Tag Archives: các diễn văn làm thay đổi thế giới

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Không thể nào có sơn phết giả tạo tại Nhà Trắng” – Richard Nixon

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tìm hiểu về một bài diễn văn liên quan đến vụ Watergate: bài diễn văn công bố sự từ chức của 2 cố vấn thân cận của tổng thống Nixon ngày 30/4/1973.

Vụ Watergate là một vụ bê bối chính trị nổi tiếng bắt đầu từ ngày 17/6/1972, và ám ảnh tổng thống Nixon trong suốt nhiệm kỳ 2, cuối cùng dẫn đến việc ông phải từ chức vào ngày 9/8/1974. Trong suốt khoảng thời gian từ tháng 6/1972 đến 8/1974, tổng thống Nixon đã liên tục chiến đấu mong thoát khỏi vụ việc này nhưng cuối cùng ông đã thất bại.

Tóm tắt vụ Watergate (có rất nhiều sách tường thuật chi tiết về vụ này, mọi người có thể tìm đọc):

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Không thể nào có sơn phết giả tạo tại Nhà Trắng” – Richard Nixon

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Hãy ngừng giết chóc! Để có được hòa bình” – Golda Meir

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta cùng tìm hiểu bài diễn văn của thủ tướng Israel đọc trước nghị viện vào năm 1970, tìm hiểu về những vấn đề trong bài diễn văn này, là chúng ta đang tìm hiểu về một trong những cuộc xung đột chính trị – tôn giáo – xã hội sâu sắc và dai dẳng nhất trong lịch sử loài người – xung đột tại Trung Đông. Cuộc xung đột này bắt nguồn từ xa xưa và đến ngày nay vẫn chưa có giải pháp hoà bình hiệu quả.
Ngược dòng thời gian rất xa, quay về trước năm 1800 trước Công Nguyên, khu vực Trung Đông ngày nay là khu vực định cư của người Do Thái. Sau đó, người Ai Cập đã bắt toàn bộ dân Do Thái làm nô lệ (thời đó Ai Cập phát triển rực rỡ và hùng mạnh). Người Do Thái phải di cư sang Ai Cập nhưng suốt thế hệ này sang thế hệ khác, vẫn nhớ về nguồn gốc của mình.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Hãy ngừng giết chóc! Để có được hòa bình” – Golda Meir

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” – Hồ Chí Minh

 

Các bạn thân mến,

Bài tuần này là 1 bài rất đặc biệt vì chúng ta sẽ tìm hiểu 3 bài diễn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến công cuộc chiến đấu dành độc lập và tìm kiếm hòa bình của dân tộc Việt Nam. Tiến trình dành độc lập và tìm kiếm hòa bình này đã đưa đến các cuộc chiến đấu chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ của quân đội Việt Minh 1945, và cuộc chiến đấu chống Mỹ với Đại thắng mùa xuân 1975, tạo nên hội chứng Việt nam (Vietnam Syndrome) trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Từ 1975 cho đến cuối thập niên 1990’s của thế kỷ 20, hội chứng Việt Nam đòi hỏi các chính khách Mỹ quan tâm đặc biệt đến việc sa lầy quân sự và chính trị khi đưa quân Mỹ tham chiến tại một quốc gia nào đó, và do đó làm giảm thiểu đến mức tối đa các hoạt động quân sự của Mỹ trên thế giới. Sang thế kỷ 21, với cuộc đánh bom 911 (Sept. 11, 2001) của al Qeada ở Mỹ. Mỹ lại bắt đầu có nhiều cuộc chiến trên thế giới (Afghanistan, Irag…), nhưng hội chứng Việt Nam vẫn luôn có mặt trong các tranh cãi trong nội bộ Mỹ mỗi khi Mỹ định lâm chiến bên ngoài: “Mỹ có nên nhúng tay vào quân sự ở nước… không, hay là lại bị sa lầy như ở VN trước đây?” (Ví dụ, Worse than Vietnam [about Afghanistan], http://opinionator.blogs.nytimes.com/2010/11/23/afghanistan-and-vietnam/; Iraq: Learning the lessons of Vietnam War, http://www.foreignaffairs.com/articles/61195/melvin-r-laird/iraq-learning-the-lessons-of-vietnam)

