Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Từ miệng của Đấng Tối Thượng sinh ra các giáo sĩ Bà la môn” – Kinh Purusha của Ấn giáo

 

Ấn giáo là một trong những tôn giáo cổ nhất của thế giới, phát xuất từ Ấn Độ, như là một hỗn hợp của nhiều truyền thống khác nhau, không do một người sáng lập. Nguồn gốc Ấn giáo có thể bắt đầu từ đời đồ sắt ở Ấn Độ. Cho đến Thời Lịch Sử Vệ Đà (historical vedic period) chúng ta có Thánh Kinh Vệ Đà (the Védas) của Ấn giáo, là một trong những tập kinh cổ nhất viết bằng tiếng Phạn Sanskrist, khoảng năm 1500 đến năm 1000 trước công nguyên. Véda có nghĩa là “biết”. Kinh Vệ Đà được xem là kiến thức khai mở trực tiếp từ thần linh.

Một bài kinh nhỏ, nhưng rất quan trọng trong Kinh Vệ Đà tên là Purusha Sukta, tức là Kinh Purusha, nói về sự thành hình của vũ trụ và muôn loài. Purusha là Đấng Tối Thượng có 1000 đầu, 1000 mắt và 1000 chân. Từ thân thể của Đấng Tối Thượng sinh ra muôn loài, kể cả con người.

Kinh Purusha, với văn từ cực kỳ cổ, đôi khi rất khó hiểu. Đối với chúng ta, kinh Purusha có hai điểm đáng lưu ý:

1. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều từ Đấng Tối Thượng mà sinh ra và là một phần của Đấng Tối Thượng. Như khi ta đốt củi và đốt lễ vật đề hành lễ dâng lên Đấng Tối Thượng, đó chính là ta đốt Đấng Tối Thượng để hành lễ dâng lên Đấng Tối Thượng.

Ý niệm “tất cả là thượng đế” này, đến đời Phật Thích Ca, làm cách mạng triệt để lấy thánh thần ra khỏi tâm linh, đổi lại thành “tất cả là Không”.

2. Từ miệng Purusha sinh ra các giáo sĩ Bà la môn (Brahmanas), từ hai cánh tay sinh ra giai cấp Kshtriyas (quản l‎ý quốc gia: vua, chiến binh, quan chức công quyền), từ hai đùi sinh ra giai cấp Vaishyas (nông dân và thương nhân), và từ hai bàn chân sinh ra giai cấp Shudras (những người làm lao động chân tay và các nghề phục dịch).

Từ Kinh Purusha các giai cấp xã hội của Ấn Độ phát sinh và tồn tại cho đến ngày nay. Giai cấp thấp nhất của Ấn Độ, Dalit hay Untouchable (Không Sờ Được) thật ra thấp đến nỗi không được nằm trong 4 giai cấp của Kinh Purusha.

Ngày nay dù đã có rất nhiều cố gắng để xóa bỏ giai cấp, ảnh hưởng giai cấp vẫn còn rất nặng ở Ấn Độ, và giai cấp Dalit vẫn còn bị kỳ thị nặng nề ở các vùng quê Ấn Độ.

Chúng ta hãy xem Kinh Purusha.

 

1

The Purusha (the Supreme Being) has a thousand heads, a thousand eyes and a thousand feet. He has enveloped this world from all sides and has (even) transcended it by ten angulas.

Đấng Tối Thượng có một ngàn đầu, một ngàn mắt và một ngàn chân. Ngài bao bọc thế giới này từ mọi hướng và vượt thêm bằng cả chiều rộng của mười ngón tay Ngài

2

All this is verily the Purusha. All that which existed in the past or will come into being in the future (is also the Purusha). Also, he is the Lord of immortality. That which grows profusely by food (is also the Purusha)

Tất cả là Đấng Tối Thượng. Tất cả những gì hiện hữu trong quá khứ hay sẽ hiện hữu ở tương lai là Đấng Tối Thượng. Ngài cũng là Chúa của bất tử. Tất cả những gì sinh trưởng tràn ngập nhờ thực phẩm cũng là Đấng Tối Thượng.

