Category Archives: Kỹ năng kinh doanh

Văn hóa phục vụ

Chào các bạn,

Hôm nay mình đi chợ gặp được kinh nghiệm này thú vị, chia sẻ với các bạn quan tâm đến kinh doanh.

Mình vào một supermarket gần nhà để tìm mua vài pizza đông lạnh, khi nào muốn ăn thì lấy ra nướng. Tiệm này mình vào khá thường xuyên vì gần nhà nhất, hàng hóa thì cũng có nhiều thứ mình muốn.

Bước vào thì thấy mọi thứ vẫn bình thường như trước nay. Mình đến hàng đông lạnh, và vì ít mua đồ đông lạnh nên mình không rành mấy dãy tủ lạnh này, đi qua một vòng không thấy pizza đâu cả. Thấy một cậu đang xếp hàng hóa lên các kệ hàng, mình hỏi cậu biết pizza đông lạnh để đâu không. Cậu ấy chỉ mình dãy hàng cách đó 2 dãy. Hoá ra là mình đi chưa đủ một vòng, thiếu một dãy hàng. Continue reading Văn hóa phục vụ

Thanh Nguyên: Chiến lược gọi hứng cho mọi người và phát triển doanh nghiệp

Chào các bạn,

Dưới đây là kênh Eventual Millionaire phỏng vấn con gái lớn của mình Trần Lê Thanh Nguyên (Nik Trowbridge) về chiến lược kinh doanh. Thanh Nguyên là chủ một công ty làm đẹp, một trường dạy làm đẹp, một công ty tư vấn các công ty làm đẹp, bên cạnh làm nhiếp ảnh gia.

Nguyên được chọn là Woman of Distinction của NAWBO (National Association of Women Business Owners), Hoa Kỳ, năm 2016.

Lúc còn nhỏ mình và bà xã cứ lo lớn lên Nguyên hiền và chậm quá, sẽ khó sống. Nhưng ngày nay Nguyên chỉ huy và tư vấn rất nhanh và sắc bén. Đó cũng là nhờ nhiều năm làm lãnh đạo công ty, và yêu nghề.

Các bạn có thể click vào link dưới đây để nghe audio hay xem video clip. Hoặc đọc bản viết của cuộc interview dưới đây.

Mến,

Hoành

Continue reading Thanh Nguyên: Chiến lược gọi hứng cho mọi người và phát triển doanh nghiệp

Anh em kết nghĩa

Chào các bạn,

Đọc Tam Quốc Chí các bạn thấy được sức mạnh của 3 anh em kết nghĩa Lưu Bị, Quan Công, và Trương Phi. Sức mạnh của 3 người này là nhờ họ có một tình anh em rất khắng khít, nghĩa khí, lễ độ, trung thành, và sống chết với nhau.

Các bạn, đây là điều các bạn cần ghi nhớ trong lãnh đạo. Và mình thấy các ví dụ hiện thực rất nhiều, vì mình là luật sư và các quý vị kinh doanh thường hỏi ý kiến mình. Các công ty khởi đầu thành công rất nhanh thường là các công ty mà trong đó cả gia đình bố mẹ con cái anh chị em đồng lòng làm việc trong đoàn kết và kỷ luật gia đình. Các công ty không có gia đình hỗ trợ mà chỉ thuê người ngoài thường khó thành công hơn vì không có được sức mạnh của gia đình. Continue reading Anh em kết nghĩa

Chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp

Chào các bạn,

Khởi nghiệp làm kinh doanh là chấp nhận rủi ro. Và lúc để bạn chấp nhận rủi ro dễ nhất là lúc bạn chưa có nhiều tránh nhiệm với ai cả. Tức là lúc còn độc thân, chưa phải lo ăn lo ở lo mặc cho một vợ mười con.

Vì vậy, nếu các bạn mới ra trường, còn độc thân vui tính, mà khởi nghiệp thì đó là thời gian lý tưởng nhất.

