễn văn không phải diễn thuyết cho mình mà trong một dịp nào đó, tự nhiên lại thấy dễ hiểu hơn 🙂

    Dịch cả bài còn giúp Quyên hiểu tốt hơn và dịch sát ý hơn, nhưng nhiều chỗ từ ngữ vẫn lộng cộng, có khi còn hiểu sai. May mà có anh Hoành chỉnh sửa, không thì cứ mỗi lần đọc lại là một lần lại muốn hoàn thiện hơn… hihi

    Like

  3. Hi Chị QL và HQ!
    Hôm nay tất niên ,nên em rảnh rang chút ít,tranh thủ tám với các chị một chút về chuyện phụ nữ ngày nay ,nhân tiện đọc bài dịch của HQ.
    Em đôi khi tự hỏi: Phụ nữ thì nên thế nào cho đúng là phụ nữ .
    Có lẽ có rất nhiều sách báo nói về phụ nữ,nhưng đây là em chỉ tám với các chị trong khuôn khổ cuộc sống thực của chị em chúng mình thôi,không có gì là triết lí hay lí tưởng cả.
    Qua cuộc sống thì em thấy,phụ nữ là cái bếp lửa của ngôi nhà,nếu nói đàn ông là trụ cột,thì phụ nữa là cái bếp,em quan sát thấy rằng,ở gia đình nào,người phụ nữ mà là cái bếp lửa, lo sức khỏe cho chồng con,biết làm nữ công gia chánh,biết hiếu thảo với nhà chồng,và kính trọng chồng,mặc dù có thể hiểu biết của chồng không bằng mình,nhưng phụ nữ biết đẩy chồng lên,dần dần ,người chồng sẽ được kính trọng ,và cái đó ảnh hưởng đến giáo dục con cái,con cái sẽ nhìn vào cha để học sự mạnh mẽ và dứt khóat ,quyết đóan ,học ở mẹ tâm từ ,thì gia đình ở đó có hạnh phúc bền vững.
    Trong gia đình,phụ nữ tượng trưng cho sự mềm mại,nhẫn nại,dyên dáng còn đàn ông tượng trưng cho sự mạnh mẽ, rộng lượng , nhanh nhẹn ,nếu duy trì được sự cân đối này,em tin gia đình sẽ hạnh phúc và xã hội cũng được…nhờ.
    Dù mình có là gì đi chăng nữa trong xã hội,mình vẫn luôn phải là cái bếp trong nhà,cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ,phụ nữ hay đàn ông thì bình đẳng trong học vấn,công việc và vị trí xã hội,nhưng không hiểu sao,em rất thích sự dịu dàng,nhẫn nại của phụ nữ,em cảm thấy nếu người đàn ông nào ở bên cạnh người phụ nữ như vậy,họ sẽ mạnh mẽ,bản lĩnh hơn,nói chung như mình hay nói là đàn ông hơn.
    Các chị có lời gì khuyên em không ,cho em biết với nhé.

    Like

  4. Hi phonglan,

    Phong Lan viết hay quá. Quyên cũng quan niệm hình ảnh người phụ nữ trong gia đình như một bếp lửa để duy trì hơi ấm và tình yêu.

    Quyên nghĩ dù gọi là nam nữ bình đẳng, dù gọi là mọi thứ ngoài xã hội phái nam làm được thì phụ nữ cũng làm được, nhưng bản lĩnh của phái nữ lại nằm chính trong sự dịu dàng và nhẫn nại.

    Trong gia đình, không ai có thể thay thế người phụ nữ dịu dàng, nhẫn nại, chu đáo, đảm đang phần đối nội. Không cần phải xuất sắc việc nhà hay nấu ăn, hay giỏi đến mức cả nhà chồng phải khâm phục vì chị em chúng ta cũng mệt mỏi nhiều với công việc ngoài xã hội, nhưng về đến nhà kiên nhẫn một chút để đừng mệt quá rồi nóng nảy, giữ cách nói nhẹ nhàng, suy nghĩ tích cực yêu người để luôn lạc quan, biết thông cảm và thấu hiều, và tâm tĩnh lặng để xử lý từng việc một trong nhẹ nhàng nhưng thấu đáo là những công cụ hữu ích giúp người phụ nữ có thể trợ thủ đắc lực cho chồng, và là người hướng dẫn chăm lo con cái có đủ kiến thức và kỹ năng bước ra xã hội sau này, Để làm được điều này, phụ nữ phải bản lĩnh lắm đó.

    Năm mới đến rồi, chúc Phong Lan sẽ luôn là người phụ nữ dịu dàng. Chúc Phong Lan và cả nhà Đọt Chuối Non một năm mới, việc gì đã tốt đẹp sẽ tốt đẹp hơn và việc gì chưa toại nguyện sẽ đạt được như ý nguyện

    HQ

    Like

  5. Hi chị Hồng Quyên!
    Những suy nghĩ của chị HQ khiến em thấy thật vui khi có người đồng cảm với mình,em cũng mong chị HQ có một gia đình hạnh phúc và chị sẽ là bếp lửa ấm cho gia đình.
    Cảm ơn chị đã chia sẻ

    Like

Leave a comment