3

So much is His greatness. However, the Purusha is greater than this. All the beings form only a quarter of Him. The three-quarter of His, which is eternal, is established in the spiritual domain.

Ngài thật là vĩ đại. Nhưng Đấng Tối Thượng còn vĩ đại hơn vậy. Tất cả vũ trụ chỉ là một phần tư của Ngài. Ba phần tư của Ngài, bất tử, thuộc về lĩnh vực siêu nhiên.

4

The Purusha with the three-quarters ascended above. His one quarter becomes this creation again and again. Then He pervades this universe comprising a variety of sentient beings and insentient objects.

Đấng Tối Thượng với ba phần tư của Ngài vượt lên trên. Một phần tư của Ngài trở thành tạo vật liên tiếp. Ngài thẩm thấu toàn vũ trụ này với nhiều loài tạo vật có cảm giác và không có cảm giác.

5

From original Supreme Being was born the Virat Purusha. Making this Virat as the substratum (another) purusha was born. As soon as he was born, he multiplied himself. Later, he created this earth and then, the bodies (of the living beings).

Từ Đấng Tối Thượng nguyên thủy sinh ra Đấng Tối Thượng Virat. Dùng Virat làm nền, một Đấng Tối Thượng khác sinh ra. Ngay khi sinh ra Ngài tự tạo thành nhiều. Sau đó ngài sáng tạo trái đất và các sinh vật.

6

When the devas performed a sacrificial ritual, using the Purusha as the sacrificial material, the spring became the ghee, the summer served as pieces of wood and the autumn filled the place of rice-cake.

Khi các thần deva dâng lễ, dùng Đấng Tối Thượng làm lễ vật, mùa xuân thành bơ, mùa hạ thành củi, và mùa thu thành bánh lễ.

7

For this spiritual ceremony there were seven bordering fuel pieces. And, twenty-one items were made the sacrificial fuel sticks. When the devas were performing this ceremony, they tied the purusha (himself) as the sacrificial animal.

Cho cuộc lễ linh thiêng này, có bảy khối nhiên liệu ngoài rìa. Và 21 đoạn nhiên liệu hành lễ. Khi các thần deva hành lễ, họ trói Đấng Tối Thượng là con vật tế lễ.

8

The devas, the sadhyas and the rishis performed the sacrifice by using that Purusha as the means of yajna, the Purusha who had been born in the beginning, after sprinkling him with water by the sacrificial grass.

Các thần deva, saddhya và rishi dâng lễ bằng cách cùng Đấng Tối Thượng là lễ vật hành lễ, Đấng Tối Thượng đã có từ nguyên thủy, sau khi rắc nước cỏ lễ lên Ngài.

9

From that sacrificial ritual wherein the Cosmic Being was Himself the oblation, was produced the prasajya (or curds mixed with ghee). Birds flying in the air, wild animals of the forest as also the domesticated animals of the villages were also produced.

Từ cuộc lễ hy sinh đó, mà Đấng Tối Thượng là của lễ, sinh ra bơ sữa. Chim chóc trên trời, loài vật trong rừng, gia súc trong làng cũng được sinh ra.

10

From that sacrifice wherein the Cosmic Being was Himself the oblation, were born the Rig-veda and the Sama-veda. From that the metres (like Gayatri) were born. From that again the Yajur-veda was born.

Từ cuộc lễ hy sinh mà Đấng Tối Thượng là của lễ, Kinh Vệ Đà Rig và Vệ Đà Sama được sinh ra. Từ lễ hy sinh đó các câu thánh thi được sinh ra. Và từ lễ hy sinh đó mà Kinh Vệ Đà Yajur được sinh ra.

11

From that were born the horses, as also animals (like donkeys and mules) which have two rows of teeth. From that were born the cattle. From that (again) were born goats and sheep.

