Tag Archives: Văn Hóa

Cảm hứng từ bức tranh “Quo Vadis, Domine?” – Từ tác phẩm tiểu thuyết cũng như bộ phim cùng tên

Giữa bóng đêm chập chùng ẩn tàng ánh nắng của hừng đông, giữa thực tại u buồn của tang thương chết chóc, mầm sống của sự Phục sinh đang âm thầm trỗi dậy. Đứng trước cảnh tượng kinh hoàng, tàn bạo mà các tín hữu Kitô đang phải hứng chịu do sắc chỉ của hoàng đế Nêrô, không ai mà không cảm thấy bàng hoàng, sợ hãi. Tự trong thâm tâm con người vốn yếu đuối, sợ đau đớn, chết chóc gặp thảm trạng trên thì chạy trốn, để bảo toàn mạng sống.

Màu sắc tương phản trong bố cục của bức tranh cho thấy cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác, giữa chạy trốn và dũng cảm đối diện… luôn đeo đuổi, giằng xé con người trong cuộc sống, trong những chọn lựa. Tuy nhiên, người tín hữu cần dứt khoát để chọn lựa theo thánh ý và đường lối Chúa cho dù phải trả giá bằng những đớn đau, thiệt thòi… nhưng đem lại sự tự do đích thực của con cái Chúa.

Quo Vadis Domine
Continue reading Cảm hứng từ bức tranh “Quo Vadis, Domine?” – Từ tác phẩm tiểu thuyết cũng như bộ phim cùng tên

Đường Trường Sơn – huyết mạch chi viện từ Bắc vô Nam (4 bài)

Đường Trường Sơn – ‘bát quái trận xuyên rừng’ đánh Mỹ

Mạng lưới 26 trục đường dọc ngang, xuyên ba nước Đông Dương đã đưa hơn hai triệu bộ đội vào Nam ra Bắc dưới bom đạn, khiến quân Mỹ “không cách nào ngăn cản nổi”.

Hội thảo Vai trò Bộ đội Trường Sơn trong các chiến dịch chống Mỹ cứu nước năm 1971-1975 do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cùng Binh đoàn 12 tổ chức ngày 17/5 thu hút hơn 60 tham luận của các nhà nghiên cứu, tướng lĩnh từng chiến đấu giai đoạn này. Kéo dài hơn ba giờ, hội thảo làm rõ đóng góp của bộ đội Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, vai trò của đường Trường Sơn khi vừa là tuyến chi viện chiến lược vừa là nơi đấu trí, đấu lực với đối phương.

‘Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm’

Tháng 5/1959, đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) nhận nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, nối thông liên lạc, đưa bộ đội, cán bộ vào Nam ra Bắc theo yêu cầu chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất ý tưởng về tuyến đường chi viện, đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành kiến trúc sư, chỉ huy việc thực thi.

Continue reading Đường Trường Sơn – huyết mạch chi viện từ Bắc vô Nam (4 bài)

Tình khúc thứ nhất – Linh Phượng

Chào cả nhà,

Mình mới có video clip hát bài Tình Khúc Thứ Nhất của Vũ Thành An (nhạc) và Nguyễn Đình Toàn (lời), với guitarist Anh Vũ, trong buổi hòa nhạc của Prelude Chamber Ensemble ở Fairfax, Virginia, ngày 19/5/2024 vừa qua. Bài này có lời tiếng Anh do anh Hoành dịch, dể các bạn Mỹ đọc và hiểu lời nhạc. Chia sẻ với cả nhà.

Chúc cả nhà ngày vui.

Linh Phượng Continue reading Tình khúc thứ nhất – Linh Phượng

Amazing Grace – Ân điển diệu kỳ

Chào các bạn,

Đầu năm chúng ta thường cám ơn Trời Đất: Lễ Đàn Nam Giao ở cổ thành Huế, lễ cúng đầu năm tại mỗi gia đình. Tại phương tây, bản nhạc tạ ơn số một trong thế giới Tây phương là Amazing Grace.

