Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Kinh Chuyển Pháp Luân

Đức Phật xuất thân là một vị hoàng thái tử tại Népal, Ấn Độ, được sinh ra vào khoảng 1030 năm trước Công Nguyên trong nhung lụa và sự mong mỏi có người kế vị của vua cha. Tuy nhiên, Ngài đã sớm cảm nhận nỗi thống khổ của nhân gian. Sau khi đứa con trai của mình ra đời, Ngài đã từ bỏ cuộc đời của một vị thái tử để đi tìm con đường giải thóat nhân loại khỏi các nỗi khổ này.

Ngài đã thử lối tu hành khổ hạnh, ép xác như xu thế của các nhà tu hành ở Ấn Độ lúc bấy giờ trong sáu năm. Và nhận ra rằng, đó không phải là con đường đúng đắn. Ngài tự mình tu tập để tìm chân lý. Rồi một ngày, Ngài hốt nhiên đại ngộ khi Ngài ba mươi tuổi. Sau khi giác ngộ Ngài than rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều sẵn đủ trí huệ đức tướng Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc”. Với ý này, Như Lai (hay Phật) tức là Ngài và cũng tức là người giác ngộ. http://www.tosuthien.com/kinh-sach/cong-an-phat-thich-ca-va-to-dat-ma/tieu-su-phat-thich-ca/

Kinh Chuyển Pháp Luân (nghĩa là, chuyển động bánh xe giáo pháp) là bài giảng đầu tiên của Ngài sau khi giác ngộ cho năm vị tỳ kheo về những luận đề cơ bản của con đường giác ngộ và thoát khổ. Đó là con đường Trung Đạo (không cực đoan) dựa trên Tứ Diệu Đế (nhận biết khổ, nguyên nhân của khổ, niết bàn và đường đến với niết bàn) và với Bát Chánh Đạo (quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, ý niệm chân chánh và thiền định chân chánh).

Sau đây mình giới thiệu Kinh Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên các bản này không phải là bản dịch của nhau nên sẽ có những khác biệt nhất định.

Quỳnh Linh

Kinh Chuyển Pháp Luân

Tỳ kheo Thích Nhật Từ biên soạn

Tôi nghe như vầy, sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp đầu tiên tại Vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy năm vị Tỳ-kheo đầu tiên rằng:

Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia phải tránh xa. Một là đắm nhiễm các dục thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến đức hạnh thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giải thoát. Này các Tỳ-kheo, vị hành giả có chánh trí phải loại bỏ hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và niết-bàn.

Này các Tỳ-kheo, con đường Trung Đạo, chính là tám đường chánh: quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, ý niệm chân chánh và thiền định chân chánh.

Này các Tỳ-kheo, sau đây là bốn chân lý vi diệu của cuộc đời:

–          Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ và chấp vào năm nhóm nhân tính là khổ.

–          Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

–          Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của đau khổ và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự ly tham, sự từ bỏ, sự giải thoát và không còn chấp trước.

–          Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến niết-bàn, đó là tám đường chánh, là con đường Trung đạo.

Này các Tỳ-kheo, cần phải liễu tri về thực tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các Tỳ-kheo, cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật.  Này các Tỳ-kheo, cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật.

Như vậy, này các Tỳ-kheo chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với thế gian, gồm chư thiên, ma vương, Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn, giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã chứng Vô Thượng  Chánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là cuối cùng, Như Lai không còn bị luân hồi sanh tử nữa.”

Khi bánh xe chánh pháp đầu tiên này được Như Lai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “Pháp môn này thật là vi diệu ! Không có Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, ma vương hay Phạm thiên nào có thể thuyết giảng được. Đây là chân lý vi diệu vừa được Đấng Giác Ngộ khám phá và truyền bá, đem lại an lạc, hạnh phúc cho loài trời và loài người.”