Từ cuộc lễ hy sinh đó, sinh ra ngựa, và các loài thú có hai hàm răng. Từ cuộc lễ hy sinh đó sinh trâu bò. Từ cuộc lễ hy sinh đó sinh dê và trừu.

12

When the gods decided to sacrifice the Viratpurusha, in how many ways did they do it? What became of his mouth? What became of his two arms? What became of His two thighs? What were (the products of) the two feet called?

Khi các thần quyết định hy sinh Đấng Tối Thượng, có bao nhiêu cách để làm? Miệng của Ngài thành gì? Hai cánh tay của Ngài thành gì? Hai đùi Ngài thành gì? Sản phẩm của hai bàn chân Ngài gọi là gì?

13

From His mouth came the brahmanas. From His two arms came the kshatriyas. From His two thighs came the vaishyas. From His two feet came the shudras.

Từ miệng của Đấng Tối Thượng sinh ra các giáo sĩ Bà la môn (brahmanas). Từ hai cánh tay của Ngài sinh ra những người quản ly’ (kshatriyas). Từ hai đùi của Ngài sinh ra nông dân và thương nhân (vaishyas). Từ hai bàn chân của ngài sinh ra những người lao động và phục dịch (shudras).

14

From His mind was born the moon. From His two eyes was born the sun. From His mouth were born Indra and Agni. From His breath was born the air.

Từ trí của Ngài sinh mặt trăng. Từ hai mắt của Ngài sinh mặt trời. Từ miệng của Ngài sinh thần Indra và thần Agni. Từ hơi thở của Ngài sinh không khí.

15

From His navel was produced the antariksha (the space between the earth and the heavens). Dyuloka (or heaven) came into existence from His head. The bhumi (the earth) evolved out of His feet, and deek (or spacial directions) from His ears. Similarly, the devas produced the worlds (too).

Từ rốn Ngài sinh ra không gian giữa trời và đất. Trời sinh ra từ đầu Ngài. Đất đến từ các bàn chân Ngài, và phương hướng không gian đến từ tai Ngài. Tương tự như thế, các devas cũng tạo ra thế giới.

16

“I know this great Purusha (the Supreme Being), the wise one, who, having created the various forms and the nomenclatures, deals with them by those names, and who is beyond darkness and is brilliant like the sun.”

“Tôi biết Đấng Tối Thượng, người thông tuệ, tạo ra mọi vật thể và tên cho chúng, liên hệ với chúng bằng những tên đó, Ngài siêu việt bóng tối và sáng láng như mặt trời.”

17

In the ancient days, Prajapati (Brahma) praised Him. Indra who knows all the four quarters also spoke about Him. Anyone who knows Him thus, will become immortal even in this life. For attaining liberation there is no other path (than knowledge of this Purusha).

Từ thời xa xưa, Bhrama ca tụng Ngài.. Indra người biết cả bốn phương cũng nói về Ngài. Vậy ai biết Ngài sẽ được sống đời đời ngay cả ở đời sống này. Để được giải thoát, không có đường nào khác ngoài Đấng Tối Thượng.

18

The devas worshiped (the Supreme Creator in the form of) yajna through yajna (sacrifical ceremonies). Those very processes became the primary dharmas. Those great ones attain that heaven where the ancient devas and sadhyas live.

Các devas thờ phượng Đấng Tối Thượng trong các lễ hy sinh. Các lễ đó trở thành các giáo pháp đầu tiên. Những giáo pháp đến với vùng trời nơi các devas và sadhyas từ thời cổ đại ở.

19

The Viratpurusha manifested Himself from out of water as also the essence of the element of earth. This Viratpurusha was born out of the greatness of the Paramapurusha, the Creator. The (Paramapurusha, known as) Tvashta engaged Himself in the act of creating the fourteen planetary systems, (which form of the expanded) figure (of the Viratpurusha). (Thus) the entire creation (related to the Viratpurusha) came into existence in the very beginning of creation.

