Tag Archives: Văn Hóa

Nhạc cụ cổ truyền VN – Song Loan/Song Lang

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc cụ “TỔ” (Song Loan/Song Lang) của người Việt/Kinh.

Song Loan, hay Song Lang, là một loại nhạc cụ họ tự thân vang chi gõ đặc trưng của người Việt/Kinh.

Là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt, Song Loan/Song Lang có hình dáng bé nhỏ nhất so với các nhạc cụ khác, một mảnh gỗ tròn chưa bằng miệng chén, đường kính 7 cm, cao 4 cm, được xẻ miệng sâu vào thân khoảng 1/3 để thoát âm. Có một cần gõ bằng sừng trâu uốn mỏng hoặc lá thép có độ đàn hồi cao, trên đầu cần có gắn miếng gỗ nhỏ để gõ xuống thân của nó, tạo ra âm thanh đều đặn “Cốp ! Cốp !”. Continue reading Nhạc cụ cổ truyền VN – Song Loan/Song Lang

World Population Day

11 July 2015

UNFPA

The theme of this year's World Population Day is Vulnerable Populations in Emergencies.
The theme of this year’s World Population Day is Vulnerable Populations in Emergencies.

In 1989, the Governing Council of the United Nations Development Programme recommended that 11 July be observed by the international community as World Population Day, a day to focus attention on the urgency and importance of population issues. The theme of this year’s World Population Day is Vulnerable Populations in Emergencies. Continue reading World Population Day

Con bò không đi chăn được

Chào các bạn,

Trong Buôn Làng có ba em nam thanh niên tuổi từ hai mươi đến hai mươi ba tuổi, vào xin làm vườn cho các chị của mình. Trong ba em, gia đình em Vương và em Thủy tương đối khá hơn, có xe công nông và mấy con bò, còn hoàn cảnh gia đình em Thuyên rất khó khăn, ngoài làm lúa ruộng không có xe cũng không có bò. Thỉnh thoảng các chị đến thăm biết rõ gia đình các em, đã giúp gia đình em Thuyên gây vốn bằng cách cho gia đình em Thuyên một con bò giống nên đã có chuyện không thể nhịn cười được từ con bò giống này. Continue reading Con bò không đi chăn được

Nhạc cụ cổ truyền VN – Sênh Tiền/Sinh Tiền

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc cụ Sênh Tiền/Sinh Tiền của người Việt/Kinh.

Sênh Tiền là nhạc cụ chi gõ, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Thời cổ xưa nhạc cụ này còn có tên Phách Sâu Tiền hay Phách Quán Tiền (Sênh trong tiếng Nôm là Phách). Cũng có tên khác là Sinh Tiền.

Sênh Tiền là một loại Sênh có gắn những đồng tiền vào nên được gọi là Sênh Tiền. Continue reading Nhạc cụ cổ truyền VN – Sênh Tiền/Sinh Tiền

Thương em bé

Chào các bạn,

Năm giờ chiều trên đường đến nhà bố mẹ Hoa, khi đi ngang qua nhà bố mẹ En mình thấy mẹ En đang ngồi vá áo ngay giữa cửa, đây là hình ảnh lạ, lạ vì ba năm sống ở Buôn Làng hôm nay lần đầu tiên mình nhìn thấy một người ngồi vá áo quần. Hiện nay đa số anh em Buôn Làng không ai mặc áo quần vá, người lớn cũng như trẻ nhỏ áo quần mặc rách hoặc mặc dơ là bỏ.

Thấy mình vào mẹ En khựng lại một chút rồi tiếp tục vá, mặc dầu không được tự nhiên như khi chưa thấy mình. Mình hỏi mẹ En đang vá áo gì đó? Continue reading Thương em bé

Nhạc cụ cổ truyền VN – Sênh Sứa

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc cụ Sênh Sứa của người Việt/Kinh.

Sênh Sứa (Cặp Kè) là nhạc khí tự thân vang chỉ có ở Việt Nam, do người Việt/Kinh sáng tạo.

Sênh Sứa là loại phách gồm hai miếng tre giống như hình chiếc lá, chiều dài khoảng 14cm, chiều ngang đoạn giữa khoảng 5cm, bề cật tre là lưng, bề ruột tre là mặt. Thanh âm trong, dòn, có những tiếng rung rất đặc trưng. Continue reading Nhạc cụ cổ truyền VN – Sênh Sứa

Một túi măng khô

Chào các bạn,

Được các chị báo có khách đang đợi, mình ra phòng khách, một người mẹ trên bốn mươi tuổi, gầy, da trắng đang ngồi đợi. Nhìn thấy mình mẹ đứng lên cười rất thân thiện và chào. Mình chào lại nhưng không thể nhớ được mẹ là ai mặc dầu mình thấy mẹ rất quen, mình xin lỗi và hỏi tên mẹ. Mẹ lại nhìn mình cười và nói:

– “Yăh không nhớ mình hể? Mình là mẹ của em Zet Ly Neel.”

Sau lời tự giới thiệu mình mới nhớ ra. Cũng đã hơn ba năm mình mới gặp lại mẹ em Zet Ly Neel, Continue reading Một túi măng khô

Nhạc cụ cổ truyền VN – Phách

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc cụ Phách của người Việt/Kinh.