Lúc ấy các chư thiên ở các cõi trời Tứ Đại Thiên vương, trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền và các chư thiên Phạm thiên cũng đều đồng thanh khen ngợi nhiều lần như vậy. Trong khoảng thời gian ấy, mười ngàn thế giới đều chấn động và vang rền tiếng pháp. Rồi một luồng hào quang rộng lớn, rực rỡ phát chiếu, làm sáng cả vũ trụ. Ngay thời pháp này, tôn giả Kiều-trần-như đã giác ngộ và được Đức Phật xác chứng là A-nhã Kiều-trần-như.

http://www.quangduc.com/Nghile/07nhattung02.html

DHAMMACAKKAPPAVATTANA SUTTA:
SETTING THE WHEEL OF DHAMMA IN MOTION

Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Varanasi in the Game Refuge at Isipatana. There he addressed the group of five monks:

“There are these two extremes that are not to be indulged in by one who has gone forth. Which two? That which is devoted to sensual pleasure with reference to sensual objects: base, vulgar, common, ignoble, unprofitable; and that which is devoted to self-affliction: painful, ignoble, unprofitable. Avoiding both of these extremes, the middle way realized by the Tathagata — producing vision, producing knowledge — leads to calm, to direct knowledge, to self-awakening, to Unbinding.

“And what is the middle way realized by the Tathagata that — producing vision, producing knowledge — leads to calm, to direct knowledge, to self-awakening, to Unbinding? Precisely this Noble Eightfold Path: right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration. This is the middle way realized by the Tathagata that — producing vision, producing knowledge — leads to calm, to direct knowledge, to self-awakening, to Unbinding.

“Now this, monks, is the noble truth of stress:[1] Birth is stressful, aging is stressful, death is stressful; sorrow, lamentation, pain, distress, & despair are stressful; association with the unbeloved is stressful, separation from the loved is stressful, not getting what is wanted is stressful. In short, the five clinging-aggregates are stressful.

“And this, monks, is the noble truth of the origination of stress: the craving that makes for further becoming — accompanied by passion & delight, relishing now here & now there — i.e., craving for sensual pleasure, craving for becoming, craving for non-becoming.

“And this, monks, is the noble truth of the cessation of stress: the remainderless fading & cessation, renunciation, relinquishment, release, & letting go of that very craving.

“And this, monks, is the noble truth of the way of practice leading to the cessation of stress: precisely this Noble Eightfold Path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.

“Vision arose, insight arose, discernment arose, knowledge arose, illumination arose within me with regard to things never heard before: ‘This is the noble truth of stress.’ Vision arose, insight arose, discernment arose, knowledge arose, illumination arose within me with regard to things never heard before: ‘This noble truth of stress is to be comprehended.’ Vision arose, insight arose, discernment arose, knowledge arose, illumination arose within me with regard to things never heard before:’ This noble truth of stress has been comprehended.’

“Vision arose, insight arose, discernment arose, knowledge arose, illumination arose within me with regard to things never heard before: ‘This is the noble truth of the origination of stress’… ‘This noble truth of the origination of stress is to be abandoned’ [2] … ‘This noble truth of the origination of stress has been abandoned.’

“Vision arose, insight arose, discernment arose, knowledge arose, illumination arose within me with regard to things never heard before: ‘This is the noble truth of the cessation of stress’… ‘This noble truth of the cessation of stress is to be directly experienced’… ‘This noble truth of the cessation of stress has been directly experienced.’

“Vision arose, insight arose, discernment arose, knowledge arose, illumination arose within me with regard to things never heard before: ‘This is the noble truth of the way of practice leading to the cessation of stress’… ‘This noble truth of the way of practice leading to the cessation of stress is to be developed’… ‘This noble truth of the way of practice leading to the cessation of stress has been developed.’ [3]

“And, monks, as long as this — my three-round, twelve-permutation knowledge & vision concerning these four noble truths as they have come to be — was not pure, I did not claim to have directly awakened to the right self-awakening unexcelled in the cosmos with its deities, Maras, & Brahmas, with its contemplatives & priests, its royalty & commonfolk. But as soon as this — my three-round, twelve-permutation knowledge & vision concerning these four noble truths as they have come to be — was truly pure, then I did claim to have directly awakened to the right self-awakening unexcelled in the cosmos with its deities, Maras & Brahmas, with its contemplatives & priests, its royalty & commonfolk. Knowledge & vision arose in me: ‘Unprovoked is my release. This is the last birth. There is now no further becoming.'”

That is what the Blessed One said. Gratified, the group of five monks delighted at his words. And while this explanation was being given, there arose to Ven. Kondañña the dustless, stainless Dhamma eye: Whatever is subject to origination is all subject to cessation.

