VietNam Water Puppetry

muaroinuoc1
Water puppetry art is a long traditional cultural activity of agriculture-based citizens by the Red River and has existed for a long time with unique features. The special element of water puppetry is the use of the water surface as a stage for performance. The stage for performance which is a space in front of the puppet house is called puppet house or water house, and built in the pond or lake with balanced architecture symbolizing the communal house roof in Vietnamese rural areas. All the performing activities, stages and flags, fans, elephants, parasols, decoration gates, etc are truly small communal houses with their bending roofs which are vividly reflected on the water surface. By performing the old traditional water puppet show, daily activities and customs of Viet Nam peasants are vividly expressed.muaroinuoc2

MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM

Múa rối nước Việt Nam là hoạt động văn hóa truyền thống có từ lâu của những cư dân sống dựa vào nông nghiệp bên dòng sông Hồng và đã tồn tại từ bao đời nay với những nét độc đáo. Điều đặc biệt của múa rối nước là việc sử dụng mặt nước làm sân khấu biểu diễn. Sân khấu biểu diễn là khoảng không trước nhà rối, được gọi là nhà rối hay thủy đình, và được dựng trên mặt ao hay mặt hồ với kiến trúc cân đối tượng trưng cho mái đình ở vùng nông thôn Việt Nam. Tất cả những hoạt động biểu diễn, sân khấu và cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… thực sự là một ngôi nhà thu nhỏ với vòm mái cong, được phản ánh sinh động trên mặt nước. Từ việc biểu diễn múa rối nước cổ truyền, những sinh hoạt hàng ngày và tập quán của người dân Việt được tái hiện hết sức sinh động.

muaroinuoc4
To make a perfect puppet, craftsmen must experience different stages from body carving to decoration. The more perfect puppets are made, the more diversifying technique and performance artisans can perform. The fig-tree is a popular material for carving the puppet because it is light, durable and controllable in the water. In Viet Nam puppet stores, there remains the ploughman, uncle Teu, fisherman, orchestra, fairy, etc. The clever skill of the artistes brings the audience fresh, honest, smooth feelings and positive behaviors, nature-loving and people-loving, through magnified simplification and artificialisation.

Through water puppet shows, the audiences will feel the atmosphere of village festivals reflecting simple dreams of residents in Tokin Delta. With local and international performance shows, Viet Nam puppetry performers have made a very large contribution to promoting a unique art of Viet Nam to regional and global friends.
muaroinuoc6
Để tạo ra một con rối nước hoàn chỉnh, người nghệ nhân phải trải qua các công đoạn khác nhau từ đẽo thân tượng đến trang trí. Những con rối được thể hiện càng hoàn chỉnh thì người nghệ nhân thể hiện kỹ thuật và biểu diễn càng đa dạng. Vì nhẹ, bền và dễ điều khiển trong nước nên cây sung là vật liệu phổ biến để đẽo rối. Ở các buồng múa rối Việt Nam, người dân cày, chú Tễu, ngư dân, múa hát, tiên cảnh… vẫn còn lưu giữ. Thao tác khéo léo của người nghệ nhân mang đến cho khán giả cảm giác sảng khoái, chân thật, thư thái và mẫu cư xử tích cực, yêu thiên nhiên và yêu con người, qua sự đơn giản hóa đã được cách điệu, và sự nhân tạo hóa.
Từ múa rối nước, khán giả sẽ cảm nhận được không khí lễ hội chốn quê, phản ánh những ước mơ giản đơn của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chính những buổi biểu diễn rối nước cho du khách trong và ngoài nước mà những nghệ nhân rối nước Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam cho bạn bè trong khu vực cũng như trên thế giới.

Quan Zun dịch từ nguồn Tiếng Việt ( Internet)

6 thoughts on “VietNam Water Puppetry”

  1. Hoan hô Jun, lại thêm một bài viết giới thiệu về những nét văn hoá đặc sắc của VN cho bạn bè thế giới đc biết đến!
    Anh dịch siêu quá, trong bài toàn những từ rất hay và rất chuẩn, văn phong tiếng Anh của anh thật đáng ngưỡng mộ! :X
    Tiếp tục phát huy tài năng của mình nhiều hơn nữa anh nhé! 🙂