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” – Hồ Chí Minh

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Cuộc Khủng hoảng Tháng Mười, “Những nạn nhân bị bắt cóc là ai?” – Pierre Trudeau

 

Các bạn thân mến,

Tuần này chúng ta tìm hiểu về bài diễn văn xuất hiện vào một trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt nhất của Canada: thời điểm duy nhất nước này phải áp dụng Thiết Quân Luật (War Measures Act) trong thời bình, và phong trào khủng bố đòi ly khai của Quebec đạt đỉnh điểm.

Để hiểu hơn về thời điểm này, chúng ta ngược dòng lịch sử khoảng 5 thế kỷ trước …

Vào thời điểm đó, các nước Châu Âu (theo chân Christopher Columbus) tiến hành khám phá châu Mỹ và mỗi nước tuyên bố chủ quyền trên một bộ phận của Châu Mỹ. Khu vực Canada ngày nay được Anh và Pháp chia nhau. Giữa 2 nước này liên tục nổ ra các cuộc tranh chấp đất đai và giành quyền giao thương trong khu vực này.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Cuộc Khủng hoảng Tháng Mười, “Những nạn nhân bị bắt cóc là ai?” – Pierre Trudeau

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi thường bị kỳ thị vì tôi là phụ nữ nhiều hơn vì tôi là người da đen” – Shirley Chisholm

 

Xã hội Mỹ vào khoảng thập niên 60-70 rất xáo trộn và xung đột bởi sự xung đột giữa những tư tưởng xã hội cũ và mới. Các phong trào nhân quyền liên tục nổ ra, như phong trào đòi bình đẳng cho người da đen, phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, phong trào người đồng tính (sự kiện Stonewall), ngoài ra còn có các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam !

Một loạt các cuộc ám sát John F. Kennedy (1963), Malcolm X (1965), Robert F. Kennedy và Martin Luther King, Jr. (cùng 1968) cũng thể hiện các xung đột xã hội này.

Những tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về phong trào người da đen, trong tuần này chúng ta cùng đọc bài diễn văn giàu sức thuyết phục của bà Shirley Chisholm, Hạ Nghị Sĩ, đấu tranh cho quyền bình đẳng phụ nữ.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi thường bị kỳ thị vì tôi là phụ nữ nhiều hơn vì tôi là người da đen” – Shirley Chisholm

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Các bạn không thể ghét gốc rễ của một cây mà không ghét chính cây đó” – Malcom X

 

Các bạn thân mến

Tuần trước chúng ta đã đã đọc một bài giới thiệu dài dòng về chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen trong lịch sử cận-hiện đại của Hoa Kỳ. Chúng ta đã biết về Martin Luther King, là 1 trong 2 người được xem là đóng góp nhiều nhất cho sự xoá bỏ phân biệt chủng tộc, thông qua bài diễn văn nổi tiếng thế giới “tôi có một giấc mơ” rung động lòng người

Hôm nay chúng ta có dịp biết về người khác, sống cùng thời, cùng địa điểm và có cùng chí hướng với ông: Malcolm X. Điểm giống nhau của King và MalcolmX là họ đều mong muốn giải phóng người da đen. Tuy nhiên nếu triết lý của King là: hãy làm cho người da trắng cảm nhận họ đã đánh cắp gì từ người da đen, từ đó làm họ rung động và mở lòng ra với người da đen, thì triết lý của Malcolm cực đoan hơn: nếu người da trắng có các không gian dành riêng cho họ, thì người da đen cũng sẽ liên kết chặt chẽ trong cộng đồng của mình (và mặc xác người da trắng cho đến khi nào họ chủ động muốn người da đen mở lòng mình), vì không có lý gì mà người da đen phải đi xin xỏ người da trắng!

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Các bạn không thể ghét gốc rễ của một cây mà không ghét chính cây đó” – Malcom X

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi có một giấc mơ” – Martin Luther King, Jr.

Chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen luôn là một mảng quan trọng trong lịch sử cận-hiện đại của Hoa Kỳ

Từ năm 1500,  trong những chuyến tàu chở nô lệ đầu tiên đến Mỹ, những người nô lệ da đen bị lùa từ châu Phi sang. Họ bị đối xử như súc vật đúng nghĩa (vì luật pháp bấy giờ không coi họ là con người), làm việc 16 giờ 1 ngày và không được hưởng bất cứ quyền gì (Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tình cảnh của những nô lệ da đen thời kỳ đầu, có thể đọc thêm cuốn “Cội Rễ” miêu tả về 7 thế hệ người da đen bắt đầu từ ông tổ bị bắt ở châu Phi đến thế hệ cuối cùng được giải phóng)

Từ đó (đến tận ngày nay) người da đen vẫn liên tục đấu tranh cho quyền con người của mình với ước mong được bình đẳng với những con người khác. Trong quá trình đấu tranh đó, xuất hiện 2 người vĩ đại tạo nên những bước ngoặc quan trọng

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi có một giấc mơ” – Martin Luther King, Jr.

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc” & “Tôi là người Berlin” – John F. Kennedy

 

Ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F.Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.  Lúc này tình hình chiến tranh lạnh đang căng thẳng trên thế giới.

2 khối Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa vẫn đối đầu và chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt: khối Warszawa thành lập năm 1955, chiến tranh ở Việt Nam, mâu thuẫn tại Berlin, Liên Xô đang thắng thế trong công nghệ vũ trụ (phóng phi thuyền không người lái đầu tiên – 1957), Cuba vẫn tiếp tục là nước XHCN ngay sát nách Hoa Kỳ…

Do vậy, có thể thấy các vấn đề đặt ra cho vị tân tổng thống này chủ yếu là đối ngoại (mặt dù ông vẫn phải lưu tâm đến giải pháp phát triển kinh tế và giải quyết phân biệt chủng tộc). Do đó, ông cần thúc đẩy sự nhiệt tình của nhân dân Mỹ chiến đấu và cống hiến cho toàn thế giới, toàn nhân loại, mặt khác, ông cần liên kết các nước khác tập hợp xung quanh nước Mỹ tiếp tục chống khối Cộng Sản.

Chúng ta hãy đọc và cảm nhận 2 bài diễn văn của ông:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn; hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc” & “Tôi là người Berlin” – John F. Kennedy

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Họ đều là những người tốt” – Éamon de Valera

 

Lịch sử của Ireland trải dài suốt 800 năm từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20 là 1 giai đoạn xung đột và bất ổn kéo dài của người dân Ireland chống lại ách đô hộ của Vương Quốc Anh, lồng thêm vào đó là cuộc xung đột tôn giáo giữa Công Giáo La Mã và Kháng Cách (hay trong trường hợp này là Anh Giáo):

Cuối thế kỷ 12, nước Anh xâm chiếm toàn bộ Ireland và áp đặt ách đô hộ của mình lên Ireland.

Một thế kỷ sau đó, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại châu Âu bắt đầu có những bất đồng, dẫn đến sự tồn tại của 2 Giáo Hoàng song song, phát sinh cuộc chiến giữa các vương hầu. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh thiêng liêng, quyền lực của Giáo Hoàng, rồi nhiều người bắt đầu “suy nghĩ thêm” về bản chất của giáo hội, nguồn gốc và giới hạn của thẩm quyền dành cho giáo hoàng và các vương hầu.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Họ đều là những người tốt” – Éamon de Valera

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi là bị cáo đầu tiên” – Nelson Mandela

 

Cuối thế kỷ 19, cuộc Cách Mạng Công Nghiệp diễn ra ở châu Âu, máy móc được áp dụng rộng rãi, nhu cầu về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ tăng vọt (vì sản xuất ra quá nhiều hàng hoá). Thị trường châu Âu không đáp ứng nổi nhu cầu này.

