Chợt Nhớ Bình Định

À ơi Bình Định à ơi,
Quy Hòa liễu rũ, rộn ràng chim ca
Gò Găng nón lá đẩy đà
Tam Quan mát rượi dừa nghiêng nắng chiều

Thành Chiêm bóng ngã cô liêu
Đồ Bàn ôm hận, Đỗ Quyên lệ nhoà.
Trèo lên Bà Hỏa ngó qua
Ngàn thu biển gọi, vạn sầu đẩy đưa

Ai qua Thị Nại, xin thưa:
Nhớ thăm Mặc Tử bán Trăng bên ghềnh
Hòn Ngang, bải Xếp chênh vênh
Vọng Phu trong gío, Lao Xanh giữa trời

“Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”

Phạm Lưu Đạt

12 thoughts on “Chợt Nhớ Bình Định”

  1. Chào anh Pham Lưu Đạt !
    “CHỢT NHỚ BÌNH ĐỊNH” Anh đã phát họa cho mọi người một số hình ảnh về quê hương BÌnh Định thân thương.nơi có đồng ruộng mênh mông,những vườn dừa xanh bát ngát , nơi có những di tích lịch sữ ” Thành Đồ Bàn , Tây Sơn (Nguyễn Huệ ) .. Nơi vùng đất võ anh hùng ..” ,Quy Hòa nơi Bệnh viện yêu thương ,cứu chữa những bệnh nhân phong .Nơi đây có một phong cãnh rất thơ mộng .Đặc biệt Quy Hòa là nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử đã yên giấc ngàn thu ,nơi có liễu rủ ,có sóng biển ru người vào giấc mộng trăng sao.Một lần đến đây là lưu luyến mãi .HP xin góp vài vần thơ cùng anh nói thêm về Qui Hòa anh nhé ,chính nơi đây đã khơi dậy hồn thơ của HP .Đây là vần thơ đầu tay HP viết tại Quy Hòa cũng là vần thơ đầu đời vương vào nghiệp vu vơ.
    QUY HÒA MẾN THƯƠNG

    Tôi nhớ Quy Hòa bao mến thương
    Biển cát mênh mông sóng vỗ về
    Hàng dương ríu rít như vẫy gọi
    Vườn tượng danh nhân mãi vấn vương.
    HP

    Like

  2. Đạt ơi,

    Chị cám ơn Đạt về bài thơ dễ thương này cũng như những bài thơ mà Đạt vẫn gửi tặng chị.

    Cũng rất vui vì bấy lâu em vẫn là người bạn thân gắn bó với Đọt Chuối Non dù không lên tiếng.

    Hãy góp một tiếng cười trong ngôi nhà vui, ấm áp và thân tình này Đạt nhé!

    😛 😛

    Like

  3. Anh Phúc và chị Huệ mến
    Hình ảnh về Quy Nhơn thật ra Đạt chỉ cảm nhận qua văn thơ
    hay sách vở nhiều hơn. Có vài lần về quê nhưng thật không nhớ
    gì cả đâu. Chỉ có hai chữ quê hương chảy trong thân thể mình thôi…
    và rồi ngồi nhớ bâng quơ nơi mình đã sinh ra , được sống một
    thời thiếu niêndù ngắn ngủi nhưng đầy mơ mộng như vầy..

    Ghé qua Ghềnh Ráng hỏi mua Trăng
    Vào đầm Thị Nại mượn cô Hằng
    Mặc Tử không cho, Trăng thôi bán
    Nằm trên bãi ngó có được chăng?

    Chúc anh, chị và bạn ĐCN một ngày thật bình an
    Phạm Lưu Đạt

    Like

  4. Chào anh Phạm Lưu Đạt!
    Bài thơ thật dễ thương bởi cái tình quê hương của anh.
    Vậy anh và anh Hồng Phúc là đồng hương?
    Xưa chỉ nhớ câu:
    Ai về Bình Định mà coi
    Con gái cùng biết đi roi đi quyền.
    Giờ thì biết thêm câu ca mới từ anh.
    Úi quên, còn bánh ít lá gai trong một câu ca cũng rất nổi tiếng nữa chứ!
    Ờ, các anh quê gốc Bình Định sao không viết về đất võ Tây Sơn?
    Ái tự nhận mình đệ tử thiếu lâm nên có tò mò về vùng đất Bình Định nổi tiếng võ dân tộc, và mê lắm!
    Anh Đạt, anh Phúc kể cho nghe vài giai thoại thì thích lắm!