Dưới đây là vài ý tưởng mình chia sẻ với các bạn để giúp các bạn bớt rủi ro và tăng cơ hội thành công:

Continue reading Chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp

Nói chuyện chính xác

Chào các bạn,

Nếu bạn có thói quen nói chính xác thì có lẽ là bạn cũng có thói quen nghe chính xác. Người nói không chính xác thì cũng thường nghe không chính xác.

Đương nhiên nói và nghe là hai kỹ năng chính của truyền thông (communication). Nếu bạn không truyền thông tốt thì rất khó làm việc, vì người khác nói bạn hiểu sai ý, và khi bạn nói, bạn nói không đúng ý bạn muốn nên người khác không thể hiểu đúng ý bạn.

Continue reading Nói chuyện chính xác

Điều đình

Chào các bạn,

Trong các thương thảo hợp đồng, thương thảo chính trị, hay cả thương thảo với bạn bè trong các việc xảy ra hàng ngày như là làm gì trong buổi picnic ta đang chuẩn bị cho tuần tới… các bên thương thảo, hai bên hoặc có thể là ba bốn bên, thường đến với những “vị thế” (position), tức là những ước muốn và nguyện vọng khác nhau, đôi khi đối chỏi nhau—như trong hợp đồng chuyên chở, hãng vận tải muốn đi đường A với giá 10,000 đô, trong khi khách hàng muốn đi đường B với giá 8,000 đô. Muốn có được thỏa thuận thì thường là mỗi bên nhường nhịn một chút. Người điều đình giỏi phải nhạy cảm là điều gì quan trọng cho mình, điều gì quan trọng cho phía kia, để có thể kiến trúc các điều kiện thế nào mà mọi người đều vui vẻ thỏa thuận.

Continue reading Điều đình

Giản dị hóa để giải quyết vấn đề

Chào các bạn,

Những bài thơ có ấn tượng nhất đối với chúng ta thường là những bài thơ rất giản dị, như là

Bão

Cơn bão nghiêng đêm
Cây gẫy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi…

(Tế Hanh)

Ngôn ngữ giản dị, ý‎ tưởng giản dị, trình bày trực tiếp, là cách nói/viết nhiều hiệu quả nhất.

Continue reading Giản dị hóa để giải quyết vấn đề

Truyền thông trong công việc

Chào các bạn,

Truyền thông là communication. Hôm nay chúng ta nói về nhu cầu truyền thông trong công việc. Truyền thông trong công việc là một kỹ năng truyền thông mà dân Việt chúng ta rất yếu. Người nước ngoài khi làm việc với người Việt là thường sợ khoản truyền thông này.

Năm 1992 mình hướng dẫn một lớp luật tại Bộ Tư Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn cho các giáo sư và luật gia Việt Nam về một số luật căn bản của Mỹ để giúp Việt Nam “nhìn ra thế giới”. (Đây là lớp học của Mỹ đầu tiên ở Việt Nam – không tính trước 1975 ở miền Nam. Cực kỳ khó để mở vào thời đó, vì cả Mỹ lẫn VN đều không thích, mà còn nghi ngờ chính trị. Nhiều người nói là mình làm chuyện impossible. Nhưng chuyện impossible đã thành sự thật, sau nhiều cố gắng trầy vi tróc vẩy của mình. Nhưng chuyện này để khi khác kể). Mình là trưởng đoàn, hai giảng viên kia là Sesto Vecchi – nhiều người ở VN biết Sesto — và Stuart Lemle, một luật sư về thương mãi ở Washington DC. Lớp học dài 1 tuần ở mỗi thành phố. Trước khi mở lớp, mình soạn một tờ “định giá”, để cuối khóa các học viên định giá các giảng viên. Trong tờ định giá, mình có một câu về khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích các học viên tham gia thảo luận trong lớp. Stuart thì mù về VN nên chẳng nói gì, nhưng Sesto đọc câu đó là giật mình ngay: “Học viên VN có bao giờ thảo luận đâu mà có điểm thảo luận được?” Mình nói: “Tôi biết điều đó Sesto, chính vì vậy mà tôi có khoản đó để mỗi chúng ta phải nghĩ ra cách làm cho học viên thảo luận.” Sesto có vẻ rất stress. Nói đến chuyện này để các bạn hiểu, khi nói đến kỹ năng truyền thông của dân ta là các quý vị nước ngoài rất sợ.