And when the Blessed One had set the Wheel of Dhamma in motion, the earth devas cried out: “At Varanasi, in the Game Refuge at Isipatana, the Blessed One has set in motion the unexcelled Wheel of Dhamma that cannot be stopped by priest or contemplative, deva, Mara or God or anyone in the cosmos.” On hearing the earth devas’ cry, the devas of the Four Kings’ Heaven took up the cry… the devas of the Thirty-three… the Yama devas… the Tusita devas… the Nimmanarati devas… the Paranimmita-vasavatti devas… the devas of Brahma’s retinue took up the cry: “At Varanasi, in the Game Refuge at Isipatana, the Blessed One has set in motion the unexcelled Wheel of Dhamma that cannot be stopped by priest or contemplative, deva, Mara, or God or anyone at all in the cosmos.”

So in that moment, that instant, the cry shot right up to the Brahma worlds. And this ten-thousand fold cosmos shivered & quivered & quaked, while a great, measureless radiance appeared in the cosmos, surpassing the effulgence of the devas.

Then the Blessed One exclaimed: “So you really know, Kondañña? So you really know?” And that is how Ven. Kondañña acquired the name Añña-Kondañña — Kondañña who knows.

Notes

1. The Pali phrases for the four noble truths are grammatical anomalies. From these anomalies, some scholars have argued that the expression “noble truth” is a later addition cto the texts. Others have argued even further that the content of the four truths is also a later addition. Both of these arguments are based on the unproven assumption that the language the Buddha spoke was grammatically regular, and that any irregularities were later corruptions of the language. This assumption forgets that the languages of the Buddha’s time were oral dialects, and that the nature of such dialects is to contain many grammatical irregularities. Languages tend to become regular only when being used to govern a large nation state or to produce a large body of literature: events that happened in India only after the Buddha’s time. (A European example: Italian was a group of irregular oral dialects until Dante fashioned it into a regular language for the sake of his poetry.) Thus the irregularity of the Pali here is no proof either for the earliness or lateness of this particular teaching.

2. Another argument for the lateness of the expression “noble truth” is that a truth — meaning an accurate statement about a body of facts — is not something that should be abandoned. In this case, only the craving is to be abandoned, not the truth about craving. However, in Vedic Sanskrit — as in modern English — a “truth” can mean both a fact and an accurate statement about a fact. Thus in this case, the “truth” is the fact, not the statement about the fact, and the argument for the lateness of the expression does not hold.

3. The discussion in the four paragraphs beginning with the phrase, “Vision arose…,” takes two sets of variables — the four noble truths and the three levels of knowledge appropriate to each — and lists their twelve permutations. In ancient Indian philosophical and legal traditions, this sort of discussion is called a wheel. Thus, this passage is the Wheel of Dhamma from which the discourse takes its name.

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn56/sn56.011.than.html

Bài tiếp theo: Bài giảng cho loài chim (Thánh Francis vùng Assisi)

5 thoughts on “Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – Kinh Chuyển Pháp Luân”

  1. Cám ơn Quỳnh Linh.

    Các bạn muốn tìm hiểu Phật học nên đọc Kinh Chuyển Pháp Luân kỹ một chút, vì kinh này là nền tảng đầu tiên của Phật học. Toàn bộ kho tàng kinh điển đồ sộ và Phật triết sâu xa của Phật học là một cây cổ thụ mọc trên nắm rễ Kinh Chuyển Pháp Luân.

    Không thể hiểu được các Phật triết sâu xa của Phật giáo Đại thừa trong Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa… và toàn bộ Bát Nhã nếu không nắm vững Kinh Chuyển Pháp Luân và hiểu tiến trình trưởng thành của tư tưởng Phật học từ Nguyên thủy (Theravada) đến Đại thừa (Mahayana).

    Like

  2. Chào các bạn,

    Kinh Chuyển Pháp Luân hơi ngắn gọn. Đây là một đoạn mình giải thích thêm về Tứ Diệu Đế (4 chân lý vi diệu) và Bát Chánh Đạo (Con đường tám chánh), trong Tiểu Luận Về Bát Nhã Tâm Kinh:

    Tứ diệu đế (The Four Noble Truths, Bốn chân lý vi diệu) là bốn sự thật cơ bản về đời sống: khổ tập diệt đạo (khổ, nguồn gốc của khổ, chấm dứt khổ, con đường dẫn đến chấm dứt khổ). Tứ Diệu Đế là giáo lý đầu tiên Đức Phật giảng dạy sau khi Người đạt giác ngộ, được viết trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dharma-Wheel Turning Sutra).