Trong vòng hai trăm năm qua, Amazing Grace là một trong những bản nhạc phổ thông nhất trong thế giới nói tiếng Anh, một trong những thánh ca phổ thông nhất của Thiên Chúa Giáo (Christianithy), và là thánh ca hát thường xuyên nhất trong các nhà thờ tin lành (Protestant). Tuy vậy, đã có nhiều khi bản nhạc này chiếm hạng cao trong các danh mục nhạc phổ thông (ngoài nhà thờ) được yêu thích. Continue reading Amazing Grace – Ân điển diệu kỳ

Hakuna Matata – No worries – phim The Lion King

Hakuna Matata
Không lo lắng
Không lo lắng trọn đời còn lại
Hakuna Matata

Hakuna Matata (phát âm [hɑˈkunɑ mɑˈtɑtɑ]) là một câu tiếng Swahili ở Trung Đông Châu Phi, có nghĩa là “không lo lắng” (no worries). Hakuna là “không có ở đây”; Matata là “vấn đề/khó khăn”. Câu này trở thành rất phổ thông nhờ được viết thành bài hát trong cuốn phim Walt Disney nổi tiếng, The Lion King. Continue reading Hakuna Matata – No worries – phim The Lion King

Bài hát của em

Bài hát của em

Buồn cười với cảm giác này trong tim
Anh không phải là người có thể giấu giếm
Anh không có nhiều tiền, nhưng nếu anh có
Anh sẽ mua một căn nhà lớn hai ta có thể sống
Nếu anh là nhà điêu khắc, nhưng mà thôi, không
Hay là nguời chế thuốc trong đoàn hát dạo
Anh biết vậy là không nhiều nhưng anh chỉ làm được vậy
Continue reading Bài hát của em

Chuyện hồi nhỏ học sinh ngữ Pháp rồi mê sách hình tiếng Pháp

Ký PHẠM NGA

*Tưởng nhớ BS Nguyễn Vĩnh Gia (1948 – 2011)

1.

Vào thời chưa có Internet, sách báo online…, tức chỉ có sách báo in, sách báo giấy thì đối với trẻ em – tức thiếu niên nhi đồng, dù đã biết đọc tiếng Việt hay chưa thì truyện tranh (hay tranh truyện) thường là loại sách, báo ưa thích của đa số các cháu. Như vào thập niên 1960 thế kỷ trước, tôi mới 12-13 tuổi ở đất Sài Gòn, truyện tranh (hay tranh truyện) được gọi khác đi, đó là SÁCH HÌNH, thì sách hình tiếng Việt còn khá ít ỏi, do đó bọn nhóc chúng tôi tìm đến sách hình tiếng Pháp, cụ thể như bộ truyện về anh chàng cao-bồi tài ba Luki Luke, được nhập từ Âu châu.

Continue reading Chuyện hồi nhỏ học sinh ngữ Pháp rồi mê sách hình tiếng Pháp

Jazz Việt – Quyền Văn Minh

Chào các bạn,

Chúng ta đã tìm nguồn gốc Blues từ gốc Tây Phi – Niger and Mali – đến the King of Blues. BB King của Mỹ. Và chúng ta đã nói về anh em của Blues là Jazz, một dòng nhạc lớn khác của thế giới, qua Louis Armstrong.

Hôm nay chúng ta sẽ nói về Jazz Việt, có lẽ là phải bắt đầu với Quyền Văn Minh, người nghệ sĩ saxophone nhạc Jazz đầu tiên và có lẽ là số 1 của Việt Nam.

Quyền Văn Minh năm 1954 ở Hà Nội, và tự học Jazz bằng cách nghe radio trong thời chiến tranh, có lẽ qua hệ thống phát thanh của quân đội Mỹ (American Forces Vietnam Network), gồm các đài phát thanh ở Qui Nhơn, Nha Trang, Pleiku, Đà Nẵng, Huế (đài Huế bị sụp đổ trong trận Mậu Thân 1968 và sau đó được thay bằng một đài mới ở Quảng Trị), và đài phát thanh chỉ huy ở Sài Gòn. Continue reading Jazz Việt – Quyền Văn Minh

Jazz – BBC Show of the Week – Louis Armstrong (1968)

Chào các bạn,

Nhạc Jazz sinh ra từ nhạc Blues. Blues là nhạc đầu tiên, buồn thảm, của nô lệ da đen ở miền Nam nước Mỹ, có gốc từ Châu Phi, đặc biệt là Tây Phi, nơi có nhiều người da đen bị bắt đưa sang Châu Âu và Châu Mỹ làm nô lệ, thời cuối thế ỷ 18 và thế kỷ 19. Sau đó Jazz sinh ra ở New Orleans, thành phố chính của bang Louisiana, là đất của Pháp được chính phủ Mỹ mua lại, cũng ở miền Nam nước Mỹ. Rồi từ đó Blues và Jazz chinh phục thế giới như ta thấy ngày nay.