    Like

  2. Hi, Quan
    Cam on em da gioi thieu cho moi nguoi hieu them ve net van hoa dac sac nay Q nhe. Co le la nguoi viet nam ai cung biet den mon nghe thuat nay, nhung de hieu duoc nguon goc lich su, y nghia ve tinh cach cua tung nhan vat thi lai khong nhieu chut nao Quan a.
    Chi cung noi cho Jun biet that su chi biet ve van hoa TQ nhieu hon van hoa nuoc minh do em a, vi vay chi rat vui khi duoc doc nhung bai nay cua em. Jun di nhieu noi chac se con duoc biet nhieu ve cac mon nghe thuat khac, hay tiep tuc gioi thieu cho moi nguoi biet nhe em.
    Mong Jun luon vui va manh khoe nghen.
    Chi Uyen.

    Like

  3. Hi Jun,
    Biết mấy giờ rồi không? Một giờ đêm rồi này! Thế nhưng chưa đọc bài của em thì cảm thấy thiếu thiếu, không đành lòng đi ngủ đó nha. 😛
    Bây giờ chắc không còn cơ hội được xem rối nước trong hội làng nữa, Jun nhỉ? Ít ra là với dân miền Nam như chị! Làm sao mà có mặt đúng dịp hội hè ở làng quê Bắc bộ cho được. Mà dù có mặt đi nữa, dễ gì còn ao làng, còn hồ cạn trước đình.. để chú Tễu nhà mình tung hoành nữa!
    Thôi thì đành ghé vào khán phòng Tao Đàn (cung văn hoá lao động) mà thưởng thức nghệ thuật truyền thống của nhà mình thôi. Mà có được sân khấu như vậy cũng rất hay rồi đó. Những năm trước, phải vào Sở thú (thảo cầm viên), vào tiếp Viện bảo tàng, mới xem được rối nước đấy.
    Cám ơn Jun đã dịch bài rất hay (ấy là nghe mọi người khen, chứ chị không đủ trình độ đánh giá bài dịch của em đâu :-)). Hôm nào đọc, hiểu được là mừng lắm rồi 😀
    À mà này, lễ hội cồng chiêng sắp tới đây, có em ở Balmé không vậy? Có người rủ chị lên Balmé kìa. Chưa hứa!
    Chúc chàng lãng tử vui nhiều nhé 😛

    Like

  4. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ cho bài viết của em, hihi! Yêu nhất chị Yến này, 1h mà vẫn còn thức để đọc bài của em, mừng quá
    @Chị Uyên: Em cũng muốn tìm hiểu văn hóa Trung Hoa lắm, thế nên em mới đọc bài của chị để lấy thêm kiến thức ý, chứ mảng này em “ngu” lắm, thật đấy :”)
    À, mà chị đã vìa Việt Nam chưa này, có ảnh mới thì up lên cho mọi người xem vói nào, lâu quá rồi không být chị còn giữ được phong độ không hihi
    @Chú Hoành: Eo ôy, chú cứ khen làm cháu ái ngại luôn :”P
    @Chị Yến: Liên hoan cồng chiêng tổ chức bên Pleiku mà chị^^, hihi, chị lên Balme đi, nếu em busy thì đã có Daklak’s Gangs roay` :”>
    @Vi:Ôi, thíck nhất là iem “pok tiem” y’, mỗi tội comment hơi bị yt’ ^^. Jun cũng pình thường mà, với lại bản dịch cả Anh và Việt đều được các cô chú edit trước khi post, nên phải cảm ơn các admins kia`, hêhhê

    Like

  5. Hi Jun,
    Bạn chị bảo liên hoan cồng chiêng tổ chức ở cả ba tỉnh Tây Nguyên, làm chị cứ tưởng có cả Balmé mình chứ. Balmé vốn nổi tiếng về cồng chiêng lắm mà 😀
    Đang phân vân vì ngại trong có mấy ngày mà phải đi cả ba tỉnh. Đi thế thì thời gian ngồi xe là chính rồi, sức đâu mà tham gia lễ hội nỗi. Với lại, chị còn phải để dành phép. Tháng 12 tới chị có plan rồi. Giờ nghe Jun bảo Balmé không tham gia lễ hội. Thế là quyết định không đi đâu 😛
    Tháng 12 tới chị sẽ lên Balmé đấy. Có duyên thì sẽ gặp.
    Jun vui nhiều nhiều nha 😛

    Like

Leave a comment