Đấng Tối Thượng hiển lộ chính Ngài ra khỏi nước như là phần tinh yếu của đất. Đấng Tối Thượng (Virapurusha) sinh ra từ Đấng Tối Thượng (Paramapurusha). Tvashta (Đấng Tối Thượng Paramapusha) tự Ngài tạo ra 14 hệ hành tinh là thân thể của Đấng Tối thượng. Vậy toàn thể tạo vật được sinh ra vào lúc đầu tiên của việc tạo thành.

20

“I have known that great Purusha who is brilliant like the sun and who is beyond all darkness. One who knows Him thus becomes immortal (even) here. There is no other path for liberation than this.”

“Tôi biết Đất Tối Thượng vĩ đại, sáng láng như mặt trời và siêu việt bóng tối. Vậy ai biết Ngài sẽ được sống đời đời ngay cả ở đời sống này. Để được giải thoát, không có đường nào khác ngoài Đấng Tối Thượng”.

21

Prajapati (the Supreme Creator) moves inside the cosmic womb. (Though) unborn He takes birth in a variety of ways. The wise ones know His (real nature) as the origin (of the universe). The (secondary) creators desire to attain the positions of Marichi and others.

Prajapati (Đấng Sáng Tạo) chuyển động trong lòng vũ trụ. Dù chưa sinh ra, Ngài sinh ra nhiều cách. Người không ngoan biết bản chất thật của Ngài là nguyên ủy của vũ trụ. Những thần sáng tạo thấp hơn muốn có được vị trí của Marichi và các đấng khác.

22

Obeisances to Him, the self-luminous Brahman, who shines for the (demi)gods, who is the leader of the rituals of the gods and who was born even before the gods.

Cung kính đối với Ngài, Đấng Tự Sáng Chói Brahman, người sáng chói cho các vị thần, người chủ trì các cuộc lễ của các thần và người sinh ra trước mọi thần.

23

In the beginning of creation, the gods, manifesting the light of Brahman, addressed Brahman thus: “That brahmana who realizes (You) thus, all the gods will come under his control.”

Từ thuở đầu tiên của tạo vật, các thần, hiển lộ ánh sáng của Brahman, nói với Brahman: “Brahmana, ai làm ra Ngài mà các thần đều ở dưới sự kiểm soát của Ngài.”

24

O Purusha! The goddesses Hri (modesty) and Sri (Lakshmi, wealth) are Your consorts. Day and night are Your lateral limbs. The stars are Your form. The Ashvins are your widely opened (mouth). (O Purusha) fulfill our desire for self-knowledge as also our desire for the enjoyments of this world. Give us all that we need. Om, let there be peace, peace, peace.

Ôi Đấng Tối Thượng! Nữ thần Khiêm Tốn và Nữ thần Tài Lộc là người yêu của Ngài. Ngày và Đêm là xương sườn Ngài. Tinh tú là thân thể Ngài. Các Ashvins là miệng ngài. Ôi Đấng Tối Thượng hãy thỏa mãn ước muốn của chúng tôi là hiểu biết về chính mình và ước muốn được hạnh phúc trên thế giới. Hãy cho chúng tôi mọi thứ chúng tôi cần. Om, hãy có bình an, bình an, bình an.

(Trần Đình Hoành dịch và giới thiệu)

 

 

3 thoughts on “Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Từ miệng của Đấng Tối Thượng sinh ra các giáo sĩ Bà la môn” – Kinh Purusha của Ấn giáo”

  1. Em cám ơn bài dịch và giới thiệu của anh. 🙂 Em tò mò về Ấn giáo (Hindu giáo cũng là nó phải không anh?) nhưng chưa bao giờ đọc một kinh sách chính thống nào của Ấn giáo cả.