    1. Khổ (Suffering):

    Đời chất chứa khổ đau. Một cách tổng quát, chúng ta có thể phân chia khổ thành khổ về thể xác và khổ về tinh thần. (a) Khổ về thể xác bao gồm sinh ra, già, bệnh, và chết (sinh lão bệnh tử). (b) Khổ về tinh thần bao gồm mất đi những gì ta thương yêu, gặp phải những gì ta ghét, và muốn những gì không có được. (c) Tuy nhiên, cũng có cái khổ gồm tất cả các nỗi khổ khác gộp lại – đó là cái khổ đến từ “chấp vào bản ngã” như một bản thể thường hằng vĩnh cửu. Tất cả chúng ta có thể tưởng tượng được một người sống như không bao giờ chết thì sẽ đau khổ như thế nào.

    Nhưng vậy những thời gian vui vẻ mà ta có trong đời thì sao? Có phải là tiêu cực quá không khi định nghĩa cuộc đời chỉ là một bể khổ?

    Đúng, đời có những lúc buồn và những lúc vui (cứ cho là đó là những lúc vui thực sự và không phải những nỗi khổ ngụy trang như chúng ta thường trải nghiệm). Có thể nói, kiến thức và thực hành Phật giáo sẽ xóa đi những muộn phiền, bằng cách tu tập tâm trí chúng ta để trở nên thanh tịnh tuyệt đối. Một tâm trí thanh tịnh sẽ luôn điềm tĩnh. Nó không bị kích động. Nó vượt trên cả những kích động của khổ đau và vui sướng. Nó luôn luôn mang theo với nó một niềm an lạc lặng lẽ vô biên, khác với sự sung sướng ồn ào của một cuộc uống bia.

    Đau khổ, suy cho cùng, là một hiện tượng tinh thần. Thậm chí nếu tác nhân gây đau khổ đến từ bên ngoài, ví dụ như một cái tát mạnh lên mặt, thì vấn đề cũng chỉ là tâm trí có khổ hay không – nếu má bạn cháy đỏ lên vì cái tát nhưng tâm trí bạn cảm thấy vui vì điều đó, vậy thì khổ ở đâu? Vì thế, Phật giáo dạy cách diệt khổ bằng cách dạy chúng ta kiểm soát tâm trí, tức là, giữ tâm trí thanh tịnh mọi lúc mọi nơi. Tâm là đầu tiên và cuối cùng – tâm là vô minh và Phật.

    Kinh Pháp Cú (Dhammpada) là bộ kinh quan trọng nhất trong Phật giáo nguyên thủy (Theravada Buddhism) và là một trong những bộ kinh cơ bản nhất của toàn bộ truyền thống Phật giáo. Câu đầu tiên của Kinh Pháp Cú nói rằng, “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo” (The mind leads all the phenomena of existence; the mind is the leader, the mind makes them). Và câu 35 nói rằng, “Khó nắm giữ, khinh động, theo các dục quay cuồng. Lành thay điều phục tâm, tâm điều an lạc đến.” (The mind is unstable and flighty. It wanders wherever it desires. Therefore it is good to control the mind. A disciplined mind brings happiness). (bản tiếng Việt của Thích Minh Châu ở http://buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/phapcu1.htm, bản tiếng Anh của Harischandra Kaviratna tại

    http://www.theosociety.org/pasadena/dhamma/dham-hp.htm).

    Vì thế, suy cho cùng, tâm là nguồn gốc của mọi khổ đau và giải thoát. Phật giáo diệt khổ bằng cách tu luyện tâm trí, không phải bằng cách trực tiếp thay đổi thế giới bên ngoài mà chúng ta đang sống. Nhưng tất nhiên, khi tâm trí chúng ta chuyển biến từ bên trong, ta sẽ tự nhiên thay đổi thế giới bên ngoài.

    2. Tập (Nguyên nhân của khổ, Causes of Suffering)

    Ham muốn (craving) gây nên đau khổ. Đó là tham ái (greed and desire) hay ái dục (desire and want). Câu 335 trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) nói rằng, “Ai sống trong đời này, bị ái dục buộc ràng, sầu khổ sẽ tăng trưởng, như cỏ Bi gặp mưa” (Whosoever is overcome by this shameful craving which creates entanglements in this world, his sorrows increase like the luxuriant birana grass in the rainy season).