    Like

  5. Chào bạn Tấn Ái .HP ở đất quảng ngãi mừ .Mình chỉ qua Quy Nhơn lần đầu tiên năm 1969 lúc đó từ QN lên Ban Mê Thuột phải ghé lại Quy Nhơn lúc đó đi bằng xe RENAUL của hảng xe PHI LONG_TẤN LỰC năm ấy mình nghỉ đêm giữa đường đoạn Cát Hanh Phù cát ,sáng hôm sau mới về Quy Nhơn và lên Cao nguyên.qua ngã ba cầu Bà DI “Mình nghe có sự tích gọi là “Kỳ bà dâu ” không hiểu có đúng không ?Phải nhờ anh Đạt cho biết thêm ..Năm 2001 mình về tập huấn chương trình Phòng chống bệnh phong và ở lại tại Quy Hòa Nơi có mộ nhà thơ HMT sau đó được cải tán ở Hòn Trứng Ghềnh Ráng .Nơi BV QUY HÒA có Vườn tượng danh nhân rất đẹp .Ở đây ghi tiểu sữ các nhà Bác Học có công với Ngành Y đặc biệt là phòng chống bệnh Phong(Cùi )vài dòng hồi âm bạn Tấn Ái .Bạn muốn rỏ hơn hãy nhờ anh Đạt nha. Hôm nào làm một chuyến du lịch về QN đi cậu chúc vui nha .
    HP

    Like

  6. Anh Ái , anh Phúc và các bạn ĐCN mến,
    Nói về xứ võ Tây Sơn với vua Quang Trung và những huyền thoại thì
    khi có dịp Đạt sẽ gởi bài cho anh em. Thật ra Đạt rời Việt Nam đã gần
    30 năm, nên những mục này có biết là do hay đọc sách và ngồi nghe
    mấy cụ kể lại mỗi khi có dịp về Việt Nam. Đạt gởi tặng anh chị em
    ĐCN vài món ăn của Bình Định nhé. Bắt đầu bằng hai câu ca dao cũ
    và kết bằng hai câu ca dao mới như vầy:

    “Em về xứ Nẫu cùng anh
    Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”

    Quê tôi xứ Nẫu mùa mưa
    Vừa ăn vừa thổi bánh xèo, bánh canh
    Đến khi trời nắng hong hanh
    Dừa tươi đã khát, bánh bèo chuối chiên.

    Bậu dìa Ghềnh Ráng suối Tiên
    Nem lụi, gỏi sứa… bậu quên lối về
    Năm xưa những thốt những thề
    Đâu mâm bánh hỏi qua nhà cưới tui.

    Bãi Bàng , bãi Xép tới lui
    Rồi qua bãi Rạng, sông Cầu, Kim Sơn,
    Gò Bồi, Đập Đá, An Nhơn…
    Tré gừng với mắm ruột-cà sớm trưa

    Quê tôi xứ Nẫu mùa mưa
    Một chum bầu đá bậu ơi xin cùng
    Đến khi trời cháy nắng hừng
    Mình ra Thị Nại tựa đầu đếm sao.

    “Bàu Đá mà nhấm mực khô
    Có về âm phủ,(cũng) đội mồ mà lên

    ….
    Chúc anh Phúc, anh Ái và anh chị em ĐCN một cuối tuần thật đẹp
    Phạm Lưu Đạt

    Like

  7. Chào Đạt, Tấn Ái, Hồng Phúc và cả nhà,

    Nói về Bình Định và võ Tây Sơn, mình có người bạn là võ sư Hổ Bửu, có võ đường cách nhà mình không xa. Võ đường của anh Bửu mở chắc cũng gần 30 năm rồi, là võ đường Tây Sơn Bình Định duy nhất ở Mỹ. Anh Bửu rất tâm huyết về võ học và văn hóa Tây Sơn, và truyền thống Quang Trung. Anh có website đang xây dựng chưa xong hoàn toàn, tại http://www.taysonbinhdinh.net/VN/trangnha.html

    Và mình cũng rất muốn quảng bá nền văn hóa này. Anh Hồ Bửu mới về Việt Nam mấy tháng trước với Nga Mi và Trần Lãng Minh, hai người bạn âm nhạc mình mới giới thiệu trên ĐCN gần đây, để nghiên cứu thêm về âm nhạc và văn hóa Việt Nam.