    Nhân bài giới thiệu này của anh, em tìm đọc thêm chút nữa về Ấn giáo, và tìm được cái này

    “Cập phạm trù cơ bản nhất của Ấn Ðộ Giáo là Át Man (Atman-Tiểu ngã) và Brah Man (Brahman-Ðại ngã): Brah Man là cái bản ngã vũ trụ, cái tuyệt đối, dưới khía cạnh tôn giáo là yếu tố thần linh được bao chứa và thấm nhuần trong vạn vật. Còn Át Man là cái bản ngã cá thể, cái đặc thù trong từng sự vật, con người là một mảnh của Brah Man, tồn tại một cách cụ thể và đơn nhất. Vậy Át Man cũng chính là Brah Man và ngược lại.

    Nếu Át Man và Brah Man là nền tảng của vũ trụ quan thì Kác Ma (Karma-Nghiệp) và Sam Sa Ra (Samsara-Luân hồi) là nền tảng nhân sinh quan. Theo thuyết Sam Sa Ra, cái chết của con người là sự chuyển hóa sang kiếp sống khác, sự tái sinh trong luân hồi, gắn liền với Sam Sa Ra là Kác Ma, đây là quan hệ nhân quả, theo đó bất cứ hành động nào của con người cũng được trả giá, nó toàn năng ngoài ý muốn con người, theo đuổi con người không bao giờ lầm lẫn. Và thuyết Mok Sa (Moksa-Giải thoát) là con người rất khó nhưng có thể tránh khỏi luân hồi nghiệp báo bằng cách gắng sức thì có thể đi đến giải thoát. Vì vậy khi giác ngộ Ra Na Na (Jnana) được chân lý Át Man – Brah Man, ý thức được đời sống phù du, hiểu thấu lẽ sống chết, sẽ dập tắc động lực đẩy bánh xe nghiệp báo, luân hồi, nó sẽ dừng lại.” http://www.ahvinhnghiem.org/vtvcn9.html

    Thế giới quan này rất giống Phật giáo anh nhỉ?

    Like

  2. Hi Quỳnh Linh,

    Phật giáo là một cuộc cách mạng khỏi Ấn giáo (Hinduism) nhưng rốt cuộc cũng vẫn bị ảnh hưởng nặng của Ấn giáo. Rất nhiều nhà nghiên cứu (và anh đồng ý với họ) cho rằng các khái niệm về nghiệp duyên (karma) và luân hồi (samsara) là của Ấn giáo ảnh hưởng ngược lại Phật giáo (vì nếu ta đọc các kinh quan trọng của Phật giáo, hầu như chẳng bao giờ thấy các chữ nghiệp duyên và luân hồi (Chuyển Pháp Luân, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Pháp Cú, Kinh Kim Cang, Kinh Hoa Nghiêm…).

    Thực sự là Hinduism có rất NHIỀU nhánh khác nhau. Chẳng hạn Brahman, Atman, và luân hồi, là một luồng tư tưởng mới sau này, vì từ thời Vệ Đà thì Purusha sinh ra con người và các thần thánh, trong đó Brahman là vị thần cao cả nhất. Và con người, cũng như Brahman, luôn luôn là một phần của Purusha…

    Like

  3. Hôm trước tình cờ em đọc một cuốn sách “Bên rặng Tuyết Sơn” do một người bạn giới thiệu. Cuốn sách khá ngắn và em đọc một lượt thấy các kinh nghiệm tâm linh ở đó cũng đúng với những gì mình trải nghiệm, dù những từ ngữ và kinh sách đó em chưa đọc bao giờ. Mãi mấy hôm sau em tình cờ đọc lại bài này trong chuỗi bài “Các diễn văn làm thay đổi thế giới”, em mới nhận ra cuốn sách này bắt nguồn từ tư tưởng Ấn giáo.

