Chào các bạn,
Tri tức thường lạc là “biết đủ thường vui”. Đây cũng là một ý với hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài “Chữ nhàn”:
Trí túc tiện túc, đãi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn
Nghĩa là:
Biết đủ là đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ?
Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn bao giờ mới nhàn?
Đậy là cách sống an lạc rất hay.
Nhưng vấn đề là:
Chúng ta đang sống trong một thế giới cạnh tranh dữ dội, và mọi người hầu như chạy đua rất nhanh hàng ngày. Nếu ta sống đủ sống nhàn thì có lẽ là chúng ta thì vui, nhưng con cái ta có thể bị bỏ lại sau vì thiếu rất nhiều cơ hội giáo dục (rất tốn tiền) trong đời, và nếu nhiều người trong quốc gia không chạy nước rút hàng ngày thì quốc gia sẽ nghèo đói, và sẽ bị các nước khác chà đạp xâm lấn. Trên trường chính trị thế giới, nghèo là một cái tội, người nghèo nước nghèo thì thường bị hiếp đáp.
Vậy chúng ta phải giải quyết vấn đề này thế nào?
Theo mình nghĩ thì, nếu ta còn trẻ, đường còn dài, thì ta chẳng có cách nào khác hơn là nhập cuộc chạy đua cùng tất cả mọi người khác. Nếu ta không đi theo được vận tốc của đời, ta sẽ bị bỏ lại phía sau với những hệ quả nghèo đói của nó.
Điều chính là tìm cách giảm stress trong cuộc chạy đua đó:
1. Nhắm vào năng xuất hơn là nhiều giờ: Không nên làm việc quá nhiều giờ, cho đến nỗi năng xuất mỗi giờ của mình bị giảm xuống. Làm nhiều giờ vừa phải, dành thời giờ nghỉ ngơi và vui với gia đình, thiền, cầu nguyện, thể thao Các giờ nghỉ này, sẽ làm cho ta giảm stress và giữ năng xuất làm việc cao.
2. Đừng ganh ghét với mọi người đang trong cùng cuộc đua với mình: Đây là lỗi lầm lớn nhất của nhiều người. Họ làm việc mà giành giật và ganh ghét với bạn cùng phòng, cùng lớp. Chẳng lý do gì mà các vận động viên trong một cuộc chạy đua lại ganh ghét nhau. Chằng lý do gì mà các vận động viên không thân thiết với nhau. Mỗi chúng ta chỉ cần nghĩ là mình làm việc nhanh, làm việc tốt là vì mình luôn cố dùi mài và nâng cấp kỹ năng làm việc của mình, mình đang tự chiến thắng mình mỗi ngày, chứ chẳng tranh giành gì với ai cả. Cố gắng của mình sẽ đưa mình đến đâu là tự nó.
3. Luôn cố gắng nhìn mọi người chung quanh với cặp mắt cảm thông và nhân ái. Một cái nhìn dịu dàng về thế giới luôn làm cho lòng ta dịu dàng nhân hậu. Giảm stress, giảm căng, mà không giảm vận tốc làm việc.
4. Và chạy theo dòng chảy không nhất thiết là phải chạy đầu. Nếu trời cho mình vận tốc nhanh, chạy đầu, thì tốt. Không thì chạy ở khoảng giữa cũng là tốt, không thụt lùi là được rồi. Cố chạy quá sức của mình thường là lý do chính của stress và trăm loại bệnh giết người khác.
Nói chung là nếu ta phải ở trong cuộc chạy đua, thì tìm cách quân bình, giảm stress, nhân ái, và dịu dàng, hơn là phải căng thẳng, mệt mỏi, ganh ghét, giành giật… Thường thì stress hay thoải mái đến từ thái độ, cách làm việc và cách quân bình thời gian của ta hơn là chính vận tốc công việc.
Chúc các bạn một ngày quân bình và thoải mái.
Mến,
Hoành
© copyright 2011
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
Từ câu nói của Nguyễn Công Trứ, em nghĩ đúng là cần biết đủ – để không cầu đủ, nhưng hoàn toàn không nên cầu nhàn.
Cuộc đời để sống, để làm việc, để cố gắng, … đó cũng chính là sự sống. Mình cố gắng ngày hôm nay và sẽ tiếp tục cố gắng ngày mai, cho đến ngày mình không còn sức sống nữa (không còn sức để sống hay tự coi là mình … nghỉ sống!!!:D). Mình cố gắng ngày hôm nay cũng chẳng phải để mình nhàn hơn ngày mai. Mình cố gắng ngày hôm nay cũng chẳng phải để thế hệ sau mình nhàn hơn, ít phải cố gắng hơn mình. Cố gắng là cơ hội, là món quà sự sống mà tạo hóa ban cho mỗi sinh vật. – Điều này em cũng học được từ anh Hoành, xuất phát từ gốc “vô thường” của vạn sự, vạn vật.
Nếu mình đã luôn sống cố gắng mỗi ngày, thì có nên chăng không nên quan tâm đến việc giàu hay nghèo nữa?