Tình cờ mình thấy clip này của BBC TV – Show of the Week ở London, Anh, năm 1968 – của Louis Armstrong, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất cho sự phát triển của nhạc Jazz. Louis Armstrong sinh ra và lớn lên ở New Orleans, cái nôi của nhạc Jazz, chơi kèn trumpet, hát và soạn nhạc, từ thập niên 1920s đến hết thập niên 1960s. Tiếng kèn trumpet và giọng ca nam của Armstrong được xem là đứng số 1 trong thế giới Jazz. Năm 2017, 46 năm sau khi Armstrong qua đời, ông được ghi vào “the Rhythm & Blues Hall of Fame”. Hall of Fame này chỉ mới được thành lập năm 2010. Continue reading Jazz – BBC Show of the Week – Louis Armstrong (1968)

Chào mừng Phật Đản lần thứ 2648 (Phật lịch 2568 – dương lịch 2024)

Chào các bạn,

Lễ Phật Đản (Vesak) là lễ kỷ niệm cho ba ngày khác nhau–ngày đản sinh, ngày chuyển pháp luân và ngày nhập niết bàn–của Đức Phật.

Lễ Phật đản tại Việt Nam và một số quốc gia được ấn định là ngày rằm tháng 4 âm lịch. Trong năm nay, đó là ngày thứ Tư 22/05/2024 dương lịch.

Liên Hợp Quốc cũng giữ Lễ Phật Đản “vào ngày trăng tròn tháng 5 [dương lịch]”, tức cũng thường trùng với ngày rằm tháng 4 âm lịch.

Thật ra Lễ Phật Đản thường kéo dài một tuần, nên đa số chùa đã bắt đầu từ ngày 15/05/2024, đến 22/05/2024 là ngày chính thức và kết thúc. Continue reading Chào mừng Phật Đản lần thứ 2648 (Phật lịch 2568 – dương lịch 2024)

Từ Desert Blues tới Blue Mỹ 3 – Blues Mỹ – B.B. King

Chào các bạn,

Chúng ta đã đi tìm nguồn gốc của nhạc Blues nổi tiếng của Mỹ, từ nhạc truyền thống của NigerMali ở Tây Phi. Và đây là Blues Mỹ. Rất rõ ràng là nhạc Blues Mỹ, của những người da đen ở Tây Phi bị bắt sang Tân Thé Giới làm nô lệ ở thế kỷ 18, 19 chỉ là nhạc truyền thống Châu Phi, phát triển thành một dòng nhạc chính ở Mỹ rồi lan ra khắp thế giới.

Dưới đây chúng ta có một clip của BB King (tên thật là Riley B. King, 1925 – 2015), còn được là King of Blues (Vua nhạc Blues). BB King là người da đen mặc áo màu mè, chơi đàn và hát bản The Thrill is Gone (Hết rung động rồi).

Trong clip còn có Eric Clapton và một số các nhạc sĩ trẻ. Eric Clapton là người tóc dài ngồi bên tay phải của BB King. Báo nhạc Rolling Stone sắp hạng BB King thứ 6 và Eric Clapton thứ 2 trong “100 nghệ sĩ guitar hay nhất của mọi thời đại“. Eric Clapton người Anh và chơi nhạc rock là chính, chỉ những năm sau này mới chơi Blues, nhưng không chơi Blues chuyên nghiệp. Continue reading Từ Desert Blues tới Blue Mỹ 3 – Blues Mỹ – B.B. King

Từ Desert Blues tới Blues Mỹ 2 – Nhạc truyền thống Mali – Ali Fakar Touré

Chào các bạn,

Mali là một quốc gia bị đất bao quanh ở Tây Phi, trong vùng samạc Sahara, láng giềng của Niger mà chúng ta đã nói khi nói về Les Filles de Illighadad. Giống như Niger, người Mali thuộc tộc người Tuareg, theo hồi giáo, và Mali cũng là cựu thuộc đia của Pháp như Niger. Nhạc Mali còn gần với Blues của người da đen Mỹ hơn cả nhạc tende của Niger.