Phách là nhạc khí tự thân vang, xuất hiện trong nhiều thể loại ca, múa nhạc ở Việt Nam từ rất lâu đời. Nhiệm vụ của Phách là giữ nhịp cho dàn nhạc, người hát hoặc múa. Nhịp của Phách đơn giản trong cải lương, nhưng phức tạp và biến tấu trong những dàn nhạc sân khấu. Loại Phách đề cập trong bài này là loại dùng trong Ca Trù/Hát Ả Đào. Continue reading Nhạc cụ cổ truyền VN – Phách

Cho Chúa vui

Chào các bạn,

Sau một đêm với những cơn mưa chiều đầu mùa, mình cảm nhận anh em Buôn Làng bắt đầu một ngày mới rất vui. Khi trời còn mờ mờ hơi sương chưa nhìn rõ mặt nhau, các bố đã phấn khởi gọi nhau mang thuyền chài lưới đi giăng câu rất vui, và vui nhất là không khi nào các bố phải về không, không nhiều thì ít, bao giờ cũng có cá hoặc tép hay một vài loại con gì đó để mang về.

Tối đến sau cơn mưa chiều, các bố cũng như các em thanh niên thường rủ nhau mang những ngọn đèn pin nhỏ trên trán, Continue reading Cho Chúa vui

Việt Nam nên làm gì về hôn nhân đồng tính ?

Thứ sáu, 26.6.2015, Tối Cao Pháp Viện Mỹ phán quyết trong vụ kiện Obergefell et al v. Hodges, Director, Ohio Department of Health, et al, với đa số 5-4, rằng hôn nhân đồng tính là hiến quyền, có trong khái niệm “due process clause” (trình tự pháp luật cần thiết) và “equal protection clause” (bảo vệ bình đẳng) của Tu chính án 14 của Hiến pháp Mỹ. Phán quyết này hoàn toàn đảo ngược khái niệm truyền thống Mỹ “hôn nhân là kết hợp giữa người nam và người nữ”. Continue reading Việt Nam nên làm gì về hôn nhân đồng tính ?

Nhạc cụ cổ truyền VN – Mõ

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Phần giới thiệu của mình trong “Nhạc cụ cổ truyền VN” với các bạn hôm nay là .

(tên phiên âm Hán-Việt ít dùng là Mộc Ngư) được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam. Trên thực tế được sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức nǎng khác nhau. Continue reading Nhạc cụ cổ truyền VN – Mõ

Chia em

Chào các bạn,

Năm giờ chiều mình ở trong nhà bố mẹ Loen đi ra, đi khoảng ba mươi mét gặp mẹ Toan đang quét dọn lá cây trước con đường vào nhà. Buôn Làng đang đầu mùa mưa vì vậy trên những con đường đầy lá, bởi trước những cơn mưa bao giờ cũng có những cón gió lớn thổi gió bụi lá cây bay đầy trời, nếu không quét dọn chỉ sau hai cơn mưa là những con đường giữa hai hàng cây cao sẽ ngập lá.

Thấy mình đi gần đến mẹ Toan dừng lại đợi, cùng lúc em Toan con trai đầu sáu tuổi của bố mẹ Toan trong sân nhà chạy ra đứng nép bên mẹ Toan nhìn mình. Continue reading Chia em

Nhạc cụ cổ truyền VN – Khua Luống/Quánh Loóng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn một nhạc cụ chi gõ khác của người Việt/Thái, Khua Luống/Quánh Loóng.

Khua Luống còn được gọi là Quánh Loóng theo tiếng Thái.

Dụng cụ dùng để Khua Luống chỉ cần một khúc gỗ lớn khoét ruột tạo thành một lỗ hổng rộng để tạo ra âm thanh cùng với những chiếc gậy bằng gỗ khác dài khoảng hơn 1m. Continue reading Nhạc cụ cổ truyền VN – Khua Luống/Quánh Loóng

Cái vui tự đến

Chào các bạn,

Sau khi dùng bữa sáng ở nhà Lưu trú, mình nói em Xuyên học sinh lớp Mười một đi với mình về nhà trong Buôn Làng, hơn một tuần nay Yăh ở với mình trong Buôn Làng đi vắng, gởi nhà cửa gà ngỗng cũng như vườn lại cho các mẹ giúp chăm bón coi sóc.

Mở cửa vào nhà, hơn một tuần không có người ở, nhà cửa đầy bụi mặc dầu tất cả cửa đều được đóng kín. Mình đổ nước đánh bóng sàn nhà vào xô nước nhờ em Xuyên giúp lau nhà. Em Xuyên lau trong ngoài sạch sẽ xong mình cho em Xuyên về nhà chơi, hẹn em Xuyên đúng ba giờ chiều đến để về lại nhà Lưu trú, không đến trễ sợ mắc mưa, buổi chiều khoảng năm giờ chiều trở đi thường có những cơn mưa. Continue reading Cái vui tự đến

Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Nước

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc cụ Đàn Nước của các sắc tộc người Việt Tây Nguyên.

Đàn Nước là nhạc cụ thời tiền sử, vận hành bằng sức nước. Ở Việt Nam người Ba Na gọi nhạc cụ này là Khinh Khung, người Gia Rai gọi là Goong Klơng Klơi, người Xêđăng gọi là Cooangtác.

Thời kỳ mới xuất hiện, Đàn Nước chỉ là những mảnh đá, ống tre, nứa treo lơ lửng trên cành cây ở bờ suối hoặc nương rẫy, dùng để đuổi chim thú. Những ống này có một sợi dây liên kết nối với hệ thống điều khiển bằng sức nước (guồng nước, máng nước). Mỗi lần hệ thống này đầy nước, nó sẽ tạo ra sức nặng khi rơi xuống, kéo dây liên kết căng ra khiến giàn đàn chuyển động, những ống đàn sẽ đập vào 1 cây gỗ được bố trí dưới giàn để phát ra âm thanh. Continue reading Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Nước