Sáng tạo trong dạy và học – Bài 1

Chào các bạn,

Bài chia sẻ này là kết hợp những kinh nghiệm của mình và report trong một training mà mình có được tham dự về Innovation in Learning and Teaching – Sáng tạo trong dạy và học, một điểm mà Việt Nam còn phải nỗ lực cố gắng rất rất rất nhiều.

Mình tham dự của GS Richard Felder, North Carolina State University. Giáo sư có vài chục năm kinh nghiệm về sáng tạo trong phương pháp dạy học, đặc biệt là cho khối ngành công nghệ kỹ thuật. GS Richard Felder thường được các trường đại học công nghệ hàng đầu ở Châu Á mời đến giảng dạy về phương pháp giảng dạy trong giáo dục bậc đại học.

Sáng tạo trong dạy và học là những điều cực kỳ thiết yếu không chỉ cho các giáo viên mà cho tất cả các học sinh, sinh viên. Và một trong điểm sáng tạo đó là cần phải hiểu teaching and learning style của mình ra sao để phát huy và cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Các trường đại học lớn trên thế giới hiện nay có môn Technical communication dành cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối khoa học kỹ thuật để có thể biết cách giao tiếp truyền tải kiến thức tới audience. Việc này là để tránh khi mình đang thao thao bất tuyệt nói về một con khủng long còn khán giả hay học trò ngồi dưới hoặc là chẳng hiểu gì hoặc là nghĩ rằng mình đang nói về một con gà.

Ở Mỹ hay Châu Âu, trở thành giáo viên giỏi của năm hay của một nước – teacher of the year, không phải là do họ có đầy đủ công cụ và kỹ thuật – công nghệ là thứ hỗ trợ, họ trở thành the best là nhờ sự đam mê, yêu nghề và sáng tạo.

532136_383778771676180_1694509282_n

Những lời giới thiệu dài dòng chỉ muốn nói là Bạn hoàn toàn có thể trở thành giáo viên giỏi nhất xã, nhất tỉnh, nhất Việt Nam và thực sự đó cũng là tầm cỡ thế giới rồi.

(Sinh viên giờ năng động, học cũng giỏi, chơi cũng giỏi, nhiều khi xét nét thầy cô quá trời! Các cô các cậu cũng nên học cách Tha thứ cho thầy chứ. Thầy cô cũng còn đang học để làm việc với các bạn, thầy cô không phải là người biết tuốt. Thế nên các bạn cùng học với thầy cô cũng là giúp chính các bạn.)

Hồi trước, thầy cô nào trẻ mà không vững vàng, thân thiện là cũng bị tụi mình cũng bắt nạt. Thế nên các thầy cô trẻ, các bạn cũng phải tự tin phấn đấu, để mà thi đua với sinh viên.

Những chia sẻ này mình mong rằng giúp cho chúng ta có thêm những góc nhìn khác nhau, vì mỗi người có cách tiếp cận khác nhau. Và các bạn nên biết rằng những vấn đề về sáng tạo trong dạy và học này không khỉ là ở Việt Nam mà vẫn đang xảy ra mọi nơi trên thế giới, ở các trường đại học, những engineering schools “tàn bạo” nhất với sinh viên mà mình đang và đã từng học.

Mình muốn nói rằng mình vẫn đang là nghiên cứu sinh và mình chưa có kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy. Mình đang đứng ở góc độ vừa làm trò và làm thầy. Vậy nên điều quan trọng là mình mong rằng các chia sẻ như thế giúp các bạn giảng viên, các sinh viên trẻ sẽ cùng tham gia thảo luận để biết là sinh viên và giảng viên gặp khó khăn ở đâu. Các anh chị có nhiều kinh nghiệm giảng dạy đứng lớp sẽ cùng góp ý thảo luận để chúng ta học hỏi ở nhau.

Đây chỉ là những tóm tắt cơ bản nhất, các bạn quan tâm sẽ có một kho tài liệu rất chi tiết hướng dẫn cụ thể về cách bố trí bài giảng, dạy trong lớp học trên website của GS Richard Felder để tham khảo Website Prof. Richard Felder

Và, một điều cổ xưa như vũ trụ mà Đọt Chuối non đã nói rất nhiều lần đó là: Nếu chúng ta master được môn học Tư duy tích cực, Khiêm tốn – thành thật – yêu người vô điều kiện thì tự khắc sẽ có đủ mọi sáng tạo trong dạy, học hay tất cả mọi công việc (Chuỗi bài về Sáng tạo)

h1

Phần chia sẻ tiếp đây là nội dung buổi training của GS Richard, được chia thành 2 phần chính:

Phần I: Sáng tạo trong dạy và học – Innovation in Learning and teaching

  1. Vì sao phải sáng tạo trong dạy và học
  2. Chương trình và lớp học nên được cấu trúc và giảng dạy ra sao
  3. Ai là người có thể đứng lớp giảng dạy

Phần II: Phong cách dạy và học như thế nào – Learning and teaching style

  1. Sinh viên học như thế nào, giảng viên dạy thế nào, vấn đề nhức nhối nằm ở đâu?
  2. Làm thế nào để kéo sinh viên vào cuộc trong khi giảng dạy – avtive learning


(Còn tiếp)

Chúc các bạn sáng tạo vượt bậc trong dạy và học.

Thân mến,

Thu Hằng

Xem thêm

>>> Sáng tạo trong dạy và học – Bài 2

>>> Sáng tạo trong dạy và học – Bài 3

Leave a comment