Continue reading Truyền thông trong công việc

Personal touch – Ứng xử thân tình

Chào các bạn,

Hôm nay chúng ta thử đi vào một số các trường hợp ta gặp thường ngày mà trong đó personal touch có một vai trò rất rõ rệt, và đương nhiên là giúp cho công việc của chúng ta tốt hơn nhiều nếu ta sử dụng đúng.

1. Bạn có một mailing list của các khách hàng của của công ty ABC của bạn. Mỗi tháng bạn gởi email một lần, để thông báo hàng hóa mới, giảm giá. hay linh tinh. Mục đích chính là “stay in touch” với khách hàng.

Lá thơ bạn mở đầu bằng “Chào qu‎ý khách” hay “Chào các bạn”? Hay chẳng có câu chào nào cả?

Continue reading Personal touch – Ứng xử thân tình

Đầu tư vào thiện tâm của con người

Chào các bạn,

Hôm nay nói đến refund policy (chính sách hoàn trả ), mà chúng ta thường gặp trong kinh doanh để nhấn mạnh đến hi-touch ta vừa nói đến hôm qua.

Giả sử bạn có một công ty bán áo quần, tiệm của bạn có chính sách là người mua có thể trả lại áo quần trong vòng 30 ngày sau khi mua, no question asked, không?

“30-day refund. No question asked”. “Trả lại trong vòng 30 ngày. Không hỏi gì cả.” Có nghĩa là không ai trong tiệm khỏi người mua lý do tại sao trả lại áo quần đã mua, chỉ vui vẻ đưa lại tiền cho người mua .

Continue reading Đầu tư vào thiện tâm của con người

Quảng cáo và Tiếng đồn

Chào các bạn,

Ở Mỹ, nếu bạn có một công ty nhỏ, và quảng cáo dịch vụ của bạn trên TV, báo chí, cùng các cách tiếp thị khác, thì trung bình bạn phải tốn 300 đô la để có một người khách mới bước vào cửa công ty của bạn. Bước vào thôi, họ có trở lại không lại là chuyện khác. Nếu họ bước vào và không trở lại thì 300 đô la của bạn cũng coi như biến mất theo họ.

Các bạn đã làm thương mãi đều biết, quảng cáo tốn tiền kinh khủng, lại chẳng hiệu quả gì. Vào thời mình làm luật sư công tố liên bang, điều tra các đại công ty, tất cả các lãnh đạo các đại công ty mình nói chuyện đều xác nhận với mình là mỗi công ty hàng năm tốn tiền quảng cáo kinh khủng. Nếu họ không phải quảng cáo thì sản phẩm của họ có thể giảm giá được một nữa hay 1/3. Nhưng quảng cáo hoàn toàn không lợi ích gì cho việc tạo thêm thêm khách hàng. Nó chỉ là phòng thủ. Vì đối thủ của mình quảng cáo thì mình phải quảng cáo để phòng thủ, chứ quảng cáo không mang lại khách hàng mới.

Continue reading Quảng cáo và Tiếng đồn

Goodwill – thiện ý nhỏ, thành công lớn

Chào các bạn,

Mỗi người dân dù là người Mỹ hay ngoại quốc, giàu hay nghèo, không ai là không biết đến Goodwill.

Bạn sinh viên du học mới sang Mỹ cần mua một chiếc microwave. Đến Goodwill.

Đôi vợ chồng dọn về nhà mới, cần một số đồ trang trí lặt vặt. Đến Goodwill.

Một anh chàng nhạc sĩ sắp chuyển đến nơi khác, không thể mang hết mấy bộ đồ điện tử, đàn guitar cũ. Đến Goodwill.