Các nước châu Âu bắt đầu đi tìm thị trường và nguồn tài nguyên mới, và châu Phi là 1 miếng mồi ngon. Các nước tư bản đổ xô vào giành giật thuộc đia ở châu Phi. Để dễ cai trị những thuộc địa này, người châu Âu ra sức củng cố tư tưởng phân biệt chủng tộc, khơi lên các hận thù giữa các bộ lạc, gây tình trạng bất ổn triền miên ở châu Phi cho đến tận ngày nay, và dân châu Phi sống trong tình trạng đói khổ

Những cuộc đấu tranh, nổi loạn liên tiếp bùng lên ở châu Phi và các nước tư bản vất vả đàn áp

Trong khi đó, nhóm các nước tư bản cũng phát sinh mâu thuẫn về phân chia thuộc địa, nên nổ ra cuộc chiến tranh thế giới I, rồi đến cuộc chiến tranh thế giới II.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Tôi là bị cáo đầu tiên” – Nelson Mandela

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – ‘những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ dần dần tan biến’ – Tướng Douglas MacArthur

 

Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, khối phát xít bị tiêu diệt. 2 khối còn lại Đồng Minh Tư Bản và Đồng Minh Xã Hội Chủ Nghĩa vừa kình địch, vừa hoà hoãn nhau phân chia lại thế giới.

Ở một số quốc gia, 2 khối không thể thống nhất với nhau toàn bộ lãnh thổ sẽ thuộc về phe Tư Bản hay Xã Hội Chủ Nghĩa. Nên cả 2 thống nhất sẽ chia đôi đất nước để giải giáp quân Nhật, sau đó rút đi để quốc gia đó tự do tuyển cử theo chế độ nhân dân nước đó muốn (ví dụ điển hình là Hàn Quốc, Việt Nam).

Tuy nhiên, trong thời gian chiếm đóng các quốc gia này, các phe cố gắng nhanh chóng xây dựng/ủng hộ lực lượng chính trị địa phương thân với phe của mình, với hy vọng lực lượng chính trị đó sẽ thắng trong cuộc tổng tuyển cử.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – ‘những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ dần dần tan biến’ – Tướng Douglas MacArthur

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “chúng ta đã làm công việc này bởi vì nó là một cần thiết hữu cơ” – J. Robert Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử

 

Thế chiến thứ 2 đi dần đến hồi kết, Nước Đức ngày càng yếu. Tuy nhiên, Đồng Minh cũng rất lo ngại các phát minh vũ khí mới của Đức, mang tính cách mạng và cực kỳ lợi hại, chẳng hạn tên lửa khổng lồ V1 và V2, là những tên lửa xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới, xuất phát từ Đức và oanh tạc dữ dội vào Anh. Máy bay Me 262, máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, nó không có đối thủ trên không. Chỉ có thể tập trung tiêu diệt nó khi đang cất cánh, đang hạ cánh hay đang nằm trên đường băng.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “chúng ta đã làm công việc này bởi vì nó là một cần thiết hữu cơ” – J. Robert Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “hẹn hò với định mệnh” – Diễn văn Độc Lập Ấn Độ của Jawaharlal Nehru

 

Đầu năm 1947, sau hơn 1 thế kỷ bền bỉ chống lại ách thống trị của người Anh, Ấn Độ giành được quyền độc lập.

Chiến thắng này là một thành công “thần kỳ” của nhóm các nhà cách mạng ôn hoà vì họ đã liên kết được các nhóm sắc tộc (Hindu và Hồi Giáo) và các tiểu quốc (565 tiểu quốc) căm thù nhau đứng cùng 1 chiến tuyến, để tạo sức ép buộc người Anh trao trả độc lập. Thực tế là từ năm 1800 đến nay, chỉ có 1 giai đoạn rất ngắn (1920-1947) mọi sắc tộc và vương quốc tại tiểu lục địa này đứng cùng chiến tuyến.

Chúng ta hãy cùng cảm nhận bài tuyên ngôn độc lập 14 tháng 8 năm 1947 của Jawaharlal Nehru, giữa lúc cả nhân dân tiểu lục địa Ấn đang ngất ngây về quyền độc lập của mình.

