Gần 10% trẻ Việt Nam phải lao động

VnExpress– Có 1,75 triệu trẻ độ tuổi 5-17, tương đương với số dân của tỉnh Bình Dương, đang phải lao động.

tre-em-12-1349344763-480x0-7006-13947730
Trẻ em Việt Nam tham gia hoạt động kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh:VNE. 

Đây là thống kê quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tình hình lao động trẻ em vừa được công bố sáng 14/3.

Điều tra quốc gia về lao động trẻ em được thực hiện trong ba tháng năm 2012 nhưng đến nay mới hoàn thành báo cáo và chính thức công bố. Quy mô mẫu là hơn 50.000 hộ gia đình có trẻ 5-17 tuổi, chưa bao gồm những trẻ sống ở các cơ sở tập trung, sống tại nơi làm việc hay trẻ lang thang đường phố.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện khoa học lao động, Bộ Lao động cho biết, kết quả cho thấy gần 3 triệu  trẻ tham gia công việc hỗ trợ kinh tế cho gia đình. Trong đó 1,75 triệu được xếp vào nhóm lao động trẻ em, chiếm tỷ lệ gần 10% dân số trẻ em.

“Tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn đô thị. Khác với nhóm trẻ tham gia hoạt động kinh tế, nhóm lao động trẻ em có xu hướng chuyển dần từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Vì thế, hàng rào bảo vệ kém đi, trẻ dễ bị tổn thương”, bà Hương cho biết.

Cũng theo kết quả điều tra này, hơn một nửa trẻ làm các công việc nhà 5-20 giờ một tuần. Lo ngại hơn là 1/3 số này có thời gian làm việc trên 42 giờ một tuần (trên 6 giờ mỗi ngày). Thời gian lao động kéo dài ảnh hưởng đến việc tham gia học tập, thực tế nhiều em trong số này hiện tại không đi học. Tuổi bắt đầu làm việc của lao động trẻ em khá sớm so với thế giới – gần 70% bắt đầu lao động từ 12 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, hơn 1,3 triệu trẻ được xác định có nguy cơ tham gia các hoạt động bị cấm sử dụng lao động vị thành niên hoặc các công việc nặng nhọc, độc hại. Nguyên nhân khiến trẻ phải làm việc là: bị bắt buộc phải làm vì cần thiết; lựa chọn làm việc để học nghề hoặc do bị cám dỗ bởi mức tiền công cao.

Theo ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, báo cáo của ILO về Xu hướng lao động toàn cầu năm 2012 cho thấy trên thế giới có 168 triệu trẻ là lao động trẻ em, chiếm gần 11% dân số trẻ em. Như vậy, tỷ lệ này ở Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của thế giới nhưng số lượng vẫn còn rất lớn. Việc buộc trẻ em lao động cần được loại bỏ bởi nó lấy đi tuổi thơ, tiềm năng và nhân phẩm của những đứa trẻ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của các em.

Ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động cũng cho biết, báo cáo trên cho thấy bức tranh khá tổng thể về lao động trẻ em ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tác động rất mạnh của suy thoái kinh tế trong mấy năm gần đây đến cuộc sống của trẻ. Số trẻ tham gia hoạt động kinh tế nói chung, lao động trẻ em nói riêng có xu hướng gia tăng so với năm 2006. Thời điểm đó, số trẻ tham gia hoạt động kinh tế là chưa đến 7%.

Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động, đây là lần đầu tiên có báo cáo bức tranh toàn cảnh về lao động trẻ em Việt Nam. Trẻ tham gia một số hoạt động kinh tế hỗ trợ cha mẹ là hoạt động bình thường tại một số quốc gia nếu không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như ngăn cản trẻ đến trường.

“Không phải trẻ nào tham gia hoạt động kinh tế cũng là lao động trẻ em. Nông thôn có tỷ lệ trẻ làm việc, lao động cao hơn đô thị. Vì thế, các hoạt động can thiệp sẽ đặt trọng tâm vào khu vực này. Tuy nhiên, chấm dứt tình trạng lao động trẻ em là công việc lâu dài”, thứ trưởng Diệp nhấn mạnh.

Trẻ tham gia hoạt động kinh tế được xếp vào nhóm lao động trẻ em nếu công viêc lấy mất đi thời niên thiếu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, tước đi cơ hội học hành hoặc phải học sớm. Trẻ thuộc hóm 5-11 tuổi làm việc quá 1 giờ mỗi ngày; 12-14 tuổi quá 4 giờ; 15-17 quá 7 giờ thì được coi là lao động trẻ em.

Nam Phương

3 thoughts on “Gần 10% trẻ Việt Nam phải lao động”

  1. Regarding the article, I have some concerns:

    1. I am not so sure about the definition of child labour using in this report. According to my understanding, no international organisations or researchers have used such definition of child labour. ILO (2002) defines “child labourers” as all economically active children below the age of 12, all children between 12-14 years old who work more than 14 hours per week, and all children below the age of 18 in Worst Forms of Child Labour. However, even this ILO definition is still incomplete.

    2. “Quy mô mẫu là hơn 50.000 hộ gia đình có trẻ 5-17 tuổi, chưa bao gồm những trẻ sống ở các cơ sở tập trung, sống tại nơi làm việc hay trẻ lang thang đường phố.” Actually, many child labourers are working on street and in household enterprises. These children, unfortunately, were excluded in the sample. Therefore, the data reliability and validity as well as generalisation of the report are still questionable.

    3. Does any one know how to get an access to the full report? I am interested in it because my Master thesis was about child labour in Viet Nam.

    Like

  2. Dear Minh Châu,

    You may want to start with these:

    World Bank report: Child Labor in Transition in Viet Nam (Feb. 2002), although a little old, has very a detailed description of child labor:
    http://elibrary.worldbank.org/doi/pdf/10.1596/1813-9450-2774

    Labor and Human Rights Coalition Call for Suspension of Trade Discussion with Vietnam (June 2013) has some good links to other sources:
    http://teamster.org/content/labor-and-human-rights-coalition-call-suspension-trade-discussion-vietnam

    Made in Vietnam: Labor Rights Violations in Vietnam’s Export Manufacturing Sector, Worker Rights Consortium (May 2013)

    Click to access WRC_Vietnam_Briefing_Paper.pdf

    Like

Leave a comment