Một cô gái con nhà khá giả mới mua thêm mấy bộ đồ mới nên muốn dọn bớt đống quần áo cũ cho rộng tủ. Đến Goodwill.

Goodwill là cái gì vậy mà ai ai cũng nhắc đến thế nhỉ?

Good will có nghĩa là thiện tâm, thiện ý. Goodwill là một thương hiệu cửa hàng bán đồ cũ giá rẻ nổi tiếng và lớn nhất nước Mỹ. Goodwill được sáng lập từ những năm 1890 bởi mục sư Reverend Edgar J. Helms. Là người sáng lập một nhà thờ ở Boston, mục sư Helms tổ chức các hoạt động giúp đào tạo kĩ năng để giúp mọi người xin việc dễ dàng hơn. Trong giai đoạn chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, mục sự Helms đi đến các gia đình giàu có gõ cửa từng nhà để xin quần áo cũ và các đồ thừa khác. Sau đó ông thuê những người đàn ông và phụ nữ nghèo đến sửa lại các vật dụng này để bán chúng lấy tiền. Số tiền đó dùng để trả công cho chính những người nghèo này. Và ý tưởng ban đầu hình thành Goodwill Industries như một công ty kiểu self-help đã hình thành từ đó.

Cho đến nay nguyên lý hoạt động của Goodwill vẫn thật đơn giản: lấy của người giàu cho người nghèo. Nói chính xác hơn, lấy của người “không cần” cho người “cần”.

Đôi khi bạn có một số đồ cũ nhưng vẫn còn dùng tốt. Vứt đi thì không đành mà cho thì chẳng biết cho ai. Vậy thì bạn có thể mang chúng đến các thùng nhận đồ ủng hộ của Goodwill hoặc mang chúng trực tiếp đến cửa hàng của Goodwill.

Những đồ đạc này dù ít có giá trị với bạn nhưng với những người đang cần chúng hay nhất là những người nghèo khổ, vô gia cư, sống dựa vào trợ cấp xã hội, thì lại vẫn hữu dụng vô cùng. Goodwill cung cấp dịch vụ sửa chữa lại những đồ đạc này và bán chúng trong cửa hàng do những người nghèo, người khuyết tật quản lý.

Đi mua đồ ở Goodwill đôi khi trở thành thú vui của nhiều người Mỹ, vì họ có thể tìm được nhiều đồ tốt mà giá rất rẻ so với mua đồ mới 100%. Không hẳn chỉ có người nghèo mới tìm đến Goodwill, những người có thu nhập khá khi có nhu cầu mua sắm đồ đạc vẫn đến Goodwill để tiết kiệm ngân sách.

Một điểm nữa giúp Goodwill khá phát triển ở Mỹ có lẽ một phần là do nước Mỹ rất rộng. Chuyện di chuyển chỗ ở từ bang này sang bang khác đi hàng trăm dặm khiến nhiều người có nhu cầu cho đồ đạc mỗi khi chuyển nhà cửa. Goodwill trở thành một thị trường giúp cho người muốn cho (cung) và người muốn nhận (cầu) gặp nhau.

Điểm đặc biệt ở đây là Goodwill chỉ nhận đồ tài trợ, cho không (donate) chứ không mua lại. Và Goodwill là một tổ chức phi lợi nhuận, vì thế mà doanh thu và lãi từ hoạt động bán hàng của Goodwill không dùng để chia cổ phần mà chỉ dùng để trả lương và cho các hoạt động phát triển của Goodwill.

Cho đến những năm 1930, hoạt động của Goodwill tập trung vào đáp ứng nhu cầu của những người khuyết tật, vốn trước đó bị xã hội Mỹ lãng quên. Ngày nay Goodwill đã có mạng lưới bao gồm 205 tổ chức phi lợi nhuận độc lập tại địa phương và là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất bắc Mỹ về số lượng tạo công ăn việc làm và dịch vụ đào tạo nghề. Giá trị thương hiệu Goodwill hiện nay là 3.2 tỉ USD.