Hãy cùng cảm nhận cách Nehru truyền hứng khởi cho những người Ấn Độ bằng những từ ngữ mạnh mẽ “Vào lúc đồng hồ điểm giữa đêm, khi thế giới đang chìm trong giấc ngủ, Ấn Độ sẽ bừng dậy với sức sống và tự do”, “linh hồn của một quốc gia, từ lâu đã bị đàn áp, tìm được tiếng nói”, nó sẽ giúp người dân đang ngây ngất chung sức xây dựng tổ quốc.

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “hẹn hò với định mệnh” – Diễn văn Độc Lập Ấn Độ của Jawaharlal Nehru

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “kẻ thù đã bắt đầu sử dụng một quả bom mới và hiểm ác nhất” – Tuyên bố đầu hàng của Nhật hoàng Hirohito

 

Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 đi đến hồi kết. Nhật Bản là nước duy nhất còn lại của phe Trục (Đức và Ý đều đã đầu hàng vô điều kiện). Giờ đây cả thế giới nhằm vào Nhật bản và thất bại của quân Nhật là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, Nhật Bản với tinh thần ngoan cường của mình vẫn chiến đấu đến cùng, liên tục diễn ra những cuộc tấn công liều mạng của quân Nhật vào quân Đồng Minh, những cuộc xung phong cảm tử quân Banzai (trong đó nhiều người chỉ dùng kiếm), các cuộc tấn công cảm tử bằng tàu ngầm “Kairyu”, thủy lôi sống “Kaiten”, khinh tốc đỉnh “Shinyo” và kinh hoàng hơn hết là phi đội cảm tử “Kamikaze”. Sự chống trả liều lĩnh của Nhật gây nhiều tổn thất cho quân Đồng Minh.

Ngày 2 tháng 8 năm 1945, các nước Đồng Minh ra tuyên bố Postdam, kêu gọi Nhật Bản đầu hàng. Đây thực chất 99% là bản yêu cầu “đầu hàng vô điều kiện”. Đồng Minh chỉ có 1 số cam kết nhỏ nhoi nếu Nhật Bản đầu hàng (không tiêu diệt nước Nhật, không bắt dân Nhật làm nô lệ …). Ngoài ra, từ “đầu hàng vô điều kiện” rất được tránh né nhắc đến, chỉ xuất hiện 1 lần ở cuối bản tuyên bố, nhằm tránh đánh vào sự tự tôn của Nhật.

Nhật từ chối

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “kẻ thù đã bắt đầu sử dụng một quả bom mới và hiểm ác nhất” – Tuyên bố đầu hàng của Nhật hoàng Hirohito

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “khi chúng ta tới Berlin, đích thân tôi sẽ bắn tấm hình của tên chó đẻ Hitler” – Diễn văn “Máu và Gan” của tướng Patton

 

Ngày 6 tháng 6 năm 1944, các nước Đồng Minh đổ bộ vào Normandy trong chiến dịch Overlord, bắt đầu cho sự kết thúc của chế độ Phát Xít tại châu Âu. Bài diễn văn này đọc trước đó 1 ngày cho quân Mỹ (lúc bấy giờ vẫn còn ít kinh nghiệm so với quân Đồng Minh) trước khi họ bước vào trận chiến.

Chúng ta hãy đọc và cảm nhận văn phong cực kỳ “thô kệch” đặc trưng của tướng Patton. Binh sĩ Mỹ thích văn phong này (theo nhận xét của các nhà phân tích) . Nó dễ hiểu và gần gũi như hai người lính nói chuyện với nhau (tuy nhiên bài diễn văn này chứa nhiều từ ngữ “thô tục” đến mức người ta phải cắt bớt khi chiếu cho công chúng 🙂 ) . Chẳng hạn Patton không nói nhiều về niềm tự hào của người lính, mà chỉ đưa 1 ví dụ đời thường:

Continue reading Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “khi chúng ta tới Berlin, đích thân tôi sẽ bắn tấm hình của tên chó đẻ Hitler” – Diễn văn “Máu và Gan” của tướng Patton