Đổi lúa nếp

 

Chào các bạn,
83
Mình đang truyền dịch truyền cho ba bệnh nhân, thấy mẹ Sót đi vào hỏi mình đã đến mười giờ chưa để mẹ Sót đi họp. Mình nhìn đồng hồ, nói với mẹ Sót: Còn hai mươi phút nữa mới đến mười giờ. Mẹ Sót cười, nói nhà không có đồng hồ nên không biết giờ để đi. Vừa lúc đó mẹ Trai bước vào. Mẹ Trai nói một thôi một hồi với mẹ Sót bằng tiếng Sêđăng, mình không hiểu hai mẹ đang nói chuyện gì nên hỏi lại mẹ Sót và mẹ Sót cho biết: Mẹ Trai đi qua đây muốn mình truyền cho mẹ Trai hai chai dịch truyền có được không?

Nhìn thể trạng mẹ Trai rất suy kiệt, hốc hác, mình hỏi mẹ Trai đau như thế nào? Mẹ Trai cho biết: Tối, mẹ Trai ho rất nhiều không thể ngủ được, và cũng không ăn uống gì được! Mẹ Trai đau bệnh do con cái không biết nghe lời bố mẹ, làm nhiều điều xấu! Mẹ Trai buồn quá. Tối nghĩ đến con cái, mẹ Trai không thể nào ngủ được. Nhiều ngày như vậy làm mẹ Trai trở nên bệnh nặng như vậy đây.

Mình thăm khám và kiểm tra huyết áp, sau đó truyền dịch truyền cho mẹ Trai và hỏi: Mẹ Trai có bao nhiêu người con? Bảy người con, hai người con gái và năm người con trai. Đã lập gia đình và ra riêng được ba người, còn bốn người con trai nữa. Và trong bốn người con trai còn lại, có hai đứa không chịu nghe lời mẹ Trai, mẹ Trai buồn khổ lắm… Mẹ Trai vừa nói vừa khóc.

Thấy vậy, mình nói với mẹ Trai: Hôm nay Yăh mới gặp mẹ Trai lần đầu, mẹ Trai kể cho Yăh nghe đứa con nào mà mẹ Trai thấy vui khi nghĩ đến nó trước, rồi sau đó khi nào khỏi bệnh, mẹ Trai kể cho Yăh nghe những đứa làm cho mẹ Trai buồn sau có được không?

Nghe mình nói như vậy, mẹ Trai gật đầu và nói: Trong bảy người con của mẹ Trai có em A Can, người con trai kế út bị câm. Em A Can cao và to con nhất trong các anh chị em trong nhà. Em A Can bị câm nhưng rất ngoan và chăm chỉ làm việc. Mọi việc nương rãy, trong nhà, em A Can gần như cáng đáng hết. Em A Can tự giác làm, không cần phải bố hoặc mẹ nhắc. Mỗi lần mẹ Trai làm hiệu cho em A Can – đám ruộng này phải làm như thế này, như thế kia thì em A Can làm hiệu – mẹ Trai khỏi phải lo, em A Can biết phải làm như thế nào rồi!

Nghe mẹ Trai kể về em A Can, mình thắc mắc: Em A Can làm theo ý của em A Can có thành công không? Mẹ Trai gật đầu và kể: Năm nay, em A Can một mình phát thêm một đám ruộng mới và trong đám ruộng mới đó, em A Can cấy toàn bộ lúa nếp. Sau mấy tháng chăm bón đến ngày gặt, anh chị em trong nhà cùng với em A Can ra gặt thu về được gần hai mươi bao nếp. Em A Can cũng như mọi người trong gia đình, ai cũng mừng vì trong Buôn Làng sau này ít đất, lại thường xuyên mất mùa nên mọi nhà ai cũng lo cấy lúa cho con có cơm ăn khỏi đói, vì vậy hầu như không ai cấy lúa nếp nữa.

Và khi biết em A Can năm nay cấy được nhiều lúa nếp như vậy, một số anh em Buôn Làng mang gạo đến đổi. Mẹ Trai hỏi em A Can muốn đổi như thế nào vì giá nếp cao hơn gấp hai lần giá gạo thường. Và em A Can làm hiệu với mẹ Trai đổi ngang bằng nhau!

Sau đó em A Can làm hiệu tiếp cho mẹ Trai: Vì người ta cũng thèm như mình mà!

Matta Xuân Lành
 
 

Một bình luận về “Đổi lúa nếp”

  1. Mình rất cảm phục người dân ở đây, họ nghèo nhưng họ sẵn sàng chia sẻ với người khác không tính toán hơn thiệt.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s