Ngoài Mỹ, Canada, Goodwill còn hoạt động ở 22 quốc gia khác và tạo việc làm cho những người khuyết tật bằng cách tạo việc làm cho họ cũng như hỗ trợ sau tuyển dụng. Qua đó Goodwill góp phần giúp mọi người vượt qua rào cản khi xin việc làm và trở thành những thành viên độc lập, đóng thuế cho cộng đồng của mình.

Từ một “goodwill” thật giản dị ban đầu mà ngày nay đã phát triển thành một tổ chức Goodwill lớn mạnh, thật là tuyệt vời phải không các bạn.

Chúc các bạn có nhiều goodwill cho ngày hôm nay nhé.

Hoàng Khánh Hòa

Những người phục vụ “hát” và “khiêu vũ”

Trên thương trường có câu “Khách hàng là Thượng Đế”.

Xin gửi bài này đến với các Thượng Đế Teen của Đọt Chuối Non để được lắng nghe:
– Các bạn có thích trong vai khách hàng được chăm sóc tốt? Các bạn đã từng “ấn tượng” vì được chăm sóc tốt?
– Và một mai, nếu trong vai một nhân viên dịch vụ khách hàng trẻ, bạn có hóa thân thành những người phục vụ sẵn sàng cười, “hát” và “khiêu vũ” với khách hàng như trong bài viết này không?

NHỮNG NGƯỜI PHỤC VỤ “HÁT” VÀ “KHIÊU VŨ”

hát 1Một khách hàng của tôi chia sẻ câu chuyện cô ấy và gia đình đã trải qua một kỳ nghỉ tuyệt vời khi họ nghỉ ngơi ở resort Wyndham ở Orlando, Florida. Mỗi lần lái xe ra – vào resort, họ dừng lại ở trạm bảo vệ để chờ người phục vụ mở cổng. Thay vì chỉ việc bật chốt để nâng thanh chắn thì người phục vụ đã rời khỏi chỗ của mình với một nụ cười thật tươi. Cô ấy bước những bước vui vẻ, nhịp nhàng như theo nhạc tới mở cổng và vẫy tay chào khách. Mặc dù những đứa trẻ đã vui đùa cả ngày ở những công viên của Disney, chúng cũng rất vui thích mỗi khi nhìn thấy cô gái ấy. Đôi khi vào ra cổng resort không gặp ca trực của cô, bọn trẻ đã tỏ ra thất vọng. Khi về nhà, câu chuyện về cô gái phục vụ mở cổng duyên dáng và vui vẻ đã trở thành đề tài trong các câu chuyện của chúng tôi.

Tôi thường xuyên đến quán cà phê ở góc phố. Tôi luôn luôn thích đến đó vì người quản lý biết tên tôi và cúi chào tất cả khách hàng của mình với một nụ cười rất tươi. Sự thân thiện của ông đã truyền sang nhân viên khiến khách hàng chỉ có thể thốt lên rằng “Ở đây rất tuyệt”. Điều này đột ngột biến mất khi ông chuyển sang làm ở một cửa hàng khác. Người quản lý mới thường xuyên ở trong phòng. Cô ấy hiếm khi mỉm cười và tôi chưa bao giờ nghe thấy cô ấy hỏi han hay đề cập đến tên một khách hàng nào. Một nhân viên nói với tôi rằng, “Một số khách hàng đã gọi điện đến đây để hỏi về người quản lý cũ. Chúng tôi đã bị mất một số khách hàng thân thiết bởi vì họ thấy chẳng có gì vui vẻ ở đây nữa.” Khách hàng luôn muốn gắn bó với những người nhiệt tình với công việc của mình, bất kể đó là việc gì và ở địa vị nào.

