Chào các bạn,
Tình cờ nghe được clip Dân ca Mường – Truyện Nàng Nga – Hai Mối, mình thấy vui vui nên giới thiệu với các bạn.
Nếu chỉ nghe tiếng, không nhìn phụ đề, mình nghe được lõm bõm vài từ vì tiếng Mường và tiếng Việt cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Ví dụ: Ngay từ đầu tiên của clip, em gái gọi bà là: “Mệ ơi mệ”, mình thấy rất gần gũi vì ở Huế, mình vẫn gọi các bà là mệ.
Giọng điệu kể chuyện của các nhân vật đều đều, không bi thương, không quá thảm thiết dù đây là câu chuyện kể về đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau vì cha cô gái muốn gả nàng cho vua nước Lào giàu có thay vì gả cho anh chàng nhà nghèo. (Trong không clip không có đoạn sau này, đoạn cả hai người yêu nhau đều chết và đoạn những người liên quan như vua Lào, người hầu của vua Lào, em gái của cô gái… cũng chết.)
Mình thích điều này. Khi kể chuyện, mình cũng thích giữ tính bình thường của câu chuyện, dù là chuyện buồn. Làm quá lên, ví dụ như kể quá buồn, quá bi ai, quá kịch tính, thường làm câu chuyện sống động và hấp dẫn nhưng làm người nghe và người kể khá mệt, vì phải giải quyết nỗi buồn đó để tĩnh lặng.
Trong khi nghe clip dân ca Mường, mình nhớ đến sách Nguồn gốc người Việt – Người Mường (trích đoạn dưới đây). (Các bạn có thể đọc Một số thông tin xung quanh cuốn sách để biết cuốn sách có điều gì hấp dẫn.)
Mời các bạn cùng thưởng thức văn hóa của người anh em chúng ta.
PTH
***
Nguồn gốc người Việt – Người Mường
Bài liên hệ:
Một số thông tin xung quanh cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”

Nguồn: Văn Hóa Nghệ An
- Nguồn gốc người Việt – người Mường (Chương 17: Nguồn gốc người Mường)
- Nguồn gốc người Việt – người Mường (Chương 16: Nguồn gốc người Đông Sơn-văn hóa Đông Sơn một giả thuyết mới)
- Nguồn gốc người Việt – người Mường (Chương 15: Liên hệ cội nguồn Đông Sơn –Nam Việt)
- Nguồn gốc người Việt – người Mường (Chương 14: Liên hệ cội nguồn Đông Sơn-Điền)
- Nguồn gốc người Việt – người Mường (Chương 10: Nguồn gốc người Đông Sơn- văn hóa Đông Sơn)
Dân ca Mường – Truyện Nàng Nga – Hai Mối. Hoà Bình