Mali

Ali Ibrahim “Ali Farka” Touré (31 October 1939 – 6 March 2006) là một ca nhạc sĩ Mali, người nghệ sĩ âm nhạc của Châu Phi nổi tiếng quốc tế nhất. Touré chơi nhạc truyền thống Mali, và nhạc của Touré được xem là gạch nối giữa nhạc truyền thống với Blues của Mỹ. Người ta nói nhạc Touré tạo thành DNA cho nhạc Blues. Còn Touré thì nói: “Blues chính là nhạc Mali truyền thống.” Continue reading Từ Desert Blues tới Blues Mỹ 2 – Nhạc truyền thống Mali – Ali Fakar Touré

Từ Desert Blues tới Blues Mỹ 1 – Nhạc truyền thống Niger – Các Nàng Illighadad

Chào các bạn,

Đây là bài đầu tiên trong chuỗi 3 bài tìm gốc nhạc Blues Mỹ ở Châu Phi.

Nhạc Blues, một dòng nhạc lớn của thế giới ngày nay, bắt nguồn từ những người da đen bị bắt từ Châu Phi (phần lớn là từ Tây Phi) sang Châu Mỹ và Châu Âu làm nô lệ. Blues là nhạc đầu tiên của nô lệ da đen ở miền Nam nước Mỹ. Blue là buồn bã, đau khổ.

Nhưng chính nhạc Blues từ từ sinh ra nhạc Ragtime ở vùng Saint Louis, tiểu bang Missouri, và Jazz ở New Orleans, tiểu bang Louisiana, và dòng nhạc Gospel (thánh ca) da đen, B&R (Blues and Rhythm), Soul, và có thể vài thể loại khác.

Bluez và Jazz là hai dòng nhạc lớn ngày nay trên thế giới. Rất nhiều nhạc ngày nay có một chút Jazz trong đó dù không là nhạc Jazz. Ai có thể nghĩ rằng những người nô lệ nghèo hèn và đau khổ đã chinh phục cả thế giới bằng âm nhạc.

Những năm gần đây các nghệ sĩ và các nhà văn hóa da đen ở Mỹ tìm lại nguồn gốc nhạc Blues của người da đen. Trong việc “về nguồn” mọi người khám phá ra là nhạc truyền thống ở vùng Tây Phi giống y hệt nhạc Blues. Tức là nhạc Blues chỉ là nhạc truyền thống Tây Phi, ở các vùng Niger, Mali… có lẽ là nguyên dãy của giống dân Tuareg ở Tây Phi. Đây là vùng người da đen bị bắt nhiều nhất để đưa sang Châu Mỹ và Châu Âu làm nô lệ thời thế kỷ 18, 19.

Chính vì vậy mà nhạc của Niger, Mali và các nước Tây Phi ngày nay được gọi là Desert Blues.

Les Filles de Illighadad (Các Nàng Illighadad) tới từ một làng hẻo lánh ở trung Niger, một quốc gia bị đất bao quanh (landlocked country) ở Tây Phi, xa trong vùng sa mạc cằn cỗi tại rìa sa mạc Sahara. Làng này chỉ có thể đến bằng chạy xe hốc hác xuyên qua sa mạc mênh mông và có rất ít cơ sở hạ tầng, không điện và không nước ống đưa đến nhà. Nhưng vùng du mục này dù thiếu thốn giàu sang vật chất lại được đền bù bằng cá tính và truyền thống mạnh mẽ. Vùng hoang dã xung quanh giúp cho cả trăm gia đình sống bằng chăn nuôi (bò, dê, lừa…), sống chung với đàn thú của mình, như mọi gia đình đã sống hằng nhiều thế kỷ. Continue reading Từ Desert Blues tới Blues Mỹ 1 – Nhạc truyền thống Niger – Các Nàng Illighadad

When I need you – Leo Sayer

Khi anh cần em

(tác giả: Albert Hammond và Carole Bayer Sager
ca sĩ: Leo Sayer)

Khi anh cần em
Anh chỉ nhắm mắt là anh ở bên em
Và tất cả mọi sự anh rất muốn cho em
Chỉ cách xa một nhịp đập

Khi anh cần tình yêu
Anh đưa tay ra và anh chạm tình yêu
Anh đã không hề biết là có rất nhiều tình yêu
Giữ anh ấm áp đêm ngày

Continue reading When I need you – Leo Sayer

The Boxer – Người võ sĩ

The Boxer là bài hát của bộ đôi simon & Garfundkel trong album thứ 5 của họ, Bridge over Troubled Water (1970). Bản The Boxer được phát hành trước album, tháng 3/1969, như là bài hát chính của albumn ra sau. Bài này có ảnh hưởng dân ca và rock nhẹ, thay đổi giữa lời than của nhân vật kể chuyện và vài nét phát họa về một nhân vật thứ ba – người võ sĩ, nói về nghèo khổ và cô đơn. Continue reading The Boxer – Người võ sĩ