Chúng ta nên đặt ra mục tiêu cho mỗi ngày làm việc với một tinh thần lạc quan, hãy tìm cách gửi “nó” đến khách hàng của mình và đừng quên 10 điều đơn giản sau sẽ giúp khách hàng hài lòng:

hát 31. Cười thật tươi để chào đón mỗi khách hàng. (thậm chí qua điện thoại).
2. Thường xuyên chân thành cám ơn khách hàng.
3. Không để khách hàng chờ quá lâu. Hãy thành thật xin lỗi và “chuộc lỗi” khi lỡ để khách hàng chờ.
4. Luôn sẵn sàng câu nói “Xin lỗi quý khách” khi có trục trặc.
5. Cố gắng nhớ đúng tên khách hàng.
6. Đừng gây ấn tượng với khách hàng bằng bề ngoài phản cảm. Hãy giữ một hình ảnh chuyên nghiệp của mình mọi lúc mọi nơi.
7. Đừng nhai chewgum trước mặt khách hàng (thậm chí trong điện thoại).
hát 48. Biết kiên nhẫn lắng nghe những khúc mắc của khách hàng.
9. Nói một cách rõ ràng về công ty và đồng nghiệp của mình khi khách hàng muốn biết.
10. Luôn thể hiện tinh thần hợp tác, vui vẻ, gắn kết và hiệu quả với đồng nghiệp (khách hàng nội bộ). Khách hàng bên ngoài đang theo dõi chúng ta!

Thực ra, mong đợi của khách hàng không hẳn là phức tạp. Họ sẽ chú ý và đánh giá cao sự niềm nở khi tiếp xúc với một dịch vụ, mà sự niềm nở và nhiệt thành đó sẽ “đánh” vào lòng trung thành của khách hàng với công ty.

Phạm Thị Tuyết – Nguyễn Thị Phương Thảo đồng thực hiện.
Bài này dịch từ  tài liệu về chăm sóc khách hàng của Loyalty Leader®, Issue #332 on 15/10/09 by Debra Schmidt.

DANCING LADY DELIGHTS CUSTOMERS

A participant in one of my seminars shared a story about how she and her family had a wonderful experience when they stayed a Wyndham resort in Orlando, Florida. Each time they drove in or out of the resort, they stopped at the guard station to wait for the attendant to raise the gate. Instead of just flicking a lever, the attendant would dance out of her booth with a big smile. She continued to dance over to the gate and raise it with flourish and a hearty wave.

hát 5. jpgEven though the kids spent fun-filled days at the various Disney parks, they told their parents that the highlight of each day was seeing the dancing lady. On the few occasions when she wasn’t on duty, they were disappointed. After returning home, the family shared the story of the dancing lady many times with their friends.
Customers want to do business with people who clearly enjoy their jobs, no matter what their job title. I’m a frequent visitor to a local coffee shop. I always enjoyed going there because the manager knew my name and greeted all the customers with a smile. His attitude was contagious with the employees and it just plain “felt good” to be there. The mood changed dramatically when he was transferred to a different store.

The new manager frequently hides in the back room. She rarely smiles and I’ve never heard her ask or mention a customer’s name. One of the employees told me, “Several of our customers have called the corporate office to request the old manager. We’ve even lost some of our regulars because they say it’s no fun to come in here anymore.”

Set a personal goal to come to work every day with a joyful attitude. Find ways to make it fun for your customers to do business with you and don’t forget these 10 simple ways to delight your customers:

hát 6. jpg1. Greet each customer with a big smile (even on the telephone).

2. Thank your customers often and sincerely.

3. Prevent your customers from waiting too long. Apologize and do something nice for them when they do wait.

4. Be willing to say, “I’m sorry,” when something has gone wrong.

5. Learn and use your customers’ names.

6. Don’t embarrass your customers by wearing inappropriate attire. Maintain a professional image at all times.

hát 7. jpg7. Don’t chew gum in front of your customers (even on the telephone).

8. Listen patiently and completely to your customers’ comments.

9. Speak positively about your company and co-workers, especially if your customers can hear you.

10. Enthusiastically support your co-workers with kindness and respect. Your customers are watching!

Customer expectations are not complicated. Your customers notice and appreciate a joyful approach to service. It will lead them to loyalty and keep them dancing through your door.

Loyalty Leader®, Issue #332 on 15/10/09 by Debra Schmidt.