ThíchThích
Em cũng nghĩ như chị QL, em đọc câu thơ trên em thấy như : cuộc sống không chờ đợi, cứ làm rồi sẽ đủ sẽ nhàn ,không bết em nghĩ có abc quá không nhỉ?
ThíchThích
Bài viết của anh Hòanh cực kì có giá trị ,em thấy điều đó vì chính bản thân em đã vật lộn với mình vài năm mới biết cách tìm ra câu trả lời cho mình, vì em thấy các sư hay nói đến câu : sống cuộc sống tri túc, biết đủ , nên lúc đó em đang làm rất hăng say ,bèn tìm cách slow lại ,nhưng chỉ một thời gian em thấy không ổn, vì : công việc của em đang rất tốt, và em đã quen với cường độ làm việc căng rồi, slow lại em thấy mọi việc thế nào ấy , em không thỏai mái, hìhì, nhưng rồi em nghĩ: chắc là các cụ dạy mình đừng ham muốn nhiều quá, đủ là được , và không nên để ham muốn tham vọng sâu quá khiến mình thân nên nếu trong lúc làm việc,nếu có thể làm tốt cứ làm, còn nếu không được nhiều, đủ để tồn tại cũng không sao , thế là em lại tiếp tục làm việc như cũ, thỏai mái hơn nhiều và hiệu quả hơn nhiều ,như anh Hòanh nói, điều thứ 2 và 3 cực kì quan trọng, vì thói quen đua thường đi với ghen tỵ ,nếu mình đua chỉ biết là mình cần phải chạy ,mục đích là chạy thôi, tòan bộ năng lượng dồn vào chạy, không tâm trí đâu xem ai đang chạy trước hay chạy sau, mình sẽ chạy rất ..vui.
Em thì giữ quan điểm : sống chỉ đủ ,không lãng phí, làm được gì vẫn làm ,miễn là không hại ai ,không ham muốn những gì không làm được , em coi đó là tri túc ,nếu biết mà làm được không làm em thấy thế nào ấy.
ThíchThích
Hi Harmony,
Em hỏi: “Làm thế nào để có motivation để đi được những bước tiếp theo mà không thấy bị đuối sức anh nhỉ?”
Câu trả lời rất dễ, nếu em cảm thấy quá lu bu, quá mệt, đến nỗi em phải lo “đuối sức” ngày mai, thi đó là cơ thể và tâm em đang bảo em “chậm lại một chút, mệt rồi”.
Người Mỹ có câu “Listen to your body” (“lắng nghe cơ thể của bạn”). Cơ thể của mình nói với mình rất nhiều, như “Mệt quá rồi”, “Căng quá rồi”. “Ăn chẳng thấy ngon”, “Lúc nào cũng căng”…., nếu mình biết lắng nghe cơ thể của mình, và làm điều cơ thể đang cố gắng nhắc nhở mình, thì mình sẽ rất ít khi bị đuối sức, stress hay bệnh hoạn.
Biết lắng nghe cơ thể cũng là một kỹ năng “quán” của thiền quán. Thiến quán (Vipassana) có 4 cách quán: Quán thân (quán cơ thể), quán thọ (quán cảm xúc), quán thức (quán tư tưởng) , quán pháp (quán giáo pháp). Hai quán đầu (thân, thọ) là cơ thế, có thể thêm quán thứ 3 (quán thức) cũng thuộc về cơ thế, vì suy tư cũng do não bộ mà ra. Cho nên, biết listen to your body là một kỹ năng Thiền quán cao độ đó em.
ThíchThích
Trí túc tiện túc, đãi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn
Nghĩa là:
Biết đủ là đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ?
Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn bao giờ mới nhàn?
cái gì đến cứ đến,
Cuối cùng cũng trở về với cát bụi mà thôi…
ThíchThích
Triển khai ra đúng là chỉ gây thêm những tranh cãi, mà sai lầm phổ biến là hiểu tri túc tức là để cho cuộc đời đóng băng lại; dần dần gây ra những mâu thuẫn và sai biệt. Thực ra là tùy hoàn cảnh, trong hoàn cảnh nào cứ trọn vẹn tâm tới hoàn cảnh đó là tri túc rồi
ThíchThích
Chào Trung Vu,
Bài này là cách sống cho mọi xã hội và mọi thời đại:
1. Tập trung vào năng suất cao, giảm stress, bằng cách làm và có nghỉ ngơi.
2. Không ganh ghét với ai.
3. Cảm thông và nhân ái với mọi người.
4. Chạy đúng sức mình – nếu mình không dẫn đầu được, thì vì sức mình tới đó. Không stress vì không được là số 1.
Điều gì trong bài “có thể gây tranh cãi” và “hiểu tri túc tức là để cho cuộc đời đóng băng lại” và “dần dần gây ra những mâu thuẫn và sai biệt”?
Bạn cho vài ví dụ chứng minh được không? Sao lại có kết luận tùm lum mà chẳng có một phân tích chứng minh nào?
A. Hoành
ThíchThích
Chào chú Hoành, tại cháu bình luận k rõ. Cháu k có ý kiến gì về bài viết của chú, chỉ là cháu thấy có một số cách hiểu về tri túc là k làm gì hết nên cháu viết ý kiến cá nhân như thế thôi ấy mà
ThíchThích