    Mình có hỏi anh Bửu cho mình các bài về văn hóa và võ thuật Tây Sơn để post trên ĐCN, và anh hứa là sẽ có bài khi bài vở sửa soạn xong cho trang web của anh.

    Mình mong các bạn ở miền Bình Định sẽ liên hệ tốt với anh Bửu để cùng bối đắp. Mình vẫn chưa hiểu tại sao võ Tây Sơn lại không trở thành một nền võ học lớn ở Việt Nam. 🙂

    Like

  8. Cám ơn anh Đạt về bài thơ này. Anh làm thơ thật mượt mà.

    Cảm xúc của anh về quê hương thật nhiều, và anh gắn bó tình cảm với Bình Định thật nhiều.

    Ý tưởng về giới thiệu văn hóa võ thuật của Bình Định, Tây Sơn của anh Hoành thật hay. Em cũng chỉ được biết đến Bình Định qua ca dao “con gái Bình Định múa roi đi quyền” và truyền hình về võ Bình Định thôi, chứ chưa được biết nhiều.

    Like

  9. Cám ơn Hiển nhiều lắm.
    Câu ca dao:
    “Ai về Bình Định mà coi
    Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”
    còn có một cách đọc khác mà lúc nhỏ
    Đạt được nghe là:
    “Ai về Bình Định mà coi
    Con gái Bình Định lấy roi rượt chồng”
    Hiển coi chừng đó nhe
    =)
    Mến
    Đạt

    Like

  10. Hi Đạt,
    Bài thơ của Đạt rất hay ,bộc lộ một tình yêu tha thiết đối với quê hương xứ sở ,nơi mà đạt đã cắt tiếng khóc chào đời .Phải là người thật sự luôn hướng về nguồn cội ,phải là người luôn tưởng nhớ và yêu mến quê hương mới có những cảm xúc dâng trào để viết nên những dòng thơ mang nỗi nhớ thương da diết như vầy , phải không Đạt nhỉ !
    Chị mượn bài thơ của Phạm Hổ mà chị đã được học thuộc lòng từ hồi chih đang còn học lớp 3/10 (năm học 1971-1972) ,đây là một trong những bài chị thích lắm và còn nhớ cả hình ảnh minh hoạ ( một cô bé đứng dưới gốc ngóng lên ngọ dừa trĩu quả ) để hoạ lại bài thơ của đạt nhé! Đạt biết không ? Hồi bấy giờ món chị khoái khẩu nhất : cùi ( cơm )dừa .Và cho đến bây giờ cũng vậy ,chị có thể ăn cùi dừa đến no mà không hề chán ! hì hì!!!!
    RỪNG DỪA BÌNH ĐỊNH
    Phạm Hổ
    Em sinh ở Tam Quan
    Giữa miền Nam ruột thịt
    Quê em dù xa tít
    Em vẫn nhớ vẫn thương

    Nằm sát ở ven đường
    Rừng dừa ngủ dưới nắng
    Thân cây dừa mọc thẳng
    Hắt bóng xuống bên đường

    Cơm dừa trắng và ngon
    Xa bao năm vẫn nhớ
    Em nhớ gian nhà nhỏ
    Sáng ngọn đèn dầu dừa

    Nhớ cả sớm cả trưa
    Mẹ đứng xe từng sợi
    Em ngồi bên em đợi
    Vòng dây dừa cuộn nhanh

    Khi mà nắng trưa tuôn
    Ôm trái dừa em núc
    Ngửa đầu uống ừng ực
    Từng hớp nước dừa ngon

    Em nhớ trái dừa tròn
    Của quê em Bình Định
    Lấy ngón tay em tính
    Ngày trở lại vườn dừa.
    ( Sưu tầm: Thịnh hoa)
    Đạt khoẻ và vui nhá!

    Like

Leave a comment