    Kinh Chuyển Pháp Luân (Dharma-Wheel Sutra) đề cập đến ba dạng ham muốn: a) ham muốn những thứ thuộc về xác thịt (nhục dục); b) ham muốn vì cho là đời là trường cửu – chạy theo vật chất với ý nghĩ rằng cuộc sống không bao giờ kết thúc, c) ham muốn vì cho rằng chết là hết – hưởng thụ vật chất với ý nghĩ rằng sẽ chẳng còn gì nữa sau khi chết.

    3. Diệt (Đoạn tuyệt khổ, Extinction of Suffering)

    Bởi vì ham muốn là nguồn gốc của khổ đau, nên để đoạn tuyệt khổ đau, chúng ta cần “chấm dứt, từ bỏ, cắt đứt mọi ham muốn.” Chấm dứt ham muốn có nghĩa là đoạn tuyệt khổ đau, và vì thế, có nghĩa là niết bàn.

    Xin lưu ý, trong Thập Nhị Nhân Duyên, chúng ta đã nói rằng vô minh là nguồn gốc của mọi khổ đau, và ham muốn là mắc xích thứ tám trong chuỗi nhân duyên. Trong Thập Nhị Nhân Duyên, muốn chấm dứt khổ đau thì chúng ta phải chấm dứt vô minh (mắc xích đầu tiên). Nhưng ở đây trong Tứ Diệu Đế, chúng ta nói rằng để chấm dứt khổ đau, chúng ta chấm dứt ham muốn, có nghĩa là cắt đứt chuỗi nhân duyên ngay giữa, ở mắc xích thứ tám.

    Cái điều xem ra có vẻ kỹ thuật này thực ra có một ứng dụng sâu sắc trong thực tế: Nếu chúng ta đủ thông minh để đạt trí tuệ, trí tuệ của chúng ta sẽ chinh phục mọi thứ, kể cả vô minh, ham muốn và khổ đau. Nhưng nếu chúng ta không được phú cho óc thông minh để đạt được trí tuệ tối hậu, chúng ta vẫn có thể chấm dứt đau khổ bằng cách tuân theo những quy tắc đơn giản để chấm dứt ham muốn. Phật tử thường nói “Có đến tám mươi bốn ngàn pháp môn”, đủ để mỗi người trên thế giới chọn một pháp môn tu học thích hợp với họ. Phương pháp sử dụng những pháp môn khác nhau cho những dạng người khác nhau được gọi là “phương tiện” (means, method). Nó cho phép Phật giáo phát triển ở mọi nơi, trong mọi nền văn hóa, mọi dân tộc, ở mọi thời đại.

    4. Đạo (Con đường dẫn đến chấm dứt khổ, the Path to Extinction of Suffering)

    Con đường này có tám nhánh và được gọi là Bát Chánh Đạo (The Noble Eightfold Path).

    1. Chánh kiến (right view, quan điểm chân chánh): Sự thấu hiểu về Tứ Diệu Đế, vô thường và vô ngã.

    2. Chánh tư duy (right thought, tư duy chân chánh): Những suy nghĩ về lìa bỏ ái dục, về không nóng giận và bạo lực (vô sân), về không gây ra những hành động có hại (vô hại).

    3. Chánh ngữ (right speech, lời nói chân chánh): Không nói láo, không nói hai lưỡi (nói đâm thọc), không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm.

    4. Chánh nghiệp (right action, hành vi chân chánh): Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.

    5. Chánh mạng (right livelihood, nghề nghiệp chân chánh): Không buôn bán hay làm những nghề nghiệp gây hại trực tiếp hay gián tiếp đến những chúng sinh khác.

    6. Chánh tinh tấn (right effort, nỗ lực chân chánh):
    Cố gắng ngăn chận những ý nghĩ và hành động sai xấu để chúng không khởi lên; nếu chúng đã khởi lên, cố gắng chấm dứt chúng. Cố gắng làm nảy sinh những ý nghĩ và hành động thiện lành tốt đẹp; nếu chúng đã nảy sinh, cố gắng duy trì chúng.

    7. Chánh niệm (right mindfulness; ý niệm chân chánh):
    Quán sát cơ thể, cảm giác, ý nghĩ của chúng ta, và Pháp (tất cả mọi thứ, tất cả mọi giáo lý) nhằm cắt đứt mọi ham muốn và khổ đau.