    Ví dụ như tư tưởng về 3 con đường đến chân lý (Thượng đế) ở chương 3, em đọc thấy cũng hợp lý:
    “Mùa Xuân năm đó, Satyakam giảng dạy về Yoga dựa trên thánh ca Bhagavad Gita. Anh nói: “Có ba con đường cùng đưa đến một mục đích mà tùy theo sở thích, chúng ta có thể lựa chọn con đường thích hợp. Đó là Karma Yoga (con đường Hành động), Jnana Yoga (con đường Minh triết) và Bhakti Yoga (con đường Sùng tín). Khởi đầu là ba con đường khác nhau, nhưng khi đi gần đến đích, chúng sẽ gặp nhau vì mục đích tối hậu của Yoga là sự hợp nhất với Thượng đế. Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy tất cả mọi người đều có khuynh hướng đi tìm Thượng đế, nhưng vì không ý thức rằng ngài hiện diện khắp nơi nên nhiều người đã đi tìm ngài qua những con đường hay pháp môn khác nhau.

    Do đó, trong Bhagavad Gita (Thánh ca của Thượng đế), đức Krishna đã nói: ‘Kẻ nào thấy được Thượng đế ngự trị trong vạn vật, kẻ đó mới thực sự thấy’. Một người đi tìm đạo, dù theo bất cứ con đường nào hay pháp môn nào, cần phải biết tôn trọng những con đường khác, vì đường nào cũng đều dẫn đến Thượng đế”.

    Hay đoạn này trong chương 4:

    “Con chớ lên án những người sa ngã, chớ coi thường những kẻ yếu đuối dễ nản lòng, mà con phải biết đưa tay dìu dắt họ như bạn đồng hành của mình. Con phải biết rằng khoảng cách giữa kẻ thánh thiện và kẻ tội lỗi tuy có xa, nhưng khoảng cách giữa kẻ thánh thiện và người đã giác ngộ còn dài gấp muôn lần. Do đó, con hãy cẩn thận trong mọi tư tưởng cũng như hành động.”

    Dù vậy, em vẫn ngờ ngợ một điều gì, nghĩ mãi em cũng nhớ ra con đường đạo của Ấn giáo này chính là con đường bản ngã (tiểu ngã) đi tìm “Chân ngã” (Đại ngã), để trở nên thành Một với Thượng đế, qua những con đường Yoga, các giai đoạn tiến hóa của linh hồn,… mà em thấy vô cùng nhiều vài năm gần đây. Nghe rất nhiều về những điều này, giờ em mới nhận rõ nguồn gốc của nó là từ Ấn giáo, và ngoài Đấng tối thượng (Purusha) thì Ấn giáo là một hệ thống tư tưởng siêu hình với quá nhiều thánh thần và mê tín (từ trăm nhánh Hinduism và trăm nhánh Yoga).

    Từ nền tảng Ấn giáo này, Phật Thích Ca đã xuất hiện và đưa đến một con đường giải thoát tập trung vào con người để gạt bỏ ra ngoài mọi mê tín đó. Chính vì vậy mà Phật Thích Ca từ chối bàn luận về các vấn đề siêu hình và Thượng đế, gạt bỏ hoàn toàn “Chân ngã” hay “Đại ngã” để giảng dạy về “Vô ngã”, khiêm tốn tận cùng “không tôi” và bình đẳng tuyệt đối “Phật tính”. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Phật giáo và Hinduism.

    Điều khiến em không nhận ra được sự khác biệt này từ đầu là do quan điểm “làm Một với Thượng đế” của Ấn giáo, quá quen thuộc với học trò của ĐCN, nên em không ngay lập tức nhận ra được sự khác biệt, đó là sự “làm Một” này thiếu đi người mẫu “Jesus” nên nó trở nên khó khăn bội phần với mọi quy tắc ngặt nghèo và quá trình tu luyện cực kì phức tạp, dù có nhấn mạnh đến yêu thương. Đó cũng chính là điều mô tả trong cuốn Bên rặng Tuyết Sơn về cuộc sống của các ẩn sĩ “Mật tông” mà em vừa đọc xong.

    Giờ em đã rõ ràng hơn về sự phát triển tư tưởng từ Ấn giáo đến Phật giáo, em cảm thấy thật giống như Cựu Ước và Tân Ước của phương Đông.

    Em chia sẻ một chút vì đây là lần đầu em đọc Kinh Vệ đà ạ.

    em Hường

    Liked by 2 people

Leave a comment