    8. Chánh định (right concentration; thiền định chân chánh): Thực tập thiền.

    (Xem thêm về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo:

    Tứ Diệu Đế, Bình Anson,

    Tứ Diệu Đế, Phạm Kim Khánh,

    Tứ Diệu Đế, Thích Viên Giác ).

    Tứ Diệu Đế là giáo lý đầu tiên và cơ bản nhất về con đường dẫn đến giác ngộ. Đó là con đường dẫn đến giác ngộ của A la hán trong Phật giáo nguyên thủy.

    Like

  3. Anh Hoành xem giúp em link 1 và 3 cùng 1 nội dung đấy anh ạ, còn link 2 thì hình như web bị hỏng, em không thấy nội dung liên quan anh ạ 🙂

    Cảm ơn anh Hoành

    Like

  4. Trong bài kinh Tapussa (thuộc Tăng chi bộ kinh) thì đức Phật khi chưa thành đạo, Ngài đã theo những vị thầy đi trước để tập thiền định, bằng pháp loại trừ dần dần những thứ tình thức, từ thô đến tế; để hình thành 8 thứ định, từ Sơ thiền đến phi tưởng phi phi tưởng định. Nhưng đức Phật thấy ra 8 định ấy có năng định và sở định tức còn thức bám vào nên mới rơi vào 3 tầng tâm định là: Dục giới thiên, Sắc giới thiên và Vô sắc giới thiên, nên Ngài nói còn bệnh. Từ đó Ngài từ bỏ thiền định, chuyển sang Thiền na (Jhana) mới cất hết năng – sở, nên thọ và tưởng mới chấm dứt, vì vậy từ Jhana trong tiếng Pali có nghĩa là đốt sạch dukkha thì Nirvana mới hiện bày. Từ đó Phật xác quyết “sanh đã tận, lậu đã tận, gánh nặng đã để xuống, những việc nên làm đã làm xong. Từ nay không còn trở lại luân hồi, sanh tử nữa”. Vậy có phải bài kinh “Tứ diệu đế” là bài kinh đầu tiên Phật nói cho 5 anh em ngài Kiều Trần Như không? Hay bài kinh “Vô ngã tưởng” (mới đốt sạch: Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả)? Vì vậy cho nên, tôi cho bài kinh “Vô ngã tướng” là bài kinh đầu tiên mà đức Phật nói cho 5 anh em ngài Kiều Trần Như, nên người chứng A La Hán đầu tiên là ngài Kiều Trần Như và lần lượt cả 4 người kia cũng chứng A La Hán. Nếu ngài dạy “Tứ diệu đế” được dựng lập bởi tình thức, thì chắc chắn 5 anh em ngài Kiều Trần Như chẳng chứng được A La Hán. Đó cũng là lý do mà kinh Bát Nhã dạy: “Vô khổ, vô tập, vô diệt, vô đạo, vô trí diệc vô đắc”. Cũng vậy, bài kinh Thân hành niệm thuộc tạng Nikaya dạy về chánh niệm tỉnh giác và đạt cao nhất là “Tứ thiền”; trong khi bài kinh Tapussa thuộc Tăng Chi Bộ kinh (cũng tạng Nikaya) Phật nói còn bệnh. Nếu còn bệnh mà Phật vẫn dạy lại cho đê tử hay sao? Đọc qua tạng Nikaya tôi phát hiện ra nhiều bài kinh “Tiền hậu bất nhất” như thế; cho nên cả 2 tạng kinh: Nikaya và Đại thừa đều thuộc “truyền thuyết” nên không sao tránh khỏi “tam sao thất bổn” với ý chủ quan của người sau thêm vào, làm cho ý kinh sai lạc chánh pháp. Theo ý chủ quan của tôi thấy rằng, toàn bộ kinh Phật (Nikaya và Đại thừa) đều nói về dòng thức biến, và chỉ về chơn tâm; chứ không gì khác. Chuyển hóa nghiệp thức từ ác sang thiện là công việc của Nhị thừa, với khung là “Tứ diệu đế”. Vượt thoát tình thức, để chơn tâm hiện bày là công việc của Đại thừa với Thiền na, chứ không gì khác; nên tổ xưa dạy: “Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật”.

    Like

Leave a comment